Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a. Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc :
Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giặc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Đó là ý thức thường trực và cao cả của người Việt Nam trong sự nghiệp cứu nước.
b. Đánh giặc xong, Gióng để áo giáp sắt để lại và bay về trời :
Gióng cũng như chính nhân dân, đánh giặc vì lòng yêu nước, căm thù giặc, sẵn sàng hi sinh thân mình mà không đòi hỏi được khen thưởng hay ban cho danh lợi.
~Study well~
#Thạc_Trân
a) Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc.
- Thể hiện tinh thần yêu nước, chứng tỏ rằng nhân dân ta luôn có tinh thần chống giặc ngoại xâm. Khi có giặc từ trẻ đến già luôn có sẵn sàng ra chiến trường đánh giặc
b) Đánh giặc xong, Gióng để lại áo giáp sắt bay về trời.
- Gióng đánh giặc vì dân, vì nước, sẵn sàng hi thân thân mình để chống giặc mà không cần thưởng, hay ban cho danh lợi
1) Những chi tiết thể hiện tính chất kì lạ, cao quý về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Lonh quân và Âu Cơ là:
- Lạc Long Quân và Âu Cơ đều là thần. Âu Cơ là tiên thuộc dòng họ Thần Nông dạy nhân dân trồng trọt. Lạc Long Quân giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh,....
2) Sau khi kết duyên, Âu Cơ có mang rồi sinh ra một bọc trăm trứng, nở ra 100 người con hồng hào, đẹp đẽ. Rồi một hôm Lạc Long Quân cảm thấy mình không thể sống trên cạn bèn từ biệt Âu Cơ. Lạc Long Quân đưa 50 con xuống biển, Âu Cơ đưa 50 con lên núi. ( để xây dựng sự ngiệp)
- Theo cau truyện trên thì người Việt là con của Vua Hùng Vương
3) Yếu tố tưởng tượng kì ảo: là những chi tiết không có thật được các tác giả dân gian sáng tạo.
- Tạo nên bản sắc đặc trưng của thể loại, tạo nên sự hấp dẫn đặc biệt của truyền thuyết, giải thích tự nhiên và mơ ước trinh phục, khám phá tự nhiên của con người thuở ban sơ.
Chúng ta vô cùng tự hào có một truyền thuyết rất xa, rất đẹp về nguồn gốc dân tộc.
góp gió thành bão
1.
Kến tha lâu cũng đầy tổ
Ở đây các bạn có thể hiểu 2 nghĩa là muốn nói tính cần cù siêng năng của con kiến và tính tiết kiệm của nó nếu như nó tha về tổ mà ăn ngay và luôn thì chẳng thể nào đầy được.
2.
Tích tiểu thành đại
Câu nói thể hiện tính đức tính tiết kiêm, ý muốn nhắn nhủ chúng dành dụm từ ít thêm một ít sẽ có ngày thành nhiều, mang ý nghĩa to lớn.
3.
Ăn ít no lâu, ăn nhiều chóng đói
Thể hiện sự tiết kiệm rõ rệt trong từng từ, “ăn ít no lâu” nghe nó rất nghịch lý, tuy nhiên ăn ít ở đây tức là ăn dè chừng ăn dành dụm để ăn được nhiều ngày, còn nếu như ăn nhiều thì những ngày sau sẽ đói không có gì để ăn.
4.
Ít chắt chiu hơn nhiều ăn phí
Câu này dịch ra có nghĩa là có ít mà chi tiêu dè dặt hơn có nhiều nhưng tiêu hoang phí, ý muốn phê phán những người tiêu xài phung phí một cách bừa bãi.
5.
Ăn chắc ,mặc bền
Câu tục ngữ thể hiện một tinh thần tiết kiệm, một sự bình dị trong ăn mặc. Các bạn có thể hiểu là nghĩa của câu tục ngữ là tầng lớp người lao động nghèo trong xã hội xưa, đồng thời đây còn là một lời khuyên về cách sử dụng thành quả lao động sao cho hợp lí, sao cho giản dị.
6.
Ăn phải dành. có phải kiệm
Câu nói trên muốn nhắn nhủ chúng ta phải biết dành dụm tiết kiệm cho về sau.
7.
Góp gió thành bão
Câu trên ý muốn nói là gom góp những điều nhỏ nhặt để tạo thành một thứ lớn hơn.
8.
Khi lành để dành khi đau
Ý muốn nói cuộc đời ta sẽ luôn có những chông chênh vấp ngã, đau ốm, bệnh tât. Do vậy mà lúc thành công và khỏe mạnh thì ta nên tiết kiệm cho những ngày sau này đau ốm có cái để lo.
9.
Con nhà lính , tính nhà quan
Đây là câu nói ám chỉ những kẻ học đòi, chơi trội, không biết thân biết phận. Tính nhà quan ở đây tức là tính khí của kẻ giàu sang, quyền thế.