K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 3 2022

Tham khảo:

 

Trên lãnh thổ Việt Nam thân yêu, có một điều thú vị là nhiều thành phố cùng có những cặp đôi sông núi linh thiêng và tươi đẹp. Ví như sông Kỳ Cùng núi Mẫu Sơn ở Lạng Sơn, sông Mã núi Mường Hung ở Sơn La, sông Tô núi Nùng ở Hà Nội, sông Lam núi Hồng ở Nghệ An, sông Hương núi Ngự ở Huế hay sông Trà Khúc núi Thiên Ấn ở Quảng Nam... Trong đó, có thể nói sông Hương là một trong những con sông đẹp nhất và nổi tiếng nhất của cả nước.

Sông Hương, riêng cái tên của nó cũng là một câu chuyện dài và nhiều dư vị. Sông Hương từng được gọi bằng nhiều cái tên như sông Linh trong sách Dư địa chí (1435) của Nguyễn Trãi, Kim Trà đại giang trong sách Ô Châu cận lục (1555), Hương Trà trong sách Phủ biên tạp lục (1776) của Lê Quý Đôn. Ngoài ra, nó còn được gọi là Lô Dung, sông Dinh, sông Yên Lục... Chưa dừng ở đó, tên sông còn được lý giải bằng nhiều cách rất thú vị. Theo dã sử, khi vua Quang Trung đi qua và hỏi tên sông là gì, thấy những cái tên trước đó chỉ là địa danh hữu hạn, không thể gợi sự trường tồn của dòng sông nên từ nay gọi tên Hương Giang. Cũng có người lí giải rằng hai bên sông Hương có loại cỏ thạch sương bồ có hương thơm nên gọi tên dòng sông là sông Hương. Nhà nghiên cứu văn hóa Huế, ông Phan Thuận An cho rằng: Về tên gọi sông Hương thì có nhiều giả thuyết khác nhau nhưng tôi thiên về giả thuyết bắt nguồn từ địa danh Hương Trà. Dòng sông nào cũng mang một cái tên của vùng đất. Phú Xuân - Huế ngày xưa thuộc đất Hương Trà, là một lưu vùng mà sông chảy qua suốt huyện Hương Trà. Vì thế người ta dùng tên huyện Hương Trà để đặt tên cho dòng sông. Lúc đầu gọi là sông Hương Trà, sau gọi tất là sông Hương. Còn nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường trong tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? lại lý giải tên sông bằng một huyền thoại, vì yêu quý con sông xứ sở nên dân chúng đôi bờ đã nấu nước trăm loài hoa đổ xuống dòng sông tạo nên hương thơm ngát, gửi cả mộng ước muốn đem cảnh đẹp và tiếng thơm để xây đắp văn hóa và lịch sử của nhân dân.

 

Về vị trí địa lý, sông Hương thuộc miền Trung Việt Nam. Sông có hai dòng chính đều bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn huyền thoại và khi về đến đồng bằng, nó không chảy qua nhiều địa phương mà nằm gọn gàng trong lòng một thành phố duy nhất, Thừa Thiên - Huế. Thủy trình hơn 80 km của sông Hương xưa nay luôn là điều hấp dẫn không chỉ với các nhà địa lí mà còn cả với những nghệ sĩ say mê cái đẹp. Từ thượng nguồn Tả Trạch và Hữu Trạch chảy qua nhiều thác ghềnh, chảy quanh các chân núi, xuyên qua các cánh rừng rậm, chảy chậm qua các làng mạc Kim Long, Nguyệt Biểu, Vỹ Dạ, Đông Ba, Gia Hội, chợ Dinh, Nam Phổ, Bao Vinh, chạy ra cửa Thuận Trạch, Biển Đông. Cùng thủy trình ấy, ngồi trên thuyền xuôi theo dòng sông Hương, chúng ta có thể ngắm cảnh xung quanh kinh thành Huế, vượt qua cầu Dã Viên, Phú Xuân, Tràng Tiền, đến thăm lăng Minh Mạng, điện Hòn Chén, chùa Thiên Mụ... hoặc xuôi về Thuận An chìm đắm trong vẻ đẹp của biển cả bao la.

Vẻ đẹp đa dạng là một đặc điểm quan trọng của sông Hương, sông Hương không chỉ giàu giá trị mà còn có ý nghĩa sâu sắc đối với người dân thành Huế nói riêng và với non sông Việt Nam nói, chung. Dòng sông thơ mộng ấy có vai trò quan trọng đối với địa lí nơi đây và hàng năm vẫn bồi đắp phù sa cho đôi bờ tươi tốt. Sông Hương đem lại nguồn tài nguyên thủy sản giàu có, phong phú và cung cấp nguồn nước dồi dào cho cư dân. Đặc biệt, sông Hương có giá trị kinh tế cao bởi đây là điểm nhấn du lịch đặc sắc trong hệ thống danh lam thắng cảnh của cả nước. Khách du lịch trong và ngoài nước đều rất yêu quý con sông thơ mộng này.

Nhưng ý nghĩa nhất phải nhắc đến giá trị văn hóa nghệ thuật của dòng sông danh tiếng này. Sông Hương êm đềm trôi chảy thật ngọt ngào trong văn thơ với những tác phẩm nổi tiếng như bài thơ Tiếng hát sông Hương của Tố Hữu hay những trang bút ký sang trọng, lịch lãm của Hoàng Phủ Ngọc Tường trong Ai đã đặt tên cho dòng sông?... Màu sắc lung linh, hình dáng mềm mại và vẻ thanh bình muôn thuở của dòng sông biến thành niềm cảm hứng trác tuyệt trong âm nhạc. Những ca khúc như Diễm xưa, Ai ra xứ Huế đã khiến người nghe say đắm nhưng thú vị hơn, đây còn là không gian diễn xướng của những loại hình âm nhạc cổ truyền từ điệu hò, câu hát dân gian đến âm nhạc bác học trong từng khúc Nhã nhạc cung đình Huế.

Nhưng sông Hương không chỉ bay bổng trong nghệ thuật, sông Hương còn là chứng nhân lịch sử trung thành như Hoàng Phủ Ngọc Tường từng nói: Hiển nhiên là sông Hương đã sống những thế kỷ quang vinh với nhiệm vụ lịch sử của nó, từ thuở nó còn là một dòng sông biên thuỳ xa xôi của đất nước các vua Hùng. Trong sách địa dư của Nguyễn Trãi, nó mang tên là Linh Giang, dòng sông viễn châu đã chiến đấu oanh liệt bảo vệ biên giới phía nam của Tổ quốc Đại Việt qua những thế kỉ trung đại. Thế kỉ XVIII, nó vẻ vang soi bóng Kinh thành Phú Xuân của người anh hùng Nguyễn Huệ; nó sống hết lịch sử bi tráng của thế kỉ XIX với máu của những cuộc khởi nghĩa, và từ đấy sông Hương đã đi vào thời đại Cách mạng tháng Tám bằng những chiến công rung chuyển. Từ khi nàng Huyền Trân công chúa ngàn dặm ra đi đem về cho đất Việt hai châu Ô Lý, dòng sông đã lưu giữ và tiếp nối những nét đẹp văn hóa đậm đà bản sắc và trở thành biểu tượng riêng cho mảnh đất nơi đây.

