Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thầy bói nói dưạ
Ăn ốc nói mò
Thấy cây mà ko thấy rừng
Chúc bn hok tốt !
a)Quan hệ gia đình:
Ơn cha nặng lắm ai ơi!
Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang
b)Quan hệ thầy trò:
- Tiên học lễ, hậu học văn
- Không thầy đố mày làm nên
- Học thầy chẳng tầy học bạn
- Thuộc sách văn hay, mau tay tốt chữ
- Một kho vàng không bằng một nang chữ
- Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học
- Ăn vóc, học hay
- Ông bảy mươi học ông bảy mốt
- Dốt đến đâu, học lâu cũng biết
- Người không học như ngọc không mài
- Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi
-Muốn sang thì bắc cầu Kiều
Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy
-Nhất tự vi sư, bán tự vi sư
- Con thầy, vợ bạn.
c)Quan hệ bạn bè:
Ở chọn nơi,chơi chọn bạn.
Bạn bè là nghĩa tương tri
Sao cho sau trước một bờ mới nên
Ra đi vừa gặp bạn hiền
Cũng bằng ăn quả đào tiên trên trời
Ai ơi nhớ lấy câu này
Tình bạn là mối duyên thừa trời cho
Ra đi vừa gặp bạn thân
Cũng bằng ăn quả đào tiên trên trời
Bắt con cá lóc nướng trui
Làm mâm rượu trắng đãi người phương xa
Ra về nhớ bạn khóc thầm
Năm thân áo vải ướt đầm cả năm
Tình bạn là vạn bông hoa
Tình bạn là vạn bài ca muôn màu
Cho tôi tôi chọn hoa hồng
Cho tôi chọn bạn tấm lòng thủy chung
Mực xanh giấy trắng viết ngắn còn dài
Mong rằng tình bạn nhớ hoài ngàn năm
Sống trong bể ngọc kim cương
Không bằng sống giữa tình thương bạn bè
Tình bạn tươi thắm như hoa
Tình bạn là bản tình ca tuyệt vời
Câu tục ngữ đã bàn về mối quan hệ nhân-quả trong cuộc sống. “Ở hiền” tức là sống một cách tử tế, hiền lành, làm những điều tốt đẹp, không xấu xa, phạm pháp,...”Lành” ở đây mang nghĩa là những thành quả, niềm vui, hạnh phúc mà ta đạt được khi sống thiện lành. Như vậy, qua câu tục ngữ ngắn gọn mà sâu sắc kia, ông cha ta đã gửi gắm một bài học đạo lý giàu ý nghĩa. Trong cuộc sống, khi con người ta ăn ở tốt, làm những điều tốt đẹp, sống hiền lành, nhân hậu, có ích với cuộc đời thì sẽ được đền đáp thành quả một cách xứng đáng, nhận được những may mắn, thành công.
Từ xa xưa, ông cha ta đã đúc rút biết bao những bài học hay, giàu ý nghĩa trong cuộc sống. Và một trong số đó chính là bài học về mối quan hệ nhân - quả, về cách làm người phải sống có tâm, có ích, ăn ở tốt thì mới có thể gặp được những điều tốt đẹp. Phải chăng vì thế ông cha ta đã có câu “Ở hiền gặp lành”.
Chỉ với 4 chữ ngắn gọn, cùng cách nói khẳng định, “ở hiền” có thể hiểu là sống hiền lành, tốt bụng, sống có ích, có ý nghĩa , không làm những điều xấu xa, trái với quy luật. “Gặp lành” tức là gặp được, đạt được những điều tốt, sự thành công, niềm vui, sự đền đáp từ cuộc sống hoặc chính những người xung quanh. Có thể nói, thế hệ trước đã nhắn nhủ với thế hệ sau một quan niệm đạo lý thật lớn lao, đạo lý về việc sống có tâm, sống tốt đẹp, luôn vị tha, giúp đỡ người khác thì ắt sẽ đạt được những điều lành, được đền đáp một cách xứng đáng.
