K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 2 2018

Trên đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta, có nhiều vùng đất đã đi vào huyền thoại với những trận đánh oai hùng. Và địa danh Bàu Bàng, thuộc huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương với chiến thắng lịch sử Bàu Bàng ngày 12/11/1965, là một trong số đó. Chiến thắng Bàu Bàng là một điểm son trong trận đầu thắng Mỹ trên chiến trường Đông Nam Bộ.

Bàu Bàng - vùng đất của những chiến công Sau thất bại ở Bình Giã, Đồng Xoài và nhiều nơi khác ở chiến trường miền Nam, nguy cơ phá sản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ đang hiển hiện từng ngày. Để cứu vãn tình thế, Mỹ đã tung vào Việt Nam Sư đoàn 1 bộ binh được mệnh danh là “Anh cả đỏ”. Đây là sư đoàn đã từng tham gia 2 cuộc chiến tranh thế giới và luôn bất khả chiến bại - được trang bị vũ khí hiện đại nhất, tinh nhuệ nhất. Cùng với đó là Sư đoàn 25 bộ binh cơ giới vào chiến trường Việt Nam từ giữa năm 1965 để tiến hành cuộc chiến tranh cục bộ với mục tiêu “Tìm diệt - Bình định - Đánh gãy xương sống Việt cộng”. Trước tình hình đó, bộ chỉ huy miền quyết định thành lập 2 sư đoàn chủ lực đầu tiên ở miền Nam, đó là Sư đoàn 5 và Sư đoàn 9. Như vậy, trên chiến trường Bình Dương năm 1965 đến 1966, ngoài tiểu đoàn Phú Lợi, các đại đội huyện, các trung đội, tiểu đội du kích tập trung của xã còn có lực lượng chủ lực miền gồm: trung đoàn Đồng Nai, trung đoàn 5, sư đoàn 9, sư đoàn 5 và đoàn 69 pháo binh. Ngày 12/7/1965, "Anh cả đỏ" đã có mặt chốt giữ tại Lai Khê (Bến Cát) nhằm càn quét dọc hai bên quốc lộ 13 và thăm dò lực lượng của ta. Ngày 11/ 11/1965, trinh sát của Sư đoàn 9 (thuộc Bộ Chỉ huy Miền) nắm được thông tin "Anh cả đỏ" đang chuẩn bị tổ chức càn quét lên hướng Chơn Thành (Bình Phước). Ngay trong ngày 11/11, đặc công của Sư đoàn 9 đã liên hệ với lực lượng bộ đội địa phương tổ chức theo dõi sự di chuyển của chúng và ra mệnh lệnh cho các đơn vị hiệp đồng chặt chẽ, tấn công địch ngay trong đêm ngày 11, rạng ngày 12/11/1965.
Kết thúc trận Bàu Bàng, 2 tiểu đoàn bộ binh, 2 chi đoàn tăng - thiết giáp, 1 đại đội pháo binh và toàn bộ Sư đoàn bộ binh "Anh cả đỏ" của Mỹ đã bị tiêu diệt hoàn toàn. Ảnh minh họa.

Tuân lệnh Bộ chỉ huy, đúng 5 giờ sáng ngày 12/11, các đơn vị đã đồng loạt khai hỏa. Pháo của ta bắn chính xác vào trận địa địch. Ngay từ loạt bắn đầu tiên, pháo của ta đã phá hủy nhiều xe tăng. Bị đánh bất ngờ sau khi tổ chức lại đội hình, địch điên cuồng phản công. Do dự đoán trước tình hình, phía ta tăng cường thêm hai tiểu đoàn đến trận địa tiếp tục tấn công mãnh liệt vào đội hình quân đội Mỹ. Tuy nhiên, phải đến khi một trung đội bộ binh của Tiểu đoàn 1 với chiến thuật “nắm thắt lưng địch mà đánh” dũng cảm thọc sâu vào Sở chỉ huy Lữ đoàn và trận địa pháo của Mỹ thì mới quyết định cục diện trận đấu. Sở chỉ huy bị đánh, quân lính Mỹ hoang mang bỏ chạy tán loạn. Đến khoảng 10 giờ, quân ta chiếm lĩnh hoàn toàn trận địa. Kết thúc trận Bàu Bàng, 2 tiểu đoàn bộ binh, 2 chi đoàn tăng - thiết giáp, 1 đại đội pháo binh và toàn bộ Sư đoàn bộ binh "Anh cả đỏ" của Mỹ đã bị tiêu diệt hoàn toàn. Trên 2.000 lính Mỹ bị loại khỏi vòng chiến đấu, gần 40 xe tăng và 8 khẩu pháo hạng nặng bị bắn cháy hoặc phá hủy. Có thể nói, trận Bàu Bàng một nỗi đau trong lịch sử của Sư đoàn 1 bộ binh của Mỹ. Một đơn vị được mệnh danh là “Anh cả đỏ” bất khả chiến bại, đã phải thảm bại trước một đội quân vừa mới được thành lập không lâu. Thất bại này đã biến âm mưu bình định miền Nam Việt Nam trong 18 tháng của chính quyền Giôn-xơn xem như đã bị phá sản hoàn toàn. Về phía quân đội ta, chiến thắng Bàu Bàng thực sự là một chiến công chói lọi, làm nức lòng quân và dân cả nước. Song ý nghĩa to lớn từ chiến thắng này không chỉ dừng lại ở đó. Thắng lợi của trận Bàu Bàng giúp cho nhân dân trong tỉnh nói riêng, người dân khu vực miền Nam nói chung có thêm động lực, can đảm đứng lên đánh đuổi kẻ thù, giành lấy hòa bình độc lập.
9 tháng 2 2018

