K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 1 2020

Đầu những năm 60 của thế kỷ 20, Bình Giã là địa bàn quan trọng đối với địch về quân sự, chính trị, kinh tế. Xung quanh Bình Giã, địch bố trí một lực lượng quân sự hùng hậu, được trang bị vũ khí hiện đại, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cố vấn Mỹ. Trước tình hình này, để tạo thế và lực mới cho cách mạng miền Nam, ngày 2-12-1964, ta quyết định mở chiến dịch Bình Giã. Lực lượng tham gia Chiến dịch Bình Giã của ta gồm có: 2 trung đoàn bộ binh (761 và 762), 4 tiểu đoàn trợ chiến (cối 81, ĐKZ 75, trọng liên 12,7) của Bộ Tư lệnh Miền; 2 tiểu đoàn (d800 và d500) của Quân khu 7; đại đội 445 của tỉnh Bà Rịa; 1 tiểu đoàn (d186) của Quân khu 6 và lực lượng tại chỗ của địa phương. Vũ khí trang bị cho các lực lượng chủ yếu là vũ khí cũ và vũ khí lấy được của địch trong các trận chiến trước đó. Mặc dù lực lượng tham gia chiến dịch mỏng, trang bị vũ khí còn thiếu thốn và thô sơ nhưng dưới sự chỉ đạo sáng suốt của Đảng, Trung ương cục, Bộ Tư lệnh Miền và đặc biệt là tinh thần chiến đấu anh dũng của các cán bộ, chiến sĩ và các tầng lớp nhân dân, ta đã giành chiến thắng vang dội.

Kết thúc Chiến dịch Bình Giã (7-3-1965), ta tiêu diệt gọn Tiểu đoàn thủy quân lục chiến 4, Tiểu đoàn biệt động quân 33 và Chi đoàn xe cơ giới M113; đánh thiệt hại nặng 3 tiểu đoàn khác và nhiều đại đội; bắn rơi, phá hủy 56 máy bay, 45 xe quân sự; tiêu diệt và làm bị thương hơn 1.700 quân địch; thu hơn 1.000 khẩu súng các loại và gần 100 máy thông tin. Qua chiến dịch, ta phá banh, phá rã nhiều “ấp chiến lược”, cơ bản giải phóng vùng nông thôn các huyện Châu Đức, Long Đất, Xuyên Mộc và một phần huyện Xuân Lộc. Nhờ vậy, căn cứ kháng chiến của ta được mở rộng từ Châu Pha, Hắc Dịch nối liền với chiến khu D. Chiến thắng Bình Giã có ý nghĩa lịch sử to lớn đối với cách mạng miền Nam. Chiến thắng này đã chứng minh tính đúng đắn về đường lối cách mạng miền Nam của Đảng; chứng tỏ sự trưởng thành của quân đội ta về chiến thuật, chiến dịch và nghệ thuật chỉ đạo tác chiến; tạo bước ngoặt so sánh lực lượng trên chiến trường có lợi cho ta, bất lợi cho địch. Bên cạnh đó, Chiến thắng Bình Giã còn có ý nghĩa chính trị to lớn ở trong và ngoài nước. Nó tăng thêm niềm tin tất thắng của toàn dân, toàn quân ta, từ đó tiếp tục vượt qua mọi khó khăn gian khổ, vươn lên giành thắng lợi cuối cùng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ vào ngày 30-4-1975. Để ghi dấu chiến công vang dội trong kháng chiến chống Mỹ trên vùng đất Bà Rịa - Vũng Tàu, Lãnh đạo và nhân dân trong Tỉnh đã xây dựng tượng đài Chiến thắng Bình Gĩa nằm sát bên quốc lộ 56, thị trấn Ngãi Giao. Khuôn viên Tượng đài rộng 20.000m2, gồm vườn hoa, khu Tượng đài, Đền thờ và các công trình phụ... Thân tượng cao 26m, màu ghi sáng, đặt trên bệ đá hoa cương đen cao 3m, tạo cảm giác mạnh mẽ. Với ba bàn tay nắm chặt đốc lê, phía trên là ba lưỡi lê vươn lên nền trời xanh tượng trưng cho ba thứ quân và ba mũi giáp công trong chiến thắng Bình Giã. Hai bên tượng đài là hai bức phù điêu (dài 7m, cao 3m) được ghép từ hàng ngàn mảnh gốm màu Bát Tràng (Hà Nội) thể hiện sự phối hợp chiến đấu và chiến thắng trong chiến dịch Bình Giã. Di tích đã được Bộ Văn hóa và Thông tin công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 2754-QĐ/BT, ngày 15 tháng 10 năm 1994.

