K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 5 2017

trong đoạn thơ trên đã miêu tả một con người đau thuong , mất mát nhưng vẫn còn sáng ngời niềm tin mãnh liệt. Tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh và đảo ngữ từ"đã" 2 lần trong 2 câu 2 đoạn và đều là từ đầu câu. Nói về sự đau thương mất mát trong chiến tranh nhưng vẫn giữ vững lòng tin bền vững

Phát hiện và phân tích tác dụng của cá biện pháp tu từ trong các câu :a.    Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi        Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối        Lưng đưa nôi và tim hát thành lời....b.  Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng      thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.c. Trăng ơi....từ đâu đến     Hay từ một sân chơi?d.           Con đi dưới một vòm trời       Đau thương nhưng vẫn sáng ngời lòng...
Đọc tiếp

Phát hiện và phân tích tác dụng của cá biện pháp tu từ trong các câu :

a.    Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi

        Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối 

       Lưng đưa nôi và tim hát thành lời....

b.  Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng 

     thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

c. Trăng ơi....từ đâu đến 

    Hay từ một sân chơi?

d.           Con đi dưới một vòm trời

       Đau thương nhưng vẫn sáng ngời lòng tin.

              Đã ngừng đập một quả tim

        Đã ngừng đập một cánh chim đại bàng.

e.             Cày đồng đang buổi ban trưa 

        Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.

g.             Con đi trăm núi ngàn khe

          Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm

                Con đi đánh giặc mười năm

           Chưa bằng muôn nỗi đời bầm sáu mươi.

1
22 tháng 8 2018

a. So sánh "vai mẹ làm gối. Hoán dụ: "Lưng đưa nôi, tim hát thành lời" (lấy bộ phận chỉ toàn thể) -> khẳng định người mẹ trong điều kiện vất vả, khó khăn vẫn dành tình yêu thương, sự chăm sóc cho con, khẳng định tình mẫu tử cao đẹp.

b. Ẩn dụ "Mặt trời trong lăng rất đỏ" - Bác Hồ được ví với mặt trời. Mặt trời tự nhiên đem lại ánh sáng, sự sống cho con người, cho vạn vật. Bác Hồ như mặt trời vì Người đem lại ánh sáng cách mạng, tìm thấy đường cứu nước, đem lại tự do, hạnh phúc cho dân tộc.

c. Nhân hóa - gọi trăng như gọi người "Trăng ơi", khiến trăng như có tâm hồn.

d. Hoán dụ "quả tim", ẩn dụ "cánh chim đại bàng" -> nói về sự việc Bác Hồ ra đi mãi mãi, để lại nỗi đau, sự mất mát không gì bù đắp được nhưng cũng khẳng định vai trò, ý nghĩa to lớn của Người với dân tộc.

e. So sánh "mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày", nói đến sự vất vả của những người dân lao động.

g. So sánh "chưa bằng" -> nhấn mạnh những khó khăn, vất vả mà mẹ phải gánh chịu.

bài thơ xúc động nhất của nhà thơ Thu Bồn là bài viết về Bác Hồ, khi nghe tin Bác mất. Nhà thơ như thay mặt đồng bào miền Nam nói chung và đồng bào Tây Nguyên nói riêng bày tỏ tình cảm biết ơn vô hạn trước công ơn trời biển của Bác, cũng như lòng tiếc thương khôn cùng của mình đối với vị cha già của dân tộc. Mở đầu bài thơ, ông đã rất xúc động viết:

Con đi dưới một vòm trời

Đau thương nhưng vẫn sáng ngời lòng tin

Đã ngừng đập một quả tim

Đã ngừng đập một cánh chim đại bàng

Bài thơ được viết theo thể lục bát, một thể thơ truyền thống của dân tộc mà chúng ta thường bắt gặp trong ca dao, hò, vè, rất dễ đọc và dễ đi vào lòng người. Đối với Thu Bồn, đây là bài thơ lục bát hiếm hoi, vì nó khá xa lại với thể thơ tự do để ông thỏa cùng cánh chim Ch’rao trên núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ.

7 tháng 8 2017

Hãy chỉ ra và phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ có trong đoạn thơ sau:

Con đi dưới một vòm trời

Đau thương nhưng vẫn sáng ngời lòng tin

Đã ngừng đập một quả tim

Đã ngừng đập một cánh chim đại bàng

Bài làm

Bài thơ " Gửi lòng con đến cùng cha " là bài thơ của nhà thơ Thu Bồn , viết về Bác Hồ khi nghe tin Bác đã mất . Nhà thơ Thu Bồn như thay mặt toàn thể đồng bào miền Nam nói chung lại và đồng bài Tây Nguyên nói riêng , bày tỏ tình cảm biết ơn vô hạn trước công ơn to lớn không gì sánh bằng của Bác , cũng như là tấm lòng tiếc thương , đau khổ của mình đối với vị cha già - vị lãnh tụ của dân tộc Việt Nam. Bằng cách cho ta thấy là , đầu bài thơ , ông đã xúc động viết :

