Câu chuyện về bốn ngọn nến

<...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu chuyện về bốn ngọn nến

Trong phòng tối, có bốn ngọn nến đang cháy.  Xung quanh thật yên tĩnh, đến mức người ta có thể nghe thấy tiếng thì thầm của chúng.

Ngọn nến thứ nhất nói : Tôi là hiện thân của hòa bình. Cuộc đời sẽ như thế nào nếu không có tôi? Tôi thực sự quan trọng cho mọi người.

Ngọn nến thứ hai lên tiếng : Còn tôi là hiện thân của lòng trung thành.  Hơn tất cả, mọi người đều phải cần đến tôi.

Đến lượt mình, ngọn nến thứ ba nói : Tôi là hiện thân của tình yêu. Tôi mới thực sự quan trọng. Hãy thử xem cuộc sống sẽ như thế nào nếu thiếu đi tình yêu?

Đột nhiên, cánh cửa chợt mở tung, một cậu bé chạy vào phòng.  Một cơn gió ùa theo làm tắt cả ba ngọn nến. "Tại sao cả ba ngọn nến lại tắt ?" - cậu bé sửng sốt nói. Rồi cậu bé òa lên khóc.

Lúc này, ngọn nến thứ tư mới lên tiếng: Đừng lo lắng, cậu bé. Khi tôi vẫn còn cháy thì vẫn có thể thắp sáng lại cả ba ngọn nến kia. Bởi vì, tôi chính là niềm hy vọng.

Lau những giọt nước mắt còn đọng lại, cậu bé lần lượt thắp sáng lại những ngọn nến vừa tắt bằng ngọn lửa của niềm hy vọng.

(Trích “Những bài học về cuộc sống”, NXB Thanh Niên, 2005)

1.      Nội dung của đoạn văn trên nói về điều gì? Chỉ ra trình tự câu chuyện?

2.      Hãy gạch chân các từ ngữ gắn kết câu chuyện về 4 ngọn nến?

3.      Thử bỏ đi câu chuyện về ngọn nến thứ tư, câu chuyện sẽ như thế nào?

4.      Theo em, thông điệp mà tác giả muốn gửi tới người đọc là gì? Nó được thể hiện trong câu văn nào?

5.      Từ đó em hiểu thế nào là liên kết trong văn bản? Theo em, liên kết quan trọng như thế nào?

mong mn giúp T_T

0
Bài 3: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: BỐN NGỌN NẾN Trong phòng tối, có bốn ngọn nến đang cháy. Xung quanh thật yên tĩnh, đến mức người ta có thể nghe thấy tiếng thì thầm của chúng. Ngọn nến thứ nhất nói : Tôi là hiện thân của hòa bình. Cuộc đời sẽ như thế nào nếu không có tôi? Tôi thực sự quan trọng cho mọi người. Ngọn nến thứ hai lên tiếng : Còn tôi là hiện thân của...
Đọc tiếp

Bài 3: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
BỐN NGỌN NẾN

Trong phòng tối, có bốn ngọn nến đang cháy. Xung quanh thật yên tĩnh, đến mức người
ta có thể nghe thấy tiếng thì thầm của chúng.
Ngọn nến thứ nhất nói : Tôi là hiện thân của hòa bình. Cuộc đời sẽ như thế nào nếu
không có tôi? Tôi thực sự quan trọng cho mọi người.
Ngọn nến thứ hai lên tiếng : Còn tôi là hiện thân của lòng trung thành. Hơn tất cả, mọi
người đều phải cần đến tôi.
Đến lượt mình, ngọn nến thứ ba nói : Tôi là hiện thân của tình yêu. Tôi mới thực sự
quan trọng. Hãy thử xem cuộc sống sẽ như thế nào nếu thiếu đi tình yêu?
Đột nhiên, cánh cửa chợt mở tung, một cậu bé chạy vào phòng. Một cơn gió ùa theo
làm tắt cả ba ngọn nến. “Tại sao cả ba ngọn nến lại tắt ?” – cậu bé sửng sốt nói. Rồi
cậu bé òa lên khóc.
Lúc này, ngọn nến thứ tư mới lên tiếng: Đừng lo lắng, cậu bé. Khi tôi vẫn còn cháy thì
vẫn có thể thắp sáng lại cả ba ngọn nến kia. Bởi vì, tôi chính là niềm hy vọng.
Lau những giọt nước mắt còn đọng lại, cậu bé lần lượt thắp sáng lại những ngọn nến
vừa tắt bằng ngọn lửa của niềm hy vọng.
(Trích “Những bài học về cuộc sống”, NXB Thanh Niên, 2005)
Câu 1: Nếu em là một trong những ngọn nến “ hòa bình”; “ trung thành”; “tình yêu”,
em sẽ nói gì với ngọn nến “ hi vọng” sau khi được thắp sáng trở lại?
Câu 2: Bài học từ câu chuyện trên?

Câu 3: Từ lời của ngọn nến thứ tư: “Đừng lo lắng, cậu bé. Khi tôi vẫn còn cháy thì
vẫn có thể thắp sáng lại cả ba ngọn nến kia. Bởi vì, tôi chính là niềm hy vọng”, em
hãy viết 1 đoạn văn ( 8 – 10 câu) nêu ý‎ nghĩa của hi vọng trong cuộc sống?

GIÚP MÍNH VỚI!!!!!!!!!!!!!!!!

1
7 tháng 3 2020

Bài 3:

Câu 2:

- Bài học rút ra: dù chỉ còn một chút ánh sáng lẻ loi, hãy hi vọng, hãy đặt niềm tin vào nó.

