K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 4 2020

Tốc độ tăng dân số ở Việt Nam hiện nay với thế giới đang rất cao vì thế chúng ta phải cân bằng lại tốc độ tăng dân số ở nước ta.

Hậu quả+ Xã hội: gây sức ép lên các vấn đề y tế, giáo dục, nhà ở…; tình trạng thất nghiệp thiếu việc làm; xảy ra các tệ nạn xã hội. ...+ Giảm sức ép về vấn đề y tế, giáo dục, nhà ở… cho người dân, đặc biệt ở khu vực đô thị.+ Vấn đề việc làm cho lao động được giải quyết, giảm tình trạng thất nghiệpCác biện pháp phòng tránh sự gia tang dân số :- Các cán bộ cần thực hiện làm gương công tác thực hiện kế hoạch hóa gia đình;- Tuyên truyền rõ ý nghĩa của việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình; - Sinh ít con ( Mỗi nhà 1 đến 2 con );- Tăng trình độ dân trí và giúp họ hiểu rõ vấn đề về dân số.  
5 tháng 5 2021
Hậu quả của phát triển dân số không hợp lí:Tăng dân số quá mức dẫn đến thiếu nơi ở: Hiện nay, ở thành thị và nông thôn số người thiếu nơi ở, ở chật chội ngày một tăng lên.Tăng dân số quá mức dẫn tới thiếu trường học và phương tiện giáo dục làm cản trờ sự tiến bộ của xã hội. Số trường học phát triển không kịp với tăng dân số, trường học có số học sinh quá đông. Nhiều vùng xa còn chưa đủ trường học, học sinh phải đi học xa.Tăng dân số quá mức có thể dẫn tới thiếu bệnh viện và dịch vụ y tế, từ đó ảnh hưởng tới sức khoẻ chung người dân. Các bệnh viện hiện đang trong tình trạng quá tải, chưa đủ kinh phí đầu tư cho tuyến bệnh viện cơ sở.Tăng dân số dẫn tới thiếu đất sản xuất và lương thực là 1 nguvên nhân của đói nghèo. Diện tích đất nông nghiệp ở nước ta ngày càng bị thu hẹp.Tăng dân số dẫn tới khai thác quá mức các nguồn tài nguyên (như đánh bắt cá quá mức, chặt phá rừng, mất nhiều đất nông nghiệp để xây khu dân cư,...) dẫn tới làm giảm chất lượng môi trường, là nguyên nhân của phát triển kém bền vững,...Nhiều khu rừng đầu nguồn đã và đang bị khai thác quá mức, nhiều hình thức khai thác tài nguyên cạn kiệt như đánh cá bằng nguồn điện, nổ mìn, chất độc,... đang diễn ra phổ biến.... Hậu quả là suy giảm tài nguyên, hạn hán, lũ lụt,... ngày một nhiều

* Những việc cần làm để khắc phục hậu quả của việc phát triển dân số không hợp lí:

     - Thực hiện tuyên truyền, chính xác xã hội, kế hoạch hoá gia.

     - Điều chỉnh cơ cấu dân số.

     - Thực hiện phân bố dân cư hợp lí giữa các khu vực, vùng địa lí kinh tế và các đơn vị hành chính.

     - Thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng dân số như tăng cường chăm sóc sức khoẻ nhân dân, đẩy mạnh phong trào rèn luyện thân thể, nâng cao trình độ giáo dục và phát triển trí tuệ…

Việt Nam đã làm để hạn chế Tăng dân số quá nhanh:

-Thực hiên kế hoạch hóa gia đình: 1 gia đình chỉ nên sinh 2 con

-Thực hiện 1 số biện pháp nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân

-Đẩy mạnh sản xuất

15 tháng 1 2022

Vì các gia đình thường muốn có con trai hơn con gái

Có ít con gái hơn và ngày nhiều con trai bị FA

Chúng ta cần phải làm để giảm sự chênh lệt giớ tính là ...

