K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 7 2018

Các biện pháp tu từ :Nhân hoá

- Dòng sông - điệu

- Dòng sông - mặc áo

Cách nói "clòng sông mặc áo" là một cách nói hay, duyên dáng, nên thơ. Hay vì tác giả tả dòng sông có sắc nước biến hóa trong mọi thời điểm trong một đêm ngày, không tĩnh tại, đơn điệu. Hay vì dòng sông được nhân hóa, trở nên điệu đà, thích làm đẹp, làm duyên như thiếu nữ. Hay vì cách quan sát, cách miêu tả dòng sông của tác giả rất chính xác, tinh tế nên đã tạo nên chất thơ.

9 tháng 7 2018

Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:

Dòng sông mới điệu làm sao

Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha

Trưa về trời rộng bao la

Áo xanh sông mặc như là mới may

....

=> Biện pháp tu từ : Nhân hóa ( dòng sông mặc áo )

=> Gợi ra sự mềm mại duyên dáng của dòng sông. Màu sắc đẹp : Màu nắng đào của nắng mới lên , màu xanh của bầu trời buổi trưa cao rộng.

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:     Dòng sông mới điệu làm saoNắng lên mặc áo lụa đào thướt tha     Trưa về trời rộng bao laÁo xanh sông mặc như là mới may     Chiều trôi thơ thẩn áng mâyCài lên màu áo hây hây ráng vàng     Đêm thêu trước ngực vầng trăngTrên nền nhung tím trăm ngàn sao lên...Câu 1:Xác định thể thơ và PTBĐ của đoạn thơ trênCâu 2:Bài thơ miêu tả vẻ đẹp của dòng sông qua những thời điểm...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

     Dòng sông mới điệu làm saoNắng lên mặc áo lụa đào thướt tha     Trưa về trời rộng bao laÁo xanh sông mặc như là mới may     Chiều trôi thơ thẩn áng mâyCài lên màu áo hây hây ráng vàng     Đêm thêu trước ngực vầng trăngTrên nền nhung tím trăm ngàn sao lên...

Câu 1:Xác định thể thơ và PTBĐ của đoạn thơ trên

Câu 2:Bài thơ miêu tả vẻ đẹp của dòng sông qua những thời điểm nào?Tác dụng

Câu 3:Bài thơ sử dụng chủ yếu biện pháp tu từ,biện pháp nghệ thuật nào?Hãy chỉ rõ các từ ngữ thể hiện biện pháp tu từ,biện pháp nghệ thuật ấy

Câu 4:Nêu cảm nhận chung của em về nội dung bài thơ

Câu 5:Từ hình ảnh dòng sông quê hương trong bài thơ trên ,em hãy viết một đoạn văn nêu suy nghĩ về vai trò của quê hương trong cuộc đời mỗi con người

1
2 tháng 2 2021

Câu 1: thể thơ: lục bát; ptbđ: miêu tả

Câu 2: Bài thơ tả dòng sông theo trình tự thời gian : từ sáng đến tối .

Câu 3:

Nhân hóa: Nắng: mặc áo lụa đào

                      Sông: mặc áo xanh

    Tác dụng: gợi sự uyển chuyển, thơ mộng của cảnh vật thiên nhiên. Cảnh vật (dòng sông, nắng) được nhân hóa như con người, cũng biết làm duyên và tô điểm.

Câu 4: Nội dung : Vẻ đẹp của dòng sông

24 tháng 4 2021

batngo

8 tháng 8 2023

BPTT nhân hóa: "Dòng sông mới điệu làm sao", "Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha"

Tác dụng: làm hình ảnh con sông trở nên sống động, đặc sắc, có hồn hơn đồng thời thể hiện nên dáng vẻ sông một cách gần gũi hơn với đọc giả. Qua đó câu thơ giàu giá trị gợi hình gợi cảm hơn.

BPTT so sánh: "Áo xanh sông mặc như là mới may."

Tác dụng: tăng giá trị diễn đạt hình ảnh và vẻ đẹp của con sông mới mẻ, nước sông trong đồng thời giúp người đọc dễ hình dung được cảnh sắc của sông. Qua đó câu thơ già sức gợi hình gợi cảm hơn.

