K
Khách
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Các câu hỏi dưới đây có thể giống với câu hỏi trên
Bảng xếp hạng
Tất cả
Toán
Vật lý
Hóa học
Sinh học
Ngữ văn
Tiếng anh
Lịch sử
Địa lý
Tin học
Công nghệ
Giáo dục công dân
Âm nhạc
Mỹ thuật
Tiếng anh thí điểm
Lịch sử và Địa lý
Thể dục
Khoa học
Tự nhiên và xã hội
Đạo đức
Thủ công
Quốc phòng an ninh
Tiếng việt
Khoa học tự nhiên
- Tuần
- Tháng
- Năm
-
DHĐỗ Hoàn VIP60 GP
-
50 GP
-
41 GP
-
26 GP
-
119 GP
-
VN18 GP
-
14 GP
-
N12 GP
-
H10 GP
-
8 GP
Trong xã hội phong kiến, dưới cái bóng của chế độ nam quyền, người phụ nữ luôn bị coi thường. Đàn bà, con gái chỉ đảm nhận vai trò của một người mẹ, người vợ, suốt ngày quẩn quanh nơi xó bếp, đồng ruộng với công việc nội trợ, đồng áng. Thế nhưng, người phụ nữ ý thức rất rõ giá trị thực sự của mình, giá trị tiềm tàng nằm ẩn trong vẻ đẹp hình thể lẫn vẻ đẹp tâm hồn. Những hình ảnh ví von “tấm lụa đào”, “giếng giữa đàng”, “củ ấu gai” mà ta hay bắt gặp trong ca dao chính là biểu tượng cho những vẻ đẹp ấy. Họ mềm mại, tươi mát, quý giá, sáng trong như những viên ngọc quý của cuộc đời. Lẽ ra những con người như thế phải được xã hội đề cao, nâng niu và trân trọng. Thế nhưng, không biết bao nhiêu cô gái đã phải khóc trong ai oán :
“
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.”
Hay
“Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân”.
Hay
“Thân em như cột đình chung
Tay dơ cũng quẹt, tay phung cũng chùi.”
Vừa tự hào với đời, người phụ nữ lại ngay lập tức phải trở về với thực tại, nơi mà những giá trị chân, thiện, mĩ của họ chỉ còn là ảo ảnh, hư không. Công thức ngôn từ “thân em như” gợi cảm giác yếu đuối, mong manh. Người phụ nữ bị đặt lên bàn cân của người sở hữu và được đánh giá, xem xét dựa trên giá trị sử dụng như những món hàng, vật dụng tầm thường khác. Cuộc đời bị đẩy đưa một cách vô định ngoài tầm tay với của họ. Còn nỗi đau nào hơn nỗi đau không làm chủ được số phận của mình ? Bất an, vô định, người phụ nữ gửi trọn những đau đớn ấy vào câu ca tiếng hát làm thành chất bi có tính đặc trưng trong nội dung của ca dao than thân.
Có thể nói, chính những quan niệm xã hội khắt khe, vốn đã giam cầm người phụ nữ trong vách ngăn của nỗi mặc cảm thân phận, bây giờ lại một lần nữa đẩy tình yêu của họ đến chỗ tan vỡ không thành. Phải chăng những quan niệm cổ hủ, lạc hậu, phi lí mới thực sự là vật cản bước chân người phụ nữ trên hành trình kiếm tìm và góp nhặt hạnh phúc? Lại một lần khát khao mà không thể có được hạnh phúc nghĩa là thêm một bi kịch nữa xuất hiện trong cuộc đời người phụ nữ ngày xưa. Vì vậy, trong ca dao, ta bắt gặp không ít những cuộc tình đổ vỡ bởi những lề thói khắc khe của chế độ phong kiến.
Cuộc đời phụ nữ đâu chỉ phải gánh chịu những bất hạnh trong tình yêu, khi đã tìm được bến đỗ của cuộc đời, cứ ngỡ rằng họ sẽ hạnh phúc, thế nhưng họ cũng phải đối mặt với vô vàn những trái ngang, nghịch cảnh. Nổi bật lên trong ca dao xưa là nỗi đau của những thân gái phải chịu kiếp “chồng chung” .
Nỗi đau của những người vợ cả có lẽ không được đề cập một cách rõ nét trong ca dao, bởi ít nhất họ cũng có danh phận. Nhưng trong niềm cảm thương cho những kiếp chồng chung, thấp thoáng đâu đó ta bắt gặp những nạn nhân của thói “có mới nới cũ”. Người đời thường nói: đàn ông yêu bằng mắt. Bởi vậy, những người vợ cả thường là những kẻ yếu thế trong cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa chốn tình trường. Nhưng xét cho cùng, sự phai tàn xuân sắc của họ là kết quả của những tháng năm dài hi sinh vì chồng, vì con.
hay