K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

tóm tắt văn bản bánh chưng bánh giầy theo nội dung truyện dưới đây (không chép mạng)

Ngày xưa, đời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, vua có ý định truyền ngôi cho con.

Nhân dịp đầu Xuân, vua mới họp các hoàng tử lại, bảo rằng: “Con nào tìm được thức ăn ngon lành, để bày cỗ cho có ý nghĩa nhất, thì ta sẽ truyền ngôi vua cho”.

Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hy vọng mình lấy được ngai vàng.

Trong khi đó, người con trai thứ 18 của Hùng Vương, là Tiết Liêu (còn gọi là Lang Liêu) có tính tình hiền hậu, lối sống đạo đức, hiếu thảo với cha mẹ. Vì mẹ mất sớm, thiếu người chỉ vẽ, nên ông lo lắng không biết làm thế nào.

Một hôm, Tiết Liêu nằm mộng thấy có vị Thần đến bảo: “Này con, vật trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành.”

Tiết Liêu tỉnh dậy, vô cùng mừng rỡ. Ông làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp thật tốt làm bánh vuông để tượng hình Đất, bỏ vào chõ chưng chín gọi là Bánh Chưng. Và ông giã xôi làm bánh tròn, để tượng hình Trời, gọi là Bánh Dầỵ Còn lá xanh bọc ở ngoài và nhân ở trong ruột bánh là tượng hình cha mẹ yêu thương đùm bọc con cái.

Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem thức ăn đến bày trên mâm cỗ. Ôi thôi, đủ cả sơn hào hải vị, nhiều món ngon lành. Hoàng tử Tiết Liêu thì chỉ có Bánh Dầy và Bánh Chưng. Vua Hùng Vương lấy làm lạ hỏi, thì Tiết Liêu đem chuyện Thần báo mộng kể, giải thích ý nghĩa của Bánh Dầy Bánh Chưng. Vua cha nếm thử, thấy bánh ngon, khen có ý nghĩa, bèn truyền ngôi Vua lại cho Tiết Liêu con trai thứ 18.

Kể từ đó, mỗi khi đến Tết Nguyên Đán, thì dân chúng làm bánh Chưng và bánh Dầy để dâng cúng Tổ Tiên và Trời Đất.

2
3 tháng 3 2023

Đây cậu nhé, xin lỗi cậu, tớ đọc hơi muộn! 

loading...  

3 tháng 3 2023

loading...  bạn cố nhìn nhé! Ko thấy thì nhắn tin bảo tớ nhé! Tớ xin lỗi nhé! Bạn thông cảm

Bố muôn vàn kính yêu của con!Trước hết, con mong bố hiểu rằng con đã ân hận biết bao sau khi mắc lỗi với mẹ. Và sau khi đọc những lời bố viết trong thư, con đã cảm nhận được sâu sắc hơn những tình cảm mà bố mẹ dành cho con. Đặc biệt, là sau những hình ảnh mà bố đã gợi lại về tình cảm mẹ dành cho con thì con rất hối hận khi nghĩ lại hành vi thiếu lễ độ của mình đối với...
Đọc tiếp

Bố muôn vàn kính yêu của con!

Trước hết, con mong bố hiểu rằng con đã ân hận biết bao sau khi mắc lỗi với mẹ. Và sau khi đọc những lời bố viết trong thư, con đã cảm nhận được sâu sắc hơn những tình cảm mà bố mẹ dành cho con. Đặc biệt, là sau những hình ảnh mà bố đã gợi lại về tình cảm mẹ dành cho con thì con rất hối hận khi nghĩ lại hành vi thiếu lễ độ của mình đối với mẹ.

Bố kính yêu, trong lòng con luôn kính trọng và yêu quý bố mẹ. Con hiểu bố mẹ sinh ra con, nuôi con lớn lên thành người là cả chuỗi ngày vất vả. Đó là những ngày mẹ phải thức suốt đêm để chăm sóc con khi con bị ốm. Mẹ đã vô cùng lo lắng sợ hãi khi nghĩ rằng sẽ mất con, rồi còn biết bao nỗi vất vả mà con cũng như bố không thể kể hết ra ở đây. Và như bố đã viết: Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn; người mẹ có thể đi ăn xin đẻ nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con. Con hiểu sâu sắc lời bố nói trong thư. Mẹ là người duy nhất trên đời này tạo cho con một cuộc sống bình yên và con hiểu mẹ bao giờ cũng yêu thương con hết lòng. Chính bởi vậy, con vô cùng hối lỗi khi trong một phút dại khờ con đã thiếu lễ độ với mẹ.

