Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
(*) Thông tin tham khảo:
- Lá cờ có ba màu đỏ, trắng và xanh dương xuất hiện trong cách mạng Pháp trở thành quốc kì của nước Cộng hòa Pháp (từ năm 1946). Trong đó:
+ Màu xanh dương tượng trưng cho: hòa bình, sự tự do và hy vọng.
+ Màu trắng tượng trưng cho: sự trong sáng, công lý, công bằng.
+ Màu đỏ tượng trưng cho: máu của những người đã ngã xuống để bảo vệ Tổ quốc, cũng đồng thời là biểu trưng cho sự bác ái, yêu thương con người.
- Bài ca Mác-xây-e xuất hiện trong cách mạng Pháp cũng trở thành Quốc ca của nước Cộng hòa Pháp (từ năm 1879)
Giới thiệu di tích Thành Bản Phủ - Đền thờ Hoàng Công Chất
Di tích Thành Bản Phủ thuộc xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên được xây dựng vào những năm 1758 đến 1762, cách thành phố Điện Biên Phủ 12km về phía Nam. Thành là chứng tích ghi dấu mốc lịch sử về công cuộc đánh đuổi ngoại xâm, giải phóng Mường Thanh do tướng Hoàng Công Chất lãnh đạo vào thế kỷ 18. Sau khi lãnh đạo cuộc khởi nghĩa nông dân chống lại triều định Lê - Trịnh tại vùng đất thuộc Thái Bình ngày nay, ông đã đưa nghĩa quân lên vùng Tây Bắc, liên kết, phối hợp với 2 tướng địa phương là tướng Ngải, tướng Khanh lãnh đạo nhân dân đánh bại cuộc xâm lược của giặc Phẻ, giải phóng hoàn toàn Mường Thanh. Để tưởng nhớ công lao to lớn của ông, tại thành Bản Phủ, người dân đã lập đền thờ vị thủ lĩnh nông dân Hoàng Công Chất, người có công lao to lớn trong cuộc đấu tranh đánh đuổi giặc Phẻ, bảo vệ bản Mường.
Ngày nay, nhiều làng thủ công vẫn còn đang hoạt động và phát triển như: gốm Bát Tràng (Hà Nội)...
Giải pháp bảo tồn: Thường xuyên tổ chức các buổi tham quan, triển lãm sản phẩm; Tổ chức các buổi hoạt động trải nghiệm cho du khách đến tham quan; Phát triển kinh tế kết hợp phát triển du lịch,…
Tham khảo!
Một số làng nghề thủ công được hình thành từ các thế kỉ XVI-XVIII và vẫn tồn tại, phát triển đến ngày nay:
- Làng gốm Bát Tràng (Hà Nội)
- Làng gốm Thanh Hà (Hội An)
- Làng dệt La Khê (Hà Nội)
- Làng nghề rèn sắt ở Nho Lâm (Nghệ An), Hiền Lương, Phú Bài (Thừa Thiên Huế),...
Một số giải pháp bảo tồn các làng nghề:- Đảm bảo đầu ra cho các sản phẩm của làng nghề
- Duy trì và phát triển đội ngũ nghệ nhân, thợ giỏi; thúc đẩy công tác đào tạo, truyền nghề.
- Phát triển làng nghề gắn với du lịch, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo các giái trị văn hóa truyền thống, thân thiện với môi trường.
- Tăng cường tuyên truyền cho thế hệ trẻ giá trị của các làng nghề và tầm quan trọng của việc bảo tồn, phát triển làng nghề.
Tham khảo
- Một số quốc gia hiện nay theo thể chế quân chủ lập hiến: Vương quốc Anh; Nhật Bản; Thụy Điển; Đan mạch; Thái Lan; Campuchia; Hà Lan, Bỉ; Bhutan; Malaysia,…
Tham khảo
Hiện nay, chính thể quân chủ lập hiến theo mô hình đại nghị còn tồn tại ở nhiều nước trên thế giới như Nhật Bản, Anh Quốc, Thụy Điển, Đan Mạch, Canada, Úc, Campuchia, Thái Lan, Tây Ban Nha, Na Uy, Hà Lan, Bỉ, Malaysia, Bhutan...
Tham khảo
- Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga (1917) và sự ra đời của nước Nga Xô viết đã tác động sâu sắc tới sự lựa chọn con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc, mở đầu quá trình giải quyết tình trạng khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo cho cách mạng Việt Nam (Nguyễn Ái Quốc đã từng nhận xét: “trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là thành công và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc, tự do, bình đẳng thật...”)
- Sự bùng nổ, quá trình phát triển và giành thắng lợi của Cách mạng tháng Mười đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho cách mạng Việt Nam. Ví dụ như:
+ Bài học về vai trò lãnh đạo cách mạng: cách mạng muốn thành công cần có sự lãnh đạo của một đảng biết vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước mình (Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã khẳng định: “lực lượng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động là rất to lớn, là vô cùng, vô tận. Nhưng lực lượng ấy cần có Đảng lãnh đạo mới chắc chắn thắng lợi”).
