K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Xác định trạng ngữ của các câu trong mỗi đoạn văn sau:a. Chiều chiều, chúng tôi ra ngồi gốc đa hóng mát. Lúa vàng gợn sóng. Xa xa, giữa cánh đồng, đàn trâu ra về, lững thững từng bước nặng nề.Bóng sừng trâu dưới ánh chiều kéo dài, lan giữa ruộng đồng yên lặng.                                                                              Theo Nguyễn Khắc Việnb. Sáng...
Đọc tiếp

Xác định trạng ngữ của các câu trong mỗi đoạn văn sau:

a. Chiều chiều, chúng tôi ra ngồi gốc đa hóng mát. Lúa vàng gợn sóng. Xa xa, giữa cánh đồng, đàn trâu ra về, lững thững từng bước nặng nề.Bóng sừng trâu dưới ánh chiều kéo dài, lan giữa ruộng đồng yên lặng.

                                                                              Theo Nguyễn Khắc Viện

b. Sáng sớm, gà mẹ dẫn gà con đi kiếm mồi. Bằng những cái móng sắc nhọn, nó nhanh nhẹn bới đất, dùng mỏ kẹp chặt lấy con giun. Nghe tiếng mẹ, đàn gà con xúm lại, chờ được chia phần. Góc vườn, bác chuối già rung rinh tay lá như khen ngợi những chú gà bé bỏng. Nắng, gió cũng hoà nhịp vui theo.

                                                                                 Theo Thu Tâm

1
25 tháng 10 2023

a. Chiều chiều, chúng tôi ra ngồi gốc đa hóng mát. Lúa vàng gợn sóng. Xa xagiữa cánh đồng, đàn trâu ra về, lững thững từng bước nặng nề. Bóng sừng trâu dưới ánh chiều kéo dài, lan giữa ruộng đồng yên lặng.

b. Sáng sớm, gà mẹ dẫn gà con đi kiếm mồi. Bằng những cái móng sắc nhọn, nó nhanh nhẹn bới đất, dùng mỏ kẹp chặt lấy con giun. Nghe tiếng mẹ, đàn gà con xúm lại, chờ được chia phần. Góc vườn, bác chuối già rung rinh tay lá như khen ngợi những chú gà bé bỏng. Nắng, gió cũng hòa nhịp vui theo.

Câu 1. Tìm trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong các câu dưới đây:a) Hôm nay, tất cả học sinh khối năm làm bài khảo sát môn Toán, Tiếng Việt và Tiếng Anh.b) Mùa đông, gia đình nhà chim gõ kiến, chim họa mi ẩn náu trong hốc cây.c) Những con sếu đầu đỏ bay lững thững trên cánh đồng.d) Tuy ông nội tôi đã già nhưng ông vẫn làm vườn để mua vui mỗi ngày.Câu 2: Từ “ lững thững” trong câu:...
Đọc tiếp

Câu 1. Tìm trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong các câu dưới đây:

a) Hôm nay, tất cả học sinh khối năm làm bài khảo sát môn Toán, Tiếng Việt và Tiếng Anh.

b) Mùa đông, gia đình nhà chim gõ kiến, chim họa mi ẩn náu trong hốc cây.

c) Những con sếu đầu đỏ bay lững thững trên cánh đồng.

d) Tuy ông nội tôi đã già nhưng ông vẫn làm vườn để mua vui mỗi ngày.

Câu 2: Từ “ lững thững” trong câu: “Những con cò lững thững bay trên bầu trời êm ả”. Thuộc loại từ nào?

A. danh từ B. động từ C. tính từ D. đại từ

Câu 3: Câu “Trong khu vườn nắng vàng, các loài hoa đua nhau khoe sắc thắm và tỏa ngát hương thơm”. Trạng ngữ ở câu trên chỉ gì?

A. nơi chốn B. nguyên nhân C. thời gian D. mục đích

Câu 4: Từ nào dưới đây có nghĩa là của chung, của nhà nước ?

A. công minh B. công lập C. công nhân D. công bằng

Câu 5: Câu nào dưới đây dùng dấu hỏi chưa đúng ? 

A. Hãy giữ trật tự ? B. Nhà bạn ở đâu ? C. Vì sao hôm qua bạn nghỉ học ? D. Một tháng có bao nhiêu ngày hả chị ?

Câu 6: Từ nào dưới đây là danh từ ?