cảm ơn bn nhé!!!

20 tháng 1 2020

Đầu những năm 60 của thế kỷ 20, Bình Giã là địa bàn quan trọng đối với địch về quân sự, chính trị, kinh tế. Xung quanh Bình Giã, địch bố trí một lực lượng quân sự hùng hậu, được trang bị vũ khí hiện đại, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cố vấn Mỹ. Trước tình hình này, để tạo thế và lực mới cho cách mạng miền Nam, ngày 2-12-1964, ta quyết định mở chiến dịch Bình Giã. Lực lượng tham gia Chiến dịch Bình Giã của ta gồm có: 2 trung đoàn bộ binh (761 và 762), 4 tiểu đoàn trợ chiến (cối 81, ĐKZ 75, trọng liên 12,7) của Bộ Tư lệnh Miền; 2 tiểu đoàn (d800 và d500) của Quân khu 7; đại đội 445 của tỉnh Bà Rịa; 1 tiểu đoàn (d186) của Quân khu 6 và lực lượng tại chỗ của địa phương. Vũ khí trang bị cho các lực lượng chủ yếu là vũ khí cũ và vũ khí lấy được của địch trong các trận chiến trước đó. Mặc dù lực lượng tham gia chiến dịch mỏng, trang bị vũ khí còn thiếu thốn và thô sơ nhưng dưới sự chỉ đạo sáng suốt của Đảng, Trung ương cục, Bộ Tư lệnh Miền và đặc biệt là tinh thần chiến đấu anh dũng của các cán bộ, chiến sĩ và các tầng lớp nhân dân, ta đã giành chiến thắng vang dội.

Kết thúc Chiến dịch Bình Giã (7-3-1965), ta tiêu diệt gọn Tiểu đoàn thủy quân lục chiến 4, Tiểu đoàn biệt động quân 33 và Chi đoàn xe cơ giới M113; đánh thiệt hại nặng 3 tiểu đoàn khác và nhiều đại đội; bắn rơi, phá hủy 56 máy bay, 45 xe quân sự; tiêu diệt và làm bị thương hơn 1.700 quân địch; thu hơn 1.000 khẩu súng các loại và gần 100 máy thông tin. Qua chiến dịch, ta phá banh, phá rã nhiều “ấp chiến lược”, cơ bản giải phóng vùng nông thôn các huyện Châu Đức, Long Đất, Xuyên Mộc và một phần huyện Xuân Lộc. Nhờ vậy, căn cứ kháng chiến của ta được mở rộng từ Châu Pha, Hắc Dịch nối liền với chiến khu D. Chiến thắng Bình Giã có ý nghĩa lịch sử to lớn đối với cách mạng miền Nam. Chiến thắng này đã chứng minh tính đúng đắn về đường lối cách mạng miền Nam của Đảng; chứng tỏ sự trưởng thành của quân đội ta về chiến thuật, chiến dịch và nghệ thuật chỉ đạo tác chiến; tạo bước ngoặt so sánh lực lượng trên chiến trường có lợi cho ta, bất lợi cho địch. Bên cạnh đó, Chiến thắng Bình Giã còn có ý nghĩa chính trị to lớn ở trong và ngoài nước. Nó tăng thêm niềm tin tất thắng của toàn dân, toàn quân ta, từ đó tiếp tục vượt qua mọi khó khăn gian khổ, vươn lên giành thắng lợi cuối cùng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ vào ngày 30-4-1975. Để ghi dấu chiến công vang dội trong kháng chiến chống Mỹ trên vùng đất Bà Rịa - Vũng Tàu, Lãnh đạo và nhân dân trong Tỉnh đã xây dựng tượng đài Chiến thắng Bình Gĩa nằm sát bên quốc lộ 56, thị trấn Ngãi Giao. Khuôn viên Tượng đài rộng 20.000m2, gồm vườn hoa, khu Tượng đài, Đền thờ và các công trình phụ... Thân tượng cao 26m, màu ghi sáng, đặt trên bệ đá hoa cương đen cao 3m, tạo cảm giác mạnh mẽ. Với ba bàn tay nắm chặt đốc lê, phía trên là ba lưỡi lê vươn lên nền trời xanh tượng trưng cho ba thứ quân và ba mũi giáp công trong chiến thắng Bình Giã. Hai bên tượng đài là hai bức phù điêu (dài 7m, cao 3m) được ghép từ hàng ngàn mảnh gốm màu Bát Tràng (Hà Nội) thể hiện sự phối hợp chiến đấu và chiến thắng trong chiến dịch Bình Giã. Di tích đã được Bộ Văn hóa và Thông tin công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 2754-QĐ/BT, ngày 15 tháng 10 năm 1994.

