K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 3 2018

1.*nền kinh tế các nước Đông Nam Á phát triển khá nhanh xong chưa vững chắc:

+ Có điều kiện tự nhiên và xã hội thuận lợi cho sự phát triển kinh tế

+ Tốc độ tăng trưởng khá cao điển hình như Singapore, Malaysia

+ Phát triển chưa vững chắc dễ bị tác động về bên ngoài

+ Môi trường chưa được chú ý bảo vệ; cảnh quan thiên nhiên bị phá hoại đe dọa sự phát triển bền vững của khu vực

+ Nhiều cánh rừng bị khai thác triệt tệ, nguồn nước, không khí bị ô nhiễm nặng

*Cơ cấu kinh tế có những thay đổi:

- Sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế có sự thay đổi rõ rệt phản ánh quá trình công nghiệp hóa của các nước. tỉ trọng giá trị GDP của nông nghiệp giảm, công nghiệp và dịch vụ tăng.

- Các ngành sản xuất tập trung chủ yếu ở đồng bằng ven biển

2Biển VN mang tính chất gió mùa vì:

- Chế độ nhiệt: nhiệt độ trung bình năm của nước biển tầng mặt là trên 23oC, biên độ nhiệt trong năm nhỏ.
- Chế độ gió: trên Biển Đồng, gió hướng đông bắc chiếm ưu thế từ tháng 10 đến tháng 4, các tháng còn lại ưu thế thuộc về gió tây nam.
- Chế độ mưa: lượng mưa trên biển đạt 1100 - 1300mm/năm.

3.-Giai đoạn phát triển tiền Cambri Là giai đoạn đầu tiên hình thành lãnh thổ Việt Nam, cách đây 540 triệu năm.Giai đoạn này nước ta mới chỉ hình thành các mảng nền cổ, các loài sinh vật còn rất ít và sơ khai, bầu khí quyển có rất ít ô xi.

-Giai đoạn cổ kiến tạo - Cách đây 65 triệu năm. - Nước ta chịu ảnh hưởng của các cuộc vận động tạo núi lớn, nên phần lớn lãnh thổ nước ta đã là đất liền, sinh vật phát triển mạnh mẽ, hình thành cho nước ta một số mỏ khoáng sản. Đến cuối giai đoạn này, địa hìrh nước ta chịu tác động của ngoại lực tạo thành những bề mặt san bằng.
-Giai đoạn Tân kiến tạo - Đã diễn ra trong thời gian ngắn, từ 65 triệu năm trước cho đến ngày nay. - Nước ta chịu ảnh hưởng của vận động Tân kiến tạo, nâng cao địa hình, làm cho núi non, sông ngòi trẻ lại, hình thành các cao nguyên badan, các đồng bằng phù sa trẻ, mở rộng Biển Đông và hình thành các bể dầu khí ở thềm lục địa và ở đồng bằng châu thổ. - Sinh vật phát triển rất phong phú và hoàn thiện. - Sự xuất hiện của loài người.

13 tháng 12 2017

Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

- Từ năm 2000 đến năm 2010, cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ở nước ta có sự chuyển biến rõ nét.

- Tỉ trọng nông, lâm, ngư nghiệp giảm (dẫn chứng). Tỉ trọng công nghiệp - xây dựng tăng (dẫn chứng). Tỉ trọng khu vực dịch vụ tăng (dẫn chứng).

* Giải thích

- Do công cuộc đổi mới nền kinh tế nước ta đạt nhiều thành tựu.

- Do chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

1 tháng 3 2019

a) Năng suất chè của Việt Nam qua các năm

b) Vẽ biểu đồ - Xử lí số liệu:

Tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất và sản lượng chè của Việt Nam giaỉ đoạn 1990 - 2010

-Vẽ:

Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng dỉện tích, năng suất và sản lượng chè của Việt Nam giai đoạn 1990 – 2010

 c) Nhận xét

Giai đoạn 1990 – 2010:

- Diện tích, năng suất và sản lượng chè của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng tăng liên tục:

+ Diện tích chè tăng 116,7%.

+ Năng suất chè tăng 186,8%.

+ Sản lượng chè tăng 518,8%.

- Tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất và sản lượng chè của Việt Nam không đều nhau, sản lượng chè có tốc độ tăng trưởng tăng nhanh nhất, tăng chậm nhất là diện tích chè.

- Diện tích, năng suất và sản lượng chè của Việt Nam có tốc đô tăng trưởng tăng không đều qua các giai đoạn (dẫn chứng).

15 tháng 11 2017

a) Vẽ biểu đồ

Biểu đồ thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nưc (theo giá thực tế) phân theo khu vực kinh tế của Việt Nam giai đoạn 1990 – 2010

b) Nhận xét

- Về cơ cấu:

+ Năm 1990, khu vực nông - lâm - thủy sản chiếm tỉ trọng cao nhất, tiếp đến là khu vực dịch vụ và có tỉ trọng thấp nhất là khu vực công nghiệp và xây dựng (dẫn chứng).

+ Các năm 2000, 2005, 2010, khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất, tiếp đến là khu vực công nghiệp và xây dựng và có tỉ trọng thấp nhất là khu vực nông - lâm - thủy sản (dẫn chứng).

- Về sự chuyển dịch cơ cấu:

Từ năm 1990 đến năm 2010, cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (theo giá thực tế) phân theo khu vực kinh tế của Việt Nam có sự thay đổi theo hướng:

+ Tỉ trọng khu vực nông - lâm - thủy sản giảm liên tục từ 38,7% (năm 1990) xuống còn 18,9% (năm 2010), giảm 19,8%.

+ Tỉ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng tăng liên tục từ 22,7% (năm 1990) lên 38,2% (năm 2010), tăng 15,5%.

