K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 3 2023

- Để làm sáng tỏ các luận điểm chính, tác giả đã sử dụng những bằng chứng, lí lẽ là:

+ Con người là một phần của thế giới, nằm trong nó và quan sát nó. Niềm tin, tư tưởng, tín ngưỡng của con người đều được hình thành từ sự quan sát bên trong thế giới, gắn với thế giới. Vậy nên con người chỉ là một phần rất nhỏ bé của vũ trụ to lớn này.

+ Bằng chứng về sự thông tin về nhau của tự nhiên như một giọt mưa chứa thông tin về sự xuất hiện của đám mây đen, áo hiệu trời mưa; đồng hồ chưa thông tin về thười gian trong ngày giúp ta xác định giờ làm việc;… và cuối cùng não của con người chính là nơi chứa tất cả những thông tin được tích lũy qua kinh nghiệm.

+ Con người không thể tách khỏi tự nhiên; các giá trị đạo đức, tình yêu của con người đều mang tính hiện thực. Giá trị cảm xúc của con người làm nên xã hội và cũng là biểu hiện của tự nhiên.

+ Tự nhiên là nhà của con người, thế giới đa dạng, đầy màu sắc là nơi con người học hỏi, cư trú, nơi tìm hiểu và thỏa mãn sự hiếu kì bẩm sinh của con người.

- Những thông tin khoa học trong văn bản giúp cho những luận điểm chính trong văn bản sáng rõ hơn, logic hơn và có thêm sức thuyết phục cho việc nêu ra các bằng chứng, lí lẽ chứng minh luận điểm.

30 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ đoạn (3), (4) trong văn bản Sự sống và cái chết.

- Tìm hiểu các thuật ngữ chuyên ngành sinh học được sử dụng trong đoạn (3), (4) để nêu tác dụng của chúng.

Lời giải chi tiết:

- Các thuật ngữ chuyên ngành sinh học được sử dụng trong đoạn (3), (4) là “bọ ba thùy”, “cuối kỉ Péc-mi”, “tuyệt chủng”, “ổ sinh thái”, “các loài tiến hóa”,…

- Tác dụng của các thuật ngữ chuyên ngành sinh học nhằm giúp cho bài viết có dẫn chứng thuyết phục hơn, cụ thể hơn và người đọc có thể thấy được sự rõ hơn nội dung vấn đề.

8 tháng 3 2023

- Các thuật ngữ chuyên ngành sinh học được sử dụng trong đoạn (3), (4) là “bọ ba thùy”, “cuối kỉ Péc-mi”, “tuyệt chủng”, “ổ sinh thái”, “các loài tiến hóa”,…

- Tác dụng của các thuật ngữ chuyên ngành sinh học nhằm giúp cho bài viết có dẫn chứng thuyết phục hơn, cụ thể hơn và người đọc có thể thấy được sự rõ hơn nội dung vấn đề.

 
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
23 tháng 11 2023

- Để làm sáng tỏ luận điểm, tác giả đã sử dụng lý lẽ là những đánh giá, nhận xét vừa mang tính khách quan vừa thể hiện tính chủ quan cá nhân về con người và thế giới:

+ trong bức tranh khoa học rộng lớn ngày nay, có nhiều thứ chúng ta không hiểu nổi, và một trong những thứ mà ta hiểu ít nhất là chính chúng ta.

+ chúng ta, con người, trước hết là những chủ thể biết quan sát thế giới này, những nhà sáng lập tập thể của bức tranh về thực tại mà tôi đã cố gắng mô tả lại.

+ tri thức của chúng ta chung quy đều phản ánh thế giới.

+ Thông tin mà một hệ vật lý này có về hệ vật lý khác không có gì thuộc về ý thức hay chủ quan hết: nó chỉ là mối liên quan mà vật lý định ra giữa trạng thái của vật này với trạng thái của vật khác.

- Để làm sáng tỏ luận điểm, tác giả đã sử dụng bằng chứng là những thông tin khoa học, được mọi người công nhận:

+ Chúng ta từng tin rằng mình ở trên một hành tinh nằm tại trung tâm vũ trụ rồi hoá ra không phải vậy....chúng ta học được mình là ai. 