Con càng ân hận hơn khi hiểu rằng người buồn nhất sẽ là mẹ vì mẹ đã dành tất cả tình yêu thương cho con. Bởi chắc chắn mẹ sẽ đặt nhiều niềm hi vọng về con: một đứa con ngoan, hiếu thảo với cha mẹ, học hành giỏi giang. Thế mà con đã khiến mẹ buồn vì không thực hiện được điều mẹ hi vọng. Con rất biết lỗi của mình, con tin rằng từ nay trở đi điều đó sẽ không thể xảy ra nữa.

Bố kính yêu! Cũng như bố nói, con rất sợ một ngày nào đó mẹ thân yêu của con không còn ở bên con, chăm sóc con những lúc con ốm đau hay buồn tủi, con sẽ không còn ai để được nũng nịu, vuốt ve. Con biết rằng trong đời con có thể trải qua những ngày buồn thảm nhưng ngày buồn thảm nhất sẽ là ngày con mất mẹ. Và dù sau này có khôn lớn trưởng thành thì đối với mẹ con vẫn chỉ là đứa con bé bỏng. Chính vì lẽ đó, tình mẹ còn là tình cảm thiêng liêng cao đẹp nhất. Khi con làm bất cứ điều gì sai trái với mẹ cũng là một sai lầm không bao giờ sửa chữa được và khi đó mọi sự hối hận sẽ là vô nghĩa. Nghĩ được những điều này lòng con càng hối hận hơn khi nghĩ về hành động đã qua của mình. Con cảm thấy hổ thẹn với bố mẹ, với chính bản thân mình.

Bố kính yêu! Con xin hứa từ nay sẽ không nặng lời với mẹ và con sẽ đến trước mặt mẹ để xin mẹ tha thứ cho hành vi thiếu suy nghĩ đó của con. Và để phần nào đền đáp công lao sinh thành và dưỡng dục của bố mẹ, con xin hứa sẽ luôn ngoan ngoãn, lễ phép với bố mẹ, đặc biệt là sẽ cố gắng học tập thật tốt để trờ thành người con  có ích đối với xã hội, với bố mẹ.

các bạn thấy bài viết này như thế nào

 

3
17 tháng 9 2016

được lắm bạn ạ

nhưng mà đoạn cuối bạn thiếu

Con gái bất hiếu của bố,

En-ri-cô

17 tháng 9 2016

Bức thư này khá là ổn nhưng mình nghĩ đoạn cuối lúc chốt bài thì nên có câu " đó là sự chừng trị cho những người đã chà đạp lên tình yêu thương của cha mẹ" và thêm lời chúc với cha nữa như vậy bài của bạn sẽ gây cảm xúc ấn tượng với người đọc, người nghe

Chúc bạn học ốt!

Tóm tắt câu chuyện:Ngày xưa có một  gia đình chỉ sinh được một cô con gái nhưng cô gái lại lấy chồng xa nên nhà chỉ còn đôi vợ chồng già.  Một hôm người cha đến thăm con và khi đến nơi được con cháu tiếp đón niềm nở, ông cụ rất hài lòng. Ngày đầu con rể và con gái làm cơm rượu mời cha rất tử tế nhưng những ngày sau họ bận việc nên chẳng ai quan tâm đến cha nữa. Mới được...
Đọc tiếp

Tóm tắt câu chuyện:

Ngày xưa có một  gia đình chỉ sinh được một cô con gái nhưng cô gái lại lấy chồng xa nên nhà chỉ còn đôi vợ chồng già.  Một hôm người cha đến thăm con và khi đến nơi được con cháu tiếp đón niềm nở, ông cụ rất hài lòng. Ngày đầu con rể và con gái làm cơm rượu mời cha rất tử tế nhưng những ngày sau họ bận việc nên chẳng ai quan tâm đến cha nữa. Mới được ít ngày, ông cụ thấy không vui nên đành bỏ về. Về nhà ông cụ bàn với vợ rằng muốn kiếm một đứa con nuôi. Ít lâu sau ông rời khỏi làng và đi rao: “Có ai mua cha thì ra mà mua!”. Nhiều người chế giễu ông nhưng chỉ có đôi vợ chồng nghèo kia chịu mua ông và tất tả vay mượn 5 quan tiền chỉ để nuôi ông. Không may năm ấy xảy ra nạn mất mùa nhà đã nghèo lại còn nghèo thêm. Hai vợ chồng phải bán mọi thứ, kể cả 2 đứa con đi để nuôi ông lão. Đến 1 ngày họ không còn gì để bán nữa, ông lão mới lấy năm quan tiền ban đầu để chuộc 2 đứa con về. Sau đó, ông dẫn họ về gặp vợ và từ đó họ sống hạnh phúc với nhau đến cuối đời.