15 tháng 1 2022

Kkk

16 tháng 2 2022

Tham khảo: 

Trong từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Đảng ta luôn luôn quan tâm lãnh đạo công tác dân số. Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 Hội nghị lần thứ Sáu Ban Chấp hành Trung ương (khóa XII) về công tác dân số trong tình hình mới đã nêu rõ: “Tiếp tục chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển. Công tác dân số phải chú trọng toàn diện các mặt quy mô, cơ cấu, phân bố, đặc biệt là chất lượng dân số và đặt trong mối quan hệ hữu cơ với các yếu tố kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng-an ninh và bảo đảm phát triển nhanh, bền vững”(2). Báo cáo Chính trị Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng định: “Xây dựng và thực thi có hiệu quả chính sách dân số và phát triển, phát huy lợi thế thời kỳ dân số vàng, đồng thời chuẩn bị điều kiện thích ứng với già hoá dân số, nâng cao chất lượng dân số, bảo đảm mức tăng dân số hợp lý và cân bằng giới tính khi sinh. Nâng cao chất lượng xây dựng và thực hiện hiệu quả các chính sách về dinh dưỡng, an toàn thực phẩm, bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khoẻ và tầm vóc người Việt Nam, bảo đảm toàn dân điều được quản lý, bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ”(3). Do đó, mục tiêu nâng cao chất lượng dân số được coi là một trong những chính sách cơ bản của Nhà nước, là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, có tính chất quyết định đến nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng cho công cuộc phát triển nhanh, bền vững đất nước trong thời kỳ mới.

Để nâng cao chất lượng dân số đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chủ động hội nhập quốc tế, chúng tôi xin đề xuất thực hiện đồng bộ một số giải pháp chủ yếu sau đây:

Một là, tăng cường và đổi mới mạnh mẽ sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đối với công tác dân số và phát triển. Xác định nâng cao chất lượng dân số không chỉ là nhiệm vụ của ngành Y tế mà còn là trách nhiệm của các bộ, ngành, chính quyền địa phương, của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội. Đảng, Nhà nước cần tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng, người khuyết tật, người yếu thế để nâng cao chất lượng dân số và không ai bị bỏ lại phía sau.

Hai là, kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác dân số từ trung ương đến cơ sở theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, hiệu quả; củng cố mạng lưới và đổi mới phương thức cung cấp dịch vụ kế hoạch hoá gia đình. Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em, nhất là trong đại dịch Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp, khó khăn. Cần thực hiện tốt chính sách dân số nhằm nâng cao chất lượng dân số của đất nước trong tình hình phát triển mới.

Ba là, đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục với các hình thức phù hợp đến tất cả các tầng lớp nhân dân để nâng cao nhận thức, hành động về dân số và phát triển về các vấn đề duy trì vững chắc mức sinh thay thế, giảm chênh lệch mức sinh giữa các vùng, đối tượng; giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng, tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển đất nước nhanh, bền vững; thích ứng với già hóa dân số đẩy mạnh chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Tăng cường tuyên truyền tư vấn, hỗ trợ nâng cao sức khỏe thể chất, trí tuệ và tinh thần cho các nhóm đối tượng đặc biệt; triển khai các mô hình cung cấp dịch vụ và vận động để tăng sự chấp nhận sàng lọc sơ sinh tại cộng đồng.

Bốn là, xây dựng và triển khai thực hiện cơ chế lồng ghép các yếu tố dân số trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế – xã hội; đẩy mạnh nghiên cứu về dân số và phát triển, trọng tâm là chất lượng và lồng ghép yếu tố dân số vào kế hoạch phát triển của từng ngành, từng lĩnh vực. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, thực hiện chuẩn hóa đội ngũ cán bộ dân số các cấp, các ngành phù hợp với yêu cầu chuyển hướng chính sách dân số, từ tập trung vào kế hoạch hoá gia đình sang giải quyết toàn diện các vấn đề dân số cả về quy mô, cơ cấu, phân bổ và nâng cao chất lượng dân số.

Năm là, tăng cường phối hợp liên ngành nhằm chỉ đạo điều phối có hiệu quả các hoạt động liên quan đến dân số và phát triển. Thực hiện các biện pháp nâng cao tầm vóc, thể lực và trí tuệ của con người Việt Nam, đặc biệt sự phối hợp tích cực của hệ thống y tế chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em, vị thành niên, người cao tuổi và sự tham gia tích cực, trách nhiệm của ngành Giáo dục, ngành Văn hoá, thể thao. Đồng thời, xây dựng và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân, tăng cường các dịch vụ xã hội chủ yếu có ảnh hưởng tới chất lượng dân số; đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học ứng dụng, công nghệ thông tin hiện đại phục vụ nâng cao chất lượng dân số, góp phần xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện đáp ứng  yêu cầu phát triển bền vững đất nước hùng cường, thịnh vượng, văn minh và hạnh phúc.