Con đi dưới một vòm trời

Đau thương nhưng vẫn sáng ngời lòng tin

Đã ngừng đập một quả tim

Đã ngừng đập một cánh chim đại bàng

Bài thơ trên được viết theo thể thơ lục bát , một thể thơ truyền thống của dân tộc Việt Nam mà chúng ta thường gặp trong ca dao , các điêu hò , vè , nó rất dễ đọc và dễ đi sâu vào lòng người đọc - người nghe . Đối với nhà thơ Thu Bòn , đầy là bài thơ lục bát khá là hiếm hoi , vì nó khá xa với lại thể thơi tự do ông thả cùng cánh chim cao trên nói rừng Tây Nguyên hùng vĩ

Phát hiện và phân tích tác dụng của cá biện pháp tu từ trong các câu :a.    Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi        Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối        Lưng đưa nôi và tim hát thành lời....b.  Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng      thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.c. Trăng ơi....từ đâu đến     Hay từ một sân chơi?d.           Con đi dưới một vòm trời       Đau thương nhưng vẫn sáng ngời lòng...
Đọc tiếp

Phát hiện và phân tích tác dụng của cá biện pháp tu từ trong các câu :

a.    Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi

        Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối 

       Lưng đưa nôi và tim hát thành lời....

b.  Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng 

     thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

c. Trăng ơi....từ đâu đến 

    Hay từ một sân chơi?

d.           Con đi dưới một vòm trời

       Đau thương nhưng vẫn sáng ngời lòng tin.

              Đã ngừng đập một quả tim

        Đã ngừng đập một cánh chim đại bàng.

e.             Cày đồng đang buổi ban trưa 

        Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.

g.             Con đi trăm núi ngàn khe

          Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm

                Con đi đánh giặc mười năm

           Chưa bằng muôn nỗi đời bầm sáu mươi

1
8 tháng 8 2018

g,4 câu thơ trên của tác giả ... đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh hơn kém, diễn tả nỗi đau, niềm thương nhớ ng con trai nơi chiến trận. Trong đó, hình ảnh được ss(so sánh) là con đi trăm núi ngàn khe, con đi đánh giặc mười năm, từ ss là chưa bằng, hình ảnh để ss là muôn nỗi tái tê làng bầm , muôn nỗi...sáu mươi.

  Nỗi đau của người con là nỗi đau thể chất, còn nỗi đau tinh thần là của người mẹ . Người con làm lính ở phương xa, phải vượt qua bao nhiêu gian truân vất vả, trèo đèo lội suối, vượt qua trăm ngọn núi, ngàn cái khe, nhưng làm sao có thể sánh bằng nỗi tái tê, thương nhớ, chờ mong của người mẹ đã sáu mươi, lo cho con gặp hiểm nguy, tên bay đạn lạc .Từ đó, chúng ta thấy tình mẫu tử đằm thắm, cảm động, sự kính trọng của người con, dù đang ở nơi cánh xa muôn vàn đồi núi vẵn hiểu và xót xa cho sự đau đớn về tinh thần của mẹ mình, cùng như sự yêu thương của mẹ dành cho con.

Phát hiện và phân tích tác dụng của cá biện pháp tu từ trong các câu :a.    Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi        Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối        Lưng đưa nôi và tim hát thành lời....b.  Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng      thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.c. Trăng ơi....từ đâu đến     Hay từ một sân chơi?d.           Con đi dưới một vòm trời       Đau thương nhưng vẫn sáng ngời lòng...
Đọc tiếp

Phát hiện và phân tích tác dụng của cá biện pháp tu từ trong các câu :

a.    Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi

        Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối 

       Lưng đưa nôi và tim hát thành lời....

b.  Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng 

     thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

c. Trăng ơi....từ đâu đến 

    Hay từ một sân chơi?

d.           Con đi dưới một vòm trời

       Đau thương nhưng vẫn sáng ngời lòng tin.

              Đã ngừng đập một quả tim

        Đã ngừng đập một cánh chim đại bàng.

e.             Cày đồng đang buổi ban trưa 

        Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.

g.             Con đi trăm núi ngàn khe

          Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm

                Con đi đánh giặc mười năm

           Chưa bằng muôn nỗi đời bầm sáu mươi

1
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
9 tháng 8 2018

a. Câu thơ sử dụng biện pháp hoán dụ "lưng đưa nôi, tim hát thành lời" (lấy bộ phận để chỉ toàn thể) để chỉ người mẹ. Người mẹ vừa lao động vừa địu con lên rẫy, nhưng mẹ vẫn dành trọn sự dịu dàng, yêu thương ấy cho con. 

b. Câu thơ sử dụng biện pháp ẩn dụ qua từ "mặt trời". "Mặt trời" trong "Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng" là mặt trời của tự nhiên, mặt trời đem lại nguồn ánh sáng và sự sống cho trái đất. Còn "mặt trời" trong "Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ" là ẩn dụ chỉ Bác Hồ. Bác như vầng dương soi sáng, soi đường chỉ lối cho dân tộc Việt Nam. Từ "rất đỏ" còn chỉ những nhiệt huyết Cách mạng và tấm lòng bao la, yêu nước thương dân của Bác.