Đây chỉ là tóm tắt mà mình tự viết thôi (nên đọc hơi dở). Cái này là truyện “người con nuôi hiếu thảo nha”

**Giúp mình viết ý nghĩa câu chuyện và liên hệ thực tế đến bản thân, lớp và trường được ko các bạn ?

Giúp mình nha!!! Nhưng mà các bạn đừng viết dài quá. Mình sẽ tick cho các bạn !!!

1
9 tháng 1 2020

Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, nổi bật hơn cả là những tác phẩm truyện dân gian. Bởi lẽ, mỗi tích truyện xa xưa luôn hàm ẩn những bài học về lòng hiếu thảo, đức hi sinh, sự vị tha, độ lượng, cách đối nhân xử thế sâu sắc đến ngày nay vẫn còn ý nghĩa.

Chuyện kể theo tích người xưa về tấm lòng hiếu thuận của con đối với cha mẹ. Cho dù là con nuôi nhưng vợ chồng anh nông dân vẫn đối đãi rất tốt với cha mẹ và sau nay cả gia đình được hưởng phúc.

 Hãy nghĩ kỹ những điều này En- ri -cô ạ trong đời con có thể trải qua những người buồn thẳm, những ngày buồn thảm nhất sẽ là ngày mà con mất mẹ Khi đã khôn lớn trưởng thành khi các cuộc đấu tranh đã tôi luyện con thành người dũng cảm có thể có lúc con sẽ mong ước tha để nghe lại tiếng nói của mẹ để mẹ dang tay đón vào lòng dù có lớn khôn khỏe mạnh thế nào đi chăng nữa con...
Đọc tiếp

 Hãy nghĩ kỹ những điều này En- ri -cô ạ trong đời con có thể trải qua những người buồn thẳm, những ngày buồn thảm nhất sẽ là ngày mà con mất mẹ 

Khi đã khôn lớn trưởng thành khi các cuộc đấu tranh đã tôi luyện con thành người dũng cảm có thể có lúc con sẽ mong ước tha để nghe lại tiếng nói của mẹ để mẹ dang tay đón vào lòng dù có lớn khôn khỏe mạnh thế nào đi chăng nữa con sẽ vẫn tự thấy mình chỉ là một đứa trẻ tội nghiệp yếu đuối và không được chở che con sẽ thấy cay đắng khi nhớ lại những lúc đã làm cho mẹ đau lòng con sẽ không thể sống thanh thản Nếu con đã làm cho mẹ buồn phiền dù có hối hận có cầu xin linh hồn mẹ tha thứ tất cả cũng chỉ là vô ích mà thôi Lương Tâm con sẽ không phút nào yên tĩnh hình ảnh dịu dàng và hiền hậu của mẹ sẽ làm tâm hồn con như bị khổ hình en-ri-cô này Con hãy nhớ rằng tình yêu thương kính trọng Cha Mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó

Câu1 . Hãy định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

Câu2 . Nội dung của đoạn trích trên là gì?

Câu3 đoạn trích trên có đảm bảo tính liên kết không ?Vì sao?

Câu4. Đoạn trích trên em có suy nghĩ gì về bổn phận của con cái với cha mẹ

0
Từ xưa đến nay, đạo đức luôn đóng một vai trò rất quan trọng đối với mỗi chúng ta, nó thể hiện phần nào nhân cách và phẩm giá của mỗi con người. Trong cuộc sống, có rất nhiều khía cạnh để ta có thể đánh giá đạo đức một con người. Trong đó có lòng biết ơn. Từ xa xưa, lòng biết ơn chính là một đạo lí sống tốt đẹp của dân tộc ta. Vì vậy, ông cha ta có câu:“Ăn quả nhớ...
Đọc tiếp

Từ xưa đến nay, đạo đức luôn đóng một vai trò rất quan trọng đối với mỗi chúng ta, nó thể hiện phần nào nhân cách và phẩm giá của mỗi con người. Trong cuộc sống, có rất nhiều khía cạnh để ta có thể đánh giá đạo đức một con người. Trong đó có lòng biết ơn. Từ xa xưa, lòng biết ơn chính là một đạo lí sống tốt đẹp của dân tộc ta. Vì vậy, ông cha ta có câu:

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

Dưới hình thức rất đỗi giản dị, câu tục ngữ này là bài giáo dục về nhân cách làm người của cha ông ta, thể hiện sâu sắc truyền thống đạo lí của người Việt Nam: luôn luôn trân trọng, biết ơn người đi trước. Trước hết, ta phải hiểu về câu tục ngữ. Ở đây, “quả” chính là trái ngọt chỉ thành quả tốt đẹp mà ta được hưởng. Vậy còn kẻ trồng cây là người đã có công tạo ra quả ngọt ấy hàm ý chỉ những người làm nên thành quả tốt đẹp. Vậy, qua câu tục ngữ ta có thể hiểu rằng khi ăn một trái chín ngon ngọt thì ta phải nhớ tới những người đã đổ mồ hôi chăm sóc cho cây tới khi cây ra hoa kết trái. Qua đó, ta cũng như thấm thía hơn về một bài học làm người: khi ta được hưởng một thành quả tốt đẹp, ta phải biết ơn những người đã tạo ra nó. Từ đó ông cha ta muốn khuyên chúng ta phải biết ơn những người đã mang lại hạnh phúc cho ta như ngày hôm nay. Chúng ta được sống trong cuộc sống ấm no, hòa bình thì chúng ta phải biết rằng ai đã làm nên điều ấy.

