Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
– Bài hát Trái đất này là của chúng mình (Trương Quang Lục)
– Bài thơ Trái đất còn quay (Huy Cận)
Những bài thơ, bài hát này đã gợi lên trong em hình ảnh trái đất là một hành tinh xanh rộng lớn, quay mãi.
Theo em, để hiểu biết và yêu quý hơn hành tinh xanh này, chúng ta còn cần phải tìm đến những nguồn thông tin nghiên cứu khoa về trái đất, lịch sử hình thành trái đất,…
Tình yêu quê hương đất nước là một trong những tình cảm đẹp, thiêng liêng, cao quý của mỗi người dân Việt Nam. Tình cảm ấy đã từng được gửi gắm trong rất nhiều những áng văn, áng thơ. Và “Chuyện cổ nước mình” của Lâm Thị Mỹ Dạ là một trong những bài thơ như thế. Bài thơ được viết bằng thể lục bát, âm điệu nhẹ nhàng, mang màu sắc ca dao, dân ca. Qua bài thơ tác giả ca ngợi chuyện cổ của nước mình mang nhiều ý nghĩa sâu xa, chứa đựng bao bài học quý báu của ông cha truyền lại cho con cháu đời sau. Tình thương người bao la mênh mông và triết lí về niềm tin “ở hiền gặp lành” là ý nghĩa sâu xa, là sự tuyệt vời của “Chuyện cổ nước mình” khiến cho nhà thơ phải “yêu” và quý trọng. “Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo” là triết lí, là niềm tin của nhân dân ta gửi gắm trong chuyện cổ. Câu thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ gợi nhớ trong lòng ta bao chuyện cổ, bao hình ảnh, bao nhân vật. Anh trai cày hiền lành được bụt trao cho câu thần chú: “Khắc nhập! Khắc xuất” mà lấy được vợ đẹp con nhà giàu (Cây tre trăm đốt). Người em cần cù, trung hậu được con chim phượng hoàng đền đáp “ăn một quả trả cục vàng” mà trở nên giàu có hạnh phúc; trái lại người anh tham lam mà chết chìm xuống đáy biển (Cây khế). Thạch Sanh được Tiên “độ trì” mà trở nên võ nghệ cao cường, có lắm phép thần thông biến hóa, đã giết chết trăn tinh, bắn chết đại bàng cứu người, có đàn thần để lui giặc, được làm phò mã, rồi được làm vua; trái lại Lí Thông gian tham, độc ác, quỷ quyệt bị sét đánh rồi hóa thành bọ hung...Đúng như Lâm Thị Mỹ Dạ đã viết:
“Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì được phật tiên độ trì.”
“Chuyện cổ nước mình” đã trở thành hành trang tinh thần, đem đến cho nhà thơ nhiều sức mạnh để vượt qua mọi thử thách “nắng mưa” trong cuộc đời, để đi tới mọi miền quê, mọi chân trời xa xôi đẹp đẽ. Đọc “Chuyện cổ nước mình” như được “nhận mặt”, như được gặp ông cha, khám phá được bao phẩm chất tốt đẹp của tổ tiên mình. “Chuyện cổ nước mình” còn hàm chứa bao bài học quý báu, đó là bài học về đạo lí làm người: sống phải chân thật, phải chăm làm siêng năng, phải có trí tuệ đừng a dua. Tác giả gợi lên thật khéo truyện “Tấm Cám”, “Đẽo cày giữa đường”, ...để nói về những bài học do ông cha gửi lại “đời sau” qua chuyện cổ. “Chuyện cổ nước mình” là một bài thơ hay, giản dị mà đậm đà. Bài thơ đã giúp mỗi tuổi thơ chúng ta yêu thêm chuyện cổ của đất nước mình, dân tộc mình hơn. Đọc bài thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ, chúng ta mới hiểu rõ vì sao nhân dân ta từ người trẻ đến người già, ai cũng yêu thích chuyện cổ nước mình.
Em biết những chương trình nào trên các phương tiện truyền thông, in-tơ-nét cung cấp nhiều thông tin thú vị, bổ ích về đời sống của muôn loài trên Trái Đất:
– Chương trình Thế giới động vật (kênh VTV2)
– Animal Plnet (kênh 45): đây là kênh duy nhất dành toàn bộ thời gian để nói về những loài động vật. Thông qua những thước phim tài liệu về thiên nhiên và cuộc sống hoang dã thế giới động vật muôn màu hiện lên đầy chân thực và sống động.
Chúng ta phải thường xuyên tìm hiểu các tài liệu để bổ sung kiến thức, sự hiểu biết thực tế về thế giới tự nhiên, về đa dạng sinh học. Từ đó ý thức được vấn đề bảo vệ sự đa dạng sinh học đó.