20 tháng 1 2020

Trận Bình Giã là trận đánh chính nằm trong Chiến dịch Bình Giã xảy ra vào cuối tháng 12 năm 1964 tại địa bàn làng Bình Giã, tỉnh Phước Tuy, cách Sài Gòn 67 km, giữa Quân giải phóng miền Nam và Quân lực Việt Nam Cộng hòa do cố vấn Mỹ chỉ huy.

Lúc xảy ra trận đánh, Bình Giã có độ khoảng 6.000 dân, phần lớn là người theo đạo Thiên Chúa di cư từ miền Bắc Việt Nam sau năm 1954. Đây là trận đánh quan trọng trong chiến dịch Bình Giã do Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam phát động.

Dù có ưu thế hơn hẳn về quân số và trang bị, lại được các sĩ quan Mỹ chỉ huy tác chiến, nhưng Quân lực Việt Nam Cộng hòa vẫn chịu thất bại nặng. Sau trận này, Đại tướng Hoàng Văn Thái đánh giá đây là một thắng lợi quan trọng, là “… một chiến dịch quy mô nhỏ nhưng có ý nghĩa chiến lược, mở đầu thời kỳ mới của chiến tranh cách mạng miền Nam”[3]. Trung đoàn chính quy đầu tiên của quân Giải phóng thành lập ở miền nam, trung đoàn Q761, được gọi là "đoàn Bình Giã" để tuyên dương.

Hoa Kỳ và Quân lực Việt Nam Cộng hòa[sửa | sửa mã nguồn]

  • Vài chục sỹ quan cố vấn Mỹ (làm nhiệm vụ chỉ huy binh sĩ VNCH)
  • Tiểu đoàn 4 Thủy quân Lục chiến Quân lực Việt Nam Cộng hòa
  • Tiểu đoàn 30 và Tiểu đoàn 31 Biệt động quân
  • Hàng chục trực thăng, máy bay, xe tăng, xe thiết giáp các loại
  • Quân giải phóng miền Nam[sửa | sửa mã nguồn]

  • Trung đoàn bộ binh Q761
  • 04 tiểu đoàn trợ chiến gồm Cối 81, DKZ75, trọng liên 12ly7
  • Quân khu 7 chi viện 2 tiểu đoàn tập trung là tiểu đoàn 700 và tiểu đoàn 800
  • Quân khu 6 hỗ trợ bằng tiểu đoàn tập trung là Tiểu đoàn 186
  • Đại đội 445 bộ đội địa phương tỉnh Bà Rịa cũng tham gia phục vụ chiến dịch
  • Ngày 28 tháng 12 năm 1964: Một tiểu đoàn của Quân Giải phóng tấn công và chiếm làng Bình Giã do 2 trung đội Địa phương quân của QLVNCH trấn giữ. Tiểu đoàn 30 Biệt Động Quân QLVNCH được trực thăng vận đến tái chiếm làng Bình Giã bị phục kích và thiệt hại nặng, phần còn lại rút và cố thủ trong nhà thờ làng.
  • Hôm sau, ngày 29 tháng 12, Tiểu đoàn 38 Biệt Động Quân được trực thăng vận xuống phía nam làng và tổ chức đánh trả. Trận chiến kéo dài cả ngày nhưng lực lượng Biệt Động Quân không tái chiếm được làng Bình Giã.
  • Ngày 30: Vào buổi sáng, tiểu đoàn 4 Thủy Quân Lục Chiến được gởi đến tăng cường, nhưng QGPMN đã rút lui ra khỏi làng.
  • Ngày 31: Tiểu đoàn 4 TQLC nhận lệnh đi tìm chiếc trực thăng và phi hành đoàn bị bắn rơi trước đó trong đồn điền cao su cách Bình Giã 4 km. Đại đội 2 TĐ4TQLC lọt vào ổ phục kích của Quân Giải phóng và bị tiêu diệt, phần còn lại của TĐ4TQLC đến cứu viện cũng bị thiệt hại nặng và phải lui về Bình Giã.
  • Ngày 1 tháng 1 năm 1965: hai tiểu đoàn Nhảy Dù của Binh chủng Nhảy dù Quân Lực Việt Nam Cộng hòa‎, TĐ1 và TĐ3 được trực thăng vận đến phía đông làng để tăng viện nhưng Quân Giải phóng đã rút lui.