Và như thế, sông Hương mãi là dòng sông của thi, ca, nhạc, họa, là điệu hồn của con người xứ Huế yêu thương!

15 tháng 3 2022

tham khảo

Trên lãnh thổ Việt Nam thân yêu, có một điều thú vị là nhiều thành phố cùng có những cặp đôi sông núi linh thiêng và tươi đẹp. Ví như sông Kỳ Cùng núi Mẫu Sơn ở Lạng Sơn, sông Mã núi Mường Hung ở Sơn La, sông Tô núi Nùng ở Hà Nội, sông Lam núi Hồng ở Nghệ An, sông Hương núi Ngự ở Huế hay sông Trà Khúc núi Thiên Ấn ở Quảng Nam... Trong đó, có thể nói sông Hương là một trong những con sông đẹp nhất và nổi tiếng nhất của cả nước.

Sông Hương, riêng cái tên của nó cũng là một câu chuyện dài và nhiều dư vị. Sông Hương từng được gọi bằng nhiều cái tên như sông Linh trong sách Dư địa chí (1435) của Nguyễn Trãi, Kim Trà đại giang trong sách Ô Châu cận lục (1555), Hương Trà trong sách Phủ biên tạp lục (1776) của Lê Quý Đôn. Ngoài ra, nó còn được gọi là Lô Dung, sông Dinh, sông Yên Lục... Chưa dừng ở đó, tên sông còn được lý giải bằng nhiều cách rất thú vị. Theo dã sử, khi vua Quang Trung đi qua và hỏi tên sông là gì, thấy những cái tên trước đó chỉ là địa danh hữu hạn, không thể gợi sự trường tồn của dòng sông nên từ nay gọi tên Hương Giang. Cũng có người lí giải rằng hai bên sông Hương có loại cỏ thạch sương bồ có hương thơm nên gọi tên dòng sông là sông Hương. Nhà nghiên cứu văn hóa Huế, ông Phan Thuận An cho rằng: Về tên gọi sông Hương thì có nhiều giả thuyết khác nhau nhưng tôi thiên về giả thuyết bắt nguồn từ địa danh Hương Trà. Dòng sông nào cũng mang một cái tên của vùng đất. Phú Xuân - Huế ngày xưa thuộc đất Hương Trà, là một lưu vùng mà sông chảy qua suốt huyện Hương Trà. Vì thế người ta dùng tên huyện Hương Trà để đặt tên cho dòng sông. Lúc đầu gọi là sông Hương Trà, sau gọi tất là sông Hương. Còn nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường trong tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? lại lý giải tên sông bằng một huyền thoại, vì yêu quý con sông xứ sở nên dân chúng đôi bờ đã nấu nước trăm loài hoa đổ xuống dòng sông tạo nên hương thơm ngát, gửi cả mộng ước muốn đem cảnh đẹp và tiếng thơm để xây đắp văn hóa và lịch sử của nhân dân.

Về vị trí địa lý, sông Hương thuộc miền Trung Việt Nam. Sông có hai dòng chính đều bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn huyền thoại và khi về đến đồng bằng, nó không chảy qua nhiều địa phương mà nằm gọn gàng trong lòng một thành phố duy nhất, Thừa Thiên - Huế. Thủy trình hơn 80 km của sông Hương xưa nay luôn là điều hấp dẫn không chỉ với các nhà địa lí mà còn cả với những nghệ sĩ say mê cái đẹp. Từ thượng nguồn Tả Trạch và Hữu Trạch chảy qua nhiều thác ghềnh, chảy quanh các chân núi, xuyên qua các cánh rừng rậm, chảy chậm qua các làng mạc Kim Long, Nguyệt Biểu, Vỹ Dạ, Đông Ba, Gia Hội, chợ Dinh, Nam Phổ, Bao Vinh, chạy ra cửa Thuận Trạch, Biển Đông. Cùng thủy trình ấy, ngồi trên thuyền xuôi theo dòng sông Hương, chúng ta có thể ngắm cảnh xung quanh kinh thành Huế, vượt qua cầu Dã Viên, Phú Xuân, Tràng Tiền, đến thăm lăng Minh Mạng, điện Hòn Chén, chùa Thiên Mụ... hoặc xuôi về Thuận An chìm đắm trong vẻ đẹp của biển cả bao la.

Vẻ đẹp đa dạng là một đặc điểm quan trọng của sông Hương, sông Hương không chỉ giàu giá trị mà còn có ý nghĩa sâu sắc đối với người dân thành Huế nói riêng và với non sông Việt Nam nói, chung. Dòng sông thơ mộng ấy có vai trò quan trọng đối với địa lí nơi đây và hàng năm vẫn bồi đắp phù sa cho đôi bờ tươi tốt. Sông Hương đem lại nguồn tài nguyên thủy sản giàu có, phong phú và cung cấp nguồn nước dồi dào cho cư dân. Đặc biệt, sông Hương có giá trị kinh tế cao bởi đây là điểm nhấn du lịch đặc sắc trong hệ thống danh lam thắng cảnh của cả nước. Khách du lịch trong và ngoài nước đều rất yêu quý con sông thơ mộng này.

Nhưng ý nghĩa nhất phải nhắc đến giá trị văn hóa nghệ thuật của dòng sông danh tiếng này. Sông Hương êm đềm trôi chảy thật ngọt ngào trong văn thơ với những tác phẩm nổi tiếng như bài thơ Tiếng hát sông Hương của Tố Hữu hay những trang bút ký sang trọng, lịch lãm của Hoàng Phủ Ngọc Tường trong Ai đã đặt tên cho dòng sông?... Màu sắc lung linh, hình dáng mềm mại và vẻ thanh bình muôn thuở của dòng sông biến thành niềm cảm hứng trác tuyệt trong âm nhạc. Những ca khúc như Diễm xưa, Ai ra xứ Huế đã khiến người nghe say đắm nhưng thú vị hơn, đây còn là không gian diễn xướng của những loại hình âm nhạc cổ truyền từ điệu hò, câu hát dân gian đến âm nhạc bác học trong từng khúc Nhã nhạc cung đình Huế.

