K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 2

- Tùy bút: Người lái đò sông Đà – Nguyễn Tuân.

- Tóm tắt:

Từ thượng nguồn sông Đà đã mang vẻ dữ dội của đại ngàn: dựng đá vách thành, chỉ lúc đúng ngọ mới thấy mặt trời; sóng đá dữ dội dàn thành các thạch trận xô nhau liên tiếp, dữ dội hơn trông Đà giang như sôi lên sùng sục, tiếng thác đá ở đây thì như ngàn con trâu mộng giữa rừng vầu, rừng tre nứa nổ lửa. Có lúc sông Đà cũng dịu dàng: Sông Đà tuôn dài như áng tóc trữ tình,mang màu xanh ngọc bích và màu đỏ phù sa chứ không có màu đen như Pháp nói; sông Đà lại giống như một cố nhân lâu ngày gặp lại; hai bên bờ sông Đà tĩnh lặng nhưng đầy sức sống. Trên vẻ đẹp của Tây Bắc ấy hình ảnh người lái đò hiện ra đầy nghệ sĩ, hùng dũng dù rất bình dị đời thường, Ông lái đò vượt qua ba thạch trận với nhiều cửa tử; ngày nào cũng chiến đấu với sông Đà dữ dội, nhưng đêm trở về với những thứ bình dị, khiêm tốn.

- Nội dung chính: Người lái đò sông Đà là một áng văn đẹp được làm nên từ tình yêu đất nước say đắm, thiết tha của một con người muốn dùng văn chương để ca ngợi vẻ đẹp vừa kì vĩ, hào hùng vừa trữ tình thơ mộng của thiên nhiên và nhất là của con người lao động bình dị ở miền Tây Bắc.

Tác phẩm còn cho thấy công phu lao động nghệ thuật khó nhọc cùng sự tài hoa, uyên bác của Nguyễn Tuân trong việc dùng chữ nghĩa để tái tạo những kì quan của tạo hóa và những kì tích lao động của con người.

- Điều ấn tượng về hình tượng ông lái đò:

Ông lái đò hiện ra là một người khoảng bảy mươi tuổi làm nghề lái đò đã nhiều năm nay. Ông là đại diện cho những con người lao động bình dị, từng trải, có nhiều kinh nghiệm lái đò, có lòng dũng cảm, gan dạ, mưu trí, nhanh nhẹn và cả sự quyết đoán ở nơi đây. Mỗi ngày làm việc như một trận chiến với đám thủy quái trên sông, ông phải dùng hết công lực của mình để đối phó với bọn chúng mà không hề nao núng. Khi bọn đá bày ra trùng vi thạch trận thứ nhất đầy hiểm nguy, người lái đò hai tay giữ mái chèo khỏi bị hất lên khỏi sóng trận địa phóng thẳng vào mình; ông không hề nao núng mà bình tĩnh, đầy mưu trí như một vị chỉ huy, lái con thuyền vượt qua ghềnh thác. Ngay cả khi bị thương, người lái đò vẫn cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt lấy cuống lái để vượt qua trùng vi thạch trận thứ nhất. Sau khi phá xong vòng một, người lái đò không được nghỉ ngơi mà phá luôn trùng vi thạch trận thứ hai, thứ ba. Ông lái đò đã nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá; ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này. Trong cuộc chiến không cân sức ấy, người lái đò chỉ có một cán chèo, một con thuyền không có đường lùi còn dòng sông dường như mang sức mạnh siêu nhiên của loài thuỷ quái. Tuy nhiên, kết cục cuối cùng, người lái đò vẫn chiến thắng, khiến cho bọn đá tướng tiu nghỉu bộ mặt xanh lè vì phải chịu thua một con thuyền nhỏ bé

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

- HS ghi lại những cảm xúc, điều tâm đắc, thích thú, băn khoăn, điều chưa hiểu,… trong lúc đọc.

- HS tham khảo các bài đánh giá ở câu 1.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Tóm tắt những điểm cần lưu ý khi đọc hiểu một văn bản theo các thể loại là:

Tùy bút, tản văn

- Xác định được đề tài của văn bản.