+ Một giọt mưa chứa thông tin về sự hiện diện của một đám mây khác trên trời......thông tin được tích luỹ từ trải nghiệm của tôi.

- Những thông tin khoa học trong văn bản giúp lí lẽ của người viết có căn cứ đúng đắn, thuyết phục được người đọc, người nghe. 

Trong các đoạn văn sau đây, tác giả đã sử dụng những từ ngữ nào để liên kết các câu trong đoạn?a. Lớp trẻ được bình đẳng đối thoại với người lớn, kể cả những người có chức vụ cao, kể cả cha anh và thầy giáo. Người lớn phải khai hóa văn minh, không làm cho lớp trẻ thụ động, phải tôn trọng lớp trẻ, dân chủ và bình đẳng với người trẻ. Người lớn không độc quyền chân lí mà làm người...
Đọc tiếp

Trong các đoạn văn sau đây, tác giả đã sử dụng những từ ngữ nào để liên kết các câu trong đoạn?

a. Lớp trẻ được bình đẳng đối thoại với người lớn, kể cả những người có chức vụ cao, kể cả cha anh và thầy giáo. Người lớn phải khai hóa văn minh, không làm cho lớp trẻ thụ động, phải tôn trọng lớp trẻ, dân chủ và bình đẳng với người trẻ. Người lớn không độc quyền chân lí mà làm người bạn đồng hành với lớp trẻ trong quá trình đi tìm chân lí của cuộc sống. Không áp đặt một chiều các tư tưởng giáo điều cũ kĩ cho lớp trẻ, luôn tìm cách tạo tự tin cho các em, khuyến khích lớp trẻ có chính kiến riêng, dám “cãi lại”, tôn trọng cá tính của các em. Người lớn cần hiểu lớp trẻ không phải là cái bóng sau mình, chỉ biết gọi dạ bảo vâng, làm theo, phục tùng và cúc cung tận tụy; phải trung thành với mọi điều người lớn nghĩ, người lớn nói, người lớn đã viết. Suy nghĩ như vậy là lạc hậu, không sáng suốt. Nếu người lớn để lại một lớp sau giống mình, y như mình, bản sao chép của mình, thì đó cũng là dấu hiệu của một đất nước, một dân tộc không phát triển. (Vũ Ngọc Hoàng).

b. Nếu muốn thay đổi tính chất của các mối quan hệ với mọi người xung quanh, bạn phải ý thức rõ tác động của những gì mình nói ra. Có lẽ, chúng ta không cố tình gây tổn thương người khác bằng nhận xét của mình. Thật ra, chúng ta cứ nghĩ mình đang cư xử lịch thiệp hay thậm chí là ân cần, những biểu hiện trên gương mặt của người đối diện mới nói lên sự thật.  (Ca-ren Ca-xây)

c. Sự sáng tạo trong văn học nghệ thuật gần giống với sự sáng tạo ra sự sống: “Dùng hình tượng là để lấy sự sống tác động vào sự sống, lấy sự sống sinh ra sự sống”. Nhưng đây là một sự sống đặc biệt, một sự sống bất diệt. Hình tượng văn học có giá trị, một khi ra đời, tham gia vào sinh hoạt xã hội như một con người thực. Người ta tâm sự với Kiều, thương Kiều, khóc Kiều và mê Kiều. Từ những nét mực, trang giấy bỗng hiện lên cả một thế giới đã lùi sâu vào dĩ vãng. Chính cái “phép mầu” kì diệu ấy đã khiến Go-rơ-ki (Gorki) ngôi đọc truyện ngắn “Trái tim bình dị” của Phlô-be (Flaubert), cảm thấy như trong quyển sách có một thứ ảo thuật gì khó hiểu; và Go-rơ-ki đã mấy lần giơ tờ giấy ra trước ánh sáng, nhìn qua các dòng chữ để tìm xem có cái bí mật gì ở trong ấy không. (Nguyễn Duy Bình)


 

2
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
29 tháng 8 2023

a.

Những từ ngữ được tác giả sử dụng để liên kết các câu trong đoạn là: như vậy; nếu...thì.

b.

Những từ ngữ được tác giả sử dụng để liên kết các câu trong đoạn là: nếu, có lẽ, thật ra.

c.