Nhưng sông Hương không chỉ bay bổng trong nghệ thuật, sông Hương còn là chứng nhân lịch sử trung thành như Hoàng Phủ Ngọc Tường từng nói: Hiển nhiên là sông Hương đã sống những thế kỷ quang vinh với nhiệm vụ lịch sử của nó, từ thuở nó còn là một dòng sông biên thuỳ xa xôi của đất nước các vua Hùng. Trong sách địa dư của Nguyễn Trãi, nó mang tên là Linh Giang, dòng sông viễn châu đã chiến đấu oanh liệt bảo vệ biên giới phía nam của Tổ quốc Đại Việt qua những thế kỉ trung đại. Thế kỉ XVIII, nó vẻ vang soi bóng Kinh thành Phú Xuân của người anh hùng Nguyễn Huệ; nó sống hết lịch sử bi tráng của thế kỉ XIX với máu của những cuộc khởi nghĩa, và từ đấy sông Hương đã đi vào thời đại Cách mạng tháng Tám bằng những chiến công rung chuyển. Từ khi nàng Huyền Trân công chúa ngàn dặm ra đi đem về cho đất Việt hai châu Ô Lý, dòng sông đã lưu giữ và tiếp nối những nét đẹp văn hóa đậm đà bản sắc và trở thành biểu tượng riêng cho mảnh đất nơi đây.

Và như thế, sông Hương mãi là dòng sông của thi, ca, nhạc, họa, là điệu hồn của con người xứ Huế yêu thương!

11 tháng 10 2023

   Học xong văn bản Ca Huế trên sông Hương em ấn tượng với nét đẹp của ca Huế - loại hình nghệ thuật độc đáo của xứ sở mộng mơ Huế. Xứ Huế nổi tiếng với các điệu hò mang nét đặc trưng riêng biệt. Nét đặc sắc của ca Huế được thể hiện qua dàn nhạc cụ, qua ngón đàn tuyệt kĩ của các ca công và giọng hát ngọt ngào của ca nhi. Lênh đênh trên con thuyền lững lờ trôi giữa dòng Hương giang êm đềm, thả hồn theo những lời ca mênh mang hòa trong tiếng đàn réo rắt, du dương và tiếng sóng vỗ nhẹ nhàng chính là điều đã giữ chân biết bao du khách nơi đây. Đọc xong văn bản em cũng mong có cơ hội được đặt chân đến Huế và một lần được nghe những câu ca Huế đầy ngọt ngào ấy.

11 tháng 10 2023

thank you

 

17 tháng 2 2019

* Thưa quý khách chia tay với thành phố Đà Nẵng năng động và xinh đẹp xe chúng ta đang di chuyển trong hầm đường bộ Hải Vân là một trong những hầm đường bộ dài nhất Đông Nam Á và chỉ còn khoản 15 phút nữa thôi chúng ta sẽ đặt chân đến địa phận của tỉnh Thừa Thiên – Huế có thành phố Huế bên dòng Hương giang thơ mộng.
"Con sông dùng dằng con sông không chảy
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu"

– Huế còn là một quần thể kiến trúc cung đình cổ của Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới (1993) và để tiện cho việc tham quan hướng dẫn viên (HDV) xin giới thiệu tổng quan về thành phố này.

– Huế nằm ở vị trí trung độ của cả nước, lưng tựa vào dãy Trường Sơn hùng vĩ, mặt thì hướng ra biển Đông. Huế cách thủ đô Hà Nội 660km cách thành phố Hồ Chí Minh 1080km. Huế có sân bay Phú Bài nằm kề quốc lộ 1A có các hệ thống khách sạn, resort đạt tiêu chuẩn từ 4 đến 5 sao tạo điều kiện cho khách du lịch đến và lưu lại tại Huế.

* Thưa quý khách nhắc đến lịch sử hình thành của vùng đất này không thể không nhắc đến một nhân vật có vai trò quan trọng trong việc mở mang bờ cõi nước ta cũng như là tạo tiền đề cho sự nghiệp vương triều Nguyễn sau này. Quý khách có biết hdv đang nói đến nhân vật nào không ạ? Dạ vâng đó chính là chúa tiên Nguyễn Hoàng một vị danh tướng lẫy lừng thời Hậu Lê với nhiều chiến công hiển hách. Biết mình là cái gai trong mắt của anh rể là Trịnh Kiểm, nghe theo lời sấm truyền của trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm: "Hoành sơn nhất đái vạn đại dung thân" nên sau đó, ông đã nhờ chị gái xin anh rể cho vào trấn thủ đất Thuận Hóa và kể từ đây vùng đất Huế đã gắn liền với sự nghiệp của 9 vị chúa Nguyễn xứ đàng trong. Hơn 400 năm Huế là trung tâm chính trị văn hóa của nhà nước phong kiến Việt Nam. Năm 1885, kinh đô Huế thất thủ rơi vào tay thực dân Pháp, vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương. Ở Huế đã nổ ra nhiều phong trào chống pháp sôi nổi như phòng trào của cụ Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh. Huế còn là cái nôi nuôi dưỡng và đào tạo những vị lãnh đạo Đảng tài ba như Trường Chinh, Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng…Là một trong những ngọn cờ đầu đi tiên phong trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc đến 25/3/1975 Huế hoàn toàn giải phóng. Sau bao nhiêu nằm hàn gắn vết thương chiến tranh và hòa mình vào công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước ngày nay Huế đã trở thành thành phố festival của Việt Nam và thế giới, Huế mang trong mình 2 di sản của nhân loại.

– Thưa quý khách, nếu như Hạ Long là quà tặng của thiên nhiên thì Huế là sản phẩm sáng tạo của con người Việt Nam. Vua Gia Long sau khi đánh bật nhà Tây Sơn ra khỏi Phú Xuân, thống nhất sơn hà và lên ngôi hoàng đế, việc đầu tiên là tái lập cơ đồ, vinh thăng triều đại, xây dựng quốc gia và gây uy tín đối với các lân bang. Vị vua nhà Nguyễn đầu tiên đã thực hiện ngay việc xây dựng kinh thành Phú Xuân và các vị vua kế nghiệp sẽ tiếp tục tu bổ, tô bồi cho bộ mặt của quốc gia ngày càng tráng lệ uy nghi. Kinh thành Huế được xây dựng năm 1805, nhưng đến năm 1833 thì kinh thành Huế được hoàn thành. Về phong thủy các nhà kiến trúc sư thế kỷ 19 đã bố trí các thành quách cung điện theo 1 hướng duy nhất là hướng nam, được xem là một hướng tốt như ông bà ta ngày xưa hay nói "lấy vợ hiền hòa xây nhà hướng nam". Kinh thành huế lấy núi Ngự Bình làm tiền án, lấy sông Hương làm yếu tố minh đường, lấy cồn Hến và cồn Dã Viên làm tả thanh long hữu bạch hổ tạo thành thế rồng chầu hổ phục. Kinh thành gồm 3 vòng tường thành: kinh thành có chúc năng bảo vệ kinh đô khi có biến, vòng thứ 2 và thứ 3 lần lượt là Hoàng thành và Tử cấm thành gọi chung là Đại nội bên trong Đại nội có hàng trăm công trình lớn nhỏ khác nhau (khoảng 150 công trình) là nơi ở và sinh hoạt, làm viêc của vua. Đại nội được canh giữ cẩn mật không ai được phép ra vào nếu chưa được sự đồng ý của vua, nên ở Huế từ xưa có câu ca dao: "Đưa con vào nội rồi đời con ơi" và còn biết bao nhiêu chuyện bí mật thâm cung triều Nguyễn hdv sẽ chia sẽ khi chúng ta đến điểm tham quan.