Câu 3:

Đoạn văn trên đã đề cập đến niềm tin của con người trong sự sống. Vậy niềm tin là gì? Niềm tin là sự tin tưởng lẫn nhau của con người với con người hay đó là sự tin tưởng của con người vào một thứ gì đó. Người có niềm tin luôn là người lạc quan trong cuộc sống và họ luôn biết cách giữ cho lòng mình thật thanh thản, bình tĩnh giải quyết vấn đề. Như anh Tràng trong tác phẩm "Vợ nhặt" của nhà văn Kim Lân, dẫu biết rằng nạn đói còn hoành hành ở nước ta một thời gian dài và phát xít Nhật còn chà đạp lên chúng ta nhưng anh vẫn hi vọng một niềm tin rằng cách mạng sẽ thành công. Nhân dân ta sẽ thoát khỏi nạn đói. Thật vậy, niềm tin giúp bạn sống tích cực hơn. Giúp cho lòng bạn được thư thái hơn. Bên cạnh đó, niềm tin còn giúp bạn có động lực tiến lên phía trước. Nếu không có niềm tin, bạn sẽ chẳng thể làm được việc gì. Bạn sẽ chỉ biết lo sợ mình không làm được. Cần phải có lòng tin ở trong cuộc sống dẫu cuộc sống có thật bất công và ruồng rẫy nhưng không phải đâu đâu cũng toàn điều xấu. Hãy có trong mình một niềm tin - sự lạc quan, tin tưỡng lẫn nhau, đừng hoài nghi!

Chúc bạn học tốt!

7 tháng 3 2020

CẢM ƠN BẠN

Phần 1: Đọc hiểu (2.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: "Trong phòng tối, có bốn ngọn nến đang cháy. Xung quanh thật yên tĩnh, đến mức ta có thể nghe thấy tiếng thì thầm của chúng. Ngọn nến thứ nhất nói: Tôi là hiện thân của hòa bình. Cuộc đời sẽ như thế nào nếu thiếu tôi? Tôi thực sự quan trọng cho mọi người. Ngọn nến thứ hai lên tiếng: Còn tôi...
Đọc tiếp
Phần 1: Đọc hiểu (2.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: "Trong phòng tối, có bốn ngọn nến đang cháy. Xung quanh thật yên tĩnh, đến mức ta có thể nghe thấy tiếng thì thầm của chúng. Ngọn nến thứ nhất nói: Tôi là hiện thân của hòa bình. Cuộc đời sẽ như thế nào nếu thiếu tôi? Tôi thực sự quan trọng cho mọi người. Ngọn nến thứ hai lên tiếng: Còn tôi là hiện thân của lòng trung thành. Hơn tất cả, mọi người đều phải cần đến tôi. Đến lượt mình, ngọn nến thứ ba nói: Tôi là hiện thân của tình yêu. Tôi mới thực sự quan trọng. Hãy thử xem cuộc sống sẽ thế nào nếu thiếu đi tình yêu? Đột nhiên, cánh cửa chợt mở tung, một cậu bé chạy vào phòng. Một cơn gió ùa theo làm tắt cả ba ngọn nến. "Tại sao cả ba ngọn nến lại tắt?"- Cậu bé sửng sốt nói. Rồi cậu bé òa lên khóc. Lúc này, ngọn nến thứ tư mới lên tiếng: Đừng lo lắng, cậu bé. khi tôi vẫn còn đang cháy thì vẫn có thể thắp sáng lại cả ba ngọn nến kia. Bởi vì, tôi chính là niềm hi vọng. Lau những giọt nước mắt còn đọng lại, câu bé lần lượt thắp sáng lại những ngọn nến vừa tắt bằng ngọn lửa của niềm hi vọng." (Trích: Những bài học về cuộc sống, NXB Thanh niên, 2005) Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích? Câu 2 (0,5 điểm): Chỉ ra ngôi kể được sử dụng trong đoạn trích? Câu 3 (0,5 điểm): Trong đoạn trích có những nhân vật nào? Câu 4 (0,5 điểm): Nội dung, ý nghĩa của đoạn trích? Phần 2: Làm văn (8.0 điểm): Kể một câu chuyện về tình cảm gia đình.
1
28 tháng 9 2018

hương thức biểu đạt chính là tự sự

ngôi kể thứ ba

nhân vật: ngọn nến thứ nhất

ngọn nến thứ hai

ngọn nến thứ ba

ngọn nến thứ tư

cậu bé

2 tháng 11 2016

cảm động lắmyeu

3 tháng 11 2016

hay thật đó nhayeu

I. ĐỌC – HIỂU: (3đ) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :       Ai sinh ra mả chẳng có một quê hương. Khi xa quê ai mà chẳng nhớ. Tôi cũng vậy. Khi xa, tôi nhớ hết thảy những gì thuộc về quê hương. Nhưng có lẽ tôi nhớ nhất là con sông quê. Tôi nhớ nó trong những ngày nắng ấm áp nước sông lấp lánh như dát bạc, nhớ cả những ngày mưa nước ào ạt sô bờ. Nhớ cả...
Đọc tiếp

I. ĐỌC – HIỂU: (3đ) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :

      Ai sinh ra mả chẳng có một quê hương. Khi xa quê ai mà chẳng nhớ. Tôi cũng vậy. Khi xa, tôi nhớ hết thảy những gì thuộc về quê hương. Nhưng có lẽ tôi nhớ nhất là con sông quê. Tôi nhớ nó trong những ngày nắng ấm áp nước sông lấp lánh như dát bạc, nhớ cả những ngày mưa nước ào ạt sô bờ. Nhớ cả con nước khi cạn, khi đầy. Nhớ những con thuyền khi xuôi khi ngược. Tôi nhớ tất cả những gì gắn bó với dòng sông. 