+ Bài học về lực lượng cách mạng: trong lực lượng toàn dân tộc, chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định vai trò động lực cách mạng của công nhân và nông dân. Hồ Chí Minh nhấn mạnh “Cách mệnh Nga dạy chúng ta rằng muốn cách mệnh thành công thì phải lấy công nông làm gốc”.
+ Bài học về phương pháp cách mạng: sử dụng bạo lực cách mạng và chú trọng đến việc tạo thời cơ và chớp thời cơ cách mạng.
Tham khảo
Cách mạng Tháng Mười Nga đã tạo nên bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử nhân loại, là một sự kiện có tầm ảnh hưởng sâu rộng, làm rung chuyển, đảo lộn trật tự thế giới, có ảnh hưởng rộng nhất tới phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, cổ vũ và thúc đẩy cuộc đấu tranh tự giải phóng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động, các dân tộc bị áp bức và nhân loại tiến bộ. Ý nghĩa thời đại và những bài học quý báu của Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại là tài sản vô giá, có giá trị bền vững, tiếp tục lan tỏa sức sống mãnh liệt đối với cách mạng Việt Nam. Trước khi Cách mạng Tháng Mười Nga thành công, ở Việt Nam đã có rất nhiều phong trào yêu nước diễn ra, song đều không thành công; nhiều tư tưởng, phương pháp cách mạng đã được trải nghiệm, nhưng đều thất bại. Cách mạng Tháng Mười Nga và Cách mạng Tháng Tám thực tế có mối quan hệ biện chứng, hợp quy luật. Sự gặp gỡ tự nhiên, tất yếu và điển hình giữa Hồ Chí Minh với ý nghĩa của Cách mạng Tháng Mười Nga và tư tưởng của V.I. Lê-nin là cuộc gặp gỡ giữa dân tộc và thời đại, giữa cách mạng vô sản và cách mạng giải phóng dân tộc, đã có ảnh hưởng trực tiếp, sâu sắc và vô cùng mật thiết tới cách mạng Việt Nam. Không có Cách mạng Tháng Mười Nga và chủ nghĩa Mác - Lê-nin, không có thời đại mới, thì sẽ không có sự kiện thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930, không có thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám và những thành quả to lớn, có ý nghĩa lịch sử và thời đại của cách mạng dân tộc dân chủ ở Việt Nam.
Tham khảo
- Việt Nam là một trong 16 quốc gia sở hữu sự đa dạng sinh học cao nhất thế giới với hơn 50.000 loài đã được xác định. Trong đó có nhiều loài thực vật và động vật quý hiếm, như:
+ Trầm hương, trắc, sâm Ngọc Linh, gõ đỏ, cẩm lai, vàng tâm,..
+ Sao la, voi, bò tót, hươu xạ,…
- Số lượng các cá thể trong mỗi loài tương đối phong phú, tạo nên sự đa dạng về nguồn gen di truyền,…
tham khảo:
Ví dụ:
Khu vực đồi núi: Quần thể du lịch nghỉ dưỡng Bà Nà (Đà Nẵng) nằm trên núi Chúa, thuộc dãy Trường Sơn, ở độ cao khoảng 1500m so với mực nước biển => mát mẻ quanh năm, thích hợp cho hoạt động du lịch nghỉ dưỡng.Khu vực đồng bằng: thuận lợi cho xây dựng cơ sở hạ tầng và cư trú => hình thành nhiều trung tâm kinh tế lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Tp.HCM,...Vùng biển và thềm lục địa: Có nhiều vũng, vịnh để xây dựng các cảng nước sâu như Cái Lân, Chân Mây, Vân Phong,...- Đối với khí hậu:
+ Vị trí địa lí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc, trong khu vực hoạt động của Tín phong và gió mùa châu Á, lại tiếp giáp với Biển Đông nên khí hậu thể hiện rõ tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa; với nhiệt độ trung bình năm cao, lượng mưa và độ ẩm lớn, trong năm có hai mùa gió (gió mùa hạ và gió mùa đông).
+ Hoạt động của các khối khí và bức chắn địa hình còn làm cho khí hậu nước ta phân hoá từ bắc xuống nam và từ đông sang tây.
+ Tuy nhiên, vị trí địa lí cũng làm cho nước ta chịu ảnh hưởng nhiều của thiên tai và biến đổi khí hậu như: bão, lũ lụt, hạn hán, nước biển dâng,…
- Đối với sinh vật:
+ Do vị trí địa lí nằm trên đường di lưu và di cư của sinh vật nên Việt Nam có tài nguyên sinh vật rất phong phú, đa dạng.
+ Ngoài sinh vật nhiệt đới, nước ta còn có cả các loài sinh vật cận nhiệt đới và ôn đới.
- Đối với khoáng sản: Do vị trí địa lí nằm ở nơi giao nhau của hai vành đai sinh khoáng lớn là Thái Bình Dương và Địa Trung Hải nên Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng với nhiều loại như: than, dầu mỏ, khí đốt, sắt, đồng, bô-xít, a-pa-tít, đá vôi, sét, cao lanh,...
tham khảo
Vị trí địa lí và phạm vị lãnh thổ là nhân tố quan trọng làm cho thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và có sự phân hoá đa dạng. Đặc điểm này được thể hiện rất rõ qua các thành phần tự nhiên:
Khí hậu: do nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc, lại tiếp giáp với Biển Đông => khí hậu có tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. Đặc điểm lãnh thổ kết hợp với hoạt động của các khối khí và bức chắn địa hình còn làm cho khí hậu nước ta phân hoá từ bắc xuống nam và từ đông sang tây. Chịu ảnh hưởng nhiều của thiên tai, biến đổi khí hậu.