Nếu tớ là trời thì cậu sẽ là đất . Hai thứ luôn gắn liền với nhau nhưng đâu ai biết tớ có một tình yêu sâu đậm như vị ngọt bánh kem dành cho cậu . Hỏi những vì sao trên cao làm sao tớ mới bớt nhớ cậu nhỉ người tớ yêu . Dù cậu có nói đã có người thương nhưng tớ sẽ không bao giờ từ bỏ cậu . Có lẽ tớ sẽ là người đến sau hay người đến không đúng thời điểm thì tớ là người đầu tiên bước vào trái tym cậu đấy . Đừng có cố không thừa nhận điều đó nx tớ biết cậu cx đang để ý tớ mà . Trong giờ , cậu cố nhìn tớ nhưng muốn tớ không phát hiện . Đôi khi , cậu muốn tớ chú ý nên đã trêu chọc tớ dù có hơi quá lố . Thỉnh thoảng , cậu còn bị bọn nó trêu là ny tớ nhưng cậu chỉ mắc cỡ , đỏ mặt . Đó chính là điều tớ muốn nói với cậu dù có hơi muộn nhưng tớ nghĩ cậu vẫn đang nhớ về tớ đó . Tớ cần cậu lúc này .
Gửi người đang nhìn tớ trong giờ học .
Mẹ ơi, mẹ hy sinh cho con nhiều đến thế mà chưa bao giờ mẹ đòi con trả công. mẹ là người mẹ tuyệt vời nhất, cao cả nhất, vĩ đại nhất. Đi suốt đời này có ai bằng mẹ đâu. Có ai sẵn sàng che chở cho con bất cứ lúc nào. Ôi mẹ yêu của con! Giá như con đủ can đảm để nói lên ba tiếng: “ Con yêu mẹ! ” thôi cũng được. Nhưng con đâu dũng cảm, con chỉ điệu đà ủy mỵ chứ đâu được nghiêm khắc như mẹ. Con viết những lời này, dòng này mong mẹ hiểu lòng con hơn. Mẹ đừng nghĩ có khi con chống đối lại mẹ là vì con không thích mẹ. Con mãi yêu mẹ, vui khi có mẹ, buồn khi mẹ gặp điều không may. mẹ là cả cuộc đời của con nên con chỉ mong mẹ mãi mãi sống để yêu con, chăm sóc con, an ủi con, bảo ban con và để con được quan tâm đến mẹ, yêu thương mẹ trọn đời. Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất trên đời này. Tình cảm ấy đã nuôi dưỡng bao con người trưởng thành, dạy dỗ bao con người khôn lớn. Chính mẹ là nguời đã mang đến cho con thứ tình cảm ấy. Vì vậy, con luôn yêu thương mẹ, mong được lớn nhanh để phụng dưỡng mẹ. Và con muốn nói với mẹ rằng: “ Con dù lớn vẫn là con mẹ. Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con. ”
a. Khổ thơ sử dụng phép nhân hóa hình ảnh trăng. Gọi và dặn dò trăng như một người bạn. Bởi lúc sinh thời, trăng là người bạn buồn vui, gắn bó với Bác trong suốt chặng đường cách mạng từ lúc tự do đến khi bị cầm tù. => Trăng được coi như người bạn
b.
Ngủ (1) được hiểu theo nghĩa đen: sự nghỉ ngơi của con người sau 1 ngày dài hoạt động.
Ngủ (2) được hiểu theo nghĩa bóng: chỉ giấc ngủ ngàn thu (ý chỉ Bác đã mất). Phép nói giảm nói tránh khiến cái chết hiện lên chỉ như một giấc ngủ say.
c. Đoạn thơ thể hiện lòng thành kính, biết ơn và sự xót xa thương tiếc trước sự ra đi của Bác. Tác giả sử dụng hình ảnh nhân hóa qua hình ảnh trăng để thể hiện sự tôn kính. Nhà thơ mong muốn trăng hãy tỏa ánh sáng dịu nhẹ vĩnh hằng để đưa tiễn cho giấc ngủ ngàn thu của Bác. Đặc biệt, phép nói giảm nói tranh qua từ "ngủ" ở câu thơ cuối cho thấy sự biết ơn, lòng thành kính của tác giả đối với Bác. Nhà thơ ghi nhận và biết ơn sự hi sinh cống hiến của Bác trong 79 tuổi xuân của cuộc đời. Và dặn dò trăng hãy tỏa thứ ánh sáng dịu nhẹ để canh giữ cho giấc ngủ của người.
- Hiện nay, có khoảng 15 triệu sinh vật sinh sống trên trái đất của chúng ta. Việc bảo vệ động vật có ý nghĩa rất quan trọng trong việc điều tiết và đánh giá chất lượng của môi trường.
- Ví dụ: Sự sụt giảm về số lượng chim ưng và đại bàng vào giữa thế kỷ 20 là lời cảnh báo mạnh về mức độ nguy hiểm của thuốc trừ sâu DDT – loại này đang được sử dụng rộng rãi và thường tích tụ lại trong mô của cơ thể động vật (gây suy yếu khả năng sinh sản cũng như ấp trứng của loài động vật này). Trường hợp này sẽ gửi lời cảnh báo tới con người về tác động biến đổi khí hậu cũng như chất gây ô nhiễm môi trường.
- Em từng nghe, đọc hay đã thuộc những ca khúc, bài thơ viết về Trái Đất:
+ Bài hát Trái đất này là của chúng mình (Trương Quang Lục)
+ Bài thơ Trái đất còn quay (Huy Cận)
- Những bài thơ, bài hát này đã gợi lên trong em hình ảnh trái đất là một hành tinh xanh rộng lớn, quay mãi.
- Theo em, để hiểu biết và yêu quý hơn hành tinh xanh này, chúng ta còn cần phải tìm đến những nguồn thông tin nghiên cứu khoa học về trái đất, lịch sử hình thành trái đất,...