– Theo quan niệm của Phật giáo “Sống gửi, thác về”, các vua triều Nguyễn cũng có suy nghĩ như vậy, cuộc sống nơi cõi tục là cuộc sống tạm còn khi mất đi, sang thế giới bên kia là vĩnh cửu. Bởi vậy, bất kỳ nhà vua nào khi lên ngôi đều coi trọng việc xây dựng lăng tẩm cho mình… Trong điều kiện lịch sử đầy biến động nên 13 vua chỉ có 9 vua là có lăng tẩm được xây dựng quy mô. Nếu lăng của vua Minh Mạng (Hiếu lăng) mang dáng vẻ oai nghiêm, hùng vĩ, tráng lệ thì lăng của Tự Đức (Khiêm lăng) mang bầu không khí gần gũi thiên nhiên, đẹp như một bức tranh sơn thủy. Lăng Khải Định thì lại mang ý nghĩa khác, khi mới hoàn thành được người đời ví như cái lồng sơn son thiếp vàng vô cùng sặc sỡ. Lăng Khải Định còn gọi là Ứng Lăng, tọa lạc trên triền núi Châu Chữ (còn gọi là Châu Ê) bên ngoài kinh thành Huế là lăng mộ của vị vua thứ 12 của triều Nguyễn. Lăng được xây dựng từ năm 1920 ngay sau khi Khải Định lên ngôi không lâu. Về kiến trúc lăng Khải Định được người đời sau thường đặt ra ngoài dòng kiến trúc truyền thống thời Nguyễn bởi sự pha trộn của nhiều trường phái kiến trúc: Ấn Độ, Rome, Phật giáo… Toàn bộ nội thất bên trong lăng đều được trang trí bằng những mảnh phù điêu bằng gốm sứ, thủy tinh màu được vua đặt mua ở Nhật Bản, Trung Quốc… Người chịu trách nhiệm tạo nên những tác phẩm nghệ thuật ở đây là nghệ nhân Phan Văn Tánh là tác giả của 3 bức bích họa "Cửu long ẩn vân" lớn nhất việt nam, nhờ những đóng góp của ông và những người cộng sự lăng Khải Định đã thành 1 đỉnh cao của nghệ thuật tạo hình sành sứ. Dù bị lên án ở nhìu góc độ khác nhau nhưng lăng Khải Định đích thực là 1 công trình có giá trị về mặt nghệ thuật và kiến trúc nó làm phong phú đa dạng thêm vẻ đẹp của đất cố đô.

*Thưa quý khách đã đến Huế mà chưa đến chùa Thiên Mụ là xem như chưa đến – là nơi có sự tích ra đời gắn liền với bước chân mở đường của vị chúa Nguyễn xứ Đàng Trong. Mà từ lâu tiếng chuông chùa đã đi vào tiềm thức người dân xứ Huế "tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Cương". Truyền thuyết kể rằng, trong một lần rong ruổi vó ngựa dọc bờ sông Hương, ông bắt gặp một ngọn đồi nhỏ nhô lên như một con rồng đang soi mình dưới bóng nước trong xanh. Hỏi ra mới biết, ngọn đồi này có tên là đồi Hà Khê. Người dân địa phương cho biết, nơi đây ban đêm thường có một bà lão mặc áo đỏ quần lục xuất hiện trên đồi, nói với mọi người “Rồi đây sẽ có một vị chân chúa đến lập chùa để tụ linh khí, làm bền long mạch. Tư tưởng lớn của chúa Nguyễn Hoàng dường như cùng bắt nhịp được với ý nguyện của dân chúng. Ông cho dựng một ngôi chùa trên đồi, ngoảnh mặt ra sông Hương, đặt tên là “Thiên Mụ Tự“ (chùa Thiên Mụ). Ngôi chùa được lồng trong một không gian thơ mộng tĩnh mịch rất phù hợp cho những ai đến đây tu hành.Chùa Thiên Mụ từ đó đã trở thành danh lam thắng cảnh của đất nước và thu hút nhiều du khách đến tham quan.

* Thưa quý khách nền văn hóa Huế là sự kết hợp của văn hóa dân gian và văn hóa cung đình, những lời ca tiếng hát được đưa vào phục vụ cho vui chúa rồi lại được lưu truyền trong dân gian như ca Huế, nhã nhạc cung đình Huế…văn hóa Huế còn được biểu hiện qua các làng nghề truyền thống như nghề làm nón, kim hoàn…văn hóa ẩm thực Huế đa dạng phong phú với hàng trăm món ăn cung đình và hàng trăm món ăn dân gian đều được lưu giữ và phát triển để phục vụ du khách như: cơm hến, bún bò huế, bánh bèo… Huế còn là thành phố với nhiều lễ hội nổi tiếng như lễ hội điện Hòn Chén, lễ hội xuân gia lac.. Trong đó lễ hội Festival Huế với nhiều chương trình lễ hội cộng đồng được tái dựng với một không gian rộng lớn cả trong và ngoài thành phố, góp phần làm sống lại các giá trị văn hóa của Huế. Tất cả đã góp phần thúc đẩy để du lịch Huế trở thành một trong những chiến lược phát triển quan trọng của du lịch cả nước.

* Thưa quý khách Huế không chỉ đẹp bởi phong cảnh hữu tình không chỉ quyến rũ bởi lăng tẩm đền đài mà huế còn níu chân bao du khách bởi nét đẹp dịu dàng, e ấp…của con người nơi đây. Để kết thúc cho bài thuyết minh thì hdv xin gửi tặng quý khách 4 câu thơ của nhà thơ Phan Thị Ngôn Ngữ

"o con gái tóc dài quai nón tím
Chiều ni về o có nhớ ai không
Guốc khua chi cho đây nhói cả lòng
Áo trắng quá khiến hồn đây khờ khạo"

31 tháng 8 2019

Bài làm

Huế là một thành phố ở miền Trung Việt Nam và là tỉnh lị của tỉnh Thừa Huế. Là kinh đô của Việt Nam dưới triều Nguyễn Huệ nổi tiêng với những đền chùa, thành quách, lăng tẩm, kiên trúc gắn liền với cảnh quan thiên nhiên. Nghiêng mình bên dòng sông xanh hiền hòa của miền Trung. Huế là một di sàn văn hoá vật thể và tính thần mang ý nghĩa quốc hồn quốc tuý, một miền văn hoá độc đáo của Việt Nam và thế giới. Năm 1993, Huế đã được UNESSCO công nhận là di sản văn hoá thế giới. Cho đến hôm nay, Huế đã đang, và sẽ mãi mãi được giữ gìn, bảo tồn và phát triển, sánh vai với các kì quan hàng ngàn năm của nhân loại trong danh mục Di sản Văn hoá Thế giới của UNESCO.