20 tháng 1 2020

Trận Bình Giã là trận đánh chính nằm trong Chiến dịch Bình Giã xảy ra vào cuối tháng 12 năm 1964 tại địa bàn làng Bình Giã, tỉnh Phước Tuy, cách Sài Gòn 67 km, giữa Quân giải phóng miền Nam và Quân lực Việt Nam Cộng hòa do cố vấn Mỹ chỉ huy.

Lúc xảy ra trận đánh, Bình Giã có độ khoảng 6.000 dân, phần lớn là người theo đạo Thiên Chúa di cư từ miền Bắc Việt Nam sau năm 1954. Đây là trận đánh quan trọng trong chiến dịch Bình Giã do Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam phát động.

Dù có ưu thế hơn hẳn về quân số và trang bị, lại được các sĩ quan Mỹ chỉ huy tác chiến, nhưng Quân lực Việt Nam Cộng hòa vẫn chịu thất bại nặng. Sau trận này, Đại tướng Hoàng Văn Thái đánh giá đây là một thắng lợi quan trọng, là “… một chiến dịch quy mô nhỏ nhưng có ý nghĩa chiến lược, mở đầu thời kỳ mới của chiến tranh cách mạng miền Nam”[3]. Trung đoàn chính quy đầu tiên của quân Giải phóng thành lập ở miền nam, trung đoàn Q761, được gọi là "đoàn Bình Giã" để tuyên dương.

Hoa Kỳ và Quân lực Việt Nam Cộng hòa[sửa | sửa mã nguồn]

  • Vài chục sỹ quan cố vấn Mỹ (làm nhiệm vụ chỉ huy binh sĩ VNCH)
  • Tiểu đoàn 4 Thủy quân Lục chiến Quân lực Việt Nam Cộng hòa
  • Tiểu đoàn 30 và Tiểu đoàn 31 Biệt động quân
  • Hàng chục trực thăng, máy bay, xe tăng, xe thiết giáp các loại
  • Quân giải phóng miền Nam[sửa | sửa mã nguồn]

  • Trung đoàn bộ binh Q761
  • 04 tiểu đoàn trợ chiến gồm Cối 81, DKZ75, trọng liên 12ly7
  • Quân khu 7 chi viện 2 tiểu đoàn tập trung là tiểu đoàn 700 và tiểu đoàn 800
  • Quân khu 6 hỗ trợ bằng tiểu đoàn tập trung là Tiểu đoàn 186
  • Đại đội 445 bộ đội địa phương tỉnh Bà Rịa cũng tham gia phục vụ chiến dịch
  • Ngày 28 tháng 12 năm 1964: Một tiểu đoàn của Quân Giải phóng tấn công và chiếm làng Bình Giã do 2 trung đội Địa phương quân của QLVNCH trấn giữ. Tiểu đoàn 30 Biệt Động Quân QLVNCH được trực thăng vận đến tái chiếm làng Bình Giã bị phục kích và thiệt hại nặng, phần còn lại rút và cố thủ trong nhà thờ làng.
  • Hôm sau, ngày 29 tháng 12, Tiểu đoàn 38 Biệt Động Quân được trực thăng vận xuống phía nam làng và tổ chức đánh trả. Trận chiến kéo dài cả ngày nhưng lực lượng Biệt Động Quân không tái chiếm được làng Bình Giã.
  • Ngày 30: Vào buổi sáng, tiểu đoàn 4 Thủy Quân Lục Chiến được gởi đến tăng cường, nhưng QGPMN đã rút lui ra khỏi làng.
  • Ngày 31: Tiểu đoàn 4 TQLC nhận lệnh đi tìm chiếc trực thăng và phi hành đoàn bị bắn rơi trước đó trong đồn điền cao su cách Bình Giã 4 km. Đại đội 2 TĐ4TQLC lọt vào ổ phục kích của Quân Giải phóng và bị tiêu diệt, phần còn lại của TĐ4TQLC đến cứu viện cũng bị thiệt hại nặng và phải lui về Bình Giã.
  • Ngày 1 tháng 1 năm 1965: hai tiểu đoàn Nhảy Dù của Binh chủng Nhảy dù Quân Lực Việt Nam Cộng hòa‎, TĐ1 và TĐ3 được trực thăng vận đến phía đông làng để tăng viện nhưng Quân Giải phóng đã rút lui.