Thế giới này không phải là của riêng một ai. Mỗi người chúng t là một cá thể trong mỗi tập thể của thế giới bao la, rộng lớn này. Vì thế, việc đối nhân xử thế, là một điều rất quan trọng. Khi ta đối xử tốt, giúp đỡ với người khác, ta cũng sẽ nhận lại được sự giúp đỡ tương tự vào lần sau; khi ta làm một việc tốt, tâm hồn ta thanh thản; khi ta chấp hành theo một luật lệ nào đó, ta sẽ đem lại sự an toàn cho bản thân,...Điềm lành có thể với mỗi người, mỗi hoàn cảnh sẽ là khác nhau, dù là lớn hay nhỏ. Đơn giản, như việc ta dừng đèn đỏ theo đúng quy định , đó cũng là một minh chứng cho việc bạn đã “ở hiền”, và điềm lành đến với bạn là gì? Đó à bạn đã tránh được nguy cơ xảy ra tai nạn cho bản thân và cho người khác. Nghe có vẻ đơn giản, nhưng hãy thử nghĩ đến việc nếu bạn thử không dừng đèn đỏ thì biết đâu bạn đã gây ra một tai nạn nào đó mà thiệt hại lại lớn vô cùng. Đó chính là một minh chứng cơ bản cho việc “Ở hiền thì gặp lành”
Từ xa xưa, trong mỗi câu chuyện bà kể, tôi đều được nghe về các ông bụt, bà tiên đã hiện ra và giúp đỡ cô Tấm, nàng lọ lem ngay khi họ tuyệt vọng nhất. Bà tôi nói rằng, đó là vì họ là những con người lương thiện , có tấm lòng nhân hậu, vị tha nên khi gặp khó khăn, họ ắt sẽ nhận được sự giúp đỡ, và được đền đáp một cách xứng đáng. Tuy ở cuộc sống hiện đại này, chúng ta cũng chẳng phải cô Tấm hay nàng lọ lem ấy, thế nhưng, chân lý “ Ở hiền gặp lành” vẫn hoàn toàn đúng đắn và có ý nghĩa. Chẳng ai mà không yêu quý những con người sống lương thiện, giàu lòng vị tha, luôn giúp đỡ những người xung quanh, nó đen lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho tất cả mọi người.
Tất nhiên, trong xã hội ngày hôm nay, không phải cứ hoàn toàn ai “ở hiền” thì sẽ “gặp lành”, nhất là trong một xã hội mà vẫn còn đầy rẫy những cạm bẫy, tệ nạn, mối nguy hiểm. Bạn không thể cứ hiền lành, cổ vũ, giúp đỡ những kẻ xấu xa, những điều sai trái trong xã hội. Ta cần phải tỉnh táo, phân biệt được đâu là đúng đâu là sai, để xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn. Bên cạnh đó, những con người mà sống ích kỷ, xấu xa, là mối nguy hại của xã hội thì ắt cũng sẽ bị trừng phạt và nhận kết cục xứng đáng. Giống như hai mẹ con Lý Thông trong truyện cổ tích Thạch Sanh hay mẹ con Cám trong câu chuyện Tấm Cám vậy. Muốn “ ở hiền” để “gặp lành” thì phải xuất phát từ chính trái tim, từ cái tâm của chính mình, thay vì chạy theo số đông, làm những việc để mưu cầu lợi ích vì “gieo nhân nào, gặt quả nấy”.
Mối quan hệ nhân quả trong cuộc sống dù là với bất kỳ ai, bất kỳ thời đại nào cũng vẫn luôn đúng đắn. Thế hệ chúng ta hôm nay, cần giữ gìn và phát huy những bài học đạo lý muôn đời của ông cha ta.
1. Thương người như thể thương thân.
2.Lúng túng như gà mắc tóc .
3 Rành rành như canh nấu hẹ.
4.Lôi thôi như cá trôi lòi ruột.
5.Lăng xăng như thằng mất khố.
6. Lừ đừ như ông từ vào đền.
7. Một miếng khi đói băfng một gói khi no.
8.Gái có chồng như gông đeo cổ.
9. Lanh chanh như hành không muối.
10. Chạy như cờ lông công.
Evania nghũ thế, nếu sai thì bỏ qua ạ, đúng thì k. Cảm ơn mà bn quen bn Mai hok ?