    Phía Mỹ và Việt Nam Cộng hòa tổng cộng có 201 quân nhân thiệt mạng (trong đó có 5 cố vấn Mỹ), 192 người bị thương (trong đó có tám người Mỹ), và 68 người mất tích (trong đó có ba người Mỹ)[2]. Thiệt hại của TĐ4/TQLC bao gồm 112 tử trận, 71 bị thương, 29/35 sĩ quan của tiểu đoàn đã tử trận kể cả Tiểu đoàn trưởng[4]. Các cố vấn Donald G. Cook (cố vấn TĐ4TQLC), Harold G. Bennett và Charles E. Crafts (cố vấn TĐ33BĐQ) bị bắt làm tù binh [5].

    Tháng 6 năm 1965, Thông tấn xã Việt Nam ở Hà Nội đã loan tin rằng ngày 24 tháng 6 năm 1965, Bennet đã bị xử bắn để trả đũa việc quân lực VNCH xử tử hình công khai ông Trần Văn Đang [6] bị bắt ngày 3 tháng 5 năm 1965 khi mang chất nổ dự định tấn công cư xá sĩ quan Hoa Kỳ trên đường Võ Tánh, Sài Gòn [7]. Bennet là người tù binh chiến tranh đầu tiên của Hoa Kỳ bị xử bắn trong Chiến tranh Việt Nam [6][8][9].

    Trong cuộc họp báo ngày 4 tháng 1 năm 1965, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam tuyên bố rằng đã diệt 2.000 quân địch, 28 cố vấn Mỹ, tiêu diệt 37 xe quân sự và bắn rơi 22 máy bay.

    Thắng lợi ở Bình Giã cho thấy sự phát triển nghệ thuật chiến tranh của quân Giải phóng miền Nam. Lực lượng phòng không chiến dịch đã nghiên cứu kỹ địa hình, xác định trước hướng bay, khu vực, bãi đổ quân; đồng thời chọn vị trí thuận lợi triển khai phục kích, đón lõng đánh máy bay địch, quân đổ bộ. Với vũ khí, trang bị dù thô sơ (chỉ có súng trường, tiểu liên, trung liên và một số đại liên thu được trên các xe thiết giáp của địch), quân Giải phóng đã thiết lập được thế trận phòng không linh hoạt, nhiều tầng, bắn rơi được 21 trực thăng và 1 máy bay trinh sát.

    Thất bại ở Bình Giã đã khiến Bộ Quốc phòng Mỹ phải lo ngại: “Mối thất vọng của Washington đối với tình hình quân sự càng tăng lên khi Quân đội Sài Gòn bị một cú thất bại trông thấy trong trận đánh ác liệt ở Bình Giã… Mọi bằng chứng chỉ rõ tình hình sụp đổ cuối cùng của Chính phủ Sài Gòn là có thể xảy ra”[10]

4 tháng 3 2021

giúp mk vs ạ

 

23 tháng 1 2019

La Ngà là ở tỉnh nào vậy bạn?

5 tháng 1 2018

I. MỞ BÀI
Giới thiệu: Trên đất nước Việt Nam thân yêu có rất nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng nhưng có lẽ tiêu biểu nhất chính là Vịnh Hạ Long.