- Xác định được cái tôi của tác giả trong văn bản.

- Những cảm xúc, suy nghĩ, nhận xét, đánh giá của tác giả.

- Ý nghĩa xã hội sâu sắc của nội dung bài tùy bút, tản văn.

- Ngôn ngữ giàu hình ảnh và chất thơ của bài tùy bút, tản văn.

- Chú ý đến chất trữ tình được tác giả thể hiện trong văn bản.

- …

Truyện thơ

- Xác định được cốt truyện.

- Xác định được nhân vật trong truyện thơ là kiểu nhân vật nào.

- Giải thích và phân tích được ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản.

- …

Bi kịch

- Xác định được chủ đề, cốt truyện và thông điệp trong văn bản.

- Xác định được hoạt động gây ra xung đột của bi kịch.

- Xác định được nhân vật thuộc phe thiện > < ác, đặc biệt là nhân vật bi kịch.

- Giải thích và phân tích được đặc điểm của ngôn ngữ sử dụng trong văn bản: ngôn ngữ độc thoại và đối thoại.

- …

31 tháng 8 2023

- Nội dung chính và ý nghĩa văn bản: 

+ Thương nhớ mùa xuân: Qua văn bản, tác giả thể hiện tình yêu thiên nhiên, đắm say trước mùa xuân Hà Nội. Từ đó khơi gợi trong lòng người đọc tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước. 

+ Vào chùa gặp lại: Qua văn bản, tác giả đã thể hiện những hi sinh mất mát mà cuộc kháng chiến chống quân xâm lược mà nhân dân phải chịu, đồng thời làm nổi bật lên tình người, tình đồng chí, tình yêu thương sâu sắc giữa con người với con người. 

+ Ai đã đặt tên cho dòng sông: Qua văn bản, tác giả đã thể hiện nét đẹp của dòng sông Hương ở các nơi khác nhau. Qua đó thể hiện vẻ đẹp của quê hương đất nước đồng thời là tình yêu quê hương, yêu cảnh đẹp say đắm. 

- Kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình: Các văn bản đều đưa ra những câu chuyện về cảnh đẹp mùa xuân; dòng sông Hương hoặc cuộc đời của những người dân khi kháng chiến. Bên cạnh đó, tác giả kể lại những câu chuyện bằng yếu tố biểu cảm, bộc lộ cảm xúc, trữ tình của tác giả gửi gắm trong đó. 

31 tháng 8 2023

Nội dung chính và chỉ ra ý nghĩa của các văn bản đọc hiểu:

Thương nhớ mùa xuân: “Thương nhớ mùa xuân" là nỗi niềm nhớ thương da diết quê hương, gia đình. Văn bản đã biểu lộ một cách rất chân thực và cụ thể nỗi niềm nhớ thương da diết quê hương, gia đình của tác giả.Với cách viết tùy bút chân thực và cụ thể, ông đã biểu lộ tình cảm thiêng liêng đó. Nhớ về mùa xuân của đất Bắc, của Hà Nội, Vũ Bằng đã tả lại những cảnh sắc thiên nhiên và đời sống sinh hoạt của người thủ đô một cách rõ ràng trong tâm trí của người con xa quê. Giọng văn nhẹ nhàng, du dương, trầm bổng của ông đã đưa độc giả lạc vào thế giới hồi ức miên man, dạt dào cảm xúc. Ông đã nhắc đi nhắc lại như một lời tỏ tình thiết tha mà say đắm: “Mùa xuân của tôi... mùa xuân thần thái của tôi...” Vào chùa gặp lại: “Vào chùa gặp lại” là một trong những tác phẩm tiểu biểu của nhà văn Minh Chuyên - người dành cả cuộc đời để viết về hậu chiến. Văn bản nói về sự hy sinh mất mát của những người quân nhân là phụ nữ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ gian khổ. Chiến tranh đã làm tổn hại nặng nề về người và của, nó kéo dài và khốc liệt đến nỗi hàng vạn nữ quân nhân cũng được huy động lại thành lập thành những tiểu đôi, hành quân tiến vào chiến trường. Truyện ca ngợi sự hi sinh cao cả của những người phụ nữ nhưng đồng thời cũng lên án, tố cáo tội ác của chiến tranh, của những kẻ xâm lược. Qua truyện, tác giả gửi đến thế hệ trẻ, thông điệp về lòng yêu nước, sự biết ơn với những thế hệ đã hi sinh thân mình vì độc lập dân tộc. Thông điệp này có giá trị đến mãi về sau. Nó dạy thế hệ trẻ phải biết ơn, cố gắng học tập và rèn luyện phát triển đất nước đi lên, không phụ sự hi sinh của thế hệ ông cha đi trước đã đổ xương máu để có được hòa bình.Ai đã đặt tên cho dòng sông: Văn bản đã tô đậm cho con sông Hương ấy bao nét thơ thật dịu dàng, thơ mộng mà hoang dã, đa tình, lịch lãm và cổ kính. Từ góc độ văn hóa truyền thống lịch sử tác giả cũng đã khắc họa sông Hương với nét tính cách đăc biệt qua đó cũng tái hiện lại cho bạn đọc những hình ảnh trong lịch sử và gắn liền với những phẩm chất rất riêng của người Huế. Mà đặc biệt hơn là vẻ đẹp của người con gái Huế luôn nhẹ nhàng, bay bổng mà rất đằm thắm.

Sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình qua một văn bản tùy bút, tản văn:

Ngôn ngữ: Giàu hình ảnh, cảm xúc, giàu chất trữ tìnhNhân vật "tôi" kể, tả, biểu cảm... với giọng điệu nhịp nhàng, hài hòa, trôi chảy, tự nhiên.Cảnh vật qua dưới ngòi bút nhà văn hiện lên thật sinh động, như được thổi hồn bên trong. Qua đó, thể hiện được sự tài hoa, khả năng quan sát, cảm nhận tinh tế của tác giả.Trong văn bản, tác giả sử dụng nhiều câu cảm thán, các câu bộc lộ trực tiếp tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của mình.

Sự kết hợp giữa hư cấu và phi hư cấu trong truyện kí:

Đối với các sáng tác truyện kí, hư cấu nghệ thuật là rất cần thiết nhưng hư cấu là để làm rõ sự thật, chứ không được bóp méo, xuyên tạc sự thật làm sai lệch lịch sử. Nhà văn không được làm sai lệch tính cách nhân vật và bản chất sự kiện. Khi tái hiện bức tranh hiện thực và con người lịch sử, nhà văn phải quan tâm đến chân lí lịch sử, tôn trọng những gì đã từng diễn ra trong quá khứ và được sử quan ghi lại trong chính sử, được số đông độc giả đồng thừa nhận. Những quy định vô hình này khiến cho công việc hư cấu, sáng tạo nghệ thuật của tác giả tiểu thuyết lịch sử bị giới hạn trong phạm vi nhất định. Nhà văn chủ yếu hư cấu, sáng tạo ở các phương diện chính như: đi sâu miêu tả phương diện nội tâm nhân vật; hư cấu thêm nhân vật, sự kiện không có thật trong lịch sử để làm nổi bật tầm vóc, vai trò nhân vật lịch sử; sử dụng yếu tố biến hóa, luân hồi, huyền thoại, huyền sử, dã sử, huyền tích để tô đậm thêm phần nguồn gốc xuất thân, phẩm hạnh, tài năng của nhân vật lịch sử cũng như tô đậm thêm phần đời sống tâm linh, văn hóa dân tộc cho bối cảnh câu chuyện, góp phần thể hiện tư tưởng, chủ đề tác phẩm.
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

Văn bản 1: Một thứ quà của lúa non: Cốm

Bài tùy bút “Một thứ quà của lúa non: Cốm” đã thể hiện được nét đặc sắc của tác giả Thạch Lam là thiên về cảm giác tinh tế, nhẹ nhàng mà sâu sắc. Đây cũng là đặc điểm chung trong các sáng tác của Thạch lam nói chung.