    Phía Mỹ và Việt Nam Cộng hòa tổng cộng có 201 quân nhân thiệt mạng (trong đó có 5 cố vấn Mỹ), 192 người bị thương (trong đó có tám người Mỹ), và 68 người mất tích (trong đó có ba người Mỹ)[2]. Thiệt hại của TĐ4/TQLC bao gồm 112 tử trận, 71 bị thương, 29/35 sĩ quan của tiểu đoàn đã tử trận kể cả Tiểu đoàn trưởng[4]. Các cố vấn Donald G. Cook (cố vấn TĐ4TQLC), Harold G. Bennett và Charles E. Crafts (cố vấn TĐ33BĐQ) bị bắt làm tù binh [5].

    Tháng 6 năm 1965, Thông tấn xã Việt Nam ở Hà Nội đã loan tin rằng ngày 24 tháng 6 năm 1965, Bennet đã bị xử bắn để trả đũa việc quân lực VNCH xử tử hình công khai ông Trần Văn Đang [6] bị bắt ngày 3 tháng 5 năm 1965 khi mang chất nổ dự định tấn công cư xá sĩ quan Hoa Kỳ trên đường Võ Tánh, Sài Gòn [7]. Bennet là người tù binh chiến tranh đầu tiên của Hoa Kỳ bị xử bắn trong Chiến tranh Việt Nam [6][8][9].

    Trong cuộc họp báo ngày 4 tháng 1 năm 1965, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam tuyên bố rằng đã diệt 2.000 quân địch, 28 cố vấn Mỹ, tiêu diệt 37 xe quân sự và bắn rơi 22 máy bay.

    Thắng lợi ở Bình Giã cho thấy sự phát triển nghệ thuật chiến tranh của quân Giải phóng miền Nam. Lực lượng phòng không chiến dịch đã nghiên cứu kỹ địa hình, xác định trước hướng bay, khu vực, bãi đổ quân; đồng thời chọn vị trí thuận lợi triển khai phục kích, đón lõng đánh máy bay địch, quân đổ bộ. Với vũ khí, trang bị dù thô sơ (chỉ có súng trường, tiểu liên, trung liên và một số đại liên thu được trên các xe thiết giáp của địch), quân Giải phóng đã thiết lập được thế trận phòng không linh hoạt, nhiều tầng, bắn rơi được 21 trực thăng và 1 máy bay trinh sát.