Đúng thật vậy, tuy rằng, câu tục ngữ đã trải qua hàng trăm năm nhưng vẫn rất đúng với chúng ta ngày nay. Tại sao lại như vậy? Đã bao giờ bạn tự hỏi: Nhờ đâu mà ta được sinh ra? Đó là nhờ cha mẹ những đấng sinh thành ra chúng ta. Ca dao có câu:

“Công cha nặng lắm ai ơi

Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang.”

Quả thật, ta không thể quên ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Từ khi ta sinh ra, mẹ chính là người đồng hành cùng ta, cho ta những lời khuyên quý giá, chăm sóc ta từng ngày. Còn cha là người dìu dắt, nâng bước ta đến khi ta lớn lên trưởng thành. Trong trường, thầy cô cũng chính là người mà ta mang ơn rất nặng. Thầy cô chính là người lái đò đưa ta đến bến bờ kiến thức. Ta biết rằng, những thành quả ta được hưởng ngày hôm nay không phải tự nhiên mà có được mà đó là mồ hôi,  công sức của biết bao người đã làm ra để chúng ta hưởng. Người xưa,  đã có câu:

“Ai ơi, bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần .”

Thì ra, bát gạo ta bưng mỗi ngày cũng thấm đậm vị đắng cay của những giọt mồ hôi người nông dân “hai sương một nắng, “bán lưng cho đất, bán mặt cho trời” để làm nên bông lúa chín vàng, trĩu nặng. Trong cuộc sống, chiếc áo ta mặc hay chiếc dép ta mang cũng là công sức của những người nghệ nhân khéo léo. Hay ngay cả vật nhỏ bé như chiếc tăm tre, to lớn như những công trình vĩ đại cũng từ hai bàn tay con người mà nên.

Hay mở rộng ra hơn nữa, đất nước Việt Nam ta được hòa bình như ngày hôm nay là công sức của biết bao vị anh hùng dân tộc. Chúng ta lớn lên nhờ công dựng nươc và giữ nước của tổ tiên,cha anh đi trước. Mọi thứ quanh ta: trang sách, ngòi bút, con đường đến trường, hàng cây bên đường, bài giảng của thầy cô đều ẩn chứa một sự kết tinh công sức, xương máu của bao người.

Ta biết rằng, một người có lòng biết ơn sẽ trở thành mọt con người hoàn thiện về nhân cách, được mội người tôn trọng và trở  thành người có ích trong xã hội. Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về lòng biết ơn:

“Uống nước nhớ nguồn”

Hay

“Ơn ai một chút chẳng quên”

Tuy nhiên, lòng biết ơn không chỉ được thể hiện ở lời nói mà còn ở hành động. Là người con dân Việt Nam ai mà không biết câu ca:

“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”

Đối với nhân dân ta, ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm chính là dịp để ta nhớ về cội nguồn. Hay có thể kể đến ngày mùng 5 tháng 1 âm lịch là ngày chúng  nhớ đến chiến công oanh liệt của vị anh hùng Quang Trung – Nguyễn Huệ .... Để bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đối với cha anh đã hi sinh xương máu để đổi lấy hòa bình dân tộc, chúng ta đã có những việc làm rất thiết thực. Những ngôi nhà tình nghĩa được xây lên khắp nơi. Những bà mẹ Việt Nam anh hùng neo đơn được các cơ quan, trường học nhận chăm sóc. Trên đất nước, đâu đâu cũng có miếu, đài tưởng niệm để ghi nhớ công lao của các vị anh hùng ấy. Những ngôi nhà tình nghĩa được xây lên khắp nơi. Những bà mẹ Việt Nam anh hùng neo đơn được các cơ quan, trường học nhận chăm sóc.

Tóm lại, chúng ta phải có nhiệm vụ phát huy và giữ gìn đạo lí tốt đẹp này. Đó là đạo lí muôn đời mà mỗi người chũng ta phải ghi nhớ trong lòng. Đối với em, em sẽ cố gắng là con ngoan, trò giỏi để góp phần gìn giữ truyền thống tốt đẹp này.

 

7
6 tháng 5 2018

Văn bạn hay đó! Mk rất khâm phục bạn!