Khi nói về sự hình thành của hạt cốm, tác giả đã viết một đoạn văn miêu tả thấm đượm cảm xúc, thông qua những từ ngữ chọn lọc tinh tế, những câu văn có nhịp điệu: Khi đi qua cánh đồng xanh…mùi thơm của bông lúa non; Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ; Giọt sữa dần dần đọng lại; Rồi một loạt cách chế biến để làm ra tứ cốm dẻo ấy. ta có thể thấy Thạch Lam đã rất cẩn trọng trong chọn lọc từ ngữ miêu tả, câu văn thì nhiều nhạc điệu để thể hiện được luận điểm: Cốm là thứ quà đặc biệt của lúa non, của bàn tay khéo léo.

Để có hạt cốm cần đến sự khéo léo của con người. Vì vậy sau đoạn mở đầu tác giả đã nói đến nghề làm cốm nổi tiếng ở làng Vòng. Tác giả không đi vào miêu tả tỉ mỉ kĩ thuật hay công việc làm cốm mà cho biết đó là một nghệ thuật với một loạt cách chế biến, những cách thức truyền từ đời này sang đời khác.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

Văn bản 2: Sài Gòn tôi yêu

Trong bài tùy bút Sài Gòn tôi yêu, tác giả Minh Hương đã thể hiện tình yêu mãnh liệt đối với Sài Gòn trong sự cảm nhận về phong cách của người Sài Gòn. Trước hết, tác giả lí giải nguyên nhân Sài Gòn là nơi hội tụ của người tứ phương: bởi Sài Gòn hội tụ người của bốn phương những hòa hợp, không phân biệt, qua đó thể hiện phẩm chất tốt đẹp của người Sài Gòn, đó chính là sự cởi mở, đoàn kết.

Phong cách của người Sài Gòn lại được tác giả Minh Hương thể hiện qua chi tiết những cô gái yểu điệu, thiết tha, e ngại, ngượng nghịu như vầng trăng mới ló, cười chum chím, sáng rỡ, hóm hỉnh, nhí nhảnh. Qua miêu tả của tác giả ta thấy được phong cách của người Sài Gòn, đó chính là sự tinh tế, chân thành, cởi mở, bộc trực, vẻ đẹp tự nhiên, dễ gần mà dũng cảm cao đẹp.

Qua đó, người đọc thấy được Sài Gòn là một đô thị sầm uất, đông đúc, con người sống với nhau bằng tình yêu thương và sự đoàn kết, gắn bó. Đồng thời thể hiện được tình cảm yêu thương, trân trọng của tác giả Minh Hương đối với vùng đất này.

31 tháng 8 2023

- Nội dung chính: 

+ Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài: Tác giả đã khắc họa hình ảnh Vũ Như Tô một người tài hoa, có tâm với tác phẩm của mình. Mong muốn làm ra được tác phẩm làm đẹp cho cuộc đời nhưng không hợp thời thế, không tìm hiểu về thời cuộc dẫn đến bi kịch của cuộc đời, mất hết niềm tin, hi vọng. 

+ Thề nguyền và vĩnh biệt: Tác giả đã khắc họa tình yêu mãnh liệt vượt qua mọi khó khăn trở ngại, một tình yêu vĩnh cửu không thể tách rời. 

+ Tôi muốn được là tôi toàn vẹn: Tác giả đã khắc họa sự đấu tranh giữa thể xác và tâm hồn. Từ đó đưa ra vấn đề về sự thống nhất giữa hai hai yếu tố này, nếu không sẽ là những bi kịch cho bản thân và cho những người xung quanh. 

- Lưu ý khi đọc văn bản bi kịch: 

+ Nhân vật chính trong bi kịch thường là những nhân vật có tính cách vượt trội, có khát vọng cao đẹp nhưng phải đối đầu với những mâu thuẫn không thể hóa giải. 

+ Xung đột trong bi kịch: Xung đột ở nhân vật và thực tế cuộc sống và xung đột trong chính nhân vật. Qua đó thể hiện rõ số phận và tính cách nhân vật. 

+ Chỉ dẫn sân khấu.