16 tháng 2 2022

TK

Để nâng cao chất lượng dân số đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chủ động hội nhập quốc tế, chúng tôi xin đề xuất thực hiện đồng bộ một số giải pháp chủ yếu sau đây:

Một là, tăng cường và đổi mới mạnh mẽ sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đối với công tác dân số và phát triển. Xác định nâng cao chất lượng dân số không chỉ là nhiệm vụ của ngành Y tế mà còn là trách nhiệm của các bộ, ngành, chính quyền địa phương, của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội. Đảng, Nhà nước cần tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng, người khuyết tật, người yếu thế để nâng cao chất lượng dân số và không ai bị bỏ lại phía sau.

Hai là, kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác dân số từ trung ương đến cơ sở theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, hiệu quả; củng cố mạng lưới và đổi mới phương thức cung cấp dịch vụ kế hoạch hoá gia đình. Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em, nhất là trong đại dịch Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp, khó khăn. Cần thực hiện tốt chính sách dân số nhằm nâng cao chất lượng dân số của đất nước trong tình hình phát triển mới.

Ba là, đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục với các hình thức phù hợp đến tất cả các tầng lớp nhân dân để nâng cao nhận thức, hành động về dân số và phát triển về các vấn đề duy trì vững chắc mức sinh thay thế, giảm chênh lệch mức sinh giữa các vùng, đối tượng; giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng, tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển đất nước nhanh, bền vững; thích ứng với già hóa dân số đẩy mạnh chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Tăng cường tuyên truyền tư vấn, hỗ trợ nâng cao sức khỏe thể chất, trí tuệ và tinh thần cho các nhóm đối tượng đặc biệt; triển khai các mô hình cung cấp dịch vụ và vận động để tăng sự chấp nhận sàng lọc sơ sinh tại cộng đồng.

Bốn là, xây dựng và triển khai thực hiện cơ chế lồng ghép các yếu tố dân số trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế – xã hội; đẩy mạnh nghiên cứu về dân số và phát triển, trọng tâm là chất lượng và lồng ghép yếu tố dân số vào kế hoạch phát triển của từng ngành, từng lĩnh vực. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, thực hiện chuẩn hóa đội ngũ cán bộ dân số các cấp, các ngành phù hợp với yêu cầu chuyển hướng chính sách dân số, từ tập trung vào kế hoạch hoá gia đình sang giải quyết toàn diện các vấn đề dân số cả về quy mô, cơ cấu, phân bổ và nâng cao chất lượng dân số.

Năm là, tăng cường phối hợp liên ngành nhằm chỉ đạo điều phối có hiệu quả các hoạt động liên quan đến dân số và phát triển. Thực hiện các biện pháp nâng cao tầm vóc, thể lực và trí tuệ của con người Việt Nam, đặc biệt sự phối hợp tích cực của hệ thống y tế chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em, vị thành niên, người cao tuổi và sự tham gia tích cực, trách nhiệm của ngành Giáo dục, ngành Văn hoá, thể thao. Đồng thời, xây dựng và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân, tăng cường các dịch vụ xã hội chủ yếu có ảnh hưởng tới chất lượng dân số; đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học ứng dụng, công nghệ thông tin hiện đại phục vụ nâng cao chất lượng dân số, góp phần xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện đáp ứng  yêu cầu phát triển bền vững đất nước hùng cường, thịnh vượng, văn minh và hạnh phúc./

Nước có dân số tăng là nước có tháp dân số nào sau đây?

 a, Tháp dân số ổn định

b, Tháp dân số phát triển

c, Tháp dân số giảm sút

d, Không phải a, b và c

24 tháng 3 2022

tham khảo

 

1. Vài nét về thực trạng chất lượng dân số của Việt Nam

Ở nước ta, công tác dân số luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, coi đó là một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển đất nước, là yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và toàn xã hội. Sự phát triển bền vững của đất nước chủ yếu trong tương lai dài hạn là dựa vào năng suất lao động, tức là dựa vào chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng dân số. Đó là yếu tố quyết định sự tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.