6 tháng 5 2018

mk cảm ơn Bùi Đặng Thu Trang

"Tình mẫu tử - một chủ đề quen thuộc với những ai học văn trên khắp thế giới. Tình yêu thương là sự lo lắng của đấng sinh thành dành cho những đứa con của mình – đó có thể là tình cảm trong sáng nhất của con người.“Cha mẹ nuôi con chẳng mong ngày đền đáp”. Và trong cái khung cảnh lạnh lẽo, lầy lội của bức ảnh trước mắt khi mẹ dắt con đi trong mưa, tôi không hề cảm thấy sự...
Đọc tiếp

"Tình mẫu tử - một chủ đề quen thuộc với những ai học văn trên khắp thế giới. Tình yêu thương là sự lo lắng của đấng sinh thành dành cho những đứa con của mình – đó có thể là tình cảm trong sáng nhất của con người.

“Cha mẹ nuôi con chẳng mong ngày đền đáp”. Và trong cái khung cảnh lạnh lẽo, lầy lội của bức ảnh trước mắt khi mẹ dắt con đi trong mưa, tôi không hề cảm thấy sự cô đơn, lạc lõng. Bởi ở đây có hiện diện của tình mẫu tử trong hình dáng mộc mạc và đẹp nhất của nó.

Người đời vẫn nói: “Hổ dữ không ăn thịt con”. Làm mẹ là một thiên chức thiêng liêng của vạn vật, không riêng gì con người. Chính vì thế, dù trong hình thể của những con vật hiền lành hay tồn tại trong tâm của loài ác thú thì bản năng làm mẹ vẫn luôn giành phần chiến thắng.

Bản thân tôi không biết định nghĩa tình mẫu tử như thế nào bởi một đứa con trai ham chơi như tôi không thể đủ kinh nghiệm để diễn tả điều đó. Nhưng tôi có thể diễn tả lại cho các bạn cảm nhận của tôi về tình mẫu tử.

Không biết như thế nào và tại sao nhưng người đầu tiên mà ánh mắt tôi luôn tìm kiếm đó là má tôi. Cho đến bây giờ, tôi vẫn chưa hiểu tại sao mỗi khi nhìn thấy hình ảnh của má tôi trong bếp, lòng tôi lại được trấn tĩnh lại.

Tôi sinh ra trong một gia đình “người Bắc điển hình” với người bố gia trưởng và khó tính. Cố nhiên một đứa con ương bướng và nghịch ngợm như tôi luôn phải chịu những trận đòn từ bố. Những lúc ấy, má tôi sẽ đóng vai một cô y tá để sơ cứu cho bệnh nhân là tôi. Bàn tay má nhẹ nhàng xoa lên những vết bỏng rát sao mà dễ chịu đến thế.

Những trận đòn roi vì nghịch ngợm trải dài khắp tuổi thơ tôi cho đến ngày vào lớp 10. Cũng có lẽ vì thế mà tôi thân với má hơn bố.

Rồi tôi nhớ có lúc phải vào viện (do ngày bé tôi hay tắm mưa nên viêm phổi triền miên), sốt cả tháng liền chỉ được ăn cháo má mang đến. Cháo má nấu dở lắm, vừa loãng lại vừa mặn. Sau này tôi mới biết cháo mặn do má trộn thuốc vào nhưng chẳng hiểu sao tôi lại chịu ăn. Từ đó đến nay, cứ mỗi lần bị bệnh, tôi lại được ăn món cháo ấy. Hương vị của nó có lẽ đi theo suốt cả cuộc đời tôi.

Nếu các bạn hỏi tình mẫu tử xuất phát từ đâu thì xin lỗi tôi cũng không thể giải nghĩa được. Có lẽ đó là nguồn sức mạnh tối thượng tồn tại trong mỗi người mẹ chăng?

Tình mẫu tử thiêng liêng là thế, cao quý là thế, ấy vậy mà vẫn có người dám vấy bẩn chỉ vì lợi ích cá nhân, chỉ vì đồng tiền? Những bà mẹ tuổi teen chẳng phải chỉ vì lỗi lầm mà đang tâm coi rẻ tình mẹ con, thậm chí vứt bỏ tình máu mủ ruột rà.

Lại thêm những đứa con bất hiếu chỉ vì tranh nhau mảnh đất mà đẩy mẹ ra đường. Lại cả những người con giả dối, khi mẹ còn sống thì lạnh lùng, khinh khỉnh, lúc mẹ mất mới ma chay long trọng.

Đó là chưa kể những người mẹ vì thương con mù quáng mà suốt đời o bế con cái, khiến chúng trở nên hư hỏng. Những chuyện như vậy vẫn đầy rẫy quanh cuộc sống chúng ta.
Nhưng may thay những điều trên chỉ là thiểu số, bởi đúng như bản chất tình mẫu tử là hướng về cái tốt. Những ông, bà, bố, mẹ thương con nhiều vô kể. Hành động luôn tốt hơn lời nói. Một cử chỉ bằng vạn lời “Mẹ yêu con”.