31 tháng 8 2023

Tóm tắt nội dung chính của các văn bản bi kịch:

-Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài: Vũ Như Tô một kiến trúc sư có tài, tính tình cương trực. Lê Tương Dực vị vua nổi tiếng hôn quân chỉ biết khoái lạc, ăn chơi. Lê Tương Dực ra lệnh Vũ Như Tô xây dựng chốn ăn chơi đó là Cửu trùng đài. Vốn không màn đến danh vọng, cương trực ông đã thẳng thắn từ chối nhà vua dự bị vua căm ghét. Cung nữ Đan Thiềm khuyên nhũ Vũ Như Tô và thuyết phục rằng những tòa nhà mà ông xây dựng sẽ còn mãi và được người đời thán phục, kính trọng. Công trình Cửu trùng đài nguy nga, tráng lệ vốn tiêu tốn nhiều tiền của, sức người và cả máu của nhân dân vì vậy ai cũng căm ghét. Quận công Trịnh Duy Sản kích động thợ và nhân dân nổi dậy giết Vũ Như Tô và cửu trùng đài bị thiêu rụi.

-Thề nguyền và vĩnh biệt: Vở kịch nói về tình yêu tha thiết của một đôi trai gái thuộc hai dòng họ luôn coi nhau là kẻ thù. Do những xô xát và hiểu lầm, cuối cùng cả hai đều chọn cách tự tử để giải thoát qua đó đã góp phần giúp cho cả hai dòng họ cùng giải toả những oán hờn từ xa xưa. Qua đó, nhà văn Sếch-xpia đã lên án và tố cáo những hành động, thành kiến vô nhân đạo tồn tại và khống chế sự tự do của con người, đồng thời ca ngợi sự giải phóng bản thân, tiến tới những mối tình cảm tự nhiên, chân thành bước ra khỏi những ràng buộc của đạo đức phong kiến bảo thủ, lạc hậu. Trong trái tim của mỗi người đều tiềm tàng một khát vọng tình yêu, chỉ khi gặp đúng người, trái tim ta mới cảm nhận được sự rung động bùng cháy. Và không phải ai cũng đủ mạnh mẽ để theo đuổi tình yêu của mình. Nhưng Rô- mê-ô và Giu-li-ét, họ đã thật sự làm được điều đó, họ đã cùng vượt qua rào cản của gia đình, của xã hội để khiến cho tình yêu của mình chở nên thăng hoa và tiến đến bất tử.

-Tôi muốn là tôi toàn vẹn: Vở kịch kể về những đau khổ của Trương Ba phải chịu khi sống nhờ trong xác anh hàng thịt. Trương Ba quyết định trả lại thân xác cho hàng thịt. Sau đó, ông lại được gợi ý nhập vào xác cu Tị mới mất. Lần này, ông thẳng thừng từ chối và kiên quyết lựa chọn cái chết để bảo vệ danh dự, nhân phẩm của bản thân khỏi bị vấy bẩn khi trong thân xác của người khác bởi những thói tầm thường, phàm tục.

- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.- Khi đọc hiểu truyện nói chung, các em cần chú ý:+ Nhà văn kể lại câu chuyện gì? Nêu bối cảnh và tóm tắt lại câu chuyện đó bằng một số sự kiện nổi bật.+ Truyện có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? Chỉ ra mối quan hệ giữa nhân vật chính và các nhân vật khác trong tác phẩm (có thể thể hiện bằng một sơ đồ).+ Những...
Đọc tiếp

- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.

- Khi đọc hiểu truyện nói chung, các em cần chú ý:

+ Nhà văn kể lại câu chuyện gì? Nêu bối cảnh và tóm tắt lại câu chuyện đó bằng một số sự kiện nổi bật.

+ Truyện có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? Chỉ ra mối quan hệ giữa nhân vật chính và các nhân vật khác trong tác phẩm (có thể thể hiện bằng một sơ đồ).

+ Những biện pháp nghệ thuật nổi bật nào được sử dụng trong truyện? Nhận biết và chỉ ra tác dụng của việc chuyển đổi điểm nhìn (nếu có).

+ Thông điệp mà truyện muốn gửi đến người đọc là gì?