+ Tỉ trọng khu vực dịch vụ tăng liên tục từ 38,6% (năm 1990) lên 42,9% (năm 2010), tăng 4,3%.

7 tháng 8 2019

a) Vẽ biểu đồ

Biểu đồ thể hiện diễn biến diện tích và sản lượng cà phê Việt Nam gỉaỉ đoạn 1990 – 2010

b) Năng suất cà phê của Việt Nam giai đoạn 1990 – 2010

c) Nhận xét

Giai đoạn 1990-2010:

- Diện tích cà phê của Việt Nam tăng từ 119 nghìn ha (năm 1990) lên 555 nghìn ha (năm 2010), tăng 436 nghìn ha (tăng gấp 4,66 lần), nhưng không ổn định (dẫn chứng).

- Sản lượng cà phê của Việt Nam tăng liên tục từ 92 nghìn tấn (năm 1990) lên 1106 nghìn tấn (năm 2010), tăng 1014 nghìn tấn (tăng gấp 12,02 lần), nhưng tăng không đều qua các giai đoạn (dẫn chứng).

- Năng suất cà phê của Việt Nam tăng liên tục từ 7,7 tạ/ha (năm 1990) lên 19,9 tạ/ha (năm 2010), tăng 12,0 tạ/ha (tăng gấp 2,58 lần), nhưng tăng không đều qua các giai đoạn (dẫn chứng).

- Sản lượng cà phê có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, tiếp đến là diện tích và có tốc độ tăng trưởng chậm nhất là năng suất (dẫn chứng).

23 tháng 6 2018

a) Cán cân xuất nhập khẩu của Việt Nam qua các năm

b) Vẽ biểu đồ

Biểu đồ thế hiện giá trị xuât khẩu, giá trị nhập khẩu và cán cân xuất - nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 1990 – 2010

c) Nhận xét

Giai đoạn 1990-2010:

- Tổng giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng liên tục từ 5,2 tỉ USD (năm 1990) lên 174,5 tí USD (năm 2010), tăng 169,3 tỉ USD (tăng gấp 33,56 lần).

- Giá trị xuất khẩu tăng liên tục từ 2,4 tỉ USD (năm 1990) lên 79,7 tỉ USD (năm 2010), tăng 77,3 tỉ USD (tăng gấp 33,21 lần).

- Giá trị nhập khẩu tăng liên tục từ 2,8 tỉ USD (năm 1990) lên 94,8 tỉ USD (năm 2010), tăng 92,0 tỉ USD (tăng gấp 33,86 lần).

- Giá trị nhập khẩu có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn giá trị xuất khẩu (dẫn chứng).

- Giá trị nhập khẩu có tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng tổng giá trị xuất nhập khẩu, còn giá trị xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng thấp hơn.

- Tổng giá trị xuất nhập khẩu, giá trị xuất khẩu, giá trị nhập khẩu tăng không đều qua các giai đoạn (dẫn chứng).

- Giá trị nhập khẩu luôn lớn hơn giá trị xuất khẩu qua các năm nên cán cân xuất nhập khẩu luôn âm với giá trị âm ngày càng tăng (dẫn chứng).

2 tháng 1 2017

a) Biểu đồ

Biểu đồ thể hiện sự phân bố dân cư giữa các châu lục giai đoạn 1650 - 2000

b) Nhận xét và giải thích

Trong giai đoạn 1650 - 2000 giữa các châu lục có sự thay đổi trong bức tranh phân bố dân cư:

- Số dân châu Á là đông nhất, vì đây là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại, có tốc độ gia tăng tự nhiên cao và ít chịu ảnh hưởng của các cuộc chuyển cư liên lục địa.

- Dân số châu Âu tương đối ổn định trong thời gian giữa thế kỉ XVII đến giữa thế kỉ XVIII, sau đó dân số tăng lên vào giữa thế kỉ XIX do bùng nổ dân số, rồi bắt đầu giảm đột ngột, một phần vì xuất cư sang châu Mĩ và châu Đại Dương, nhưng chủ yếu vì mức gia tăng giảm liên tục cho đến nay.

- Dân số châu Phi giảm mạnh từ giữa thế kỉ XVII cho tới giữa thế kỉ XIX liên quan tới các dòng xuất cư sang châu Mĩ, từ cuối thế kỉ XIX đến năm 2000, dân số bắt đầu tăng lên do mức gia tăng tự nhiên rất cao.

- Dân số châu Mĩ tăng lên đáng kể nhờ các dòng nhập cư liên tục từ châu Phi và châu Âu. Riêng châu Đại Dương, số dân rất nhỏ so với tổng số dân thế giới, có tăng lên ít nhiều sau khi có dòng nhập cư từ châu Âu tới.

23 tháng 10 2018

a) Vẽ biểu đồ

Bỉểu đồ thể hiện số khách du lịch quốc tế và doanh thu du lịch của Đông Nam Á gỉaỉ đoạn 2000 – 2010

b) Nhận xét

Giai đoạn 2000 - 2010:

- Số khách du lịch quốc tế đến Đông Nam Á tăng liên tục từ 36908 nghìn người (năm 2000) lên 69776 nghìn người (năm 2010), tăng 32868 nghìn người (tăng gấp 1,89 lần).

- Doanh thu du lịch của Đông Nam Á tăng liên tục từ 28913 triệu USD (năm 2000) lên 73387 triệu USD (năm 2010), tăng 44474 triệu USD (tăng gấp 2,54 lần).

- Số khách du lịch quốc tế và doanh thu du lịch tăng không đều qua các giai đoạn (dẫn chứng).

- Doanh thu du lịch có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn số khách du lịch quốc tế (dẫn chứng).