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính? (0.5 đ)

Câu 2: Tìm những cặp từ trái nghĩa có trong đoạn văn và nêu khái niệm thế nào là từ trái nghĩa? (1.0)

Câu 3: Nêu nội dung chính của đoạn văn trên? (1.0 đ)

Câu 4: Qua ý nghĩa đoạn văn trên, em hãy nêu suy nghĩ của bản thân? (0.5 đ)
~Giúp mk vs ạ~

1
23 tháng 1 2022

C1: PTBĐ chính là biểu cảm

C2: 

-các cặp từ trái nghĩa: ngày nắng-ngày mưa; khi cạn-khi đầy; khi xuôi-khi ngược

-Khái niệm: từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau

C3: Sự nhớ nhung của người con xa quê với dòng sông quê hương

C4:(TỰ LÀM BẠN NHÉ)

1,Tìm dẫn chứng , luận điểm cho minh nhá. Chỉ cần copy ra là được!Ca dao không những là tiếng nói của khối óc mà chủ yếu còn là tiếng nói trái tim của nhân dân ta. Thật vậy, trong hàng ngàn năm sống, làm việc và chiến đấu đã qua, cha ông ta đã bày tỏ tình cảm buồn vui của mình trong vô vàn câu ca dao gợi cảm. Qua đó, chúng ta cảm nhận được nhữngtình cảm thiết tha và cao quý của...
Đọc tiếp

1,Tìm dẫn chứng , luận điểm cho minh nhá. Chỉ cần copy ra là được!hihi

Ca dao không những là tiếng nói của khối óc mà chủ yếu còn là tiếng nói trái tim của nhân dân ta. Thật vậy, trong hàng ngàn năm sống, làm việc và chiến đấu đã qua, cha ông ta đã bày tỏ tình cảm buồn vui của mình trong vô vàn câu ca dao gợi cảm. Qua đó, chúng ta cảm nhận được nhữngtình cảm thiết tha và cao quý của người Việt Nam mình thật rõ rệt. Đầu tiên, tiếng nói trái tim ấy thể hiện khá sinh động tình yêu quê hương đất nước của cha ông ta. Đó là niềm tự hào, gắn bó kháng khít với bao danh lam thắng cảnh của nơi chôn nhau cắt rốn. Điều này dễ hiểu.

Thời xưa, điều kiện đi lại khó khăn, hiểu biết của mỗi người đều có hạn, ít ai hình dung được hết một dải gấm vóc non sông trải dài từ Bắc chí Nam của đất nước mình. Do vậy, mỗi người, ai cũng gắn bó máu thịt với làng mạc quê hương, ruộng lúa, bờ tre, ngọn rau, tấc đất của mình. Chính vì lẽ đó mà người dân xứ Lạng tự hào:

Đồng Đăng có phố Kì Lừa  … Bỏ công bác mẹ sinh thành ra em.

Người con của mảnh đất xứ Nghệ cũng hãnh diện về quê hương mình:

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh 

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.

Xưa kia hay ngay cả bây giờ, trong hàng triệu người Việt Nam, có biết bao người chưa một lần đặt chân đến Kinh kì (Đông Đô, Thăng Long, Hà Nội), mảnh đất trái tim Tổ quốc. Thế nhưng ai lại không xúc động tâm hồn khi nghe thấy những lời ca thắm thiết:

Gió đưa cành trúc la đà 

Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

Dù yêu một cây đa bến nước vô danh, hay yêu bức “họa đồ” của một vùng “non xanh nước biếc” hữu danh nào đó, thì đây cũng là khởi điểm của tình yêu đất nước, là tình cảm cao quý, thiêng liêng đối với hồn thiêng sông núi Việt Nam. Chính từ tình yêu cao cả ấy mà mỗi người Việt Nam xác định được một thái độ tình cảm đúng đắn, đối xử thân ái với nhau, “chị ngã em nâng”, “lá lành đùm lá rách”, hỗ trợ nhau trong hoàn cảnh ngặt nghèo. Khi ấy, lòng yêu nước thể hiện ra ở tình cảm đồng bào máu thịt:

Bầu ơi thương lấy bí cùng 

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

Bầu và bí tuy là khác giống, nhưng vẫn mang nặng nghĩa chị tình em, vì cùng sinh trưởng chung trên một giàn. Con người đâu khác. Tuy nguồn gốc, hoàn cảnh và địa vị xã hội khác nhau, nhưng mọi người vẫn tồn tại trong cùng chung một đất nước. Trong quá trình dài lâu sống chung với nhau như thế, tình cảm hình thành, phát triển, trong ngôn ngữ Việt Nam chúng ta có từ đồng bào để chỉ “người trong một nước”. Từ đó, một câuca dao đầy gợi cảm đã nảy sinh từ nghìn xưa, đến nay ai ai cũng nhớ nằm lòng:

 

Qua ca dao, người bình dân Việt Nam đã thể hiện được những tình cảm thiết tha và cao quý của mình

Nhiễu điều phủ lấy giá gương  

Người trong một nước phải thương nhau cùng. 

Trong ca dao Việt Nam, tình yêu đất nước đồng bào thiết tha, nồng thắm bao nhiêu thì tình cảm gia đình càng thiết tha nồng thắm bấy nhiêu. Điều này đã rõ. Gia đình từ nghìn xưa vốn là đơn vị cơ bản của đất nước. Gia đình thuận hòa, êm ấm là góp phần làm nên một xã hội phồn vinh hạnh phúc. Ai cũng biết trong tình cảm gia đình, cao quý nhất là tình cảm của con cái đối với các bậc sinh thành. Ca dao có biết bao câu tuyệt đẹp về mối quan hệ này:

Công cha như núi Thái Sơn 

…Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Đặc biệt, ca dao có những câu tuyệt đẹp về tình cảm mẹ con:

Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa , 

 

Miệng nhai cơm búng, lưỡi lừa cá xương. 

Vì thế, khi chia xa, phải rời mẹ, có người con nào không khỏi bâng khuâng đau xót:

Chiều chiều chim vịt kêu chiều  

Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau. 

Trân trọng tình cảm gia đình, nhân dân ta đề cao tình yêu vợ chồng gắn bó nồng thắm, thủy chung. ‘“Thuận vợ thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn”. Cả trong cảnh ngộ đói nghèo, khổ cực, người bình dân vần yêu đời: Râu tôm nấu với ruột bầu  Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon. Bởi lẽ họ nghĩ là:

Thà rằng ăn bát cơm rau

Còn hơn cá thịt nói nhau nặng lời.

Trong cuộc sống, nhân dân phải làm việc vất vả, thường xuyên va chạm với biết bao trở ngại chông gai, hiểm nguy, cùng cực, nhưng từ nghìn xưa, người lao động vẫn luôn giữ được lòng son sắt với cuộc đời. Có gì nhọc nhằn hơn công việc một nắng hai sương, dầm mưa dãi gió, để mong sao có được “dẻo thơm một hạt”. Thế mà họ làm nên đươc bao khúc hòa ca lao động:

Trên đồng cạn dưới đồng sâu  

Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa. 