+ Nội dung của tác phẩm khơi gợi ở em những suy nghĩ, cảm xúc gì?

- Đọc trước truyện Chí Phèo và tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Nam Cao, bối cảnh ra đời của tác phẩm; lựa chọn và ghi chép lại một số thông tin giúp em đọc hiểu văn bản.

1
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

- Bối cảnh truyện: ở một hiện thực mạnh mẽ, một bức tranh đen tối, bế tắc của nông thôn Việt Nam trước cách mạng Tháng Tám.

- Tóm tắt: Chí Phèo vốn sinh ra là một người không cha không mẹ được dân làng Vũ Đại truyền tay nhau nuôi nấng. Lớn lên Chí trở thành một anh canh điền khỏe mạnh làm việc cho nhà Bá Kiến. Vốn tính hay ghen Bá kiến đã đẩy Chí vào tù. Bảy tám năm sau khi ở tù trở về Chí bỗng trở thành một kẻ lưu manh hóa, sống bằng nghề rạch mặt ăn vạ khiến cả làng xa lánh, không ai thừa nhận sự xuất hiện của Chí. Chí Phèo trở về và một lần nữa trở thành công cụ tay sai cho Bá Kiến để đổi lấy tiền uống rượu. Chí Phèo gặp Thị Nở và hai người ăn nằm với nhau. Chí được Thị chăm sóc, bát cháo hành cùng những cử chỉ của Thị đã làm sống dậy khát vọng sống hoàn lương của Chí. Chí hy vọng rằng Thị sẽ là cầu nối để Chí có thể trở về với đời sống lương thiện. Thế nhưng Bà cô Thị Nở lại ngăn cản Thị Nở đến với Chí. Bị Thị Nở cự tuyệt, Chí Phèo bèn xách dao đi với mục đích ban đầu là đâm chết con khọm già nhà Thị nhưng sau lại rẽ vào nhà Bá Kiến đòi lương thiện. Chí Phèo đâm chết Bá Kiến và tự kết liễu cuộc đời mình.

- Các nhân vật trong truyện: Chí Phèo, Bá Kiến, vợ Bá Kiến, Thị Nở và bà cô Thị Nở. Trong đó Chí Phèo là nhân vật chính.

- Mối quan hệ của Chí Phèo và những nhân vật khác:

+ Chí Phèo – bá Kiến:

+ Chí Phèo – Thị Nở:

+ Chí Phèo – bà cô thị Nở:

- Những biện pháp nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong truyện: điển hình hóa nhân vật, trần thuật kể truyện linh hoạt, ngôn ngữ sinh động, sử dụng khẩu ngữ quần chúng, mang hơi thở đời sống, giọng văn hóa đời sống.

- Điểm nhìn trần thuật trong truyện đa dạng và luôn vận động. Từ điểm nhìn đa dạng, luôn vận động mà tác phẩm có nhiều tiếng nói vang lên và đối thoại, sự đan xen, hòa nhập các tiếng nói tạo sự thay đổi trong điểm nhìn trần thuật khiến lời văn biến hóa một cách sinh động.

- Thông điệp của truyện: Chí Phèo là tiếng kêu cứu thiết tha của những người bất hạnh: Hãy bảo vệ và đấu tranh cho quyền được làm người của những con người lương thiện, để họ được sống và sống hạnh phúc, không còn những thế lực đen tối của xã hội đẩy họ vào chỗ mất cả nhân hình lẫn nhân tính đầy bi kịch xót xa.

- Với ngòi bút hiện thực của tác giả Nam Cao, tác phẩm đã để lại trong lòng em những ám ảnh về cuộc sống khốn khổ của nhân dân lao động, những con người bị chà đạp không thương tiếc.

- Thông tin về tác giả Nam Cao:

+ Nam Cao (1917 – 1951) tên khai sinh là Trần Hữu Tri, sinh trong một gia đình nông dân ở làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân (nay xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân) tỉnh Hà Nam.

+ Ông theo quan điểm “nghệ thuật vị nhân sinh” : “Nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, không cần là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than”. Ông quan niệm: Tác phẩm “phải chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi; ca tụng tình yêu, bác ái, công bằng” và “Văn chương không cần đến sự khéo tay, làm theo một cái khuôn mẫu. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo ra cái gì chưa có”.