Sinh vật: Do vị trí địa lí năm trên đường di lưu và di cư của sinh vật => tài nguyên sinh vật rất phong phú. đa dạng: sinh vật nhiệt đới, sinh vật cận nhiệt đới và ôn đới.
Khoáng sản: Do vị trí địa lí năm ở nơi giao nhau của hai vành đai sinh khoáng lớn là Thái Bình Dương và Địa Trung Hải => nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng: than, dầu mỏ. khí tự nhiên, sắt, dòng, bô-xit, a-pa-tit, đá vôi. sét. cao lanh....
Tham khảo
*Một số hoạt động khai thác tài nguyên biển, đảo nước ta:
- Đánh bắt và nuôi trồng hải sản.
- Khai thác tài nguyên khoáng sản (dầu mỏ và khí tự nhiên,…)
- Phát triển nghề sản xuất muối.
- Phát triển hoạt động du lịch biển.
- Xây dựng các cảng nước sâu.
- Khai thác năng lượng điện gió, điện thủy triều.
*Thuận lợi và khó khăn đối với phát triển kinh tế vùng biển
- Thuận lợi:
+ Tài nguyên biển đa dạng, phong phú, tạo điều kiện cho Việt Nam phát triển nhiều ngành kinh tế biển.
+ Vùng biển nước ta dễ tiếp cận với các tuyến hàng hải quan trọng trong khu vực, dọc bờ biển có nhiều vịnh kín để xây dựng các cảng nước sâu,… đây là điều kiện để phát triển giao thông vận tải biển, là cửa ngõ để Việt Nam giao thương với thị trường quốc tế.
+ Các hoạt động kinh tế biển góp phần quan trọng cung cấp thực phẩm, năng lượng và nguyên liệu cho sản xuất trong nước và xuất khẩu, góp phần phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
- Khó khăn:
+ Vùng biển nước ta có nhiều thiên tai và hiện tượng thời tiết bất lợi: bão, nước dâng, sóng lớn, xói lở bờ biển,... gây thiệt hại về người và tài sản, nhất là với cư dân sống ở vùng ven biển.
+ Ở một số nơi, tài nguyên thiên nhiên có dấu hiệu suy giảm, ảnh hưởng đến môi trường và phát triển bền vững.
tham khảo
* Yêu cầu số 1: Một số hoạt động khai thác tài nguyên biển, đảo nước ta:
- Đánh bắt và nuôi trồng hải sản.
- Khai thác tài nguyên khoáng sản (dầu mỏ và khí tự nhiên,…)
- Phát triển nghề sản xuất muối.
- Phát triển hoạt động du lịch biển.
- Xây dựng các cảng nước sâu.
- Khai thác năng lượng điện gió, điện thủy triều.
* Yêu cầu số 2: Thuận lợi và khó khăn đối với phát triển kinh tế vùng biển
- Thuận lợi:
+ Tài nguyên biển đa dạng, phong phú, tạo điều kiện cho Việt Nam phát triển nhiều ngành kinh tế biển.
+ Vùng biển nước ta dễ tiếp cận với các tuyến hàng hải quan trọng trong khu vực, dọc bờ biển có nhiều vịnh kín để xây dựng các cảng nước sâu,… đây là điều kiện để phát triển giao thông vận tải biển, là cửa ngõ để Việt Nam giao thương với thị trường quốc tế.
+ Các hoạt động kinh tế biển góp phần quan trọng cung cấp thực phẩm, năng lượng và nguyên liệu cho sản xuất trong nước và xuất khẩu, góp phần phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
- Khó khăn:
+ Vùng biển nước ta có nhiều thiên tai và hiện tượng thời tiết bất lợi: bão, nước dâng, sóng lớn, xói lở bờ biển,... gây thiệt hại về người và tài sản, nhất là với cư dân sống ở vùng ven biển.
+ Ở một số nơi, tài nguyên thiên nhiên có dấu hiệu suy giảm, ảnh hưởng đến môi trường và phát triển bền vững.
- Một số công ty đa quốc gia có phạm vi ảnh hưởng lớn đối với nền kinh tế nhiều nước trên thế giới hiện nay:
+ Walmart (lĩnh vực kinh doanh: bán lẻ)
+ ExxonMobil (lĩnh vực kinh doanh: xăng dầu)
+ Royal Dutch Shell (lĩnh vực kinh doanh: xăng dầu)
+ Apple (Lĩnh vực kinh doanh: công nghệ).
+ Samsung (lĩnh vực kinh doanh: công nghệ).
+ Amazon (lĩnh vực kinh doanh: thương mại điện tử).
+ Microsoft (lĩnh vực kinh doanh: công nghệ).