10 tháng 7 2017

Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:

Dòng sông mới điệu làm sao

Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha

Trưa về trời rộng bao la

Áo xanh sông mặc như là mới may

=> Biện pháp tu từ : Nhân hóa ( dòng sông mặc áo )

=> Gợi ra sự mềm mại duyên dáng của dòng sông. Màu sắc đẹp : Màu nắng đào của nắng mới lên , màu xanh của bầu trời buổi trưa cao rộng.

Đoạn văn sau sử dụng các phương thức biểu đạt nào?“Hình như các bạn vẫn cho rằng ăn mặc như thế mới tỏ ra là người “văn minh”, “sành điệu”. Và có lẽ các bạn vẫn tưởng rằng sự “sành điệu”, “văn minh” ấy sẽ làm cho mình trở thành con người “thức thời” hơn, “hiện đại” hơn. Những bộ quần áo ấy sẽ làm cho các bạn có thể hãnh diện ngẩng cao đầu trước mọi...
Đọc tiếp

Đoạn văn sau sử dụng các phương thức biểu đạt nào?

“Hình như các bạn vẫn cho rằng ăn mặc như thế mới tỏ ra là người “văn minh”, “sành điệu”. Và có lẽ các bạn vẫn tưởng rằng sự “sành điệu”, “văn minh” ấy sẽ làm cho mình trở thành con người “thức thời” hơn, “hiện đại” hơn. Những bộ quần áo ấy sẽ làm cho các bạn có thể hãnh diện ngẩng cao đầu trước mọi người. Nhưng các bạn có nhớ lớp kịch Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục mà chúng ta mới học không? Cái ông trưởng giả Giuốc-đanh kia hăm hở đặt may lễ phục, vì ông ta tưởng rằng hễ mặc được một bộ lễ phục quý tộc là mình sẽ có ngay cái sang của nhà quý tộc, còn “cứ bo bo giữ kiểu áo quần trưởng giả thì đời nào được gọi là ông lớn”. Nhưng do không biết thế nào mới đúng là sang trọng, ông Giuốc-Đanh đã biến mình thành trò cười với bộ quần áo may hoa lộn ngược và ngắn cũn cỡn (vì bị ăn bớt vải). Ông ta còn bị đám thợ phụ lột cả cái áo ngắn lẫn chiếc quần cộc mặc khi tập kiếm. Vậy thì sự sang trọng, cả sự “sành điệu”, “văn minh” nữa, có phải là được làm nên nhờ vào việc đua theo “mốt” này “mốt” nọ đâu!”

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Nghị luận

D. Cả A, B, C

1
8 tháng 12 2018

Chọn đáp án: D

a) -Biện pháp nghệ thuật: điệp ngữ

+Vì ai chân mẹ dẫm gai

Vì ai tất tả vì ai dãi dầu

Vì ai áo mẹ phai màu

Vì ai thao thức bạc đầu vì ai ?

- Tác dụng: nhấn mạnh nỗi khổ cực của người mẹ.

b)

- Từ đồng nghĩa là : nước - quốc, nhà - gia

- Tác dụng: nhấn mạnh nỗi nhớ về một quá khứ vàng son của đất nước đi qua của tác giả

c)

Các biện pháp tu từ sử dụng trong bài thơ:
+ Điệp ngữ: “ lồng”
+ So sánh : Tiếng suối – tiếng hát ; cảnh vật đẹp - bức tranh.

- Tác dụng:
+ Điệp ngữ “ lồng” tạo nên vẻ đẹp lung linh , huyền ảo cho cảnh vật về đêm.
+ So sánh tiếng suối chảy róc rách, văng vẳng như tiếng hát ngọt ngào của ai đó trong đêm khuya tĩnh lặng làm cho cảnh vật trở nên gần gũi, thân thiết.
+ So sánh cảnh vật đẹp như một bức tranh qua cái nhìn của nhà thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm của Bác.

d)

- Biện pháp tu từ : nhân hóa, so sánh

- Tác dụng : Việc sử dụng các biện pháp tu từ ấy khiến cho hình ảnh thơ thêm sinh động, hấp đẫn, diễn tả dòng sống quê hương tươi đẹp với màu nước luôn thay đổi trong ngày. Qua đó cho thấy tình yêu quê hương sâu đạm của tác giả.

