Tìm câu rút gọn trong các ví dụ sau:

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu rút gọn trong các ví dụ là :

\(VD_1\): Cũng không có một ý nghĩ rõ rệt.

\(VD_2\): Tôi, đến vợ con.

\(VD_3\): -Trèo lên cây bưởi hái hoa

               -Bước xuống vườn cà , hái nụ tầm xuân.

\(VD_4\): Ăn lúc đói , nói lúc say.

\(VD_5\): -Tìm mũ Thần Nông chẳng thấy đâu.

-Thấy con vịt lội giữa dòng sâu.

-Rớm lệ nhìn tôi bước xuống tàu.

3 tháng 7 2016
Từ ghép chính phụsuy nghĩ, chài lưới, cây cỏ, ẩm ướt, đầu đuôi
Từ ghép đẳng lập lâu đời, xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn, cười nụ

 

3 tháng 7 2016

-Từ ghép đẳng lập:cây cỏ,ẩm ướt,đầu đuôi,suy nghĩ,lâu đời

-Từ ghép chính phụ:xanh ngắt, nhà máy,nhà ăn,chài lưới,cười nụ

1.Tìm trong các ví dụ dưới đây những câu đặc biệt và câu rút gọn. a/ Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đau trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy dều được dưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức,...
Đọc tiếp

1.Tìm trong các ví dụ dưới đây những câu đặc biệt và câu rút gọn.

a/ Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đau trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy dều được dưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

(Hồ Chí Minh)

b/ Đứng trước tổ dế, ong xanh khẽ vỗ cánh, uốn mình, giương cặp răng rộng và nhọn như gọng kìm, rồi thoắt cái lao nhanh xuống hang sâu. Ba giấy…Bốn giây…Năm giây…Lâu quá!

(Vũ Tú Nam)

c/ Sóng ầm ầm đập vào những tảng đá lớn ven bờ. Gió biển thổi lồng lộng. Ngoài kia là ánh đèn sáng rọi của một con tàu. Một hồi còi.

(Nguyễn Trí Huân)

d/ Chim sâu hỏi chiếc lá:

-Lá ơi!Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!

-Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.

(Trần Hoài Dương)

2. Mỗi câu đặc biệt và câu rút gọn em vừa tìm được trong bài tập trên có tác dụng gì?

3. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 câu) tả cảnh quê hương em, trong đó có một vài câu đặc biệt.

 

 

1
25 tháng 4 2017

Bài 1:

a.

- Câu đặc biệt: Không có.

- Câu rút gọn:

+ Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lề, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.

+ Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

b.

- Câu đặc biệt: Ba giây... Bốn giây... Năm giây... Lâu quá!

- Câu rút gọn: Không có.

c.

- Câu đặc biệt: Một hồi còi.

- Câu rút gọn: Không có.

d. Câu đặc biệt: Lá ơi!

- Câu rút gọn:

+ Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!

+ Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.

Bài 2: Tác dụng của từng câu đặc biệt và câu rút gọn vừa tìm được:

a. Câu rút gọn: Làm cho lời văn ngắn gọn, tránh lặp thừa.

b. Câu đặc biệt:

  • Ba giây... Bốn giây... Năm giây...: Xác định, gợi tả thời gian.

  • Lâu quá!: Bộc lộ trạng thái cảm xúc

c. Câu đặc biệt: Thông báo về sự có mặt của sự vật, hiện tượng

d.

- Câu đặc biệt: gọi đáp

- Câu rút gọn: làm cho lời văn ngắn gọn, tránh lặp thừa.

Bài 3:

Từ lúc bé tẹo, tôi đã được đùa giỡn với sóng, với cát mỗi dịp về quê. Ông đưa tôi ra bờ biển, bế bổng tôi lên rồi lại đặt xuống mép nước cho chơi thoả thích. Ấy là bố và ông hay kể vậy thôi chứ tôi nào nhớ gì. Lớn, tôi mới có kí ức của riêng mình về biển và quê. Thanh bình. Yên ả. Biển quê nội tôi cho tôi cảm giác ấy. Căn nhà của ông bà nội hướng ra biển, đón gió lồng lộng suốt cả ngày. Tôi thích cảm giác thức dậy sáng sớm, chân trần đi ra biển. Làng chài nhộn nhịp từ lúc tinh mơ, dân làng bận rộn, vui mừng với những mẻ lưới vừa vào bờ. Trong những mẻ lưới buổi sáng ấy thế nào cũng có những con sao biển lấp lánh, con sứa trong suốt và thể nào chúng cũng bị vứt lại bên bờ biển. Tôi tha thẩn gom những con sao biển tội nghiệp ấy. Thật lạ. Dù chết nó vẫn giữ nguyên vẻ lấp lánh như lúc vừa ở biển vào.