c. Câu thơ sử dụng biện pháp nhân hóa. (Sử dụng từ ngữ xưng hô với sự vật như với người). Tác giả trò chuyện với trăng như người bạn tâm tình. Câu thơ khiến hình ảnh thiên nhiên trở nên sinh động, hồn nhiên và giàu tính biểu cảm.

d. Câu thơ sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh "đã ngừng đập một trái tim". Biện pháp nói giảm nói tránh đã cho thấy sự xót thương của đồng bào miền Nam trước sự ra đi của Bác. Đồng thời khổ thơ cũng khẳng định dù Bác đã ra đi nhưng Bác vẫn luôn sống mãi trong lòng dân tộc và muôn triệu trái tim người Việt...

e. Câu thơ sử dụng biện pháp so sánh "như" kết hợp với từ láy giàu sức gợi "thánh thót" nhằm nói lên nỗi vất vả của người nông dân. Họ lao động cần mẫn và đổ mồ hôi, sôi giọt máu để có thể làm ra những bông lúa thơm, hạt gạo trắng.

g. Câu thơ sử dụng biện pháp so sánh: "trăm núi ngàn khe" - "muôn nỗi tái tê", "đánh giặc mười năm" - "muôn nỗi đời bầm sáu mươi" để nói lên sự biết ơn của người con đối với mẹ. Đứa con thấy rằng sự vất vả của mình chưa bằng muôn nỗi vất vả, tủi cực của người mẹ. Câu thơ vừa cho thấy sự thấu hiểu, biết ơn vừa cho thấy tình cảm sâu sắc của đứa con dành cho mẹ.

13 tháng 1 2023

Câu trả lời của em là:
a. Biện pháp tu từ nhân hóa ở câu này được thể hiện qua từ "chú". Con chim én trong bài được gọi bằng "chú"
=> Gọi sự vật ở đây giống như gọi người.
Tác dụng là: Làm cho sự vật được gọi trở nên gần gũi hơn, sinh động hơn giống như một con người vậy.

b. Biện pháp tu từ nhân hóa ở câu này được thể hiện qua từ "thản nhiên". Con chim én được dùng từ "thản nhiên",
=> Dùng từ để miêu tả con người để miêu tả sự vật.
Tác dụng là: Làm cho sự vật trở nên sinh động hơn, gần gũihơn như một con người, có tâm hồn, có suy nghĩ như người.

17 tháng 1 2023

a, Nhân hoá: "chú", "tò mò" là những từ để gọi hoặc hành động của én như con người, giúp cho sự miêu tả chim én với các hành động trở nên vừa chân thực vừa sinh động.

b, Nhân hoá "thản nhiên", để miêu tả trạng thái cảm xúc kèm hành động của chim én một cân chân thực nhất.

22 tháng 12 2023

- Biện pháp tu từ nhân hóa: 

a. “một chú én tò mò sa xuống bàn ăn”

b. “thản nhiên đi lại quanh lều” 

- Tác dụng: Làm cho lời văn có chất hồn nhiên, tinh nghịch. Người đọc cảm thấy những con chim én nhỏ trở nên thân thiết, quen thuộc như những người bạn. 

Câu 1: Bài thơ “Mưa” được viết theo thể thơ nào? Hãy nêu các phương thức biểu đạt của văn bản trên. (1 điểm)Câu 2: Trong các câu thơ in đậm trên, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Hãy phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó. (1 điểm)Câu 3: Trần Đăng Khoa đã viết những câu thơ thật đặc sắc:“Ông trời Mặc áo giáp đen Ra trận Muôn nghìn cây mía Múa gươm Kiến Hành quân Đầy đường”Em hãy...
Đọc tiếp

Câu 1: Bài thơ “Mưa” được viết theo thể thơ nào? Hãy nêu các phương thức biểu đạt của văn bản trên. (1 điểm)

Câu 2: Trong các câu thơ in đậm trên, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Hãy phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó. (1 điểm)

Câu 3: Trần Đăng Khoa đã viết những câu thơ thật đặc sắc:

“Ông trời Mặc áo giáp đen Ra trận Muôn nghìn cây mía Múa gươm Kiến Hành quân Đầy đường”

Em hãy viết đoạn văn khoảng 5 câu trình bày cảm nhận của em về cảnh thiên nhiên trước cơn mưa được thể hiện qua đoạn thơ trên . (2,5 điểm)

Câu 4: Từ hình ảnh người bố đi cày đồng, vất vả đội mưa gió trở về nhà ở phần cuối bài thơ, em hãy trình bày một vài ý ngắn gọn về tình cảm của em với cha mẹ mình (học sinh có thể gạch ý). (0,5 điểm)

1
26 tháng 3 2022

e đưa lun bài thơ lên thì mn ms làm được nha à mà em đang thi.