Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em biết những chương trình nào trên các phương tiện truyền thông, in-tơ-nét cung cấp nhiều thông tin thú vị, bổ ích về đời sống của muôn loài trên Trái Đất:
– Chương trình Thế giới động vật (kênh VTV2)
– Animal Plnet (kênh 45): đây là kênh duy nhất dành toàn bộ thời gian để nói về những loài động vật. Thông qua những thước phim tài liệu về thiên nhiên và cuộc sống hoang dã thế giới động vật muôn màu hiện lên đầy chân thực và sống động.
Chúng ta phải thường xuyên tìm hiểu các tài liệu để bổ sung kiến thức, sự hiểu biết thực tế về thế giới tự nhiên, về đa dạng sinh học. Từ đó ý thức được vấn đề bảo vệ sự đa dạng sinh học đó.
Bức thư này là của một thủ lĩnh da đỏ tên là gì đấy viết cho tổng thổng Mĩ thì phải. Bức thư này về vấn để đất đai của người da đỏ. Người da trắng muốn mua của người da đỏ nhưng người da đỏ xót đất, xót động vật sống trên mảnh đất quê hương đó của họ. Thủ lĩnh viết bức thư này hình như là để nói về tỉnh cảm của người da đỏ với mảnh đất quê hương thì phải
- Em từng nghe, đọc hay đã thuộc những ca khúc, bài thơ viết về Trái Đất:
+ Bài hát Trái đất này là của chúng mình (Trương Quang Lục)
+ Bài thơ Trái đất còn quay (Huy Cận)
- Những bài thơ, bài hát này đã gợi lên trong em hình ảnh trái đất là một hành tinh xanh rộng lớn, quay mãi.
- Theo em, để hiểu biết và yêu quý hơn hành tinh xanh này, chúng ta còn cần phải tìm đến những nguồn thông tin nghiên cứu khoa học về trái đất, lịch sử hình thành trái đất,...
Về tác giả Tạ Duy Anh:
- Tạ Duy Anh sinh năm 1959, quê ở Chương Mĩ, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Ông từng làm cán bộ giám sát chất lượng bê tông ở Nhà máy thủy điện Hòa Bình, trung sĩ bộ binh ở Lào Cai. Sau đó Tạ Duy Anh tham gia học ở Trường viết văn Nguyễn Du. Trải qua 4 năm học, ông đỗ đầu và được giữ lại làm giảng viên. Là cây bút trẻ trong thời kì đổi mới.
- Hiện ông là biên tập viên tại Nhà xuất bản Hội Nhà văn. Tạ Duy Anh trở thành hội viên Hội nhà văn Việt Nam từ năm 1993.
- Trong 20 năm cầm bút, Tạ Duy Anh đã xuất bản sáu tiểu thuyết và hàng chục tập truyện ngắn, tản văn, truyện thiếu nhi…
- Tạ Duy Anh được đánh giá là một cây bút sung sức, trung thực với nhiều tìm tòi đổi mới. “Tạ Duy Anh không lúc nào không nghĩ về sự “thay đổi”, thay đổi để tiếp tục sáng tạo, dù có gặp những sự bài xích đi chăng nữa, để rồi mỗi cuốn sách lại có một cuộc đời riêng có với cách cấu trúc và ngôn ngữ của mình”.
Tố Hữu, tên thật là Nguyễn Kim Thành (4 tháng 10 năm 1920 – 9 tháng 12 năm 2002), quê gốc ở làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Ông là một nhà thơ tiêu biểu của thơ cách mạng Việt Nam, đồng thời ông còn là một chính khách, một cán bộ cách mạng lão thành. Ông đã từng giữ các chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị của Việt Nam như Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Chủ tịch thứ Nhất Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
--Tên thật là Nguyễn Kim Thành
--Quê ở tỉnh Thừa thiên-thiên-Húê
--Nhà cách mạng, nhà thơ lớn của thơ ca hiện đại VN
--Được xem là Lá cờ đầu trong phong trào thơ ca cứu
Duy Khánh (1936–2003), tên thật Nguyễn Văn Diệp, còn có nghệ danh Tăng Hồng, Hoàng Thanh, là nam ca sĩ người Việt. Ông nổi danh từ thập niên 1960, ban đầu với những bài hát mang âm hưởng dân ca và "dân ca mới" của Phạm Duy, nhạc về quê hương, về sau ông được xem như là 1 trong 4 giọng nam của nhạc vàng thời kỳ đầu (Tứ trụ nhạc vàng), 3 người còn lại là: Nhật Trường, Hùng Cường, Chế Linh. Ông còn được biết đến như một nhạc sĩ tài năng với hơn 30 ca khúc như: Thương về miền Trung, Sao không thấy anh về, Ai ra xứ Huế, Lối về đất mẹ, Tình ca quê hương , Xin anh giữ trọn tình quê, Thư về em gái thành đô, Trường cũ tình xưa....