Dựa vào dàn ý sau viết thành bài văn hoàn chỉnh (không chép mạng) Thuyết minh về áo dài Việt Nama) Mở bàiÁo dài đã đi vào truyền thống dân tộc Việt Nam thể hiện niềm tự hào của người Việt Namb) Thân bài- Áo dài Việt Nam đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới- Áo dài có từ đâu và do ai thiết kế hiện nay chưa biết chính xác- Áo dài được thiết kế luôn...
Đọc tiếp

Dựa vào dàn ý sau viết thành bài văn hoàn chỉnh (không chép mạng) Thuyết minh về áo dài Việt Nam
a) Mở bài
Áo dài đã đi vào truyền thống dân tộc Việt Nam thể hiện niềm tự hào của người Việt Nam
b) Thân bài
- Áo dài Việt Nam đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới
- Áo dài có từ đâu và do ai thiết kế hiện nay chưa biết chính xác
- Áo dài được thiết kế luôn giữ được vẻ thanh tao, trang nhã, kín đáo của người con gái
- Vào năm 1744: chúa Nguyễn Phúc Khoát sau khi xưng vương đã bắt quan và dân Đàng Trong mặc lễ phục theo kiểu áo nhà Minh
- 1776: Chúa Trịnh chiếm được Đàng Trong bắt dân cắt áo ngắn, cổ giống như áo dài ngày nay
- Đầu thế kỉ 17 ở Bắc Ninh xuất hiện áo dài mớ ba, mớ bảy tôn vinh cái đẹp của người Việt Nam
- Từ 1930 đến 1940 người miền Bắc mặc với quần đen còn con gái xứ Huế mặc với quần trắng
- Năm 1939: nhà may Cát Tường cho ra đời 1 chiếc áo dài kiểu mới thay thế cho áo năm thân vay mượn kiểu áo phương Tây cổ bẻ hình trái tim, vai áo bồng, tay nối vai, khuy áo may dọc trên vai và sườn phải
- 1960: Trần Lệ Xuân đã cho ra đời kiểu áo có cổ tròn hay cổ thuyền
- Vào những năm 1970 trở lại đây, áo dài quay lại hình thức từ xa xưa, thường may đồng màu quần với áo với nhiều chất liệu vải tốt, hoa văn trang nhã, vạt áo dài đến mắt cá chân
* Ý nghĩa, công dụng của áo dài
- Thường mặc trong các lễ hội trang trọng, truyền thống, trang phục công sở của nữ sinh THPT, đại học......
* Cách sử dụng..................................................................................................................
* Cách bảo quản.................................................................................................................

1
27 tháng 11 2019

Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có những văn hóa, nét đặc trưng của từng vùng miền và trang phục truyền thống riêng. Đến với nước Nhật Bản có chiếc áo Ki-mô-nô, Hàn quốc có chiếc Han-bok, người Hoa có chiếc xườn xám…Còn với Việt nam chúng ta từ xưa đến nay chiếc áo dài đã trở thành trang phục truyền thống.

Dân tộc Việt Nam đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử, đấu tranh dựng nước và giữ nước, đố cũng chính là khoảng thời gian tàn phá đi những giá trị văn hóa của dân tộc. Chính bởi vậy mà không ai biết rõ chiếc áo dài nguyên thủy có từ bao giờ và hình dáng của nó ra sao. Khi đọc đến cuốn “ Kể chuyện chín Chúa mười ba vua thời Nguyễn” của Tôn Thất Bình, người ta đã tìm thấy lịch sử ra đời của chiếc áo dài là vào khoảng thế kỉ thứ 18. Ban đầu chiếc áo dài còn thô sơ nhưng nó rất kín đáo, là sản phẩm có tính chất dung hòa của hai miền Bắc- Nam. Từ đó đến nay chiếc áo dài không ngừng được hoàn thiện và trở thành thứ y phục dân tộc mang tính thẩm mĩ cao.

