K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 8 2023

BPTT nhân hóa: "Dòng sông mới điệu làm sao", "Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha"

Tác dụng: làm hình ảnh con sông trở nên sống động, đặc sắc, có hồn hơn đồng thời thể hiện nên dáng vẻ sông một cách gần gũi hơn với đọc giả. Qua đó câu thơ giàu giá trị gợi hình gợi cảm hơn.

BPTT so sánh: "Áo xanh sông mặc như là mới may."

Tác dụng: tăng giá trị diễn đạt hình ảnh và vẻ đẹp của con sông mới mẻ, nước sông trong đồng thời giúp người đọc dễ hình dung được cảnh sắc của sông. Qua đó câu thơ già sức gợi hình gợi cảm hơn.

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:     Dòng sông mới điệu làm saoNắng lên mặc áo lụa đào thướt tha     Trưa về trời rộng bao laÁo xanh sông mặc như là mới may     Chiều trôi thơ thẩn áng mâyCài lên màu áo hây hây ráng vàng     Đêm thêu trước ngực vầng trăngTrên nền nhung tím trăm ngàn sao lên...Câu 1:Xác định thể thơ và PTBĐ của đoạn thơ trênCâu 2:Bài thơ miêu tả vẻ đẹp của dòng sông qua những thời điểm...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

     Dòng sông mới điệu làm saoNắng lên mặc áo lụa đào thướt tha     Trưa về trời rộng bao laÁo xanh sông mặc như là mới may     Chiều trôi thơ thẩn áng mâyCài lên màu áo hây hây ráng vàng     Đêm thêu trước ngực vầng trăngTrên nền nhung tím trăm ngàn sao lên...

Câu 1:Xác định thể thơ và PTBĐ của đoạn thơ trên

Câu 2:Bài thơ miêu tả vẻ đẹp của dòng sông qua những thời điểm nào?Tác dụng

Câu 3:Bài thơ sử dụng chủ yếu biện pháp tu từ,biện pháp nghệ thuật nào?Hãy chỉ rõ các từ ngữ thể hiện biện pháp tu từ,biện pháp nghệ thuật ấy

Câu 4:Nêu cảm nhận chung của em về nội dung bài thơ

Câu 5:Từ hình ảnh dòng sông quê hương trong bài thơ trên ,em hãy viết một đoạn văn nêu suy nghĩ về vai trò của quê hương trong cuộc đời mỗi con người

1
2 tháng 2 2021

Câu 1: thể thơ: lục bát; ptbđ: miêu tả

Câu 2: Bài thơ tả dòng sông theo trình tự thời gian : từ sáng đến tối .

Câu 3:

Nhân hóa: Nắng: mặc áo lụa đào

                      Sông: mặc áo xanh

    Tác dụng: gợi sự uyển chuyển, thơ mộng của cảnh vật thiên nhiên. Cảnh vật (dòng sông, nắng) được nhân hóa như con người, cũng biết làm duyên và tô điểm.

Câu 4: Nội dung : Vẻ đẹp của dòng sông

24 tháng 4 2021

batngo

10 tháng 7 2017

Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:

Dòng sông mới điệu làm sao

Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha

Trưa về trời rộng bao la

Áo xanh sông mặc như là mới may

=> Biện pháp tu từ : Nhân hóa ( dòng sông mặc áo )

=> Gợi ra sự mềm mại duyên dáng của dòng sông. Màu sắc đẹp : Màu nắng đào của nắng mới lên , màu xanh của bầu trời buổi trưa cao rộng.

Bốn câu thơ thể hiện một tình yêu thiết tha đối với quê hương, chọn một đề tài quen thuộc.