Quần thế di tích Cố đô Huế hay Quần thể di tích Huế chỉ những di tích lịch sử - văn hoá do triều Nguvễn chủ trương xây dựng trong khoảng thời gian đầu thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20 trên địa bàn kinh đô Huế xưa; nay thuộc phạm vi thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế Quần thể di tích Cố đô Huế có thể phân chia thành các cụm công trình gồm: Các di tích trong Kinh thành Huế gồm Kinh thành, Hoàng thành, Tử cấm thành. Các di tích bên ngoài Kinh thành Huế gồm các lăng tẩm, chùa chiền, cung điện...

Nằm giữa lòng Huế bên bờ Bắc của con sông Hương dùng dằng chảy xuyên qua từ Tây sang Đông, hệ thống kiên trúc biểu thị cho quyền uy của chế độ trung ương tập quyền nhà Nguyễn vẫn đang sừng sững trước bao biến động của thời gian. Đó là Kinh thành Huế Hoàng thành Huế Tử cấm thành Huế, ba tòa thành lồng vào nhau được bố trí đăng đối trên một trục dọc xuyên suốt từ mặt Nam ra mặt Bắc. Hệ thống thành quách ở đây là một mẫu mực cùng sự kết hợp hài hòa nhuần nhuyễn giữa tinh hoa kiên trúc Đông và Tây. Đó là Kinh thành Huế được vua Gia Long tiến hành khảo sát từ năm 1803, khởi công xây dựng từ 1805 và hoàn chỉnh vào năm 1832 dưới triều vua Minh Mạng. Kinh thành Huế phía nam giáp đường Trần Hưng Đạo; phía tây giáp đường Lê Duẩn; phía bắc giáp đường Tăng Bạt Hổ; phía đông giáp đường Phan Đăng Lưu. Kinh thành Huế gồm: Kỳ Đài, Trường Quốc Từ Giám, Điện Long An, Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế Đình Phú Xuân, Hồ Tịnh Tâm, Tàng thư lâu Viện Cơ Mật - Tam Tòa, Đàn Xã Tắc, Cửu vị thần công.

Hoàng Thành nằm bên trong Kinh Thành, có chức năng bảo vệ các cung điện quan trọng nhất của triều đình, các miếu thờ tổ tiên nhà Nguyễn .và bảo vệ Tử Câín Thành - nơi dành riêng cho vua và hoàng gia Hoàng Thành và Tử Cấm Thành thường được gọi chung là Đại Nội. Các di tích trong Hoàng Thành gồm: Ngọ Môn, Điện Thái Hoà và sân Đại Triều Nghi, Triệu Tổ Miếu, Hưng Tổ Miếu, Thế Tổ Miếu, Thái Tổ Miếu, Cung Diên Thọ, Cung Trường Sanh, Hiển Lâm Các, Cửu Đinh, Điện Phụng Tiên. Hoàng Thành giới hạn bời một vòng tường thành gần vuông với mỗi chiều xấp xi 600m với 4 cổng ra vào độc đáo nhất thường được lấy làm biểu tượng của Cố đô: Ngọ Môn, chính là khu vực hành chính tối cao của triều đình Nguyễn.

Bên trong Hoàng Thành, hơi dịch về phía sau, là Tử Cấm Thành. Từ Cấm Thành là vòng tường thành thứ ba của Kinh đô Huế giới hạn khu vực làm ăn ở và sinh hoạt của vua và hoàng gia. Các di tích trong Tử Cấm Thành gồm: Tả Vu và Hữu Vu, Vạc đổng, Điện Kiến Trung, Điện Cần Chánh, Thái Bình Lâu, Duyệt Thị Đường.

Xuyên suốt cả ba tòa thành, con đường Thần đạo chạy từ bờ sông Hương mang trên mình những công trình kiến trúc quan yếu nhât của Kinh thành Huế: Nghinh Lương Đình, Phu Văn Lâu, Kỳ Đài, Ngọ Môn, điện Thái Hòa, Điện Cẩn Chánh, điện Càn Thành, cung Khôn Thái, lầu Kiên Trung... Hai bên đường Thần đạo này là hàng trăm công trình kiến trúc lớn nhỏ bô trí cân đối đều đặn, đan xen cây cỏ, chập chờn khi ẩn khi hiện giữa những sắc màu thiên nhiên, luôn tạo cho con người một cảm giác nhẹ nhàng thanh thản.

Các di tích ngoài kinh thành Huế bao gồm Lăng tẩm và một số di tích khác. Về phía Tây của Kinh thành, nằm hai bên bờ sông Hương, lăng tẩm của các vua Nguyễn bao gồm: Lăng Gia Long - còn gọi là Thiên Thọ Lằng, thực ra là một quần thể nhiều lăng tẩm trong hoàng quyền. Lăng Minh Mạng còn gọi là Hiếu lăng do vua Thiệu Trị cho xây dựng đế chôn cất vua cha Minh Mạng cách cố đô Huế 12 km. Lăng Tự Đức được chính vua Tự Đức cho xây dựng khi còn tại vị, lúc mới xây dựng, lăng có tên là Vạn Niên Cơ, sau khi Tự Đức mất, lăng được đổi tên thành Khiêm Lăng, là một trong những lăng tẩm đẹp nhất của vua chúa nhà Nguyễn. Lăng Đồng Khánh còn gọi là Tư Lăng xây dựng để thờ cha, khi Đồng Khánh đột ngột qua đời, Vua Thành Thái (1889 - 1907) kế vị trong bối cảnh đất nước gặp nhiều khó khăn không thể xây cất lăng tấm cho cha, đành đổi làm Ngưng Hy để thờ vua Đồng Khánh. Lăng Dục Đức tên chữ An Lăng cách trung tâm thành phốchưa đầy 2km; là nơi an táng của 3 vua nhà Nguyễn: Dục Đức, Thành Thái, Duy Tân. Lăng Khải Định còn gọi là Ứng Lăng tọa lạc trên triền núi Châu Chữ bên ngoài kinh thành Huế được xâv dựng từ năm 1920 ngay sau khi Khải Định lên ngôi, pha trộn kiên trúc Đông Tây Kim cổ lạ thường, với các tác phẩm nghệ thuật ghép tranh sành sứ độc đáo. Lăng Thiệu Trị còn gọi là Xương Lăng là nơi chôn cất hoàng đế Thiệu Trị. So với lăng tẩm các vua tiến nhiệm và kế vị, lăng Thiệu Trị có những nét riêng. Đây là lăng duy nhất quay mặt về hướng Tây Bắc, một hướng ít được dùng trong kiến trúc cung điện và lăng tẩm thời Nguyễn. Mỗi lăng vua Nguyễn đều phản ánh cuộc đời và tính cách của vị chủ nhân đang yên nghỉ.