Những từ ngữ được tác giả sử dụng để liên kết các câu trong đoạn là: nhưng, phép thế (Từ những nét mực; chính cái phep màu kì diệu ấy).

29 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

Đọc lí thuyết tại phần Kiến thức ngữ văn.

Lời giải chi tiết:

a.

Những từ ngữ được tác giả sử dụng để liên kết các câu trong đoạn là: như vậy; nếu...thì.

b.

Những từ ngữ được tác giả sử dụng để liên kết các câu trong đoạn là: nếu, có lẽ, thật ra.

c.

Những từ ngữ được tác giả sử dụng để liên kết các câu trong đoạn là: nhưng, phép thế (Từ những nét mực; chính cái phép màu kì diệu ấy).

Về bộ phận văn học dân gian, có các trọng tâm kiến thức: – Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. – Hệ thống thể loại văn học dân gian Việt Nam. – Những giá trị của văn học dân gian Việt Nam. Để nắm được những trọng tâm kiến thức nói trên, có thể ôn tập theo các gợi‎ ý‎ sau: a) Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. Văn học dân gian bao...
Đọc tiếp

Về bộ phận văn học dân gian, có các trọng tâm kiến thức:

– Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. – Hệ thống thể loại văn học dân gian Việt Nam. – Những giá trị của văn học dân gian Việt Nam. Để nắm được những trọng tâm kiến thức nói trên, có thể ôn tập theo các gợi‎ ý‎ sau: a) Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. Văn học dân gian bao gồm những thể loại nào? Chỉ ra những đặc trưng chủ yếu nhất của từng thể loại. b) Chọn phân tích một số tác phẩm (hoặc trích đoạn tác phẩm) văn học dân gian đã học (hoặc đã đọc) để làm nổi bật đặc điểm nội dung và nghệ thuật của sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện thơ, truyện cười, ca dao, tục ngữ. c) Kể lại một số truyện dân gian, đọc thuộc một số câu ca dao, tục ngữ mà anh (chị) thích.
1
27 tháng 12 2017

a, Những đặc điểm cơ bản của nền văn học dân gian. Các thể loại, đặc trưng chủ yếu của từng thể loại

- Các thể loại chủ yếu của văn học dân gian là: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, ca dao, tục ngữ...

    + Truyền thuyết thuộc thể loại văn học dân gian nhằm lí giải các hiện tượng tự nhiên, lịch sử, xã hội. Sử dụng các yếu tố hoang đường kì ảo để kể chuyện.

    + Truyện cổ tích: kể về các kiểu nhân vật thông minh, ngốc nghếch, bất hạnh... nhằm thể hiện ước mơ cái thiện thắng ác, sự công bằng xã hội... Truyện cũng sử dụng các yếu tố hoang đường, kì ảo.

...

b, Phân tích truyện cổ tích Sọ Dừa:

- Kiểu nhân vật bất hạnh

- Thể hiện ước mơ cái thiện thắng cái ác, ước mơ về hạnh phúc

- Các yếu tố hoang đường kì ảo:

    + Bà mẹ uống nước trong một chiếc sọ dừa về mang thai

    + Sinh ra Sọ Dừa tròn lông lốc, không tay chân

    + So Dừa thoát khỏi lốt trở thành chàng trai khôi ngô tuấn tú

    + Vợ Sọ Dừa bị cá kình nuốt vào bụng, tự mổ bụng cá, trôi dạt vào đảo và sống sót.

c, Một số tác phẩm văn học dân gian đã học: truyện truyền thuyết Con rồng cháu tiên, Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, truyện cổ tích Tấm Cám, Đẽo cày giữa đường, Sọ Dừa, truyện cười Treo biển, lợn cưới áo mới...