I. ĐỌC – HIỂU: (3đ) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :       Ai sinh ra mả chẳng có một quê hương. Khi xa quê ai mà chẳng nhớ. Tôi cũng vậy. Khi xa, tôi nhớ hết thảy những gì thuộc về quê hương. Nhưng có lẽ tôi nhớ nhất là con sông quê. Tôi nhớ nó trong những ngày nắng ấm áp nước sông lấp lánh như dát bạc, nhớ cả những ngày mưa nước ào ạt sô bờ. Nhớ cả...
Đọc tiếp

I. ĐỌC – HIỂU: (3đ) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :

      Ai sinh ra mả chẳng có một quê hương. Khi xa quê ai mà chẳng nhớ. Tôi cũng vậy. Khi xa, tôi nhớ hết thảy những gì thuộc về quê hương. Nhưng có lẽ tôi nhớ nhất là con sông quê. Tôi nhớ nó trong những ngày nắng ấm áp nước sông lấp lánh như dát bạc, nhớ cả những ngày mưa nước ào ạt sô bờ. Nhớ cả con nước khi cạn, khi đầy. Nhớ những con thuyền khi xuôi khi ngược. Tôi nhớ tất cả những gì gắn bó với dòng sông. 

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính? (0.5 đ)

Câu 2: Tìm những cặp từ trái nghĩa có trong đoạn văn và nêu khái niệm thế nào là từ trái nghĩa? (1.0)

Câu 3: Nêu nội dung chính của đoạn văn trên? (1.0 đ)

Câu 4: Qua ý nghĩa đoạn văn trên, em hãy nêu suy nghĩ của bản thân? (0.5 đ)
~Giúp mk vs ạ~

1
23 tháng 1 2022

C1: PTBĐ chính là biểu cảm

C2: 

-các cặp từ trái nghĩa: ngày nắng-ngày mưa; khi cạn-khi đầy; khi xuôi-khi ngược

-Khái niệm: từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau

C3: Sự nhớ nhung của người con xa quê với dòng sông quê hương

C4:(TỰ LÀM BẠN NHÉ)

Loài cây em yêu. (làm bài theo dàn ý)*Dàn ý1. Mở bài - Giới thiệu về loài cây mà em yêu thích. 2. Thân bài - Đoạn 1: Biểu cảm về hình dáng của cây. Câu mở đoạn: Tôi yêu cây hoa đào trước tiên vì vẻ đẹp rực rỡ  của nó mỗi độ xuân về.Tôi yêu từng chồi non, lộc biếc. Tôi yêu từng nụ hoa e ấp nhưng yêu hơn cả là khi hoa chúm chím nở…+ Đặc điểm hình dáng, kích thước của cây (...
Đọc tiếp

Loài cây em yêu.

 (làm bài theo dàn ý

)

*Dàn ý

1. Mở bài 

- Giới thiệu về loài cây mà em yêu thích.

2. Thân bài

- Đoạn 1: Biểu cảm về hình dáng của cây.
Câu mở đoạn: Tôi yêu cây hoa đào trước tiên vì vẻ đẹp rực rỡ  của nó mỗi độ xuân về.

Tôi yêu từng chồi non, lộc biếc. Tôi yêu từng nụ hoa e ấp nhưng yêu hơn cả là khi hoa chúm chím nở…

+ Đặc điểm hình dáng, kích thước của cây ( cổ thụ, non nớt, cây cảnh theo dáng, …)

(ví dụ: em thích những cây tre cao vút thẳng tắp)
+ Đặc điểm cành, lá, hoa, quả (Có thể miêu tả theo mùa hoặc đặc điểm riêng biệt của cây.)

(ví dụ: nhìn chiếc lá đa to như những chiếc quạt nan)
Đoạn 2: Biểu cảm về những giá trị của cây

Câu mở đoạn: Cây đào không chỉ đẹp mà còn rất có ích – đó mới là điều khiến tôi yêu nó nhiều hơn cả.

Lợi ích mà cây đào mang đến khiến tôi yêu nó thêm bội phần.

 + Cây cho hoa, quả, gỗ, củi (ví dụ: hoa hồng là biểu tượng của tình yêu)
+ Cây cho bóng mát (ví dụ: (em yêu những rặng tre xanh rì che nắng những trưa hè)
-
Biểu cảm về 1 kỉ niệm với cây
Câu mở đoạn: Nhớ biết bao những kỉ niệm với cây hoa đào.