II. THÂN BÀI
1. Nguồn gốc, xuất xứ
- Hạ Long nghĩa là “nơi rồng đáp xuống”. Tên gọi Hạ Long đã thay đổi qua nhiều thời kỳ lịch sử, thời Bắc thuộc khu vực này được gọi là Lục Châu, Lục Hài. Các thời Lý, Trần, Lê Vịnh mang các tên Hải Đông, An Bang, Vân Đồn, Ngọc Sơn hay Lục Thủy. Tên Hạ Long mới xuất hiện trong một số thư tịch và các bán đồ hàng hải của Pháp từ cuối thế kỷ 19.
- Theo tài liệu của người Pháp:
+ Trên tờ Tin tức Hải Phòng xuất bản bằng tiếng Pháp có bài viết về sự xuất hiện của sinh vật giống rồng trên khu vực là vịnh Hạ Long ngày nay, khi viên thiếu úy người Pháp Legderin, thuyền trưởng tàu Avalence cùng các thủy thủ bắt gặp một đôi rắn biển khổng lồ ba lần (vào các năm 1898, 1900 và 1902).
+ Có lẽ người Châu Ảu đã liên tưởng con vật này giống như con rồng châu Á. loài vật huyền thoại được tôn sùng trong văn hóa Việt Nam nói riêng và văn hóa các nước châu Á nói chung và đó là lý do khiến vùng biển đảo Ọuảng Ninh được người Pháp gọi bằng cái tên vịnh Hạ Long tên đó tồn tại đến ngày nay.
- Theo truyền thuyết dân gian Vìêt Nam:
+ Theo truyền thuyết dân gian Việt Nam: trong tâm thức của người Việt từ thời tiền sử với trí tưởng tượng dân gian và ý niệm về cội nguồn con Rồng cháu Tiên, một số truyền thuyết cho ràng khi người Việt mới lập nước đã bị giặc ngoại xâm, Ngọc Hoàng sai Rồng Mẹ mang theo một đàn Rồng Con xuống hạ giới giúp người Việt đánh giặc. Thuyền giặc từ ngoài biển ào ạt tiến vào bờ vừa lúc đàn Rồng tới hạ giới. Đàn Rồng lập tức phun ra lửa thiêu cháy thuyền giặc, một phun nhả Châu Ngọc dựng thành bức tường đá sừng sừng làm cho thuyền giặc đâm phải mà vỡ tan, chặn đứng bước tiến của ngoại bang.
2. Kết cấu
Sau khi giặc tan, thấy cảnh mặt đất thanh bình, cây cối tươi tốt, con người nơi đây lại cần cù, chịu khó, đoàn kết giúp đỡ nhau, Rồng Mẹ và Rồng Con không trở về trời mà ở lại hạ giới, nơi vừa diễn ra trận chiến để muôn đời báo vệ con dân Đại Việt. Vị trí Rồng Mẹ đáp xuống là Hạ Long; nơi Rồng Con đáp xuống là Bái Tử Long và đuôi đàn rồng quẫy nước trắng xoá là Bạch Long Vĩ (bán đảo Trà Cổ ngày nay, với bãi cát dài trên 15 km).
- Vịnh có rất nhiều hang động, có động nước và động khô
- Bên trong những hang động có rất nhiều đá vôi.
- Có rất nhiều đảo và cồn đá.
- Mặt nước ở Vịnh Hạ Long rất đẹp, những làn sóng nhẹ nhàng đánh vào bờ tạo nên một khung cảnh thơ mộng khi bạn đứng ngắm Vịnh Hạ Long.
- Chiều về bạn có thể thấy hoàng hôn từ phía phản chiếu lên mặt nước như đang có đến tận hai mặt trời.
- Từ trên cao nhìn xuống, Vịnh Hạ Long như một bức tranh tuyệt hảo do thiên nhiên tạo thành gồm có những hang động và những hòn.
- Bên trong là những hang động người ta có thể tham quan, ngắm cảnh.
- Có những thạch nhũ có hình thù kì lạ do thiên nhiên tạo ra bên trong hang.
- Vịnh Hạ Long nhìn từ xa thấy như những người lính khổng lồ canh giữ biển Việt Nam.
- Vì thế, mà Vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới.
3. Ý nghĩa
- Vịnh Hạ Long là một trong những tài sản vô giá của đất nước Việt Nam thân yêu.
- Ngoài ý nghĩa là một cảnh đẹp, nó còn tượng trưng cho nét đẹp hồn hậu của con người Việt Nam mỗi khi du khách ghé thăm.

III. KẾT BÀI
- Vịnh Hạ Long đúng là một cảnh đẹp thiên nhiên trên thế giới.
- Tôi tự hào là một người ở Quảng Ninh và sở hữu một cảnh đẹp thiên nhiên thế giới.