- Câu thơ mở đầu: giới thiệu, giống như lời nói thường, một lời nói tự nhiên xuất phát từ tâm hồn tác giả. Dường như cái con sông ấy đã đi vào sâu thẳm tiềm thức nhà thơ và con người nơi ấy, để mỗi khi nhắc đến, họ lại nói bằng một giọng bình thản và thân thương.
+ Tính từ "xanh biếc', "trong" gợi mở sự thanh khiết và nên thơ của dòng sông quê.
- So sánh: "nước gương", tô đậm sự thanh bình tuyệt đối của dòng sông. Ở đây, ta còn nhận thấy cái êm ả của cuộc sống thanh bình bên dòng sông đã phản chiếu cả sự thơ mộng, trong sáng trong tâm hồn tác giả.
+ Nhân hóa "soi", "tóc", biến không gian nghệ thuật hai bên bờ sông thành nhân vật của mình, nhà thơ muốn gợi lên cái "hồn", cái tình của con sông quê. Hàng tre trở thành dân quê, với những sinh hoạt giống con người, hay chính con người yêu quê hương quá, mà nhận ra cả bóng dáng của chị, của mẹ bên con sông yêu thương.
+ Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè/ Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng:
Lại thêm một phép so sánh tuyệt đẹp. Cái nắng của buổi trưa hè là nắng gắt, như tâm hồn tràn đầy nhựa sống và tình yêu thiết tha với quê hương của tác giả vậy. Nó mở ra một khung cảnh trữ tình đầy duyên dáng. Nắng không "chiếu", không "soi", mà là "tỏa", có lẽ chỉ từ tỏa mới có thể diễn tả được hết cái tấm lòng bao la muốn tỏa sáng trọn vẹn dòng sông quê. Sức nóng của mùa hè- sức sống của tác giả, điều đó đã nuôi dưỡng tâm hồn ông, vun đắp những khát vọng đẹp và biết bao nhiêu vần thơ hay về quê hương.

-> Không phải ngẫu nhiên mà khổ thơ được đặt ở vị trí đầu bài thơ. Chưa phải là nỗi nhớ day dứt, nhưng khổ thơ vừa gợi đề tài, cảm hứng của toàn bài, lại kín đáo gợi mở lòng yêu nước bền chặt, sâu nặng. Rất khéo léo, Tế Hanh đã nhắc nhở biết bao nhiêu người về những vẻ đẹp bình dị mà đáng trân trọng của quê hương đất nước mình.

30 tháng 10 2023

Câu 1:

Biện pháp tu từ so sánh "nước biếc" - "tầng khói phủ"

Tác dụng: 

- Tăng tính biểu hình biểu cảm gây ấn tượng sâu sắc với người đọc. 

- Cho thấy giao hòa giữa con người và thiên nhiên, Nguyễn Khuyến đang thả mình trong làn nước và ánh trăng thu. 

- Khắc họa vẻ đẹp của mùa thu qua hai hình ảnh nước biếc và màu khói.

Câu 2: 

Nhận xét về cái thẹn của Nguyễn Khuyến: 

Đó là cái thẹn của một nhân cách lớn. Ông cảm thấy thẹn khi không có khí tiết của một bậc quân tử "đầu đội trời, chân đạp đất" nên có. Ông vẫn lưu luyến công danh khi làm quan nhưng đến khi từ quan ông lại mang nỗi ân hận khôn nguôi khi làm quan dưới quyền lực của kẻ thù gây đau khổ cho nhân dân. Cái "thẹn" của Nguyễn Khuyến đầy sự chân thành, không trốn tránh sự thật mà dám thẳng thắn đối diện và thừa nhận. Tấm lòng của nhà thơ thật đáng trân trọng.

9 tháng 7 2018

Các biện pháp tu từ :Nhân hoá

- Dòng sông - điệu

- Dòng sông - mặc áo

Cách nói "clòng sông mặc áo" là một cách nói hay, duyên dáng, nên thơ. Hay vì tác giả tả dòng sông có sắc nước biến hóa trong mọi thời điểm trong một đêm ngày, không tĩnh tại, đơn điệu. Hay vì dòng sông được nhân hóa, trở nên điệu đà, thích làm đẹp, làm duyên như thiếu nữ. Hay vì cách quan sát, cách miêu tả dòng sông của tác giả rất chính xác, tinh tế nên đã tạo nên chất thơ.