A. thăm thẳm B. trang trại C. lênh khênh D. mua bán

Câu 7: Câu “Món ăn rất Việt Nam”. Từ Việt Nam thuộc từ loại nào ?

A. Danh từ B. Động từ C. Tính từ D. Đại từ

Câu 8: Từ nào dưới đây khác so với các từ còn lại ?

A. nết na B. đoan trang C. thùy mị D. xinh xắn

Câu 9: Câu có đại từ làm chủ ngữ thuộc kiểu câu “Ai là gì?” là câu nào?

A. Nó quay sang tôi giọng nghẹn ngào B. Chị Hằng đang là quần áo C. Chị sẽ là chị của em mãi mãi      D. Tôi nhìn em cười trong nước mắt

Câu 10. Xác định trạng ngữ (nếu có), chủ ngữ, vị ngữ của các câu sau:

a) Nắng trưa đã rọi xuống đỉnh đầu mà rừng sâu vẫn ẩm lạnh, ánh nắng lọt qua lá trong xanh.

b) Cò và Vạc là hai anh em nhưng tính nết rất khác nhau.

c) Một cô bé vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca.

d) Trong vườn, các loài hoa đua nở và ong, bướm bay về đây rất nhiều.

đ) Tuy ông nội em đã già nhưng ông vẫn còn rất khỏe.

Câu 11. Xác định từ loại (Danh từ, động từ hay tính từ) của những từ in đậm trong các câu sau:

Câu 1: Trong chiến dịch này, thắng lợi của chúng ta là rất lớn. => ……………….

Câu 2: Trong chiến dịch này, chúng ta đang thắng lợi lớn. => …………………..

Câu 3: Trong chiến dịch này, chúng ta đạt được kết quả rất thắng lợi.=>…………

Câu 4: Thắng lợi này có ý nghĩa rất quan trọng đối với quân dân ta. =>…………...

Câu 12. Cho đoạn văn: Cầu Thê Húc màu son, cong như con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn. Mái đền lấp ló bên gốc đa già, rễ lá xum xuê. Xa một chút là Tháp Rùa, tường rêu cổ kính. Tháp xây trên gò đất giữa hồ, cỏ mọc xanh um. Xếp các từ gạch chân vào 3 nhóm sau: - Danh từ:………………………………………………………………………………

- Động từ:………………………………………………………………………………

- Tính từ:……………………………………………

Câu 13: Dòng nào viết hoa sai quy tắc chính tả?

A. Anh hùng Lực lượng vũ trang   B. Huy chương Vàng    C. Huân chương sao Vàng   D. Đôi giày Vàng

Câu 14. Từ nào dưới đây là từ láy ?

A. ngang ngược B. tiềm tàng C. lú lẫn D. nhỏ nhắn

Câu 15. Từ nào dưới đây là từ ghép ?

A. bến bờ B. động đậy C. gọn ghẽ D. thưa thớt

Câu 16: Tìm vị ngữ trong câu sau: Thoắt cái, lác đác lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu.

A. trong khoảnh khắc mùa thu B. rơi trong khoảnh khắc mùa thu C. thoắt cái D. lác đác Câu

17. Xác định thành phần trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:

a) Giữa đám đông, một cô bé mặc váy đỏ tươi như bông hoa râm bụt đang đưa tay lên vẫy Ngọc Anh.

b) Trên bờ, những cây củi to và khô được vứt thêm vào đống lửa.

c) Hôm nay, tất cả học sinh chúng em làm bài kiểm tra năng lực vào lớp 6 chất lượng cao.

d) Trong những năm đi đánh giặc, nỗi nhớ đất đai, nhà cửa, ruộng vườn thỉnh thoảng lại cháy lên trong lòng anh.

e) Từ xa, trong mưa mờ, bóng những nhịp cầu sắt uốn cong đã hiện ra.

Câu 18. Cho các kết hợp hai tiếng sau: Xe đạp, xe máy, xe cộ, máy bay, đạp xe, xe kéo, khoai nướng, khoai luộc, luộc khoai, múa hát, tập hát, tập múa, bánh rán, bánh kẹo.

- Kết hợp gồm 2 từ đơn là:. …………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………

- Từ ghép tổng hợp là: ………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………

- Từ ghép phân loại là:

6
24 tháng 5 2023

Câu 10:

loading...