      35 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử, trong đó, có công tác dân số của Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Năm 2019 là năm thứ 13 liên tiếp Việt Nam duy trì được mức sinh thay thế. Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở, tính đến 0h ngày 1-4- 2019 của Tổng cục Thống kê, quy mô dân số Việt Nam đạt 96.208.984 người, trở thành quốc gia đông dân đứng vị trí thứ 15 trên thế giới và thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á (1). Chất lượng dân số được cải thiện về nhiều mặt. Tuổi thọ trung bình của dân số cả nước năm 2020 là 73,7 tuổi(tăng 0,1 tuổi so với năm 2019: 73,6 tuổi) cao hơn nhiều nước có cùng mức thu nhập bình quân đầu người. Duy trì 14 năm liên tiếp từ năm 2006 đạt mức sinh thay thế, tổng tỷ suất sinh năm 2020 ước tính là 2,12 con/phụ nữ. Tình trạng suy dinh dưỡng, tử vong bà mẹ, trẻ em giảm mạnh. Tầm vóc, thể lực người Việt Nam có bước cải thiện. Theo kết quả Tổng điều tra dinh dưỡng năm 2020, chiều cao trung bình của thanh niên: Nam đạt 168,1cm, tăng 3,7cm so với năm 2009; nữ đạt 156,2cm so với năm 2009. Dân số đã có sự phân bố hợp lý hơn, gắn với quá trình đô thị hoá, công nghiệp hóa và yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, ổn định chính trị xã hội của đất nước.

Tuy nhiên, hiện nay công tác dân số cũng đang gặp nhiều khó khăn, thách thức lớn. Đó là mức sinh chênh lệc đáng kể giữa các vùng miền, tỉnh thành phố, thậm chí có những nơi mức sinh  đã xuống thấp như ở thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long. Trong khi đó, mức sinh vẫn còn cao ở một số tỉnh miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên. Đáng chú ý mất cân bằng giới tính khi sinh vẫn còn diễn ra nghiêm trọng và ngày càng lan rộng, tỉ số giới tính năm 2020 là 112,1 bé trai/100 bé gái. Lợi thế dân số vàng chưa thật sự được khai thác và phát huy hiệu quả. Chất lượng dân số còn hạn chế, chỉ số phát triển con người (HDI) còn thấp, chậm được cải thiện. Tuổi thọ bình quân là 73,6 tuổi, nhưng số năm trung bình sống khỏe mạnh còn thấp, chỉ đạt khoảng 64 tuổi. Số năm phụ nữ sống có bệnh tật trung bình khoảng 11 năm và nam giới khoảng 8 năm. Tầm vóc, thể lực của người Việt Nam chậm được cải thiện, trong 30 năm chiều cao trung bình của thanh niên Việt Nam chỉ tăng được 3 cm. Tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống còn nhiều ở một số dân tộc ít người. Việc bảo vệ và phát triển dân số các dân tộc có dưới 10.000 người còn hạn chế, đặc biệt là các dân tộc thiểu số rất ít người có nguy cơ suy giảm giống nòi.

Tình trạng trên, do nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong công tác dân số nói chung và nâng cao chất lượng dân số nói riêng, nhưng nguyên nhân cơ bản là do:

Thứ nhất, nhiều cấp uỷ, tổ chức đảng chưa quan tâm đúng mức trong lãnh đạo chỉ đạo công tác dân số và nâng cao chất lượng dân số gắn với chương trình phát triển nguồn nhân lực để phát triển kinh tế - xã hội. Trong công tác quản lý nhà nước về dân số còn bất cập; một số cơ chế, chính sách về dân số chậm đổi mới; tổ chức bộ máy thiếu ổn định, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ làm công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình ở cấp cơ sở còn thấp; chức năng, nhiệm vụ chưa được điều chỉnh phù hợp với diễn biến tình hình dân số.

Thứ hai, nguồn lực đầu tư cho công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình còn thấp, chưa tương xứng với yêu cầu trong giai đoạn mới; các nội dung về dân số trong phát triển kinh tế – xã hội còn chưa được nhận thức đầy đủ, chưa chú trọng đúng mức, có địa phương, cơ sở còn xem nhẹ công tác dân số làm ảnh hưởng đến công tác dân số của cả nước.