Tôi không cần kể thêm ví dụ nữa, bởi ngoài kia có biết bao người mẹ tuyệt vời, hãy bước ra đi và tự cảm nhận, các bạn của tôi.

Tôi không biết các bạn ra sao nhưng đối với tôi, tôi không dám nhận mình là một đứa con có hiếu. Bởi tôi chưa làm tròn được chữ hiếu với má tôi.

Từ nhỏ đến giờ, tôi vẫn là gánh nặng mà cả cuộc đời má tôi phải gánh lấy. Lúc nhỏ thì má luôn phải lo lắng cho sức khỏe của tôi, lớn lên má lại lo lắng cho tính ngang ngạnh của tôi.

Tôi và bố cãi nhau luôn. Những lúc ấy má lại là người giảng hòa. Má là người nín nhịn nên nào có cãi lại bố. Sau những lần cãi vã như thế, má tôi khóc suốt. Những lúc ấy tôi chỉ muốn chạy xuống nhà ôm má nhưng cái tôi trong tâm trí lại cản tôi lại. Sao tôi lại hèn yếu như vậy, sao tôi lại để má khóc?

Không, tôi vẫn chưa xứng đáng là người đàn ông trong nhà. Má ơi con biết má phải chịu nhiều áp lực khi sống trong mái nhà như thế này. Má ơi, giá mà con có thể hiểu được điều ấy sớm hơn. Con không cần phải chứng tỏ mình với bố nữa, xin hãy là con người vui vẻ như ngày nào má nhé. 

Bức ảnh mẹ dắt con trên xe qua nơi nước ngập gợi cho tôi nhiều suy nghĩ mà có lẽ người vụng về như tôi không nói hết được bằng lời.

Các bạn, đôi khi những người mẹ có thể cáu gắt và khó chịu. Xin hãy hiểu cho họ, đừng nhìn vào lời nói, hãy nhìn vào hành động của con người. Mẹ có thể cáu gắt nhưng trái tim mẹ luôn rộng mở ấm áp vì con. Lời nói của mẹ có thể khó nghe nhưng chúng ta luôn cảm nhận được những gì tốt đẹp nhất mẹ dành cho con. Tôi chẳng cần nói nữa có lẽ các bạn biết mình cần làm gì. Về phần tôi, có lẽ tôi vẫn là đứa con có lớn mà không có khôn. Má ơi đứa con bất hiếu này xin lỗi má".
 

Em hãy kể cho ba mẹ nghe một câu chuyện cảm động mà em đã được chứng kiến ở trường.(dựa vào chuyện cảm động trên)

_________________

3
10 tháng 11 2016

\(BCSP\)

13 tháng 12 2016

Hay đấy bạn ạ!!!!!!

Mọi người nhận xét giùm mình bài văn này, có lỗi gì mọi người góp ý giúp mình. " Bởi mẹ khổ làn da xạm nắng Cả một đời gánh năng nuôi con Trăng khuya còn lúc héo mòn Thân người còm cõi nước non vơi đầy "Những câu thơ trên làm tôi lại nhớ tới hình ảnh của mẹ. Người sinh thành, dưỡng dục và nuôi tôi khôn lớn thành người, người mà tôi yêu quý và quý trọng bấy lâu nay.Theo thời...
Đọc tiếp

Mọi người nhận xét giùm mình bài văn này, có lỗi gì mọi người góp ý giúp mình.

" Bởi mẹ khổ làn da xạm nắng

Cả một đời gánh năng nuôi con

Trăng khuya còn lúc héo mòn

Thân người còm cõi nước non vơi đầy "

Những câu thơ trên làm tôi lại nhớ tới hình ảnh của mẹ. Người sinh thành, dưỡng dục và nuôi tôi khôn lớn thành người, người mà tôi yêu quý và quý trọng bấy lâu nay.

Theo thời gian, mẹ tôi càng ngày càng già đi. Mái tóc mẹ đã lấm tấm vài sợi tóc bạc, các vết chân chim và quầng thâm trên đôi mắt mẹ càng hiện rõ vì luôn phải lo nghĩ cho chúng tôi từng miếng ăn cái mặc và cả chuyện học hành. Khuôn mặt mẹ đôn hậu, đôi mắt trìu mến. Trong ánh mắt ấy, tôi cảm nhận được tình yêu thương bao la của mẹ. Mẹ ăn mặc giản dị như là một chiếc quần tây và một trước ao thun để làm việc.