Mỗi thành viên một việc làm, kể cả con trâu nữa chứ! Đủ thấy đối với nhà nông, thật đúng “con trâu là đầu cơ nghiệp”, nên được họ yêu thương biết mấy. Thử nghe lời họ thủ thỉ với con trâu:

Trâu ơi! Ta bảo trâu này  

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta  

Cấy cày vốn nghiệp nông gia  

Ta đây, trâu đấy, ai mà quản công  

Bao giờ cây lúa còn bông  

Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.

Gắn bó khăng khít với thiên nhiên, hơn ai hết, người nông dân yêu mến, hãnh diện trước bức tranh thiên nhiên hào phóng, tươi đẹp, có cả phần xương máu, mồ hôi của cha ông bao đời, của cả chính mình góp phần tô điểm:

Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát 

Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng bát ngát mênh mông 

Thân em như chẽn lúa đòng  

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.  

Chính lòng yêu đời, niềm lạc quan, đã giúp người lao động vượt lên mọi gian khổ nhọc để vui sống, vững tin:

Công lênh chẳng quản bao lâu 

Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng.

Cho dầu phải lâm vào cảnh đời đau thương tủi cực, phải lỡ bước sa chân, người nông dân hướng thiện, trước sau vẫn giữ vẹn một tấm lòng nhân hậu thủy chung, nào khác con cò trong câu ca dao gợi cảm: dù chết vẫn muốn được chết trong sạch, thanh cao:

Có xáo thời xáo nước trong  

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.

Bởi vậy, có người so sánh vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân với hoa sen:

Nhụy vàng bông trắng lá xanh  

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Là phương tiện để bày tỏ tiếng nói trái tim, nói chung, ca dao đã thể hiện khá sinh động, tuy chưa phải là đầy đủ và toàn diện những sắc thái tình cảm thiết tha và cao quý của nhân dân lao động, nhưng cũng đủ cho ta thấy một đời sống tinh thần phong phú, đa dạng của những người đã sản sinh ra nó. Ngày nay đọc lại, ai cũng thấy ngoài giá trị nghệ thuật văn chương, ca dao còn có giá trị nhân văn to lớn.

1
7 tháng 8 2016

Luận điểm:-Ca dao không những là tiếng nói của khối óc mà chủ yếu còn là tiếng nói trái tim của nhân dân ta. Thật vậy, trong hàng ngàn năm sống, làm việc và chiến đấu đã qua, cha ông ta đã bày tỏ tình cảm buồn vui của mình trong vô vàn câu ca dao gợi cảm. Qua đó, chúng ta cảm nhận được nhữngtình cảm thiết tha và cao quý của người Việt Nam mình thật rõ rệt.

                   - Chính từ tình yêu cao cả ấy mà mỗi người Việt Nam xác định được một thái độ tình cảm đúng đắn, đối xử thân ái với nhau, “chị ngã em nâng”, “lá lành đùm lá rách”, hỗ trợ nhau trong hoàn cảnh ngặt nghèo

                      -Qua ca dao, người bình dân Việt Nam đã thể hiện được những tình cảm thiết tha và cao quý của mình

                   -Trong ca dao Việt Nam, tình yêu đất nước đồng bào thiết tha, nồng thắm bao nhiêu thì tình cảm gia đình càng thiết tha nồng thắm bấy nhiêu. Điều này đã rõ. Gia đình từ nghìn xưa vốn là đơn vị cơ bản của đất nước. Gia đình thuận hòa, êm ấm là góp phần làm nên một xã hội phồn vinh hạnh phúc. Ai cũng biết trong tình cảm gia đình, cao quý nhất là tình cảm của con cái đối với các bậc sinh thành

                     -Trân trọng tình cảm gia đình, nhân dân ta đề cao tình yêu vợ chồng gắn bó nồng thắm, thủy chung. ‘“Thuận vợ thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn”. Cả trong cảnh ngộ đói nghèo, khổ cực, người bình dân vần yêu đời: Râu tôm nấu với ruột bầu  Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon.

                           -Trong cuộc sống, nhân dân phải làm việc vất vả, thường xuyên va chạm với biết bao trở ngại chông gai, hiểm nguy, cùng cực, nhưng từ nghìn xưa, người lao động vẫn luôn giữ được lòng son sắt với cuộc đời. Có gì nhọc nhằn hơn công việc một nắng hai sương, dầm mưa dãi gió, để mong sao có được “dẻo thơm một hạt”. 

                     -Gắn bó khăng khít với thiên nhiên, hơn ai hết, người nông dân yêu mến, hãnh diện trước bức tranh thiên nhiên hào phóng, tươi đẹp, có cả phần xương máu, mồ hôi của cha ông bao đời, của cả chính mình góp phần tô điểm:

                      -Chính lòng yêu đời, niềm lạc quan, đã giúp người lao động vượt lên mọi gian khổ nhọc để vui sống, vững tin:

                       -Cho dầu phải lâm vào cảnh đời đau thương tủi cực, phải lỡ bước sa chân, người nông dân hướng thiện, trước sau vẫn giữ vẹn một tấm lòng nhân hậu thủy chung, nào khác con cò trong câu ca dao gợi cảm: dù chết vẫn muốn được chết trong sạch, thanh cao

                      -Là phương tiện để bày tỏ tiếng nói trái tim, nói chung, ca dao đã thể hiện khá sinh động

Phần còn lại là dẫn chứng để Cm cho luận điểm

7 tháng 8 2016

Bạn có thể chỉ ra cho mình luận cứ được ko

Hạ Tri Chương là một trong những thi sĩ lớn thời Đường, ông còn là bạn vong niên với Lí Bạch. Ông đã để lại 2o bài thơ, trong đó bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê là một trong số những bài thơ hay nổi tiếng viết về đề tài tình yêu quê hương đất nước. Bài thơ ngắn gọn nhưng đã thể hiện khá rõ tình cảm tha thiết, nỗi lòng của một người con xa quê hương sau bao...
Đọc tiếp

Hạ Tri Chương là một trong những thi sĩ lớn thời Đường, ông còn là bạn vong niên với Lí Bạch. Ông đã để lại 2o bài thơ, trong đó bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê là một trong số những bài thơ hay nổi tiếng viết về đề tài tình yêu quê hương đất nước. Bài thơ ngắn gọn nhưng đã thể hiện khá rõ tình cảm tha thiết, nỗi lòng của một người con xa quê hương sau bao nhiêu năm mới trở về:

Khi đi trẻ, lúc về già

Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao.