Thứ ba, công tác truyền thông, giáo dục về dân số ở một số khu vực, nhóm đối tượng hiệu quả chưa cao, chưa phối hợp và phát huy được tốt vai trò của các tổ chức đoàn thể, của nhà trường, của gia đình và cộng đồng xã hội. Nội dung truyền thông, cung cấp dịch vụ chưa toàn diện, chủ yếu tập trung vào kế hoạch hoá gia đình. Nhận thức và tiếp cận sớm với tư vấn và khám sức khỏe trước hôn nhân cũng như hoạt động tầm soát, chẩn đoán, điều trị sớm bệnh, tật trước sinh và sơ sinh còn hạn chế, dẫn đến vẫn có những đứa trẻ sinh ra bị hội chứng Down, dị tật bẩm sinh, tăng động, tự kỷ làm khó khăn cho cuộc sống của gia đình và xã hội.

 

 

2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng dân số Việt Nam trong giai đoạn mới

 Trong từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Đảng ta luôn luôn quan tâm lãnh đạo công tác dân số. Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 Hội nghị lần thứ Sáu Ban Chấp hành Trung ương (khóa XII) về công tác dân số trong tình hình mới đã nêu rõ: “Tiếp tục chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển. Công tác dân số phải chú trọng toàn diện các mặt quy mô, cơ cấu, phân bố, đặc biệt là chất lượng dân số và đặt trong mối quan hệ hữu cơ với các yếu tố kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng-an ninh và bảo đảm phát triển nhanh, bền vững”(2). Báo cáo Chính trị Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng định: “Xây dựng và thực thi có hiệu quả chính sách dân số và phát triển, phát huy lợi thế thời kỳ dân số vàng, đồng thời chuẩn bị điều kiện thích ứng với già hoá dân số, nâng cao chất lượng dân số, bảo đảm mức tăng dân số hợp lý và cân bằng giới tính khi sinh. Nâng cao chất lượng xây dựng và thực hiện hiệu quả các chính sách về dinh dưỡng, an toàn thực phẩm, bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khoẻ và tầm vóc người Việt Nam, bảo đảm toàn dân điều được quản lý, bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ”(3). Do đó, mục tiêu nâng cao chất lượng dân số được coi là một trong những chính sách cơ bản của Nhà nước, là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, có tính chất quyết định đến nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng cho công cuộc phát triển nhanh, bền vững đất nước trong thời kỳ mới.

Để nâng cao chất lượng dân số đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chủ động hội nhập quốc tế, chúng tôi xin đề xuất thực hiện đồng bộ một số giải pháp chủ yếu sau đây:

Một là, tăng cường và đổi mới mạnh mẽ sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đối với công tác dân số và phát triển. Xác định nâng cao chất lượng dân số không chỉ là nhiệm vụ của ngành Y tế mà còn là trách nhiệm của các bộ, ngành, chính quyền địa phương, của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội. Đảng, Nhà nước cần tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng, người khuyết tật, người yếu thế để nâng cao chất lượng dân số và không ai bị bỏ lại phía sau.

Hai là, kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác dân số từ trung ương đến cơ sở theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, hiệu quả; củng cố mạng lưới và đổi mới phương thức cung cấp dịch vụ kế hoạch hoá gia đình. Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em, nhất là trong đại dịch Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp, khó khăn. Cần thực hiện tốt chính sách dân số nhằm nâng cao chất lượng dân số của đất nước trong tình hình phát triển mới.

Ba là, đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục với các hình thức phù hợp đến tất cả các tầng lớp nhân dân để nâng cao nhận thức, hành động về dân số và phát triển về các vấn đề duy trì vững chắc mức sinh thay thế, giảm chênh lệch mức sinh giữa các vùng, đối tượng; giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng, tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển đất nước nhanh, bền vững; thích ứng với già hóa dân số đẩy mạnh chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Tăng cường tuyên truyền tư vấn, hỗ trợ nâng cao sức khỏe thể chất, trí tuệ và tinh thần cho các nhóm đối tượng đặc biệt; triển khai các mô hình cung cấp dịch vụ và vận động để tăng sự chấp nhận sàng lọc sơ sinh tại cộng đồng.