    Thất bại ở Bình Giã đã khiến Bộ Quốc phòng Mỹ phải lo ngại: “Mối thất vọng của Washington đối với tình hình quân sự càng tăng lên khi Quân đội Sài Gòn bị một cú thất bại trông thấy trong trận đánh ác liệt ở Bình Giã… Mọi bằng chứng chỉ rõ tình hình sụp đổ cuối cùng của Chính phủ Sài Gòn là có thể xảy ra”[10]

4 tháng 3 2021

giúp mk vs ạ

 

 Bình Dương – mảnh đất nơi tôi sinh ra và lớn lên, nơi đây có rất nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng nhưng in dạm trong tâm trí tôi nhất có lẽ là khung cảnh u nhã, thoát phàm của Chùa núi Châu Thới. Chùa Châu Thới thuộc xã Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương được xếp hạng di tích danh lam thắng cảnh cấp quốc gia. Chùa Núi Châu Thới là ngôi chùa xưa nhất của Bình Dương, hình thành sớm vào hàng đầu ở Nam bộ , có kiến trúc hoành tráng, một trong những ngôi chùa cổ nổi tiếng của đất Gia Định xưa được giữ gìn, tôn tạo và phát triển cho đến ngày nay. Chùa Châu Thới cao 82m (so với mặt nước biển), chiếm diện tích 25ha nằm ở vùng đồng bằng gần khu dân cư. Cổng chua bằng đá dưới chân núi có đề tên chùa bằng chữ Hán “Châu Thới Sơn Tự”. Du khách bước lên 220 bậc thềm sẽ đến cửa Tam quan có ba máy  cong và bánh xe pháp luân nằm ở giữa đỉnh, hai bên cửa có mấy chữ “Từ bi – Hỉ xả…” . Nét nổi bật về trang trí kiến trúc của chùa là dùng nhiều mảnh gốm sứ màu sắc gắn kết đắp thành hình con rồng dài hơn cả mét đặt ở đầu đao của mái chùa và có đến 9 hình rồng như thế hướng về nhiều phía. Chánh điện được thiết kế dành phần trên thờ phật A Di Đà, Quan Âm, Thế Chí, tầng kế thờ Phật Thích Ca, tầng dưới là nơi thở Phật giáng sinh, các điện thờ này đều được trang trí bao lam sơn son thếp vàng với chạm khắc rồng phượng và chim muông hoa lá. Với những kiến trúc độc đáo của riêng mình, ngôi chùa ngày càng thu hút nhiều khách du lịch và trường tồn mãi với thời gian.

1 tháng 3 2021

Có bài khác không vậy ? Tại bài này lúc nãy có xem qua rồi ík 

7 tháng 2 2018

Trên đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta, có nhiều vùng đất đã đi vào huyền thoại với những trận đánh oai hùng. Và địa danh Bàu Bàng, thuộc huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương với chiến thắng lịch sử Bàu Bàng ngày 12/11/1965, là một trong số đó. Chiến thắng Bàu Bàng là một điểm son trong trận đầu thắng Mỹ trên chiến trường Đông Nam Bộ.

Bàu Bàng - vùng đất của những chiến công Sau thất bại ở Bình Giã, Đồng Xoài và nhiều nơi khác ở chiến trường miền Nam, nguy cơ phá sản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ đang hiển hiện từng ngày. Để cứu vãn tình thế, Mỹ đã tung vào Việt Nam Sư đoàn 1 bộ binh được mệnh danh là “Anh cả đỏ”. Đây là sư đoàn đã từng tham gia 2 cuộc chiến tranh thế giới và luôn bất khả chiến bại - được trang bị vũ khí hiện đại nhất, tinh nhuệ nhất. Cùng với đó là Sư đoàn 25 bộ binh cơ giới vào chiến trường Việt Nam từ giữa năm 1965 để tiến hành cuộc chiến tranh cục bộ với mục tiêu “Tìm diệt - Bình định - Đánh gãy xương sống Việt cộng”. Trước tình hình đó, bộ chỉ huy miền quyết định thành lập 2 sư đoàn chủ lực đầu tiên ở miền Nam, đó là Sư đoàn 5 và Sư đoàn 9. Như vậy, trên chiến trường Bình Dương năm 1965 đến 1966, ngoài tiểu đoàn Phú Lợi, các đại đội huyện, các trung đội, tiểu đội du kích tập trung của xã còn có lực lượng chủ lực miền gồm: trung đoàn Đồng Nai, trung đoàn 5, sư đoàn 9, sư đoàn 5 và đoàn 69 pháo binh. Ngày 12/7/1965, "Anh cả đỏ" đã có mặt chốt giữ tại Lai Khê (Bến Cát) nhằm càn quét dọc hai bên quốc lộ 13 và thăm dò lực lượng của ta. Ngày 11/ 11/1965, trinh sát của Sư đoàn 9 (thuộc Bộ Chỉ huy Miền) nắm được thông tin "Anh cả đỏ" đang chuẩn bị tổ chức càn quét lên hướng Chơn Thành (Bình Phước). Ngay trong ngày 11/11, đặc công của Sư đoàn 9 đã liên hệ với lực lượng bộ đội địa phương tổ chức theo dõi sự di chuyển của chúng và ra mệnh lệnh cho các đơn vị hiệp đồng chặt chẽ, tấn công địch ngay trong đêm ngày 11, rạng ngày 12/11/1965.
Kết thúc trận Bàu Bàng, 2 tiểu đoàn bộ binh, 2 chi đoàn tăng - thiết giáp, 1 đại đội pháo binh và toàn bộ Sư đoàn bộ binh "Anh cả đỏ" của Mỹ đã bị tiêu diệt hoàn toàn. Ảnh minh họa.