1. Thương người như thể thương thân
2. Anh em như thể tay chân
3. Lừ đừ như ông từ vào đền
4. Lăng xăng như thằng mất khố
5. Lôi thôi như cá trôi xổ ruột
6. Lúng túng như gà mắc tóc
7. Gái có chồng như gông đeo cổ
8. Lúng túng như gà mắc tóc
9. Nhanh như chớp
10. Yếu như sên
1, Đen như mực
2, Bạc như vôi.
3, Vàng như nghệ
Từ câu chuyện thầy bói xem voi chế giễu cách xem và cách phê phán về voi cỉa năm ông thầy bói mù , chuyện thầy bói xem voi khuyên chúng ta muốn hiểu biết sự vật , sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện ko nên nghĩ mênh man như các ông thầy bói trong câu chuyên thầy bói xem voi và hậu quả của các ông thầy là xô xát đánh nhau toác đầu chảy máu!
CHÚC BẠN HỌC GIỎI!
*Các cấu trúc câu và câu ví dụ cụ thể:
Cấu trúc câu ẩn dụ:
Lấy hai cái tương đồng so sánh với nhau.
Ví dụ:
Thấy trong lăng, một mặt trời rất tỏ.
Cấu trúc câu hoán dụ:
Lấy một bộ phận tả cái toàn thể.
Ví dụ:
Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người, sỏi đá cũng thành cơm.
( Lưu ý: Những phần trên sẽ là phần ví dụ. Phần tiếp theo sẽ là làm bài theo yêu cầu)
*Câu trả lời của mình:
Ví dụ về câu ẩn dụ:
Ví dụ 1:
Đôi sao sáng, nhìn trời rộng lớn
Tình chan hòa, nào ta hãy hát ca
*Giải thích: Từ "sao" trong bài trên chỉ đôi mắt của chúng ta.
Ví dụ 2:
Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
*Giải thích: Từ" thuyền" có nghĩa là người con trai và từ "bến" có nghĩa là người con gái.
Ví dụ 3:
Đêm sao sáng, nhìn trời trong mắt biển.
Xanh thẫm xanh, câu hát tựa lời ru.
*Giải thích: "Đêm sao" có nghĩa là nhiều con mắt sáng. "Mắt biển" nghĩa là mắt trong xanh như biển hoặc hướng về hướng tốt, thoát khỏi sự tham lam( Tức rất nhiều nghĩa)."Xanh thẫm xanh" ý nói nước biển xanh thăm thẳm. "Câu hát" nghĩa là tiếng sóng biển. "Lời ru" nghĩa là gió thổi trên biển khiến biển động đậy cất tiếng hát. Nghĩa của câu:
Nhiều con mắt hướng về phía biển xanh
Biển xanh thẳm,sóng rì rào nghe giố thổi.
Ví dụ về câu hoán dụ:
Ví dụ 1:
Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người
*Giải thích: Chữ "trồng người" ở đây nghĩa là dạy cho con người đạo đức, tài năng. Chữ trồng người được hoán dụ thành trồng cây. Lấy bộ phận một năm trồng nhiều cây để hoán dụ thành trăm năm trồng người.
Ví dụ 2:
Cây bút trẻ là từ nhà văn trẻ.
Cây lúa non đến từ nhà nông dân.
*Giải thích: "Cây bút trẻ" nghĩa là nhà văn trẻ. Cây lúa non nghĩa là người nông dân trẻ mới vào nghề được hoán dụ.
Ví dụ 3:
Áo chàm đưa buổi phân ly
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay?
*Giải thích: Áo chàm không thể phân ly được nên nó được hiểu theo nghĩa là người ở lại tiễn người ra đi. Do quá buồn mà áo chàm không thể nói được gì.
A[sửa]
Ă[sửa]
C[sửa]
D[sửa]
Đ[sửa]
Ê[sửa]
G[sửa]
H[sửa]
I[sửa]
K[sửa]
L[sửa]
M[sửa]
N[sửa]
Ơ[sửa]
P[sửa]
R[sửa]
S[sửa]
T[sửa]
U[sửa]
V[sửa]
X[sửa]
Y[sửa]