Bộ áo dài gồm hai bộ phận quần và áo. Áo dài lại gồm ba bộ phận là cổ áo, tay áo, thân áo. Cổ áo trước kia người ta thường may cổ cao từ 4- 5 phân , lót một miếng vải ở trong cho cứng tạo nên sự kín đáo trang trọng của chiếc áo dài.Ngày nay trong chiếc cổ áo đã có nhiều thay đổi tạo nên sự phong phú đa dạng mà thuận lợi cho người đọc. Các nhà thiết kế đã sáng tạo ra nhiều kiểu cổ áo dài khác nhau như cổ ba phân, cổ tròn, cổ thuyền góp phầ tô thêm vẻ đẹp, làn da trắng cho người mặc. Tay áo thường được may tay dài đến mắt cá tay, phần dưới hơi loe ra để tạo cảm giác mềm mại, hiện nay có nhiều chiếc áo dài được thiết kế với nhiều kiểu tay lỡ, tay được may bằng chất liệu vải von rất điệu đà. Thân áo được tính từ cổ xuống phần eo. Thân áo dài được may vừa vặn, ôm sát thân của người mặc, ở phần eo được chiết lại (hai bên ở thân sau và hai bên ở thân trước) làm nổi bật chiếc eo thon của người phụ nữ. Cúc áo dài thường là cúc bấm, được cài từ cổ qua vai xuống đến phần eo. Từ eo, thân áo dài được xẻ làm hai tà, vị trí xẻ tà ở hai bên hông. Ngày nay các nhà thiết kế còn sáng tạo ra khóa áo ở thân sau vừ thuận tiện vừa kín đáo mà tạo sự mềm mại cho dáng áo. Quần dài được may ống rộng, trùng sát đất. Quần thường được may đồng màu với áo hoặc màu quần được lựa chọn sao cho phối hợp hài hòa và làm nổi bật dáng áo. Chất liệu may áo dài thường là loại vải lụa tơ tằm, lụa tổng hợp, nhung, the, gấm, vải càng nhẹ và mỏng thì khi lên áo càng thanh thoát. Ngày nay áo dài thường được trang trí thêm nhiều phụ kiện như ren, voan, kim tuyến, cườm,…

Chiếc áo dài đã trở thành quốc phục, mang trong mình quốc hồn, quốc túy của dân tộc. Các cô gái Việt trở nên đẹp hơn, duyên dáng hơn, tế nhị hơn khi mặc trên mình bộ trang phục truyền thống của dân tộc. Chính vì thế mà trong những ngày Tết khi đón tiếp khách đặc biệt là khác quốc té, phụ nữ Việt lại tự hào chọn cho mình bộ áo dài đẹp nhất để mặc. Trong các cuộc thi hoa hậu Việt Nam hay hoa hậu thế giới người Việt, khán giả đều có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của người phụ nữ khi mặc trên mình bộ áo dài truyền thống. Nhiều trường trung học phổ thông ở miền Nam còn quy định học sinh nữ phải mặc áo dài trắng đến trường, áo dài vì thế trở thành trang phục học đường hết sức hồn nhiên, trong sáng.

Cùng với chiếc nón lá, áo đã trở thành một biểu tượng tôn vinh vẻ đẹp Việt. Nó cũng đi vào thơ ca, nhạc họa như một đề tài khơi gợi cảm xúc cho các nghệ sĩ. Trải qua từng thời kì, từng giai đoạn cùng với những diễn biến của quà trình lịch sử Việt Nam, tà áo dài Việt Nam luôn tồn tại theo dòng thời gian, vẫn mãi sẽ là tâm hồn Việt, văn hóa Việt, là tinh thần Việt và là trang phục truyền thống mang đậm tính lịch sử lâu đời của nước Việt ngàn năm văn hiến.

Áo dài là nét đẹp là biểu tượng của nước Việt Nam, chúng ta hãy giữ gìn để áo dài mãi là trang phục truyền thống của mỗi người Việt Nam, khi nhắc đến tà áo dài chúng ta nghĩ ngay đến nền văn hóa đậm đà bản sức dân tộc, chúng ta hãy phát huy để bản sắc ấy ngày càng tươi đẹp hơn.



 

7 tháng 10 2018

em chỉ trả lời câu b dc thui 

đoạn văn trình bày nội dung theo cách miêu tả.