Tôi chẳng thể nào quên 1 lần….

+ Kể một kỉ niệm của em với loài cây đó (ví dụ: dưới tán bàng vẫn còn in đậm những kỉ niệm tuổi học trò em và các bạn)
3. Kết bài

Khẳng định lại 1 lần nữa tình yêu với cây. Bày tỏ ước mong, hứa hẹn.

Vd: Có lẽ tôi sẽ yêu cây hoa đào đến khi tôi trở thành 1 bà già. Và chắc chắn lúc đó tôi đã có một vườn đào của riêng mình để có thể ngày ngày chăm chút từng mầm non, từng nụ hoa. Và tôi sẽ được đắm chìm trong niềm hạnh phúc khi được sông bên loài cây mà tôi say mê.

 

0
1.Bốn câu sau đều có cụm từ mùa xuân. Hãy cho biết trong cau nào cụm từ mùa xuân là trạng ngữ. Trong những câu còn lại, cụm từ mùa xuân đóng vai trò gì? a/ Mùa xuân của tôi- mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội- là một mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh […]. (Vũ Bằng) b/ Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. (Vũ Tú Nam) c/ Tự...
Đọc tiếp

1.Bốn câu sau đều có cụm từ mùa xuân. Hãy cho biết trong cau nào cụm từ mùa xuân là trạng ngữ. Trong những câu còn lại, cụm từ mùa xuân đóng vai trò gì?

a/ Mùa xuân của tôi- mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội- là một mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh […].

(Vũ Bằng)

b/ Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít.

(Vũ Tú Nam)

c/ Tự nhiên như thế : ai cũng chuộng mùa xuân

(Vũ Bằng)

d/ Mùa xuân! Mỗi khi họa mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự đổi thay kỳ diệu

(Võ Quảng)

2. Tìm trạng ngữ trong các đoạn trích dưới đây:

a/ Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn có ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi tháy cái mùi thơm mát của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một hạt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời.

(Thạch Lam)

b/ Chúng ta có thể khẳng định rằng: cấu tạo của tiếng Việt với khả năng thích ứng hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây, là một chứng cớ khá rõ về sức sống của nó.

(Đặng Thai Mai)

3. Dựa vào kiến thức đã học ở bậc tiểu học:

a/ Hãy phân loại các trạng ngữ vừa tìm được qua bài tập 2

b/ Kể thêm những loại trạng ngữ khác mà em biết. Cho ví dụ minh họa.

5
25 tháng 4 2017

1.

• Bốn VD trên đều có cụm từ “mùa xuân”. Tuy vậy, chỉ có cụm từ “mùa xuân” trong câu: “Mùa xuân cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít” đảm nhiệm vai trò làm trạng ngữ chỉ thời gian.

- Ở các câu còn lại :

+ Câu a: “Mùa xuân của tôi - Mùa xuân Bắc Việt - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh...”. Cụm từ “mùa xuân” đóng vai trò là chủ ngữ.

+ Câu c: “Tự nhiên như thế ai cũng chuộng mùa xuân”. Cụm từ “mùa xuân” đóng vai trò là bổ ngừ cho động từ.

+ Câu d: “Mùa xuân! Mỗi khi họa mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự thay đối kì diệu.” Cụm từ “mùa xuân” đóng vai trò là một câu đơn đặc biệt dùng đế bộc lộ cảm xúc của người viết.

2.

- Câu a gồm có các trạng ngữ sau:

+ Như báo trước mùa về một thứ quà thanh nhã và tinh khiết

+ Khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi.

+ Trong cái vỏ xanh kia.

+ Dưới ánh nắng.

- Câu b gồm có trạng ngữ sau:

Với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây.

3.

a. Các trạng ngữ vừa tìm được ở bài tập 2 chúng ta phân loại như sau:

+ Như báo trước mùa về một thứ quà thanh nhã và tinh khiết: Trạng ngữ chỉ cách thức.

+ Khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi: Trạng ngữ chỉ thời gian.

+ Trong cái vỏ xanh kia: Trạng ngữ chỉ địa điểm, nơi chôn.

+ Dưới ánh nắng: Trạng ngữ chỉ địa điểm, nơi chốn.

+ Với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây: Trạng ngữ chỉ cách thức.

b. Ngoài các loại trạng ngữ ở trên còn có các trạng ngữ sau:

- Trạng ngữ chỉ mục đích.

VD: Để đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới, em phải ra sức ôn tập.