Câu 11: 

* Cả 4 câu đều chưa có từ in đậm nên ko xác định đc từ loại

Câu 12: 

* Chưa có từ đc gạch chân

Câu 13:

C. Huân chương sao Vàng

Câu 14:

D. nhỏ nhắn

Câu 15: 

C. gọn ghẽ

Câu 16:

B. rơi trong khoảnh khắc mùa thu

Câu 17:

loading...

Câu 18: 

- Kết hợp gồm 2 từ đơn là: đạp xe, luộc khoai, tập hát, tập múa

- Từ ghép tổng hợp là: Xe cộ, bánh kẹo, múa hát

- Từ ghép phân loại là: Xe máy, xe đạp, máy bay, xe kéo, khoai nướng, khoai luộc, bánh rán

23 tháng 5 2023

Câu 1:

loading...

Câu 2:

B. động từ

Câu 3:

A. nơi chốn

Câu 4:

B. công lập

Câu 5:

A. Hãy giữ trật tự ?

Câu 6:

B. trang trại 

Câu 7:

A. Danh từ 

Câu 8:

D. xinh xắn

Câu 9:

C. Chị sẽ là chị của em mãi mãi

3 tháng 4 2022

a) Khi phương đông vừa vấn bụi hồng con họa mi ấy lại hót vang lừng.

Đây là trạng ngữ chỉ thời gian

b) Để làm ra buồng ra nải, cây mẹ phải đua hoa chúc xuôi sang một phía.

Đây là trạng ngữ chỉ nguyên nhân.

c) Bằng một giọng thân tình, thầy khuyên chúng em cố gắng học bài, làm bài đầy đủ.

Đây là trạng ngữ chỉ phương tiện.

d) Nhờ tinh thần ham học hỏi, I- ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng.

Đây là trạng ngữ chỉ nguyên nhân.

đ) Vì rét, những cây lan trong chậu sắt lại

Đây là trạng ngữ chỉ mục đích.

e) Bên bờ biển, anh họa si vừa vẽ tranh vừa nghe nhạc.

Đây là trạng ngữ chỉ nơi chốn.

g) Anh đã làm nên bao điều kì lạ, với mẫu bút chì.

Đây là trạng ngữ chỉ phương tiện.

h) Trên đường ta về lại thủ đô

Cờ đỏ bay quanh tóc bạc Bác Hồ.

Đây là trạng ngữ chỉ thời gian.

3 tháng 4 2022

bạn có phải là trương tuệ linh học sinh lớp cô hiền môn văn hc thêm k

 Câu 3. Gạch chân bộ phận trạng ngữ trong các câu sau vàcho biết trạng ngữ đó bổ sung ý nghĩa gì cho câu.a) Khi phương đông vừa vấn bụi hồngcon họa mi ấy lạihót vang lừng. b) Để làm ra buống ra nải,cây me phải đua hoa chúc xuôisang một phía.c) Bằng một giọng thân tình ,thầy khuyên chúng em cổgăng học bài, làm bài đẩy đủ.d) Nhờ tinh thần hạm học hỏi, I- ren trở thành một nhàkhoa học...
Đọc tiếp

 Câu 3. Gạch chân bộ phận trạng ngữ trong các câu sau và
cho biết trạng ngữ đó bổ sung ý nghĩa gì cho câu.
a) Khi phương đông vừa vấn bụi hồngcon họa mi ấy lại
hót vang lừng.

 b) Để làm ra buống ra nải,cây me phải đua hoa chúc xuôi
sang một phía.
c) Bằng một giọng thân tình ,thầy khuyên chúng em cổ
găng học bài, làm bài đẩy đủ.
d) Nhờ tinh thần hạm học hỏi, I- ren trở thành một nhà
khoa học nổi tiếng.
đ) Vì rét, những cây lan trong chậu sắt lại
e) Bên bờ biển, anh họa si vừra vẽ tranh vừa nghe nhạc.
g) Anh đã làm nên bao điều kì lạ, với mẫu bút chì.
h) Trên đường ta về lại thủ đô
Cờ đỏ bay quanh tóc bạc Bác Hồ.
i) Vào một đêm cuối xuân 1947, khoảng hai giờ sáng,trên
đường đi công tác ,Bác Hồ đễn nghi chân ở một nhà bên
đường.