9 tháng 7 2018

Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:

Dòng sông mới điệu làm sao

Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha

Trưa về trời rộng bao la

Áo xanh sông mặc như là mới may

....

=> Biện pháp tu từ : Nhân hóa ( dòng sông mặc áo )

=> Gợi ra sự mềm mại duyên dáng của dòng sông. Màu sắc đẹp : Màu nắng đào của nắng mới lên , màu xanh của bầu trời buổi trưa cao rộng.

Đoạn văn sau sử dụng các phương thức biểu đạt nào?“Hình như các bạn vẫn cho rằng ăn mặc như thế mới tỏ ra là người “văn minh”, “sành điệu”. Và có lẽ các bạn vẫn tưởng rằng sự “sành điệu”, “văn minh” ấy sẽ làm cho mình trở thành con người “thức thời” hơn, “hiện đại” hơn. Những bộ quần áo ấy sẽ làm cho các bạn có thể hãnh diện ngẩng cao đầu trước mọi...
Đọc tiếp

Đoạn văn sau sử dụng các phương thức biểu đạt nào?

“Hình như các bạn vẫn cho rằng ăn mặc như thế mới tỏ ra là người “văn minh”, “sành điệu”. Và có lẽ các bạn vẫn tưởng rằng sự “sành điệu”, “văn minh” ấy sẽ làm cho mình trở thành con người “thức thời” hơn, “hiện đại” hơn. Những bộ quần áo ấy sẽ làm cho các bạn có thể hãnh diện ngẩng cao đầu trước mọi người. Nhưng các bạn có nhớ lớp kịch Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục mà chúng ta mới học không? Cái ông trưởng giả Giuốc-đanh kia hăm hở đặt may lễ phục, vì ông ta tưởng rằng hễ mặc được một bộ lễ phục quý tộc là mình sẽ có ngay cái sang của nhà quý tộc, còn “cứ bo bo giữ kiểu áo quần trưởng giả thì đời nào được gọi là ông lớn”. Nhưng do không biết thế nào mới đúng là sang trọng, ông Giuốc-Đanh đã biến mình thành trò cười với bộ quần áo may hoa lộn ngược và ngắn cũn cỡn (vì bị ăn bớt vải). Ông ta còn bị đám thợ phụ lột cả cái áo ngắn lẫn chiếc quần cộc mặc khi tập kiếm. Vậy thì sự sang trọng, cả sự “sành điệu”, “văn minh” nữa, có phải là được làm nên nhờ vào việc đua theo “mốt” này “mốt” nọ đâu!”

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Nghị luận

D. Cả A, B, C

1
8 tháng 12 2018

Chọn đáp án: D

Biện pháp so sánh "nước biếc" - "tầng khói phủ" và biện pháp nhân hóa "để mặc bóng trăng vào".

Tác dụng:

- Tăng tính biểu hình, biểu đạt gây ấn tượng sâu sắc với người đọc. 

- Khắc họa vẻ đẹp của cảnh sắc mùa thu qua màu nước biếc.

- Sự giao hòa và gần gũi giữa con người và thiên nhiên đất trời.

13 tháng 11 2021

Em tham khảo:

- Biện pháp tu từ : + Ẩn dụ ( nước gương trong ) 

+ So sánh ( tâm hồn tôi với buổi trưa hè ) 

+ Nhân hóa ( soi tóc những hàng tre ) 

- Tác dụng : + Làm cho câu văn sinh động, gây ấn tượng với người đọc 

+ Làm nổi bật lên hình ảnh con sông quê hương cùng những hàng tre hiền hòa và đầy thơ mộng. Qua đó, tác giả bày tỏ niềm yêu quê hương vè rung động trước cảnh thiên nhiên tha thiết