5 tháng 1 2018

A - Mở bài: Giới thiệu chung về danh lam thắng cảnh ( bạn có thể giới thiệu qua về Phú Quốc rồi dẫn vào danh làm bạn muốn thuyết minh)
B - Thân bài:
1 - Giới thiệu về vị trí địa lí.
Bãi Dài là viên ngọc quý của Phú Quốc, dài 15km chạy dọc bờ biển Tây Bắc của đảo từ Gành Dầu đến Cửa Cạn. Từ Bãi Dài có thể nhìn ra 2 hòn đảo nhỏ xinh đẹp là Hòn Dăm và Đồi Mồi.  Nhờ được vịnh bao bọc, Bãi Dài được hưởng những con sóng dịu êm, nhẹ nhàng. Bãi đón gió Tây Nam, có nhiều sóng gió vào mùa hè từ tháng 5-10.
2 - Thuyết minh về từng bộ phận của thắng cảnh
Hiện nay chưa có công trình phục vụ khách du lịch nào đáng kể ở Bãi Dài. Nhờ đó, du khách được tận hưởng những cảnh đẹp nguyên sơ, tươi mát đầy cuốn hút.
- Bãi biển: Bãi Dài Phú Quốc có bờ biển dài 1500m, so với Bãi Khem cong cong cánh cung thì Bãi Dài có phần thẳng hơn một chút. Dọc theo bãi biển dài với cát biển cát trắng là hàng dương xanh cao to, mọc theo hàng thẳng tắp. Bên cạnh đó, bãi biển còn đậm chất hoang sơ này có cả rừng già đại thụ lan tận sát biển, hệ sinh thái rừng ngập mặn tuyệt đẹp tại các cửa sông nhỏ.
- Biển: Biển ở đây trong xanh, ít ghe thuyền neo đậu, lại có sóng biển nhẹ nhàng. Nước biển trong xanh như ngọc bích  ở Bãi Dài như thuộc về một nơi khác, tách biệt bởi vẻ thanh thoát trinh nguyên.
- Các đảo nhỏ xung quanh: Cách bờ khoảng 800m có một đảo nhỏ, hòn Đổi Mồi với bãi cát dài trinh nguyên 50m, rất lý tưởng cho khách lặn xem san hô, câu cá.
3. Vị trí của thắng cảnh đối với Việt Nam và trên thế giới:
- Được bầu chọn là đứng đầu trong 13 bãi biển hoang sơ và đẹp nhất thế giới.So với những bãi biển nổi tiếng khác của Việt Nam như Bãi  biển Mỹ Khê – Đà Nẵng hayBãi biển An Bàng – Hội An, Bãi Dài của Phú Quốc có được lợi thế hoang sơ của thiên nhiên chưa bị ảnh hưởng nhiều của ngành công nghiệp không khói.
- Bãi Dài được coi là hòn ngọc quý góp phần làm nên danh tiếng của Phú Quốc, là thiên đường bình yên của nắng vàng cát trắng trong lòng du khách.
C - Kết bài: Khái quát tầm quan trọng của danh lam, đưa ra dự đoán hướng phát triển trong tương lai.

23 tháng 3 2022

thuyết minh nó dài lắm

23 tháng 3 2022

https://theki.vn/thuyet-minh-di-tich-den-bia-tinh-hai-duong/

nek tham khảo

24 tháng 2 2017
Nhắc đến Kiên Giang là du khách nghĩ ngay đến những thắng cảnh hùng vĩ mà thiên nhiên đã ban tặng cho vùng đất này: Đảo Phú Quốc, cảnh đẹp Hà Tiên, bãi Dương, chùa Hang, hòn Tre, Châu Nham Sơn…

Cảnh đẹp Hòn Tre
Hòn Tre hay còn gọi là Hòn Rùa, mang cái tên đậm chất dân gian, nằm trên một thảm xanh ngắt là biển cả, tạo lên bức tranh thiên nhiên thật đẹp…

Cách thành phố Rạch Giá về phía Tây 30km. Hòn Tre có diện tích khoảng 400 ha, có nhiều cảnh đẹp như: Bãi Chén, Động Dừa, Đuôi Hà Bá.

Từ Trung tâm thị trấn Hòn Tre đi theo đường mòn băng qua núi mất 30 phút là tới Bãi Chén. Bãi này nằm ở phía Tây Bắc của đảo. Là bãi có chiều dài 2km, có rất nhiều tảng đá to nhìn như những chiếc chén úp nên có tên là Bãi Chén. Đây là bãi đẹp nhất của Hòn Tre vì cảnh vật còn giữ được những nét hoang sơ, có nhiều cây xanh nghiêng mình tỏa bóng mát. Tại đây du khách có thể thưởng thức các đặc sản biển và ngắm cảnh thiên nhiên.

Động Dừa của Hòn Tre cũng khá thơ mộng, là vịnh nhỏ, có làng chài nên ghe thường ghé về để lấy lương thực, nước ngọt và nghỉ ngơi sau những chuyến đi biển xa. Ở đây có rất nhiều dừa mọc ven biển, là một bãi biển đẹp, thích hợp cho việc câu cá thư giãn.

Đuôi Hà Bá (Bãi Dứa – nơi có nhiều cây dứa gai) có nhiều cây cổ thụ lớn, du khách ngắm cảnh thiên nhiên sau đó lặn xuống biển cạy hào bám ở ghềnh đá thưởng thức thì thật tuyệt vời.

Hòn Tre là thắng cảnh đẹp của tỉnh Kiên Giang, việc đi du lịch cũng rất thuận lợi, chỉ mất hơn tiếng đồng hồ bằng tàu là tới, có thể đi về trong ngày.