Các di tích khác bao gồm: Trấn Bình Đài và cửa Trấn Bình. Trân Bình đài nằm ở vị trí Đông Bắc kinh thành Huế Phu Văn Lâu nằm trên trục chính của Hoàng Thành Huế phía trước Kỳ Đài dùng làm nơi niêm yết những chỉ dụ quan trọng của nhà vua và triều đình, hoặc kết quả các kỳ thi do triểu đình tổ chức. Tòa Thương Bạc tọa lạc bên bờ Nam sông Hương, là trụ sở để đón tiếp các sứ thần nước ngoài. Văn Miếu còn gọi là Văn Thánh Miếu là nơi thờ Khổng Tử và dựng bia tiến sĩ. Võ Miêu hay Võ Thánh miêu, là nơi thờ phụng và ghi danh những danh tướng Việt Nam, những tiến sĩ đỗ trong ba khoa thi võ dưới triều Nguyễn. Đán Nam Giao triều Nguyễn là nơi các vua Nguyễn tế trời. Hổ Quyền còn đọc là Hổ Khuyên là một chuồng nuôi hổ và là một đâu trường độc đáo, đây là đấu trường của những cuộc tử chiến giữa voi và hổ nhằm tế thần trong ngày hội và phục vụ nhu cầu giải trí tiêu khiến. Điện Voi Ré để thờ các vị thần bảo vệ và miếu thờ bốn con voi dũng cảm nhất trong chiến trận của triều Nguyễn. Điện Hòn Chén tọa lạc trên núi Ngọc Trán, thuộc làng Ngọc Hồ, xã Hương Hồ, huyện Hương Trà, tinh Thừa Thiên - Huế. Ngày xưa người Chàm thờ nử thần PoNagar, sau đó người Việt tiếp tục thờ bà xưng Thánh Mẫu Thiên Y A Na. Chùa Thiên Mụ là một ngôi chùa nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5km về phía tây, là ngôi chùa cổ nhất của Huế. Trấn Hải Thành (Thành trấn giữ mặt biển) là một thành lũy dùng để bảo vệ kinh đô triều Nguyễn được xây dựng ở cửa Phía Đông, kinh thành Huế. Nghênh Lương Đình hay Nghênh Lương Tạ dùng làm nơi nghi chân của nhà vua trước khi đi xuống bên sông để lên thuyền rồng hoặc làm nơi hóng mát. Cung An Định tọa lạc bên bờ sông An Cựu, là cung điện riêng cùa vua Khái Định từ khi còn là thái từ đến khi làm vua, sau này được Vĩnh Thuỵ thừa kế và từng sống ở đây sau khi thoái vị.

Tất cả những công trình kiến trúc trên được đặt trong một khung cảnh thiên nhiên kỳ thú với nhiều yếu tố biểu tượng sẵn có tự nhiên đến mức người ta mặc nhiên xem đó là những bộ phận của Kinh thành Huế - đó là núi Ngự Bình dòng Hương Giang, cồn Giã Viên, cồn Bộc Thanh... Nhìn từ phía ngược lại những công trình kiến trúc ở đây như hoà lẫn vào thiên nhiên tạo nên những tiết tấu kỳ diệu khiến người ta quên mất bàn tay con người đã tác động lên nó. Ngày nay, Huế trở thành một thành phố Festival đặc trưng cùa Việt Nam. Cứ hai năm một lần, nhân dân thành phốHuế lại đón chào ngàv lễ hội trọng đại này trong niềm háo hức. Với một di sản văn hoá vật thể và tinh thâdn mang ý nghĩa quốc hồn quốc tuý của dân tộc, Huế là một hiện tượng văn hoá độc đáo của Việt Nam và thế giới. Huế sẽ mãi mãi được giữ gìn - cho Việt Nam và cho thế giới, mãi mãi là niềm tự hào của chúng ta. Huế hấp dẫn và chiếm được tình cảm của nhiều người, trong nước cũng như quốc tế.

3 tháng 1 2020

Huế là một thành phố ở miền Trung Việt Nam và là tỉnh lị của tỉnh Thừa Huế. Là kinh đô của Việt Nam dưới triều Nguyễn Huệ nổi tiêng với những đền chùa, thành quách, lăng tẩm, kiên trúc gắn liền với cảnh quan thiên nhiên. Nghiêng mình bên dòng sông xanh hiền hòa của miền Trung. Huế là một di sàn văn hoá vật thể và tính thần mang ý nghĩa quốc hồn quốc tuý, một miền văn hoá độc đáo của Việt Nam và thế giới. Năm 1993, Huế đã được UNESSCO công nhận là di sản văn hoá thế giới. Cho đến hôm nay, Huế đã đang, và sẽ mãi mãi được giữ gìn, bảo tồn và phát triển, sánh vai với các kì quan hàng ngàn năm của nhân loại trong danh mục Di sản Văn hoá Thế giới của UNESCO.

Quần thế di tích Cố đô Huế hay Quần thể di tích Huế chỉ những di tích lịch sử - văn hoá do triều Nguvễn chủ trương xây dựng trong khoảng thời gian đầu thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20 trên địa bàn kinh đô Huế xưa; nay thuộc phạm vi thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế Quần thể di tích Cố đô Huế có thể phân chia thành các cụm công trình gồm: Các di tích trong Kinh thành Huế gồm Kinh thành, Hoàng thành, Tử cấm thành. Các di tích bên ngoài Kinh thành Huế gồm các lăng tẩm, chùa chiền, cung điện...