- Trạng ngữ chỉ phương tiện.

VD: Với trang sách và chiếc bút bi, Hoa miệt mài ghi chép.

- Trạng ngữ chỉ nguyên nhân.

VD: Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ.

(Xuân Quỳnh)

2 tháng 2 2018

1.

• Bốn VD trên đều có cụm từ “mùa xuân”. Tuy vậy, chỉ có cụm từ “mùa xuân” trong câu: “Mùa xuân cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít” đảm nhiệm vai trò làm trạng ngữ chỉ thời gian.

- Ở các câu còn lại :

+ Câu a: “Mùa xuân của tôi - Mùa xuân Bắc Việt - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh...”. Cụm từ “mùa xuân” đóng vai trò là chủ ngữ.

+ Câu c: “Tự nhiên như thế ai cũng chuộng mùa xuân”. Cụm từ “mùa xuân” đóng vai trò là bổ ngừ cho động từ.

+ Câu d: “Mùa xuân! Mỗi khi họa mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự thay đối kì diệu.” Cụm từ “mùa xuân” đóng vai trò là một câu đơn đặc biệt dùng đế bộc lộ cảm xúc của người viết.

2.

- Câu a gồm có các trạng ngữ sau:

+ Như báo trước mùa về một thứ quà thanh nhã và tinh khiết

+ Khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi.

+ Trong cái vỏ xanh kia.

+ Dưới ánh nắng.

- Câu b gồm có trạng ngữ sau:

Với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây.

3.

a. Các trạng ngữ vừa tìm được ở bài tập 2 chúng ta phân loại như sau:

+ Như báo trước mùa về một thứ quà thanh nhã và tinh khiết: Trạng ngữ chỉ cách thức.

+ Khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi: Trạng ngữ chỉ thời gian.

+ Trong cái vỏ xanh kia: Trạng ngữ chỉ địa điểm, nơi chôn.

+ Dưới ánh nắng: Trạng ngữ chỉ địa điểm, nơi chốn.

+ Với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây: Trạng ngữ chỉ cách thức.

b. Ngoài các loại trạng ngữ ở trên còn có các trạng ngữ sau:

- Trạng ngữ chỉ mục đích.

VD: Để đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới, em phải ra sức ôn tập.

- Trạng ngữ chỉ phương tiện.

VD: Với trang sách và chiếc bút bi, Hoa miệt mài ghi chép.

- Trạng ngữ chỉ nguyên nhân.

VD: Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ.

(Xuân Quỳnh)

30 tháng 10 2021

a) nên --> vì

b) và --> nên

c) vì --> nếu

d) Tuy ... nhưng --> Vì ... nên

e) vì --> mà

g) và --> hay

a) cây bị đổ vì gió thổi mạnh

Chủ ngữ:cây,gió

Vị ngữ bị đổ, thổi mạnh

b) trời mưa nên đường trơn

Chủ ngữ:trời,đường

VN:mưa,đường trơn

c) bố mẹ sẽ thưởng cho e 1 hộp màu vẽ nếu em học giỏi

Cn:bố mẹ

Vn:hộp màu vẽ

d) vì nhà xa nên bạn nam thường đi hok muộn

Cn:nhà,bạn nam

Vn:xa,thường đi hok muộn

e) tôi khuyên sơn nhưng nó không nghe

Cn:tôi,nó

Vn:khuyên sơn,ko nghe

g) mình cầm lái nhưng cậu cầm lái

Cn:mình,cậu

Vn:cầm lái x2

30 tháng 10 2021

Câu đầu thay từ Vì bằng từ Mặc dù 

Câu 2 bỏ từ Qua

câu 3 thay từ nên bằng từ nhưng

câu 4 thêm từ bằng 

câu 5 thay từ Dưới bằng từ Bằng 

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay và nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra.”a.    Đoạn văn trên trich trong văn vản nào? Tác giả? Phương thức biểu...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay và nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra.”

a.    Đoạn văn trên trich trong văn vản nào? Tác giả? Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?

b.   Khái quát nội dung của đoạn văn trên bằng một câu văn.

c.    Tìm các từ ghép có trong đoạn trích trên? Phân loại các từ ghép đó?

d.   Em hãy chỉ ra tính liên kết trong đoạn văn trên? ( nội dung và hình thức).Có phải người mẹ trong văn bản đang nói trực tiếp với con không? Theo em người mẹ đang tâm sự với ai? Cách viết này có tác dụng gì?