Duy Khánh sinh năm 1936 tại làng An Cư, xã Triệu Phước, huyện Triệu Phong, Quảng Trị, là con áp út trong một gia đình vọng tộc gốc thuộc dòng dõi Quận công Nguyễn Văn Tường, Phụ chánh đại thần triều Nguyễn. Dòng họ Nguyễn này có vợ của Trung tướng Hoàng Xuân Lãm.
Năm 1964, ông thành hôn với Âu Phùng, một phụ nữ gốc Hoa, sinh ra 2 người con. Về sau. hai người đã ly dị.
Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, ông ở lại Việt Nam.
Do ông hát một số bài hát liên quan với Việt Nam Cộng hòa nên ông bị cấm hát thời gian dài.
Giữa thập niên 1980, ông cưới bà Thúy Hoa rồi sống tại Vũng Tàu.
Đến 1988, ông được bảo lãnh sang Hoa Kỳ, tại đây ông tiếp tục ca hát và sáng tác.
Ông mất vào 12 giờ trưa ngày 12 tháng 2 năm 2003, tại bệnh viện Fountain Valley, Quận Cam, California, thọ 68 tuổi.
Năm 1952, Duy Khánh đoạt giải nhất cuộc thi tuyển lựa ca sĩ của đài Pháp Á tại Huế với bài hát Trăng thanh bình. Sau đó ông chuyển vào Sài Gòn để theo đuổi nghề ca hát.
Vào Sài Gòn, ông bắt đầu ghi âm đĩa nhựa và đi diễn khắp nơi với tên Hoàng Thanh. Ông trở thành một trong ba giọng nam được yêu thích nhất, cùng với Duy Trác, Anh Ngọc. Thời kỳ này tên tuổi của ông gắn liền với những bài có âm hưởng dân ca và "dân ca mới" của Phạm Duy: Vợ chồng quê, Ngày trở về, Nhớ người thương binh, Tình nghèo, Quê nghèo, Về miền trung... rồi đổi nghệ danh là Duy Khánh. Chữ "Duy" trong Phạm Duy, còn "Khánh" là tên một người bạn thân của ông.
Năm 1965, ông cùng với nữ danh ca Thái Thanh thu thanh bản trường ca Con đường cái quan của Phạm Duy. Sau đó cả hai người cùng hát trường ca Mẹ Việt Nam. Cho đến nay, hai bản trường ca này vẫn gắn liền với giọng hát Thái Thanh, Duy Khánh.
Ông bắt đầu viết nhạc từ năm 1959, nhạc ông thường nói về tình yêu quê hương, mang hơi dân ca xứ Huế và được đón nhận nồng nhiệt, ngay từ hai sáng tác đầu tay: Ai ra xứ huế, Thương về miền trung. Ngoài ra, từ những năm cuối thập niên 1960 cho đến năm 1975, Duy Khánh còn lập nhóm chủ trương xuất bản tờ nhạc mang tên 1001 Bài Ca Hay quy tụ được nhiều tác phẩm của các nhạc sĩ như Trịnh Lâm Ngân, Đỗ Kim Bảng, Duy Khánh, Trúc Phương... Tờ nhạc do nhóm xuất bản được giới mộ nhạc đánh giá cao vì in ronéo bản đẹp và minh họa công phu do chính Duy Khánh chỉ đạo thực hiện.
Sau 30 tháng 4 năm 1975, ông bị cấm hát thời gian dài, sau đó thành lập đoàn nhạc Quê Hương, quy tụ nhạc sĩ Châu Kỳ, Nhật Ngân, ca sĩ Ngọc Minh, Nhã Phương, Bảo Yến,... Sau khi sang Mỹ vào năm 1988, ông hát độc quyền cho trung tâm Làng Văn, và xuất hiện trên một số cuốn video của trung tâm Asia, sau đó, thành lập trung tâm Trường Sơn tiếp tục ca hát và dạy nhạc cho đến cuối đời.