Trẻ con nhìn lạ không chào

Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi

( Thiếu tiểu li gia lão đại hồi,

Hương âm vổ cải mấn mao tồi.

Nhi đồng tương kiết bất tương thức

Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai?)

Mỗi nhà thơ đều mang trong mình thứ tình quê thiêng liêng sâu nặng. Nhất là với những người xa quê, tình cảm ấy lại càng trở nên thiết tha, day dứt .

Ngay ở nhan đềbài thơ đã thể hiện cảm xúc dâng trào khi tác giả trở về với mảnh đất đã sinh ra mình .Trong những năm tháng xa quê nhưng trong trái tim ông vẫn luôn nhớ quê nhà - nơi đã nuôi dưỡng và làm nên con người ông bấy giờ

Khi đi trẻ, lúc về già

( Thiếu tiểu li gia lão đại hồi)

Câu thơ nói về một hoàn cảnh đối lập, đó là ngày Hạ Tri Chương ra đi và ngày trở về .Với hạ Tri chương , thời gian li biệt quê hương gia đình không chỉ 3 năm, 15 năm mà hơn một nửa thế kỉ. Có lẽ, cũng có thể hiểu được đó là một nỗi nhớ quê da diết dẫu cho cuộc sống của ông những ngày xa quê mà đầy đủ. Tình cảm gắn bó, tha thiết với que hương của tác giả đã thể hiện ở câu thơ tiếp theo:

Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao

(Hương âm vổ cải mấn mao tồi.)

Xa quê đã mấy chục năm rồi nhưng tình cảm với quê hương trong lòng tác giả vẫn vẹn nguyên.Suốt một đời xa quê, khách li hương giờ đây mái tóc đã bạc phơ, tóc mai đã rụng, nhưng " giọng quê"( hương quê) vẫn không đổi thay để nhấn mạnh hình thức bên ngoài có bị thời gian và cuộc sống lau dài làm đổi thay nhiều nhưng bản chất của một con người yeu quê hương vần còn như xưa.

Trong cái biến đổi "mấn mao tồi" và cái không thể biến đổi 'hương âm vổ cải ", nhà thơ chân thành thổ lộ tấm lòng son sắt thủy chung , sự gắn bó thiết tha của khách li hương đối với nơi chôn rau căt rốn của mình .Đó là một sự kì diệu của tấm lòng đôn hậu dáng trân trọng ngợi ca.

Một con người yêu quê hương tha thiết như ông sẽ càng buồn hơn khi xa quê, nhớ quê khi trở về với biết bao lòng bồi hồi xúc động. Nhưng về đến nhà thì ông phải đối diện với một nghịch lí trong cuộc đời.

Trẻ con nhìn lạ không chào

Hỏi rằng : Khách ở xứ nào lại chơi?

(Nhi đồng tương kiết bất tương thức

Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai?)

Kẻ đi xa, nay trở về thành người khác lạ. Trẻ con gặp mà không biết. Thời gian xa quê dài dằng dặc bao năm tháng...

mk ko bt nên viết như thế nào nữa mong các bạn giúp mình viết tiếp và nhận xét bài của mk với nha

0
"Tình mẫu tử - một chủ đề quen thuộc với những ai học văn trên khắp thế giới. Tình yêu thương là sự lo lắng của đấng sinh thành dành cho những đứa con của mình – đó có thể là tình cảm trong sáng nhất của con người.“Cha mẹ nuôi con chẳng mong ngày đền đáp”. Và trong cái khung cảnh lạnh lẽo, lầy lội của bức ảnh trước mắt khi mẹ dắt con đi trong mưa, tôi không hề cảm thấy sự...
Đọc tiếp

"Tình mẫu tử - một chủ đề quen thuộc với những ai học văn trên khắp thế giới. Tình yêu thương là sự lo lắng của đấng sinh thành dành cho những đứa con của mình – đó có thể là tình cảm trong sáng nhất của con người.

“Cha mẹ nuôi con chẳng mong ngày đền đáp”. Và trong cái khung cảnh lạnh lẽo, lầy lội của bức ảnh trước mắt khi mẹ dắt con đi trong mưa, tôi không hề cảm thấy sự cô đơn, lạc lõng. Bởi ở đây có hiện diện của tình mẫu tử trong hình dáng mộc mạc và đẹp nhất của nó.

Người đời vẫn nói: “Hổ dữ không ăn thịt con”. Làm mẹ là một thiên chức thiêng liêng của vạn vật, không riêng gì con người. Chính vì thế, dù trong hình thể của những con vật hiền lành hay tồn tại trong tâm của loài ác thú thì bản năng làm mẹ vẫn luôn giành phần chiến thắng.

Bản thân tôi không biết định nghĩa tình mẫu tử như thế nào bởi một đứa con trai ham chơi như tôi không thể đủ kinh nghiệm để diễn tả điều đó. Nhưng tôi có thể diễn tả lại cho các bạn cảm nhận của tôi về tình mẫu tử.

Không biết như thế nào và tại sao nhưng người đầu tiên mà ánh mắt tôi luôn tìm kiếm đó là má tôi. Cho đến bây giờ, tôi vẫn chưa hiểu tại sao mỗi khi nhìn thấy hình ảnh của má tôi trong bếp, lòng tôi lại được trấn tĩnh lại.