Nằm giữa lòng Huế bên bờ Bắc của con sông Hương dùng dằng chảy xuyên qua từ Tây sang Đông, hệ thống kiên trúc biểu thị cho quyền uy của chế độ trung ương tập quyền nhà Nguyễn vẫn đang sừng sững trước bao biến động của thời gian. Đó là Kinh thành Huế Hoàng thành Huế Tử cấm thành Huế, ba tòa thành lồng vào nhau được bố trí đăng đối trên một trục dọc xuyên suốt từ mặt Nam ra mặt Bắc. Hệ thống thành quách ở đây là một mẫu mực cùng sự kết hợp hài hòa nhuần nhuyễn giữa tinh hoa kiên trúc Đông và Tây. Đó là Kinh thành Huế được vua Gia Long tiến hành khảo sát từ năm 1803, khởi công xây dựng từ 1805 và hoàn chỉnh vào năm 1832 dưới triều vua Minh Mạng. Kinh thành Huế phía nam giáp đường Trần Hưng Đạo; phía tây giáp đường Lê Duẩn; phía bắc giáp đường Tăng Bạt Hổ; phía đông giáp đường Phan Đăng Lưu. Kinh thành Huế gồm: Kỳ Đài, Trường Quốc Từ Giám, Điện Long An, Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế Đình Phú Xuân, Hồ Tịnh Tâm, Tàng thư lâu Viện Cơ Mật - Tam Tòa, Đàn Xã Tắc, Cửu vị thần công.

Hoàng Thành nằm bên trong Kinh Thành, có chức năng bảo vệ các cung điện quan trọng nhất của triều đình, các miếu thờ tổ tiên nhà Nguyễn .và bảo vệ Tử Câín Thành - nơi dành riêng cho vua và hoàng gia Hoàng Thành và Tử Cấm Thành thường được gọi chung là Đại Nội. Các di tích trong Hoàng Thành gồm: Ngọ Môn, Điện Thái Hoà và sân Đại Triều Nghi, Triệu Tổ Miếu, Hưng Tổ Miếu, Thế Tổ Miếu, Thái Tổ Miếu, Cung Diên Thọ, Cung Trường Sanh, Hiển Lâm Các, Cửu Đinh, Điện Phụng Tiên. Hoàng Thành giới hạn bời một vòng tường thành gần vuông với mỗi chiều xấp xi 600m với 4 cổng ra vào độc đáo nhất thường được lấy làm biểu tượng của Cố đô: Ngọ Môn, chính là khu vực hành chính tối cao của triều đình Nguyễn.

Bên trong Hoàng Thành, hơi dịch về phía sau, là Tử Cấm Thành. Từ Cấm Thành là vòng tường thành thứ ba của Kinh đô Huế giới hạn khu vực làm ăn ở và sinh hoạt của vua và hoàng gia. Các di tích trong Tử Cấm Thành gồm: Tả Vu và Hữu Vu, Vạc đổng, Điện Kiến Trung, Điện Cần Chánh, Thái Bình Lâu, Duyệt Thị Đường.

Xuyên suốt cả ba tòa thành, con đường Thần đạo chạy từ bờ sông Hương mang trên mình những công trình kiến trúc quan yếu nhât của Kinh thành Huế: Nghinh Lương Đình, Phu Văn Lâu, Kỳ Đài, Ngọ Môn, điện Thái Hòa, Điện Cẩn Chánh, điện Càn Thành, cung Khôn Thái, lầu Kiên Trung... Hai bên đường Thần đạo này là hàng trăm công trình kiến trúc lớn nhỏ bô trí cân đối đều đặn, đan xen cây cỏ, chập chờn khi ẩn khi hiện giữa những sắc màu thiên nhiên, luôn tạo cho con người một cảm giác nhẹ nhàng thanh thản.

Các di tích ngoài kinh thành Huế bao gồm Lăng tẩm và một số di tích khác. Về phía Tây của Kinh thành, nằm hai bên bờ sông Hương, lăng tẩm của các vua Nguyễn bao gồm: Lăng Gia Long - còn gọi là Thiên Thọ Lằng, thực ra là một quần thể nhiều lăng tẩm trong hoàng quyền. Lăng Minh Mạng còn gọi là Hiếu lăng do vua Thiệu Trị cho xây dựng đế chôn cất vua cha Minh Mạng cách cố đô Huế 12 km. Lăng Tự Đức được chính vua Tự Đức cho xây dựng khi còn tại vị, lúc mới xây dựng, lăng có tên là Vạn Niên Cơ, sau khi Tự Đức mất, lăng được đổi tên thành Khiêm Lăng, là một trong những lăng tẩm đẹp nhất của vua chúa nhà Nguyễn. Lăng Đồng Khánh còn gọi là Tư Lăng xây dựng để thờ cha, khi Đồng Khánh đột ngột qua đời, Vua Thành Thái (1889 - 1907) kế vị trong bối cảnh đất nước gặp nhiều khó khăn không thể xây cất lăng tấm cho cha, đành đổi làm Ngưng Hy để thờ vua Đồng Khánh. Lăng Dục Đức tên chữ An Lăng cách trung tâm thành phốchưa đầy 2km; là nơi an táng của 3 vua nhà Nguyễn: Dục Đức, Thành Thái, Duy Tân. Lăng Khải Định còn gọi là Ứng Lăng tọa lạc trên triền núi Châu Chữ bên ngoài kinh thành Huế được xâv dựng từ năm 1920 ngay sau khi Khải Định lên ngôi, pha trộn kiên trúc Đông Tây Kim cổ lạ thường, với các tác phẩm nghệ thuật ghép tranh sành sứ độc đáo. Lăng Thiệu Trị còn gọi là Xương Lăng là nơi chôn cất hoàng đế Thiệu Trị. So với lăng tẩm các vua tiến nhiệm và kế vị, lăng Thiệu Trị có những nét riêng. Đây là lăng duy nhất quay mặt về hướng Tây Bắc, một hướng ít được dùng trong kiến trúc cung điện và lăng tẩm thời Nguyễn. Mỗi lăng vua Nguyễn đều phản ánh cuộc đời và tính cách của vị chủ nhân đang yên nghỉ.