Châu Nham Sơn
Nhắc đến Hà Tiên thập cảnh, không thể không kễ đến Châu Nham Sơn. Đây là một danh thắng còn đượm vẽ hoang sơ của thị xã vùng biên giới này…

Châu Nham Sơn thật ra là tên cổ của núi Đá Dựng. Trong “Hà Tiên thập vịnh” của Tao Đàn Chiêu Anh Các miêu tả núi Đá Dựng qua bài vịnh với cái tên là “Châu Nham Lạc Lộ” (Cò về núi Ngọc). Cái tên Đá Dựng là cách gọi địa danh thông qua đặc điểm của nơi đó ở vùng đất Nam Bộ. Đây là ngọn núi đá vôi hình thang cân (đỉnh núi bằng song song với chân núi), có dốc đá dựng đứng. Vì vậy gọi là Đá dựng để phân biệt với những ngọn núi xung quanh. Gọi dần thành quen và trở thành tên chính thức sau này.

Từ thị xã Hà Tiên, du khách có thể đi một đoạn đường khoảng 7km bằng ô tô hoặc xe gắn máy theo quốc lộ 80 về hướng cửa khẩu Xà Xía, đến ngọn Thạch Động có một con đường rẽ phải. Theo con đường này đi mất hơn 1km nữa là đến Đá Dựng. Danh thắng này nằm cách biên giới Việt Nam-Campuchia 4 km.

Đá Dựng thật sự là một tuyệt tác mà thiên nhiên đã tạo nên để trang điểm cho Hà Tiên thêm đẹp, một vẽ đẹp vừa lộng lẫy nhưng cũng không kém vẽ huyền bí như những huyền thoại vốn có của vùng đất này. Chúng ta sẽ phải ngỡ ngàng trước phong cảnh thiên nhiên của Đá Dựng. Do bị tác động của thiên nhiên, nhất là bị xâm thực nên trong lòng núi có vô số hang động. Có hang sâu, hang cạn, hang rộng, hang hẹp. Cũng có hang ở dưới chân núi và hang ở lưng chừng núi. Nhưng hầu như hang nào cũng đẹp, một nét đẹp đặc trưng chỉ có ở núi đá vôi với rất nhiều thạch nhũ thiên hình, vạn trạng. Có người ví “Đá Dựng như một toà lâu đài với lối kiến trúc có hàng trăm vọng gác đài, hàng ngàn gác chuông”. Nổi tiếng nhất ở đây là các hang Bà Chuá Xứ với tập hợp nhiều hang thông thương với nhau, hang Trống (hay Trống Ngực) với nét đặc biệt là khi bạn vỗ nhẹ tay vào ngực mình thì vách hang sẽ cộng hưởng và dội lại với âm thanh giống như tiếng trống. Còn hang Lầu Chuông thì có nhiều thạch nhũ mà khi gõ nhẹ vào sẽ tạo nên tiếng ngân trong như tiếng chuông. Ở hang khác thì có thứ thạch nhũ gõ vào lại nghe như tiếng đàn đá trầm bổng vọng về từ ngàn xưa,…

Cùng với thiên nhiên hùng vĩ, Châu Nham Sơn – Đá Dựng còn mang trong lòng nó một pho truyền thuyết ly kỳ về câu chuyện Thạch Sanh – Lý Thông và những trang sử hào hùng trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của con người Hà Tiên. Tương truyền rằng ngày xưa, Thạch Sanh bị mắc mưu Lý Thông nên bị nhất vào hang sâu ở đây. Chàng lấy thạch nhũ làm đàn để tiêu sầu. Tiếng đàn ấy vang đến tận cung điện nhà vua với lời than thở thống thiết, ai oán: “Đàn kêu tích tịch tình tang, ai đem công chúa lên thang mà về. Đàn kêu anh hởi Lý Thông, anh ở hai lòng trời đất chứng cho”. Tiếng đàn khiến cho công chuá Huỳnh Nga nghe được mới xin vua cha mang quân đến giải nguy cho chàng Thạch Sanh. Đá Dựng có một hang động tên là “Cội Hàng Gia”. Trước cửa động có nhiều mảng đá ghép lại với nhau tạo thành một mái che tự nhiên. Người đời bảo nhau rằng, đây chính là nơi sinh sống thuở thiếu thời của Thạch Sanh và cũng là nơi chàng ngồi suy ngẫm sự đời về sau. Chính từ đây, chàng phát hiện ra chim đại bàng cắp nàng công chúa bay ngang rồi đem lòng nghĩa hiệp giương cung bắn đại bàng và lần theo vết máu đến núi Thạch Động cứu nàng công chúa.