Tôi sinh ra trong một gia đình “người Bắc điển hình” với người bố gia trưởng và khó tính. Cố nhiên một đứa con ương bướng và nghịch ngợm như tôi luôn phải chịu những trận đòn từ bố. Những lúc ấy, má tôi sẽ đóng vai một cô y tá để sơ cứu cho bệnh nhân là tôi. Bàn tay má nhẹ nhàng xoa lên những vết bỏng rát sao mà dễ chịu đến thế.

Những trận đòn roi vì nghịch ngợm trải dài khắp tuổi thơ tôi cho đến ngày vào lớp 10. Cũng có lẽ vì thế mà tôi thân với má hơn bố.

Rồi tôi nhớ có lúc phải vào viện (do ngày bé tôi hay tắm mưa nên viêm phổi triền miên), sốt cả tháng liền chỉ được ăn cháo má mang đến. Cháo má nấu dở lắm, vừa loãng lại vừa mặn. Sau này tôi mới biết cháo mặn do má trộn thuốc vào nhưng chẳng hiểu sao tôi lại chịu ăn. Từ đó đến nay, cứ mỗi lần bị bệnh, tôi lại được ăn món cháo ấy. Hương vị của nó có lẽ đi theo suốt cả cuộc đời tôi.

Nếu các bạn hỏi tình mẫu tử xuất phát từ đâu thì xin lỗi tôi cũng không thể giải nghĩa được. Có lẽ đó là nguồn sức mạnh tối thượng tồn tại trong mỗi người mẹ chăng?

Tình mẫu tử thiêng liêng là thế, cao quý là thế, ấy vậy mà vẫn có người dám vấy bẩn chỉ vì lợi ích cá nhân, chỉ vì đồng tiền? Những bà mẹ tuổi teen chẳng phải chỉ vì lỗi lầm mà đang tâm coi rẻ tình mẹ con, thậm chí vứt bỏ tình máu mủ ruột rà.

Lại thêm những đứa con bất hiếu chỉ vì tranh nhau mảnh đất mà đẩy mẹ ra đường. Lại cả những người con giả dối, khi mẹ còn sống thì lạnh lùng, khinh khỉnh, lúc mẹ mất mới ma chay long trọng.

Đó là chưa kể những người mẹ vì thương con mù quáng mà suốt đời o bế con cái, khiến chúng trở nên hư hỏng. Những chuyện như vậy vẫn đầy rẫy quanh cuộc sống chúng ta.
Nhưng may thay những điều trên chỉ là thiểu số, bởi đúng như bản chất tình mẫu tử là hướng về cái tốt. Những ông, bà, bố, mẹ thương con nhiều vô kể. Hành động luôn tốt hơn lời nói. Một cử chỉ bằng vạn lời “Mẹ yêu con”.

Tôi không cần kể thêm ví dụ nữa, bởi ngoài kia có biết bao người mẹ tuyệt vời, hãy bước ra đi và tự cảm nhận, các bạn của tôi.

Tôi không biết các bạn ra sao nhưng đối với tôi, tôi không dám nhận mình là một đứa con có hiếu. Bởi tôi chưa làm tròn được chữ hiếu với má tôi.

Từ nhỏ đến giờ, tôi vẫn là gánh nặng mà cả cuộc đời má tôi phải gánh lấy. Lúc nhỏ thì má luôn phải lo lắng cho sức khỏe của tôi, lớn lên má lại lo lắng cho tính ngang ngạnh của tôi.

Tôi và bố cãi nhau luôn. Những lúc ấy má lại là người giảng hòa. Má là người nín nhịn nên nào có cãi lại bố. Sau những lần cãi vã như thế, má tôi khóc suốt. Những lúc ấy tôi chỉ muốn chạy xuống nhà ôm má nhưng cái tôi trong tâm trí lại cản tôi lại. Sao tôi lại hèn yếu như vậy, sao tôi lại để má khóc?

Không, tôi vẫn chưa xứng đáng là người đàn ông trong nhà. Má ơi con biết má phải chịu nhiều áp lực khi sống trong mái nhà như thế này. Má ơi, giá mà con có thể hiểu được điều ấy sớm hơn. Con không cần phải chứng tỏ mình với bố nữa, xin hãy là con người vui vẻ như ngày nào má nhé. 

Bức ảnh mẹ dắt con trên xe qua nơi nước ngập gợi cho tôi nhiều suy nghĩ mà có lẽ người vụng về như tôi không nói hết được bằng lời.

Các bạn, đôi khi những người mẹ có thể cáu gắt và khó chịu. Xin hãy hiểu cho họ, đừng nhìn vào lời nói, hãy nhìn vào hành động của con người. Mẹ có thể cáu gắt nhưng trái tim mẹ luôn rộng mở ấm áp vì con. Lời nói của mẹ có thể khó nghe nhưng chúng ta luôn cảm nhận được những gì tốt đẹp nhất mẹ dành cho con. Tôi chẳng cần nói nữa có lẽ các bạn biết mình cần làm gì. Về phần tôi, có lẽ tôi vẫn là đứa con có lớn mà không có khôn. Má ơi đứa con bất hiếu này xin lỗi má".
 

Em hãy kể cho ba mẹ nghe một câu chuyện cảm động mà em đã được chứng kiến ở trường.(dựa vào chuyện cảm động trên)

_________________

3
10 tháng 11 2016

\(BCSP\)

13 tháng 12 2016

Hay đấy bạn ạ!!!!!!

Hạ Tri Chương là một trong những thi sĩ lớn thời Đường, ông còn là bạn vong niên với Lí Bạch. Ông đã để lại 2o bài thơ, trong đó bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê là một trong số những bài thơ hay nổi tiếng viết về đề tài tình yêu quê hương đất nước. Bài thơ ngắn gọn nhưng đã thể hiện khá rõ tình cảm tha thiết, nỗi lòng của một người con xa quê hương sau bao...
Đọc tiếp

Hạ Tri Chương là một trong những thi sĩ lớn thời Đường, ông còn là bạn vong niên với Lí Bạch. Ông đã để lại 2o bài thơ, trong đó bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê là một trong số những bài thơ hay nổi tiếng viết về đề tài tình yêu quê hương đất nước. Bài thơ ngắn gọn nhưng đã thể hiện khá rõ tình cảm tha thiết, nỗi lòng của một người con xa quê hương sau bao nhiêu năm mới trở về:

Khi đi trẻ, lúc về già

Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao.