28 tháng 8 2016

+ “Họ đều là những người nông dân nghèo thương con”. Nhưng tình thương con của mỗi người có biểu hiện và kết cục khác nhau: chị Dậu thương con mà không bảo vệ được con, phải bán con lấy tiền nộp sưu cứu chồng; lão Hạc phải tìm đến cái chết để giữ mảnh vườn cho con; còn ông Hai, khi nghe tin làng theo giặc lại lo cho con vì chúng nó cũng là con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?...Rõ ràng, ông đặt tình cảm riêng trong mối quan hệ với làng, với nước; ông hiểu danh dự của mỗi con người – dù còn ít tuổi – cũng gắn với danh dự của làng, gắn với vận mệnh của đất nước.
+ “Họ đều có sức phản kháng, đấu tranh”. Trong hoàn cảnh xã hội trước Cách mạng tháng Tám, chị Dậu phản kháng một cách tự phát, để bảo vệ chồng trước sự dã man vô nhân đạo của những kẻ đại diện cho cái gọi là “nhà nước” bấy giờ. Còn ông Hai, ông có ý thức trách nhiệm với làng, có tinh thần kháng chiến rất rõ ràng: ông trực tiếp tham gia các hoạt động kháng chiến ở làng, ông muốn trở về làng để được cùng anh em đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá…khi đi tản cư ông vẫn lo cho các công việc kháng chiến ở làng.
- Đặc biệt, cần phân tích để thấy những chuyển biến “rất mới” trong tình cảm của ông Hai đối với làng. Ở ông Hai, “tình yêu làng mang tính truyền thống đã hòa nhập với tình yêu nước trong tinh thần kháng chiến của toàn dân tộc”.
+ Tình yêu làng thể hiện ở việc hay khoe làng của ông. Phân tích để thấy sự thay đổi ở việc khoe làng ấy: trước Cách mạng, ông khoe sự giàu có, hào nhoáng của làng; sau Cách mạng tháng Tám, ông khoe không khí cách mạng ở làng ông…Ông tin vào ý thức cách mạng của người dân làng ông cũng như thắng lợi tất yếu nếu giặc đến làng nên nghe giặc “rút ở Bắc Ninh, về qua làng chợ Dầu…” thì ông hỏi ngay “ta giết được bao nhiều thằng?”.
+ Tình yêu làng gắn với tình yêu nước của ông Hai bộc lộ sâu sắc trong tâm lí ông khi nghe tin đồn làng theo giặc. Từ khi chợt nghe tin đến lúc về nhà, nhìn lũ con; rồi đến những ngày sau…nỗi tủi hổ ám ảnh ông Hai thật nặng nề, mặc cảm tội lỗi ngày một lớn hơn. Tình yêu làng, yêu nước của ông còn thể hiện sâu sắc trong cuộc xung đột nội tâm gay gắt. Ông thấy tuyệt vọng vì ở nơi tản cư có tin không đâu chứa người làng Chợ Dầu. Lòng trung thành với cách mạng, với đất nước thật mạnh mẽ, hiểu rõ những điều quý giá mà cách mạng đã mang lại cho mình cũng như trách nhiệm với cách mạng nên ông Hai đã quyết định dứt khoát “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”.
+ Tình cảm với kháng chiến, với cụ Hồ của ông Hai được thể hiện cảm động, chân thành khi ông tâm sự với đứa con út. Và, tinh thần kháng chiến, niềm tự hào về làng Chợ Dầu kháng chiến được thể hiện cụ thể khi ông Hai nghe tin cải chính về làng.
- Phân tích để thấy “nguyên nhân của những đổi thay rất mới đó ở nhân vật ông Hai”. Những đổi thay đó là do tác động của hoàn cảnh lịch sử. Sự mở rộng và thống nhất giữa tình yêu quê hương với tình yêu đất nước là nét rất mới trong nhận thức và tình cảm của người nông dân sau Cách mạng tháng Tám mà nhà văn Kim Lân đã thể hiện qua nhân vật ông Hai. Tình cảm ấy có được bởi cách mạng đã mang lại cho người nông dân cuộc sống mới, họ được giác ngộ và cũng có ý thức tự giác vươn lên cho kịp thời đại. Vậy nên, tầm nhìn, suy nghĩ của ông Hai đã được mở rộng, đúng đắn.

5 tháng 3 2023

Chỉ dẫn được đặt trong ngoặc đơn, đánh số.

- Tác dụng: Giúp người đọc hiểu đựơc nghĩa của các từ mới, giúp người đọc hiểu được cách thức, cũng như trình tự trình diễn của các nhân vật, từ đó theo dõi và hiểu được nội dung toàn bộ vở chèo.