Đôi tay gầy gầy, xương xương của mẹ hàng ngày chăm chỉ làm việc ngoài trời mưa gió với mưa gió với bao nhiêu khổ cực. Về nhà đôi tay ấy của mẹ còn phải giặt giũ, nấu cơm, Mẹ dùng bàn tay chăm sóc tôi mỗi khi bị ốm và an ủi khi tôi buồn. Bàn tay của mẹ làm ra bao nhiêu điều kỳ diệu.

Nhiều lúc, mẹ thật nghiêm khắc khiến tôi cảm thấy mẹ là người rất nóng tính. Nhưng mẹ đã xin lỗi khiến tôi cảm thấy quý mẹ hơn. Chắc cũng vì mẹ lo cho tôi mà thôi.

Tôi vẵn nhớ như in ngày hôm đó, một ngày mưa gió. Những đứa bạn ở xóm rủ tôi đi chơi đá bóng, mẹ đã nhắc nhở tôi không nên đi chơi thế nhưng tôi đã không nghe và cãi lời mẹ. Tôi đã trốn ra khỏi nhà để đi chơi cùng với đám bạn. Sau một lúc lâu thấy tôi không về, mẹ đã rất lo lắng và đi tìm tôi khắp nơi. Khi tìm thấy tôi ở sân bóng, mẹ mừng rỡ và ôm chầm lấy tôi. Sau cuộc chơi đó tôi đã bị sốt nặng. Mẹ phải chạy đôn chạy đáo trong đêm mưa to gió lớn để mua thuốc cho tôi cùng với bao sự lo lắng cho tôi.khi tôi tỉnh dậy thì thấy mẹ đã ngủ gật bên cạnh giường của tôi, chắc mẹ đã mệt mỏi cả đêm để chăm sóc tôi. Sau lần đó tôi thấy mình thật xấu hổ và hối hận, tôi chỉ muốn nói với mẹ : "Mẹ ơi! Con xin lỗi! ". Tôi tự hứa rằng lần sau sẽ không cãi lời mẹ như vậy nữa. Kỷ niệm đó như một sự minh chứng cho tình thương của mẹ dành cho tôi.

" Mẹ cha gánh vác hy sinh

Mẹ cha quên cả thân mình vì con."

Mẹ là người tôi tôn trọng và yêu quý nhất. Thiếu mẹ tôi sẽ mất đi một chỗ dựa tinh thần, người luôn đọng viên an ủi tôi mỗi khi buồn khi vui và luôn tin tưởng tôi. Mẹ chỉ có một nên hãy hiếu thảo và đừng bao giờ làm mẹ buồn.

1
6 tháng 11 2016

bạn tự làm đúng ko

 

 

6 tháng 11 2016

có mấy câu thơ mình tìm trên internet

Cho đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:"Khi cha mẹ còn, hết lòng nuôi nấng, khi cha mẹ mất, hết lòng thương nhớ, đó thực là cái đạo hiếu của con đối với cha mẹ. Làm trái lại hẳn như thế là bất hiếu, mang một cái tội rất to! Làm trái lại một nửa như thế, nghĩa là lúc cha mẹ còn, thì thờ ơ chểnh mảng. Lúc cha mẹ mất thì nấu một mâm cao cỗ đầy, làm văn tế ruồi, như thế cũng...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

"Khi cha mẹ còn, hết lòng nuôi nấng, khi cha mẹ mất, hết lòng thương nhớ, đó thực là cái đạo hiếu của con đối với cha mẹ. Làm trái lại hẳn như thế là bất hiếu, mang một cái tội rất to! Làm trái lại một nửa như thế, nghĩa là lúc cha mẹ còn, thì thờ ơ chểnh mảng. Lúc cha mẹ mất thì nấu một mâm cao cỗ đầy, làm văn tế ruồi, như thế cũng là bất hiếu. Cho nên người con có hiếu, còn cha mẹ ngày nào, nên mừng ngày ấy, kịp ăn ở cho trọn đạo, chớ để đến lúc cha mẹ mất rồi, có hối lại cũng không sao được nữa."

a) Đoạn văn sử dụng phương thức biểu đạt nào?

b) Hãy xác định phép lập luận mà tác giả đã sử dụng trong đoạn văn là gì?

c) Phương pháp lập luận chủ yếu mà tác giả sử dụng trong đoạn văn là gì?

đ) Thông qua đoạn văn trên, tác giả muốn chuyển đến  người đọc nội dung gì?

Mn giúp mk vs, mk đg cần gấp! Ai lm nhanh nhất mk sẽ tik cho 3 tik! Mơn mn trc!

1
5 tháng 4 2019

Mn giúp mk vs!