 

2
26 tháng 4 2022

a. Khi phương đông

b.Để làm ra buống ra nải

c. Bằng một giọng thân tình

d.Nhờ tinh thần hạm học hỏi

đ. Vì rét

e. Bên bờ biển

g. Anh đã làm nên bao điều kì lạ

h. Trên đường ta về lại thủ đô

i. Vào một đêm cuối xuân 1947, khoảng hai giờ sáng,trên

đường đi công tác

26 tháng 4 2022

a. Khi phương đông

b.Để làm ra buống ra nải

c. Bằng một giọng thân tình

d.Nhờ tinh thần hạm học hỏi

đ. Vì rét

e. Bên bờ biển

g. Anh đã làm nên bao điều kì lạ

h. Trên đường ta về lại thủ đô

i. Vào một đêm cuối xuân 1947, khoảng hai giờ sáng,trên

đường đi công tác

Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi:Tin-tin và Mi-tin dừng lại trước một cánh cửa rất lớn. Hai anh em chưa biết mở bằng cách nào thì cánh cửa đã từ từ mở ra. Một luồng ánh sáng mát dịu lan toả. Tin-tin nhìn quanh. Cậu chưa bao giờ được thấy một gian phòng rộng lớn và đẹp lộng lẫy đến như vậy. Những bức tường được ghép từ những viên đá trắng muốt, điểm những...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi:

Tin-tin và Mi-tin dừng lại trước một cánh cửa rất lớn. Hai anh em chưa biết mở bằng cách nào thì cánh cửa đã từ từ mở ra. Một luồng ánh sáng mát dịu lan toả. Tin-tin nhìn quanh. Cậu chưa bao giờ được thấy một gian phòng rộng lớn và đẹp lộng lẫy đến như vậy. Những bức tường được ghép từ những viên đá trắng muốt, điểm những viên hồng ngọc lấp lánh. Một mái vòm ngọc bích toả ánh sáng xanh dịu xuống những bông hoa khổng lồ, đủ màu sắc, đang xoè nở hết cỡ. Trên mỗi bông hoa là một em bé tí hon xinh đẹp đang mải mê làm việc. Mi-tin nhìn thấy một em bé tóc nâu đang chăm chú lắp ghép đôi cánh màu xanh biếc. Ở bông hoa bên cạnh, một bé gái tóc vàng ngắm nghĩa những chiếc bình pha lê chứa đầy chất lỏng màu hồng. Mi-tin giật tay anh: “Mình qua đó hỏi chuyện các bạn nhỏ đi!”.

ĐỖ ANH KHOA

a) Câu mở đoạn có tác dụng gì?

b) Các câu tiếp theo phát triển những ý nào của câu mở đoạn?

c) Tìm trong đoạn văn những chi tiết hoàn toàn do người viết tưởng tượng ra.

1
2 tháng 10 2023

a) Câu mở đoạn có tác dụng giới thiệu hành động của nhân vật.

b) Các câu tiếp theo phát triển những hành động, trạng thái của nhân vật trong câu mở đoạn.

c) Những chỉ tiết hoàn toàn do người viết tưởng tượng ra: Một luồng ánh sáng mát dịu lan toả. Trên mỗi bông hoa là một em bé tí hon xinh đẹp đang mải mê làm việc

27 tháng 9 2023

tham khảo:

Chiều hôm ấy, trời mưa như trút nước. Bầu trời đầy mây đen và chớp giật loé từng đợt. Na đã học bài xong và đang ngồi nhìn ra cửa sổ. Cô bé nhìn thấy một đoạn đường vắng lặng, trắng xoá màn mưa. Dưới lòng đường, người và xe di chuyển hối hả. Cả dãy phố hầu như không có một mái hiên nào đưa ra mặt đường. Một chút lo âu dâng lên trong tâm trí. Na chạy xuống nhà bảo mẹ kéo mái hiện ra phía ngoài đường để người đi đường có chỗ trú mưa...

5 tháng 10 2023

Chủ ngữ là: Chúng tôi; tôi

Vị ngữ: ra bờ moong; nhìn được toàn cảnh của công trường

Trạng ngữ là: Ở đây

24 tháng 4 2023

Lần nào trở về với bà
Trên bờ đê
Thỉnh thoảng & từ chân trời

22 tháng 5 2022

a)Mặt trời vừa lên
b)Ban đêm
c)Trên trời
d)Tại cảng biển

22 tháng 5 2022

Buổi sáng

Đêm đến

Ngoài ruộng

Ở cảng biển