Trẻ con nhìn lạ không chào

Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi

( Thiếu tiểu li gia lão đại hồi,

Hương âm vổ cải mấn mao tồi.

Nhi đồng tương kiết bất tương thức

Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai?)

Mỗi nhà thơ đều mang trong mình thứ tình quê thiêng liêng sâu nặng. Nhất là với những người xa quê, tình cảm ấy lại càng trở nên thiết tha, day dứt .

Ngay ở nhan đềbài thơ đã thể hiện cảm xúc dâng trào khi tác giả trở về với mảnh đất đã sinh ra mình .Trong những năm tháng xa quê nhưng trong trái tim ông vẫn luôn nhớ quê nhà - nơi đã nuôi dưỡng và làm nên con người ông bấy giờ

Khi đi trẻ, lúc về già

( Thiếu tiểu li gia lão đại hồi)

Câu thơ nói về một hoàn cảnh đối lập, đó là ngày Hạ Tri Chương ra đi và ngày trở về .Với hạ Tri chương , thời gian li biệt quê hương gia đình không chỉ 3 năm, 15 năm mà hơn một nửa thế kỉ. Có lẽ, cũng có thể hiểu được đó là một nỗi nhớ quê da diết dẫu cho cuộc sống của ông những ngày xa quê mà đầy đủ. Tình cảm gắn bó, tha thiết với que hương của tác giả đã thể hiện ở câu thơ tiếp theo:

Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao

(Hương âm vổ cải mấn mao tồi.)

Xa quê đã mấy chục năm rồi nhưng tình cảm với quê hương trong lòng tác giả vẫn vẹn nguyên.Suốt một đời xa quê, khách li hương giờ đây mái tóc đã bạc phơ, tóc mai đã rụng, nhưng " giọng quê"( hương quê) vẫn không đổi thay để nhấn mạnh hình thức bên ngoài có bị thời gian và cuộc sống lau dài làm đổi thay nhiều nhưng bản chất của một con người yeu quê hương vần còn như xưa.

Trong cái biến đổi "mấn mao tồi" và cái không thể biến đổi 'hương âm vổ cải ", nhà thơ chân thành thổ lộ tấm lòng son sắt thủy chung , sự gắn bó thiết tha của khách li hương đối với nơi chôn rau căt rốn của mình .Đó là một sự kì diệu của tấm lòng đôn hậu dáng trân trọng ngợi ca.

Một con người yêu quê hương tha thiết như ông sẽ càng buồn hơn khi xa quê, nhớ quê khi trở về với biết bao lòng bồi hồi xúc động. Nhưng về đến nhà thì ông phải đối diện với một nghịch lí trong cuộc đời.

Trẻ con nhìn lạ không chào

Hỏi rằng : Khách ở xứ nào lại chơi?

(Nhi đồng tương kiết bất tương thức

Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai?)

Kẻ đi xa, nay trở về thành người khác lạ. Trẻ con gặp mà không biết. Thời gian xa quê dài dằng dặc bao năm tháng.....

mình không nghĩ ra nên viết iếp như thế nào nữa mong các bạn giúp mình bổ sung cho bài văn cảm nghĩ này với. Các bn nhận xét bài viết của mình với nhé

1
6 tháng 11 2018

) Bài thơ Hồi hương ngẫu thư là một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt, được xây dựng dựa trên một cái tứ độc đáo. Bài thơ thể hiện tình yêu quê hương ngậm ngùi mà sâu sắc của nhà thơ.

Số câu : 4 câu , mỗi câu 7 chữ

Hiệp vần : gieo vần ở câu 1,2,4 ; ngắt ở nhịp : 4/3,3/4

b) Ngày xưa, nỗi nhớ quê hương thường thể hiện qua nỗi sầu của người xa xứ. Song qua tiêu đề, có thể nhận thấy, bài thơ này đã thể hiện tình yêu quê hương một cách hoàn toàn khác: tình quê lại thể hiện ngay khi mới đặt chân về đến quê nhà, ngay khi tưởng là được hạnh phúc và vui mừng nhất.

c)

