Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đề bài nếu là tìm 1 số nào đó, khi biết một giá trị, đoen vị khác.
Tỉ lệ thuận. VD: Bạn Lan mua 12 cái kẹo hết 60000 đồng. Hỏi 30 cái kẹo như thế hết bao nhiêu tiền?
Tỉ lệ nghịch là nếu đơn vị tăng thì đơn vị khác sẽ giảm, đó là tỉ lệ nghịch
Tỉ lệ thuận là đơn vị đó cùng tăng hoặc cùng giảm
Tỉ lệ nghịch là một đơn vị tăng thì đơn vị kia giảm và ngược lại
ngày xưa mình cũng hay bị nhầm bài toán này lắm
làm lung tung hết giống như bạn ý nhưng bây giờ nhận biết đượcrồi
Công thức tỉ lệ thuận: y=k.x
Công thức tỉ lệ nghịch: y=a/x
Về phân biệt bài toán tỉ lệ nghịch và thuận, bạn có thể thấy tỉ lệ nghịch thì có 2 đại lượng mà khi đại lượng này tăng thì đại lượng kia giảm. VD bài toán tỉ lệ nghịch: Có 5 công nhân (mức làm như nhau) làm hết 1 công việc trong 4 ngày. nếu thêm 1 số máy nx thì làm hết 1 công việc trong 2 ngày? Hỏi thêm bao nhiêu công nhân?
Ở đây, ta có thể thấy số công nhân tỉ lệ nghịch với số ngày. Số công nhân tăng thì số ngày giảm.
_Chúc bạn học tốt ạ!_
Bài 7:
Mua 1 kg thịt lợn hết: $315.000:3= 105.000$ (đồng)
Mua 15 kg thịt lợn hết: $105.000\times 15=1.575.000$ (đồng)
Bài 8:
Đổi 2 tấn = 2.000 kg
Ngày thứ hai cửa hàng bán được:
$400\times 2= 800$ (kg gạo)
Ngày thứ ba cửa hàng bán được:
$2.000-400-800=800$ (kg gạo)
Số gạo nếp mua được là:
\(30:\dfrac{20}{12}=\dfrac{30x12}{20}=18\) (kg)
Đây là toán tỉ lệ nghịch của tiểu học em nhé: ebe Quyn
Giải theo cách tỉ lệ nghịch của tiểu học như sau:
20 000 gấp 12 000 số lần là: 20000: 12000 = \(\dfrac{5}{3}\) (lần)
Với số tiền đó có thể mua được số ki- lô- gam gạo nếp là:
30 : \(\dfrac{5}{3}\) = 18 (kg)
Đáp số: 18 (kg)
cho A = B la 1 dai luong
neu A tang va B cung tang thi la ti le thuan
neu A giam ve B cung giam thi la ti le thuan
vi du 1 : A + 2 = B + 16 ( ti le thuan )
vi du 2 : A - 5 = B - 3217 ( ti le thuan )
vi du 3 : 1 cai ao gia 10000 dong . Hoi 3 cai ao gia bao nhieu dong
tom tat :
1 cai ao : 10000 dong
3 cai ao : ? dong
vay thi 3 cai gia 30000 dong ( 1 va 3 la tang , 10000 voi 30000 cung tang , nen ti le thuan )
cho A = B la 1 dai luong
neu A tang ma B giam thi la ti le nghich
neu A giam ma B tang thi la ti le nghich
vi du 1 : A + 24 = B - 24 ( ti le nghich )
vi du 2 : A -2476 = B + 153 ( ti le nghich )
vi du 3 : 1 doi cong nhan lam trong 10 ngay . Hoi 2 doi cong nhan lam trong bao nhieu ngay ?
tom tat
1 doi cong nhan : 10 ngay
2 doi cong nhan : ? ngay
Vay : 2 doi cong nhan tat nhien se lam trong 5 ngay ( 1 doi thi 10 ngay , 2 doi thi se lam nhanh hon )
( 1 va 2 la tang , 10 va 5 la giam , nen ti le nghich )
OK CHUC BAN HOC TOT
Tỉ lệ nghịch là mối tương quan giữa hai đại lượng, mà nếu tăng đại lượng này bao nhiêu lần thì đại lượng kia giảm bấy nhiêu lần. Nói khác đi là: Nếu "a" là đại lượng thứ nhất, thì đại lượng tỉ lệ nghịch với "a" là "nghịch đảo - có hệ số - của a" (k/a), và "k" là một hằng số dương bất kì.
Trong toán học thì đồ thị biểu diễn mối tương quan "tỉ lệ nghịch" giữa hai đại lượng là hai cánh cung nằm ở hai góc vuông I và III của hệ quy chiếu Ox,Oy. Hai cánh cung này được gọi là đường cong hyperbol.