Tuân lệnh Bộ chỉ huy, đúng 5 giờ sáng ngày 12/11, các đơn vị đã đồng loạt khai hỏa. Pháo của ta bắn chính xác vào trận địa địch. Ngay từ loạt bắn đầu tiên, pháo của ta đã phá hủy nhiều xe tăng. Bị đánh bất ngờ sau khi tổ chức lại đội hình, địch điên cuồng phản công. Do dự đoán trước tình hình, phía ta tăng cường thêm hai tiểu đoàn đến trận địa tiếp tục tấn công mãnh liệt vào đội hình quân đội Mỹ. Tuy nhiên, phải đến khi một trung đội bộ binh của Tiểu đoàn 1 với chiến thuật “nắm thắt lưng địch mà đánh” dũng cảm thọc sâu vào Sở chỉ huy Lữ đoàn và trận địa pháo của Mỹ thì mới quyết định cục diện trận đấu. Sở chỉ huy bị đánh, quân lính Mỹ hoang mang bỏ chạy tán loạn. Đến khoảng 10 giờ, quân ta chiếm lĩnh hoàn toàn trận địa. Kết thúc trận Bàu Bàng, 2 tiểu đoàn bộ binh, 2 chi đoàn tăng - thiết giáp, 1 đại đội pháo binh và toàn bộ Sư đoàn bộ binh "Anh cả đỏ" của Mỹ đã bị tiêu diệt hoàn toàn. Trên 2.000 lính Mỹ bị loại khỏi vòng chiến đấu, gần 40 xe tăng và 8 khẩu pháo hạng nặng bị bắn cháy hoặc phá hủy. Có thể nói, trận Bàu Bàng một nỗi đau trong lịch sử của Sư đoàn 1 bộ binh của Mỹ. Một đơn vị được mệnh danh là “Anh cả đỏ” bất khả chiến bại, đã phải thảm bại trước một đội quân vừa mới được thành lập không lâu. Thất bại này đã biến âm mưu bình định miền Nam Việt Nam trong 18 tháng của chính quyền Giôn-xơn xem như đã bị phá sản hoàn toàn. Về phía quân đội ta, chiến thắng Bàu Bàng thực sự là một chiến công chói lọi, làm nức lòng quân và dân cả nước. Song ý nghĩa to lớn từ chiến thắng này không chỉ dừng lại ở đó. Thắng lợi của trận Bàu Bàng giúp cho nhân dân trong tỉnh nói riêng, người dân khu vực miền Nam nói chung có thêm động lực, can đảm đứng lên đánh đuổi kẻ thù, giành lấy hòa bình độc lập.
9 tháng 2 2018

cảm ơn bn nhé!!!

23 tháng 1 2019

La Ngà là ở tỉnh nào vậy bạn?