Hai câu đầu của bài thơ này có hình thức tiểu đối: Thiếu tiểu li gia / lão đại hồi, Hương âm vô cải / mấn mao tồi. Hai câu đối, mỗi câu hai vế, mỗi vế có hai bộ phận đối nhau rất chỉnh. Lí gia đối với đại hồi, hương âm đối với mấn mao là chỉnh cả ý lẫn lời ;thiếu tiểu đối với lão, vô cải đối với tồi tuy có hơi chênh về lời song về ý rất chỉnh (thiếu tiểu: còn nhỏ ;lão: về già ; vô cải: không thay đổi ; tồi: chỉ sự thay đổi). Xét về ý nghĩa ngữ pháp, thiếu tiểu lão đều là chủ ngữ cũng như vô cải tồi đều là vị ngữ, hai câu đối đọc lên nghe rất hài hoà. Hình thức tiểu đối trong hai câu này đã giúp nhà thơ thể hiện những ý nghĩa rất khái quát trong một lượng câu chữ ít ỏi. Câu thơ đầu nói về quãng thời gian gần suốt cả cuộc đời xa quê đồng thời hé lộ tình cảm quê hương của nhà thơ. Câu thơ thứ hai dùng một yếu tố thay đổi (mái tóc) để làm nổi bật yếu tố không thay đổi (tiếng nói quê hương). Nóihương âm vô cải là đã động đến phần tinh tế trong sâu thẳm tâm hồn (người thấy tiếng nói quê hương không thay đổi qua mấy chục năm trời hẳn là người luôn nghĩ về quê hương). d) - Giọng điệu của câu đầu (khi nói về những thay đổi của thời gian và của con người) tuy có vẻ khách quan nhưng đã hàm chứa cái phảng phất buồn. - Hai câu sau thiên về tự sự và biểu cảm về sự xuất hiện của đám trẻ nhỏ. Đám trẻ nhìn mà không biết, không hiểu. Đó là một sự ngỡ ngàng. Nhưng chua chát hơn, bọn trẻ coi nhà thơ như là một vị khách lạ từ xa tới. Đó là một hiện thực, một hiện thực quá trớ trêu. Tác giả chấp nhận điều đó và không khỏi không xót xa. Xa quê lâu quá nay trở về trở thành kẻ lạ lẫm trên chính miền quê mà không lúc nào nguôi thương nhớ. Giọng thơ ở hai câu này tuy có chút hóm hỉnh song không giấu nổi nỗi buồn sâu kín bên trong. Cũng nhờ thế mà người đọc càng nhận ra cái tình đối với quê hương thật tha thiết và sâu nặng của nhà thơ. Giọng điệu hóm hỉnh , bi hài : _ Sự ngây ngô , hồn nhiên của trẻ thơ _ Hoàn cảnh trớ trêu , bị gọi là khách ngay khi về quê nhà. _ Cảm giác bơ vơ , lạc lõng khi trở về ko còn ng thân thích , quen biết , nỗi ngậm ngùi đau xót. _ Câu hỏi hồn nhiên của trẻ nhỏ khiến tg vừa vui vừa bùn. e) Ta thấy tình cảm của ông đối với quê hương thật đáng quý, đáng trân trọng biết bao nhiêu. Bởi ta biết rằng ông từng làm quan to trong triều đình, được bao người trọng vọng, ở một môi trường như thế con người rất dễ thay đổi, thực tế không ít người quay lưng lại với quê hương mình bằng cách thay đổi giọng nói cho phù hợp với nơi đô thị. Hạ Tri Chương quả có một tâm hồn thủy chung, nghĩa tình với quê hương của mình. g) Nghệ thuật:
- Từ ngữ mộc mạc giản dị.
- Sử dụng phép đối.
- Giọng điệu vừa khách quan, hóm hỉnh, vừa ngậm ngùi.
           ...Qua màng nước mắt, tôi nhìn theo mẹ và em trèo lên xe. Bỗng em tụt lại xuống chạy về phía tôi, tay ôm con búp bê. Em đi nhanh về chiếc giường, đặt con Em Nhỏ quàng tay vào con Vệ Sĩ.-        Em để nó ở lại – Giọng em ráo hoảnh – Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng nó ngồi cách xa nhau. Anh nhớ chưa? Anh hứa đi.-        Anh xin hứa.Tôi mếu máo trả lời và...
Đọc tiếp

           ...Qua màng nước mắt, tôi nhìn theo mẹ và em trèo lên xe. Bỗng em tụt lại xuống chạy về phía tôi, tay ôm con búp bê. Em đi nhanh về chiếc giường, đặt con Em Nhỏ quàng tay vào con Vệ Sĩ.

-        Em để nó ở lại – Giọng em ráo hoảnh – Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng nó ngồi cách xa nhau. Anh nhớ chưa? Anh hứa đi.

-        Anh xin hứa.

Tôi mếu máo trả lời và đứng như chôn chân xuống đất, nhìn theo cái bóng bé nhỏ liêu xiêu của em tôi trèo lên xe. Chiếc xe tải rồ máy, lao ra đường và phóng đi mất hút.

              (Khánh Hoài, trích “Cuộc chia ta của những con búp bê”)

1, Đoạn trích được kể qua lời của nhân vật nào? Tại sao tác giả lại chọn nhân vật ấy để kể lại câu chuyện này? 

2, Xét về cấu tạo, những từ in đậm trong đoạn trích trên được xếp vào loại từ nào? Hãy phân loại chúng. 

3, Em hiểu “chôn chân” ở đây nghĩa là gì? Việc sử dụng từ “chôn chân” trong đoạn văn diễn tả điều gì?. 

4, Tại sao người em lại đặt con Em Nhỏ cạnh con Vệ Sĩ? Qua hành động của người em chúng ta rút ra được bài học gì cho bản thân? 

5, Hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu để trình bày cảm nhận của  mình về tình anh em của Thành và Thủy trong văn bản. Đoạn văn có sử dụng một từ láy, một cụm tính từ (gạch chân và ghi chú thích). 

3
20 tháng 10 2021

1. Cuộc chia tay của những con búp bê - Khánh Hoài.

2. PTBĐ: Biểu cảm

3. Ngôi kể thứ nhất. Giúp làm rõ tâm trạng của nhân vật người anh.

4. NDC: Thủy quyết định để con Em Nhỏ ở lại. Giúp người đọc hiểu rõ hơn về tình thương mà Thủy dành cho anh của mình.

5. Từ láy: mếu máo, liêu xiêu

Trong kho tàng văn học Việt Nam có câu ca dao: “Anh em như thể chân tay, Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần”. Thật vậy, tình cảm anh em là tình cảm thiêng liêng. Trong văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê của Khánh Hoài cũng đã ca ngợi tình cảm anh em của Thành và Thủy. Thành và Thủy là anh em ruột thịt. Họ rất yêu thương nhau, luôn nhường nhịn, quan tâm và lo lắng cho nhau. Điều đó khiến người đọc vô cùng cảm động. Nếu như gia đình họ không tan vỡ, hai anh em được sống với nhau thì hạnh phúc biết bao. Thật là đáng thương hai anh em họ đành phải xa lìa nhau. Họ không được ở cùng nhau nhưng tình cảm anh em không gì chia cắt được. Qua đó mỗi người càng biết trân trọng tình cảm thiêng liêng và trong sáng ấy.

1. Cuộc chia tay của những con búp bê - Khánh Hoài.

2. PTBĐ: Biểu cảm

3. Ngôi kể thứ nhất. Giúp làm rõ tâm trạng của nhân vật người anh.

4. NDC: Thủy quyết định để con Em Nhỏ ở lại. Giúp người đọc hiểu rõ hơn về tình thương mà Thủy dành cho anh của mình.

5. Từ láy: mếu máo, liêu xiêu.