Châu Nham có nghĩa là “Núi Ngọc”. Sở dĩ Đá dựng có tên như vậy là vì đây là nơi lánh nạn của người trấn Hà Tiên xưa khi có biến. Thuở xưa, Chân Lạp và Xiêm La là hai nước thường cho quân sang đánh phá, cướp bóc, nhiều người đem ngọc ngà, châu báu vào chôn giấu trong các hang động rồi bị thất lạc dần theo thời gian. Cuối thế kỷ XVII, khi Mạc Cửu đến khai mở trấn Hà Tiên thì thỉnh thoảng thấy có nông dân nhặt được ngọc quí tại Đá Dựng nên ông gọi là núi Châu Nham. Sau này, trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Mỹ và chiến tranh biên giới chống lại bọn diệt chủng Pôn-Pốt, Đá Dựng luôn là một trong những căn cứ địa, một chỗ dực vững chắc cho quân, dân Hà Tiên.

Do địa thế hiểm trở nên chim, cò về sống tại Đá Dựng rất đông vì không bị ai quấy phá. Chính vì vậy mà thời Mạc Thiên Tích mới có bài vịnh “Châu Nham Lạc Lộ”.

Những thứ mà du khách có thể cảm nhận được bằng tất cả giác quan ở đây đã tạo cho Đá Dựng nét đặc trưng riêng và đó cũng chính là sức hấp dẫn của nó. Ngày nay, Đá Dựng đã được nối liền với quốc lộ 80 bằng một con đường thẳng tắp. Du khách có thể đến với kỳ quan này một cách dễ dàng.

Đảo Phú Quốc
Phú Quốc là hòn đảo lớn nhất Việt Nam, nằm trong Vịnh Thái Lan, thuộc tỉnh Kiên giang. Vị trí địa lý của đảo được tóm tắt để dễ hình dung như sau: mũi Đông Bắc của đảo cách quốc gia láng giềng Cam-Pu-Chia 4 hải lý. Đảo cách thành phố Rạch Giá, thủ phủ của tỉnh Kiên Giang 62 hải lý về phía Đông và cách thị xã Hà Tiên là 25 hải lý.

Đảo Phú Quốc có hình tam giác, cạnh đáy nằm ở hướng Bắc, nhỏ dần lại ở phía Nam. Nếu tính đường chim bay theo hướng Bắc-Nam thì chiều dài lớn nhất của đảo là 49 km . Nơi rộng nhất trên đảo theo hướng Đông-Tây nằm ở khu vực Bắc đảo với chiều dài là 27 km. Chu vi của đảo Phú Quốc tổng cộng khoảng 130 km. Tổng diện tích của Phú Quốc là 56.500 ha. Có tác giả ví hình dáng đảo giống như một con cá đang bơi, đầu hướng về phương Bắc.

Về điều kiện địa lý tự nhiên, khí hậu trên đảo Phú Quốc thuộc loại nhịêt đới gió mùa (nóng ẩm, mưa nhiều,…), tuy nhiên do nằm trong vùng vị trí đặc biệt của vịnh Thái Lan nên ít bị thiên tai. Chính vì điều kiện khí hậu như vậy nên Phú Quốc có được một nguồn tài nguyên vô giá là rừng nhiệt đới, trong đó có rất nhiều giống, loài đặc hữu. Đây là vốn quý nhất để phát triển du lịch sinh thái trên hòn đảo này. Bên cạnh rừng, vì bản thân Phú Quốc là một hòn đảo và là đảo lớn, cho nên những nguồn tài nguyên khác như: tài nguyên biển, tài nguyên đất, tài nguyên nước,… ở đây có tiềm năng lớn để khai thác phát triển kinh tế.

Nhắc đến Phú Quốc thì không thể không nhắc đến những nghề nghiệp truyền thống của cư dân ở đây. Đó là nghề sản xuất nước mắm và nghề trồng hồ tiêu. Nước mắm Phú Quốc và hồ tiêu Phú Quốc là hai mặt hàng nổi tiếng thế giới lâu nay. Ngoài hai nghề này, hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Phú Quốc là khai thác hải sản. Gần đây, nhờ hoạt động du lịch trên đảo phát triển nhanh chóng, một bộ phận cư dân chuyển sang tham gia cung cấp các dịch vụ phục vụ du lịch như nhà hàng, khách sạn,…

Về mặt hành chính, đảo Phú Quốc các đảo nhỏ lân cận khác và 2 quần đảo An Thới, Thổ Chu hợp thành một huyện của Kiên Giang: huyện đảo Phú Quốc với tổng diện tích là 58.283 ha. Trong đó, quần đảo Thổ Chu nằm xa đảo Phú Quốc nhất (tương tương khoảng cách từ Rạch Giá ra Phú Quốc).

Ngày nay, hệ thống đường giao thông trên đảo đang phát triển nhanh chóng, cạnh đó là các tuyến vận chuyển hành khách từ đất liền ra đảo bằng cả đường hàng không lẫn hàng hải rất thuận tiện nên du khách có thể yên tâm đến cũng như đi lại trên đảo mà không gặp phải bất cứ trở ngại nào.