Tỉ lệ thuận là mối tương quan giữa hai đại lượng x và y mà trong đó sự gia tăng về giá trị của đại lượng thứ nhất bao nhiêu lần luôn kéo theo sự gia tăng tương ứng về giá trị của đại lượng thứ hai bấy nhiêu lần, và ngược lại.
Trong toán học, đồ thị biểu diễn 2 đại lượng có mối tương quan "tỉ lệ thuận" là một đường thẳng đi qua gốc tọa độ và có độ dốc (góc nghiêng) dương, đó là đồ thị của hàm số dạng y = ax với a là 1 hằng số khác 0.
Nếu đại lượng y liên hệ với đại lượng x theo cong thức :y=kx(với k là hằng số khác 0 )thì ta nói y tỉ lệ thuận với xbtheo hệ số tỉ lệ k .Đó là định nghĩa tỉ lệ thuận theo lớp 7 .Còn nếu bạn ko hiểu thì có thể hiểu nôm na theo cách lớp 5 là :khi một đại lượng này tăng thì đại lương kia cũng tăng (nghịch đảo của tỉ lệ nghịch )
Tỉ lệ nghịch: 2 đại lượng tỉ lệ nghịch là khi đại lượng này tăng bao nhiêu lần thì đại lượng giảm bấy nhiêu lần.
***)VD của tỉ lệ thuận 1. Thời gian đi và quãng đường đi được (trong chuyển động đều).
2. Số lượng một loại hàng và số tiền hàng.
3. Độ dài cạnh hình vuông và chu vi hình vuông.
4. Số người làm và sản phẩm làm được (khi năng suất mọi người như nhau), số sản phẩm và lượng nguyên vật liệu để sản xuất ra sản phẩm,….
***)VD của tỉ lệ nghịch 1. Số ngày ăn và số người ăn cùng lượng thực phẩm
2. Số người làm và số ngày làm cùng 1 công việc
có gì sai sót mong mọi người giúp đỡ ủng hộ nha
Tỉ lệ nghịch là 2 đại lượng đối ngịch nhau như cái kia tăng thì cái này giảm
Còn tỉ lệ thuận là 2 đại lượng cùng tăng cùng giảm
Hok tốt
1.
Mua 9 cái bóng hết \(660000:3\times9=1980000\left(đồng\right)\)
2.
Mua 12 nải chuối hết \(50000:2\times12=300000\left(đồng\right)\)
3.
Diện tích phòng là \(16\times5=80\left(m^2\right)=800000\left(cm^2\right)\)
Cần dùng \(800000:\left(40\times40\right)=500\left(viên.gạch\right)\)
Các bước giải bài toán tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch
- Bước 1. Tóm tắt bài toán
- Bước 2. Phân tích bài toán, nhận dạng toán tỉ lệ thuận hay tỉ lệ nghịch
- Bước 3. Áp dụng 1 trong các cách (Rút về đơn vị, Rút về tỉ số, có thể áp dụng công thức tam suất) để giải bài toán.
- Bước 4. Kết luận, đáp số
Tỉ lệ thuận thì nhân
Tỉ lệ nghịch thì chia
Ví dụ 1: Tổ 4 lớp 5A có 15 em trồng được 90 cây. Hỏi cả lớp 45 em trồng được bao nhiêu cây? Biết số cây mỗi em trồng được bằng nhau ?
Tóm tắt:
15 em – 90 cây
45 em - a? cây
Bài giải:
1 em trồng được số cây là:
90 : 15 = 6 (cây)
45 em trông được số cây là:
6 x 45 = 270 (cây)
Đáp số: 270 cây
mình chỉ giải thích như mình hiểu:
Tỉ lệ nghịch là đối nhau,nên khi cái này tăng thì cái kia giảm,và tăng giảm cho tích luôn =nhau.Ví dụ dễ nhất là cùng 1 quãng đường ,nếu thời gian càng tăng thì vận tốc càng giảm(nghĩ nhé,cậu đi bộ từ nhà đến trường,vận tốc đi bộ và thời gian tỉ lệ nghịch với nhau nếu đi nhanh thì mất ít thời gian(đi chậm)thì ngược lại.
Tỉ lệ thuận là cùng chiều khi tăng hay giảm thì thì cái kia cũng vậy,ví dụ dễ nhất là điểm số(điểm kiểm tra và điểm trung bình có tỉ lệ thuận nếu kiểm tra càng cao thì trung bình càng cao
dễ hiểu mà
Giả sử a tỉ lệ nghịch với b
Thì a . b = k
a1 . b1 = a2 . b2 = ........ = k