Cho đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:"Khi cha mẹ còn, hết lòng nuôi nấng, khi cha mẹ mất, hết lòng thương nhớ, đó thực là cái đạo hiếu của con đối với cha mẹ. Làm trái lại hẳn như thế là bất hiếu, mang một cái tội rất to! Làm trái lại một nửa như thế, nghĩa là lúc cha mẹ còn, thì thờ ơ chểnh mảng. Lúc cha mẹ mất thì nấu một mâm cao cỗ đầy, làm văn tế ruồi, như thế cũng...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

"Khi cha mẹ còn, hết lòng nuôi nấng, khi cha mẹ mất, hết lòng thương nhớ, đó thực là cái đạo hiếu của con đối với cha mẹ. Làm trái lại hẳn như thế là bất hiếu, mang một cái tội rất to! Làm trái lại một nửa như thế, nghĩa là lúc cha mẹ còn, thì thờ ơ chểnh mảng. Lúc cha mẹ mất thì nấu một mâm cao cỗ đầy, làm văn tế ruồi, như thế cũng là bất hiếu. Cho nên người con có hiếu, còn cha mẹ ngày nào, nên mừng ngày ấy, kịp ăn ở cho trọn đạo, chớ để đến lúc cha mẹ mất rồi, có hối lại cũng không sao được nữa."

a) Đoạn văn sử dụng phương thức biểu đạt nào?

b) Hãy xác định phép lập luận mà tác giả đã sử dụng trong đoạn văn là gì?

c) Phương pháp lập luận chủ yếu mà tác giả sử dụng trong đoạn văn là gì?

đ) Thông qua đoạn văn trên, tác giả muốn chuyển đến  người đọc nội dung gì?

Mn giúp mk vs, mk đg cần gấp! Ai lm nhanh nhất mk sẽ tik cho 3 tik! Mơn mn trc!

1
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
9 tháng 4 2019

a. Đoạn văn sử dụng phương thức nghị luận (có kết hợp biểu cảm)

b. Phép lập luận được sử dụng là phân tích.

c. Phương pháp lập luận: Tác giả dùng lí lẽ và đưa ra những dẫn chứng cụ thể, xác thực để tạo nên sự lay động trong tâm thức người đọc.

d. Thông điệp mà người viết muốn gửi đến người đọc là: Hãy hiếu thảo với cha mẹ.

a) Hãy sửa lại đoạn văn để En-ri-cô có thể hiểu được ý bố mình.Muốn sửa lỗi liên kết, phải nắm đoán định được ý đồ của người viết. Trong đoạn văn trên, người bố muốn nói cho En-ri-cô nhận thấy lỗi của mình khi đã thiếu lễ độ với mẹ, cũng là để giúp En-ri-cô hiểu được tình thương yêu vô bờ bến của mẹ dành cho con. Với định hướng về chủ đề như vậy, có thể...
Đọc tiếp

a) Hãy sửa lại đoạn văn để En-ri-cô có thể hiểu được ý bố mình.

Muốn sửa lỗi liên kết, phải nắm đoán định được ý đồ của người viết. Trong đoạn văn trên, người bố muốn nói cho En-ri-cô nhận thấy lỗi của mình khi đã thiếu lễ độ với mẹ, cũng là để giúp En-ri-cô hiểu được tình thương yêu vô bờ bến của mẹ dành cho con. Với định hướng về chủ đề như vậy, có thể sửa đoạn văn như sau:

Trước mặt cô giáo, con đã thiếu lễ độ với mẹ. Con biết không, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con! Hãy nghĩ xem, En-ri-cô à! Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con! Người ấy có đáng để con cư xử như thế không? Bố rất buồn vì hành động của con. Thôi, trong một thời gian con đừng hôn bố.

b) Chỉ ra sự thiếu liên kết trong đoạn văn sau và sửa lại:

Một ngày kia, còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát của đứa trẻ tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo.

c) Qua hai đoạn văn trên, hãy tự rút ra:

- Một văn bản như thế nào thì được xem là có tính liên kết?

- Các câu trong văn bản phải sử dụng những phương tiện gì để văn bản có tính liên kết?

1
8 tháng 7 2018

a, Trong đoạn văn trên thiếu ý:

+ Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố

+ Nhớ lại điều ấy bố không thể nén được cơn tức giận đối với con

⇒ Điều này khiến đoạn văn tối nghĩa và khó hiểu

b, Đoạn văn thiếu tính liên kết vì không có gì gắn bó với nhau

- Để đoạn văn trở nên hợp lý, có nghĩa cần phải thêm cụm từ “Còn bây giờ” trước câu thứ hai và thay từ “đứa trẻ” bằng từ “con” ở câu ba

c, Một văn bản có thiếu tính liên kết phải có điều kiện: Người nói và người viết phải làm thống nhất, gắn bó chặt chẽ nội dung với nhau. Các câu trong văn bản phải được liên kết hợp lí.