Bốn là, xây dựng và triển khai thực hiện cơ chế lồng ghép các yếu tố dân số trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế – xã hội; đẩy mạnh nghiên cứu về dân số và phát triển, trọng tâm là chất lượng và lồng ghép yếu tố dân số vào kế hoạch phát triển của từng ngành, từng lĩnh vực. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, thực hiện chuẩn hóa đội ngũ cán bộ dân số các cấp, các ngành phù hợp với yêu cầu chuyển hướng chính sách dân số, từ tập trung vào kế hoạch hoá gia đình sang giải quyết toàn diện các vấn đề dân số cả về quy mô, cơ cấu, phân bổ và nâng cao chất lượng dân số.

Năm là, tăng cường phối hợp liên ngành nhằm chỉ đạo điều phối có hiệu quả các hoạt động liên quan đến dân số và phát triển. Thực hiện các biện pháp nâng cao tầm vóc, thể lực và trí tuệ của con người Việt Nam, đặc biệt sự phối hợp tích cực của hệ thống y tế chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em, vị thành niên, người cao tuổi và sự tham gia tích cực, trách nhiệm của ngành Giáo dục, ngành Văn hoá, thể thao. Đồng thời, xây dựng và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân, tăng cường các dịch vụ xã hội chủ yếu có ảnh hưởng tới chất lượng dân số; đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học ứng dụng, công nghệ thông tin hiện đại phục vụ nâng cao chất lượng dân số, góp phần xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện đáp ứng  yêu cầu phát triển bền vững đất nước hùng cường, thịnh vượng, văn minh và hạnh phúc./.

24 tháng 3 2022

Ở nước ta đã có biện pháp gì để giảm sự gia tăng dân số và nâng cao chất lượng cuộc sống?

- Biện pháp :  Thực hiện pháp lệnh dân số, Số con sinh ra phải phù hợp vs khả năng nuôi dưỡng chăm sóc của mỗi gia đình và hợp lí vs sự phát triển kinh tế - xã hội , tài nguyên, môi trường đất nước, khuyến khích mỗi gia đình chỉ sinh 2 con,.....vv

10 tháng 3 2023

Dân số được xem là một trong những vấn đề đặt lên hàng đầu cùng với sự phát triển kinh tế - giáo dục - y học - văn hoá - nghệ thuật - thể dục thể thao. Dân số hầu như chi phối tất cả mọi mặt khác và là tiền đề chính để đánh giá một quốc gia có phát triển hay không.

Một đất nước phát triển không thể nào là một đất nước quá đông dân cư, đến nỗi người dân sống trong cảnh tù túng, số dân sống trong các khu nhà ổ chuột còn chiếm tỉ lệ cao, hầu hết những quốc gia này sẽ bị quá tải về mọi mặt, sự phát triển của người dân bị hạn chế, như thế đây không phải quốc gia đi lên, không duy trì được sự phát triển bền vững, người dân kém hạnh phúc. Bên cạnh đó, với những quốc gia thưa thớt dân cư, số dân cực kì ít, những quốc gia này sẽ không thể nào khai thác triệt để, tận dụng tối đa được những lợi thế về tài nguyên cũng như sử dụng hiệu quả các nguồn lực. Bởi lẽ đó, những quốc gia thưa dân cũng không phải là những quốc gia phát triển.

Để phát triển bền vững, mỗi quốc gia cần có những chính sách để phát triển dân số:

- Xây dựng, triển khai, quán triệt Kế hoạch hoá gia đình, đồng thời theo dõi sát sao, đưa ra các chế tài xử lí khi vi phạm.

- Phân bố dân cư một cách đồng đều hơn giữa các vùng, để tận dụng hiệu quả các nguồn lợi kinh tế - xã hội, tài nguyên thiên nhiên, phân bổ lao động hợp lí để duy trì dân cư luôn ở mức ổn định, đồng thời cũng nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

- Kiểm tra nghiêm ngặt về những trường hợp xuất khẩu lao động, định cư nước ngoài và hạn chế số lượng của mỗi năm, mỗi kì, mỗi quý để không có sự tự phát, bất ổn.

- Chú ý đến các mặt đời sống, giáo dục, kinh tế, văn hoá, y học, điện lực, giao thông, du lịch, phúc lợi xã hội,...đảm bảo điều kiện môi trường sống tốt để mỗi cá nhân có thể phát triển nguồn lực.

=> Sự phát triển bền vững này đảm bảo cả về lượng lẫn về chất => Tạo nên quốc gia hạnh phúc, duy trì lâu dài sự phát triển có động lực.