+ Ông để lại khối lượng tác phẩm lớn với nhiều thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch, truyện ký như các tác phẩm: “Sống mòn”, “Lão Hạc”, “Chí Phèo”, “ Giăng sáng”, “Lão Hạc”, “Chí Phèo”, “Đôi mắt”, ...

- Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời tác phẩm:

+ Truyện ngắn Chí Phèo nguyên có tên là Cái lò gạch cũ; khi in thành sách lần đầu (NXB Đời mới, Hà Nội, 1941), nhà xuất bản tự đổi thành Đôi lứa xứng đôi. Đến khi in lại trong tập Luống cày (Hội văn hóa cứu quốc xuất bản, Hà Nội, 1946), tác giả đặt lại tên là Chí Phèo.

+ Chí Phèo được tác giả viết nên dựa trên cơ sở người thật việc thật. Đó là làng Đại Hoàng – quê hương của nhà Văn Nam Cao. Dựa trên cơ sở đó, Nam Cao hư cấu, sáng tạo nên câu chuyện về cuộc đời của Chí Phèo, tạo nên một bức tranh hiện thực sinh động về xã hội nông thôn Việt Nam trước cách mạng Tháng Tám 1945.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

1. Chí Phèo và Nam Cao

-  Bài đánh giá về Chí Phèo: https://revelogue.com/van-hoc-viet-nam-chi-pheo/

- Nhận định về Nam Cao: Trong các trang truyện của Nam Cao, trang nào cũng có những nhân vật chính hoặc phụ đang đối diện với cái chỗ kiệt cùng với đời sống con người để rồi từ đó bắt buộc người ta phải bộc lộ mình ra, trước hết là tâm lí, nhân cách rồi tiếp đến sau cùng là cái nỗi đau khôn nguôi của con người. (Nguyễn Minh Châu).

2. Chữ người tử tù và Nguyễn Tuân

- Bài đánh giá về Chữ người tử tù: https://revelogue.com/truyen-ngan-chu-nguoi-tu-tu/

- Nhận định về Nguyễn Tuân: Nguyễn Tuân- một cây bút vốn luôn khao khát những cảm giác, cảm xúc mới lạ, nồng nàn, say đắm. (Nguyễn Đăng Mạnh).

 

3. Tấm lòng người mẹ và Victo Hugo

- Bài đánh giá Tấm lòng người mẹ: https://danhgiatot.vn/nhung-nguoi-khon-kho

- Phê bình của Victor Hugo: Ba vấn đề lớn nhất của thế kỷ này: sự tha hóa của người đàn ông trong nghèo khổ, sự khuất phục của người phụ nữ bởi cơn đói, sự teo mòn của trẻ nhỏ vì bóng tối.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

- Một số tùy bút, tản văn viết về đề tài thiên nhiên là:

+ Người lái đò sông Đà – Nguyễn Tuân

+ Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt – Vũ Bằng

- Cách tiếp cận riêng của mỗi nhà văn:

+ “Ai đã đặt tên cho dòng sông” – Hoàng Phủ Ngọc Tường tiếp cận theo từng góc độ: địa lý, văn hóa, lịch sử… để lột tả được hết vẻ đẹp của dòng sông Hương.

+ “Cõi lá” – Đỗ Phấn tiếp cận từ thiên nhiên, con người để miêu tả thời tiết giao mùa.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

Lưu ý khi đọc một đoạn trích trong truyện thơ Nôm:

- Hiểu rõ vị trí của văn bản trong tác phẩm.

- Vận dụng được tri thức về nghệ thuật truyện thơ Nôm (nghệ thuật kể chuyện bằng thơ lục bát, bút pháp miêu tả nội tâm nhân vật...) để đọc, phân tích, đánh giá văn bản một cách có cơ sở.

- Với việc đọc hiểu một văn bản tác phẩm khác (thơ chữ Hán), cũng cần nắm vững đặc điểm thể loại của từng tác phẩm cụ thể.