e.    Viết một đoạn văn khoảng 8 đến 10 câu trình bày suy nghĩ của em về câu nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra.”. Trong đoạn văn có sử dụng từ ghép ( gạch chân, chú thích)

0
Câu chuyện về bốn ngọn nếnTrong phòng tối, có bốn ngọn nến đang cháy.  Xung quanh thật yên tĩnh, đến mức người ta có thể nghe thấy tiếng thì thầm của chúng.Ngọn nến thứ nhất nói : Tôi là hiện thân của hòa bình. Cuộc đời sẽ như thế nào nếu không có tôi? Tôi thực sự quan trọng cho mọi người.Ngọn nến thứ hai lên tiếng : Còn tôi là hiện thân của lòng trung thành.  Hơn tất cả,...
Đọc tiếp

Câu chuyện về bốn ngọn nến

Trong phòng tối, có bốn ngọn nến đang cháy.  Xung quanh thật yên tĩnh, đến mức người ta có thể nghe thấy tiếng thì thầm của chúng.

Ngọn nến thứ nhất nói : Tôi là hiện thân của hòa bình. Cuộc đời sẽ như thế nào nếu không có tôi? Tôi thực sự quan trọng cho mọi người.

Ngọn nến thứ hai lên tiếng : Còn tôi là hiện thân của lòng trung thành.  Hơn tất cả, mọi người đều phải cần đến tôi.

Đến lượt mình, ngọn nến thứ ba nói : Tôi là hiện thân của tình yêu. Tôi mới thực sự quan trọng. Hãy thử xem cuộc sống sẽ như thế nào nếu thiếu đi tình yêu?

Đột nhiên, cánh cửa chợt mở tung, một cậu bé chạy vào phòng.  Một cơn gió ùa theo làm tắt cả ba ngọn nến. "Tại sao cả ba ngọn nến lại tắt ?" - cậu bé sửng sốt nói. Rồi cậu bé òa lên khóc.

Lúc này, ngọn nến thứ tư mới lên tiếng: Đừng lo lắng, cậu bé. Khi tôi vẫn còn cháy thì vẫn có thể thắp sáng lại cả ba ngọn nến kia. Bởi vì, tôi chính là niềm hy vọng.

Lau những giọt nước mắt còn đọng lại, cậu bé lần lượt thắp sáng lại những ngọn nến vừa tắt bằng ngọn lửa của niềm hy vọng.

(Trích “Những bài học về cuộc sống”, NXB Thanh Niên, 2005)

1.      Nội dung của đoạn văn trên nói về điều gì? Chỉ ra trình tự câu chuyện?

2.      Hãy gạch chân các từ ngữ gắn kết câu chuyện về 4 ngọn nến?

3.      Thử bỏ đi câu chuyện về ngọn nến thứ tư, câu chuyện sẽ như thế nào?

4.      Theo em, thông điệp mà tác giả muốn gửi tới người đọc là gì? Nó được thể hiện trong câu văn nào?

5.      Từ đó em hiểu thế nào là liên kết trong văn bản? Theo em, liên kết quan trọng như thế nào?

mong mn giúp T_T

0
Câu 1. Cho câu tục ngữ:“Một mặt người bằng mười mặt của.”a) Nhận xét về hình thức nghệ thuật của câu tục ngữ.b) Cho biết nội dung, ý nghĩa của câu tục ngữ trên.Câu 2. Cho câu tục ngữ: “Không thầy đố mày làm nên.”a) Giải thích nghĩa và khái quát giá trị của câu tục ngữ trên.b) Tìm một câu tục ngữ hoặc ca dao có cùng ý nghĩa với câu đã cho. Câu 3. (3,0 điểm)“Dân ta có một...
Đọc tiếp

Câu 1. Cho câu tục ngữ:

“Một mặt người bằng mười mặt của.”

a) Nhận xét về hình thức nghệ thuật của câu tục ngữ.

b) Cho biết nội dung, ý nghĩa của câu tục ngữ trên.

Câu 2. Cho câu tục ngữ: “Không thầy đố mày làm nên.”

a) Giải thích nghĩa và khái quát giá trị của câu tục ngữ trên.

b) Tìm một câu tục ngữ hoặc ca dao có cùng ý nghĩa với câu đã cho.

 

Câu 3. (3,0 điểm)

“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”

(Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)

a) Tìm trạng ngữ có trong đoạn văn trên. Trạng ngữ vừa tìm được bổ sung  ý nghĩa gì cho câu?

b) Đoạn văn trên sử dụng những phép tu từ nào? Phân tích ngắn gọn tác dụng của những phép tu từ đó.

0