10 tháng 3 2023

Dân số được xem là một trong những vấn đề đặt lên hàng đầu cùng với sự phát triển kinh tế - giáo dục - y học - văn hoá - nghệ thuật - thể dục thể thao. Dân số hầu như chi phối tất cả mọi mặt khác và là tiền đề chính để đánh giá một quốc gia có phát triển hay không.

Một đất nước phát triển không thể nào là một đất nước quá đông dân cư, đến nỗi người dân sống trong cảnh tù túng, số dân sống trong các khu nhà ổ chuột còn chiếm tỉ lệ cao, hầu hết những quốc gia này sẽ bị quá tải về mọi mặt, sự phát triển của người dân bị hạn chế, như thế đây không phải quốc gia đi lên, không duy trì được sự phát triển bền vững, người dân kém hạnh phúc. Bên cạnh đó, với những quốc gia thưa thớt dân cư, số dân cực kì ít, những quốc gia này sẽ không thể nào khai thác triệt để, tận dụng tối đa được những lợi thế về tài nguyên cũng như sử dụng hiệu quả các nguồn lực. Bởi lẽ đó, những quốc gia thưa dân cũng không phải là những quốc gia phát triển.

Để phát triển bền vững, mỗi quốc gia cần có những chính sách để phát triển dân số:

- Xây dựng, triển khai, quán triệt Kế hoạch hoá gia đình, đồng thời theo dõi sát sao, đưa ra các chế tài xử lí khi vi phạm.

- Phân bố dân cư một cách đồng đều hơn giữa các vùng, để tận dụng hiệu quả các nguồn lợi kinh tế - xã hội, tài nguyên thiên nhiên, phân bổ lao động hợp lí để duy trì dân cư luôn ở mức ổn định, đồng thời cũng nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

- Kiểm tra nghiêm ngặt về những trường hợp xuất khẩu lao động, định cư nước ngoài và hạn chế số lượng của mỗi năm, mỗi kì, mỗi quý để không có sự tự phát, bất ổn.

- Chú ý đến các mặt đời sống, giáo dục, kinh tế, văn hoá, y học, điện lực, giao thông, du lịch, phúc lợi xã hội,...đảm bảo điều kiện môi trường sống tốt để mỗi cá nhân có thể phát triển nguồn lực.

=> Sự phát triển bền vững này đảm bảo cả về lượng lẫn về chất => Tạo nên quốc gia hạnh phúc, duy trì lâu dài sự phát triển có động lực.

4 tháng 4 2021

- Hậu quả: tạo sức ép đối với các vấn đề ăn, mặc, ở, học hành, việc làm, phúc lợi xã hội, môi trường,... kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội…

- Biện pháp: thực hiện chính sách dân số và phát triển kinh tế xã hội để hạ thấp tỉ lệ gia tăng dân số.

 



 

4 tháng 4 2021

-  Hậu quả của dân số đông và tăng nhanh:

+ Về kinh tế: tốc độ phát triển của dân số nhanh hơn tốc độ phát triển kinh tế, làm kìm hãm sự phát triển kinh tế; việc sử dụng nguồn lao động lãng phí và hiệu quả.

+ Xã hội: gây sức ép lên các vấn đề y tế, giáo dục, nhà ở…; tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm; xảy ra các tệ nạn xã hội.

+ Môi trường: cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí).

- Biện pháp:

+ Thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình, các chính sách về dân số.+ Quản lý và ngăn chặn việc di dân tự do. + Tuyên truyền, phổ biến về lợi ích của việc sinh ít con.+ Tăng trình độ dân trí và giúp họ hiểu rõ vấn đề về dân số.

11 tháng 7 2017
Tháp dân số trẻ Tháp dân số già

- Dạng tháp phát triển

- Đáy tháp rộng

- Cạnh tháp xiên nhiều

- Đỉnh tháp nhọn

- Nhóm tuổi trước sinh sản cao, nhóm tuổi sau sinh sản thấp

- Tuổi thọ trung bình thấp

- Dạng tháp ổn định

- Đáy tháp hẹp

- Cạnh tháp gần như thẳng đứng

- Đỉnh tháp không nhọn

- Nhóm tuổi trước sinh sản và sau sinh sản cao

- Tuổi thọ trung bình cao

12 tháng 10 2019

Hiện tượng tăng dân số tự nhiên là do số người sinh ra nhiều hơn số người tử vong.

Đáp án cần chọn là: A