Các di tích khác bao gồm: Trấn Bình Đài và cửa Trấn Bình. Trân Bình đài nằm ở vị trí Đông Bắc kinh thành Huế Phu Văn Lâu nằm trên trục chính của Hoàng Thành Huế phía trước Kỳ Đài dùng làm nơi niêm yết những chỉ dụ quan trọng của nhà vua và triều đình, hoặc kết quả các kỳ thi do triểu đình tổ chức. Tòa Thương Bạc tọa lạc bên bờ Nam sông Hương, là trụ sở để đón tiếp các sứ thần nước ngoài. Văn Miếu còn gọi là Văn Thánh Miếu là nơi thờ Khổng Tử và dựng bia tiến sĩ. Võ Miêu hay Võ Thánh miêu, là nơi thờ phụng và ghi danh những danh tướng Việt Nam, những tiến sĩ đỗ trong ba khoa thi võ dưới triều Nguyễn. Đán Nam Giao triều Nguyễn là nơi các vua Nguyễn tế trời. Hổ Quyền còn đọc là Hổ Khuyên là một chuồng nuôi hổ và là một đâu trường độc đáo, đây là đấu trường của những cuộc tử chiến giữa voi và hổ nhằm tế thần trong ngày hội và phục vụ nhu cầu giải trí tiêu khiến. Điện Voi Ré để thờ các vị thần bảo vệ và miếu thờ bốn con voi dũng cảm nhất trong chiến trận của triều Nguyễn. Điện Hòn Chén tọa lạc trên núi Ngọc Trán, thuộc làng Ngọc Hồ, xã Hương Hồ, huyện Hương Trà, tinh Thừa Thiên - Huế. Ngày xưa người Chàm thờ nử thần PoNagar, sau đó người Việt tiếp tục thờ bà xưng Thánh Mẫu Thiên Y A Na. Chùa Thiên Mụ là một ngôi chùa nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5km về phía tây, là ngôi chùa cổ nhất của Huế. Trấn Hải Thành (Thành trấn giữ mặt biển) là một thành lũy dùng để bảo vệ kinh đô triều Nguyễn được xây dựng ở cửa Phía Đông, kinh thành Huế. Nghênh Lương Đình hay Nghênh Lương Tạ dùng làm nơi nghi chân của nhà vua trước khi đi xuống bên sông để lên thuyền rồng hoặc làm nơi hóng mát. Cung An Định tọa lạc bên bờ sông An Cựu, là cung điện riêng cùa vua Khái Định từ khi còn là thái từ đến khi làm vua, sau này được Vĩnh Thuỵ thừa kế và từng sống ở đây sau khi thoái vị.

Tất cả những công trình kiến trúc trên được đặt trong một khung cảnh thiên nhiên kỳ thú với nhiều yếu tố biểu tượng sẵn có tự nhiên đến mức người ta mặc nhiên xem đó là những bộ phận của Kinh thành Huế - đó là núi Ngự Bình dòng Hương Giang, cồn Giã Viên, cồn Bộc Thanh... Nhìn từ phía ngược lại những công trình kiến trúc ở đây như hoà lẫn vào thiên nhiên tạo nên những tiết tấu kỳ diệu khiến người ta quên mất bàn tay con người đã tác động lên nó. Ngày nay, Huế trở thành một thành phố Festival đặc trưng cùa Việt Nam. Cứ hai năm một lần, nhân dân thành phốHuế lại đón chào ngàv lễ hội trọng đại này trong niềm háo hức. Với một di sản văn hoá vật thể và tinh thâdn mang ý nghĩa quốc hồn quốc tuý của dân tộc, Huế là một hiện tượng văn hoá độc đáo của Việt Nam và thế giới. Huế sẽ mãi mãi được giữ gìn - cho Việt Nam và cho thế giới, mãi mãi là niềm tự hào của chúng ta. Huế hấp dẫn và chiếm được tình cảm của nhiều người, trong nước cũng như quốc tế.



3 tháng 1 2020

Cứ mỗi khi nhắc đến tỉnh miền trung, thì suy nghĩ đầu tiên trong đầu của mọi người đó là một vùng đất quanh năm mưa lũ, hạn hán, thiên tai, gắn với những con người cần mẫn, lam lũ, chân chất. Ấy vậy, mà miền Trung còn mang trong mình vẻ đẹp tinh tế ở phía Nam Trung Bộ với Đà Nẵng và phía Bắc Trung Bộ với tỉnh Thừa Thiên Huế đầy mơ mộng. Trong đó, không thể không kể đến quần thể di tích Cố Đô Huế nằm ở bộ phận bờ bắc con sông Hương xinh đẹp thuộc địa phận của thành phố Huế và nằm rải rác một vài vùng lân cận tỉnh Thừa Thiên Huế.

Cố Đô Huế có một chiều dài lịch sử hình thành lâu đời, đây từng là nơi ngự trị cai quản của 9 đời nhà chúa Nguyễn ở đàng trong ở thời kỳ phân chia giữa chế độ “vua Lê chúc Trịnh”. Nhắc đến quá trình tạo hóa, lịch sử lâu đời của vùng đất thiêng liêng này, không ai có thể quên được chúa tiên Nguyễn Hoàng, người đã có công trong việc mở mang bờ cõi nước nhà, tạo sự thịnh vượng và tiền đề vững chắc phát triển triều Nguyễn lâu dài. Nghe lời khuyên của trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm: “Hoành sơn nhất đái bạn đại dung thân” và biết mình không được thuận ý trong mắt người ảnh rể Trịnh Kiểm, do đó ông nhanh chóng xin vào trấn thủ, cai quản vùng đất Thuận Hóa, và đó cũng chính là thời kì khởi đầu kéo dài dưới sự cai trị của 9 vị chúa Nguyễn ở đàng trong. Quần thể di tích Cố Đô Huế được nhà Nguyễn chủ trương khởi công xây dựng vào khoảng từ thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20. Nó được chính thức bắt đầu xây dựng nên từ năm 1805 và trải dài 27 năm nó được hoàn thành mỹ mãn vào dưới triều của nhà vua Minh Mạng. Cố Đô Huế là một công trình thiết kế và xây dựng kết hợp theo hai phong cách vừa pha một chút phương tây vừa một chút phương đông tạo nên một quần thể kiến trúc tuyệt đỉnh.

Quần thể di tích Cố Đô Huế xinh đẹp này là sự góp phần của các công trình tiêu biểu như Tử Cấm Thành, các lăng tẩm, đền đài, chùa chiền… Nằm dọc phía bờ bắc của con song Hương êm ả là hệ thống kiến trúc quy mô, đồ sộ của chúa Nguyễn: Tử Cấm Thành, Hoàng Thành Huế và Kinh Thành Huế, nó vẫn kiên cường sừng sững giữa bao biến động của thời gian trải dài từ Tây sang Đông hùng vĩ. Kinh Thành Huế là nơi đầu tiên được vua Gia Long khảo sát vào năm 1803, và sau 2 năm thì nó được chính thức khởi công xây dựng dưới sự giám sát của nhà Nguyễn. Đây là nơi có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, phía đông giáp đường Phan Đăng Lưu, phía tây giáp giáp đường Lê Duẩn, phía nam giáp đường Trần Hưng Đạo. Phía bên trong của kinh thành cũng có vị trí vô cùng thuận lợi được giới hạn theo bản đồ gồm:phía tây là đường Tôn Thất Hiệp, phía đông là đường Xuân 68, phía nam là đường Ông Ích Khiêm và phía bắc giáp đường Lương Ngọc Quyền. Kinh thành Huế được thiết kế theo phong cách độc đáo kiến trúc Vauban, gồm 3 vòng thành bao quanh chặt chẽ kinh thành, hoàng thành, Tử Cấm Thành. Trong chiều dài lịch sử Việt Nam từ xưa đến nay có lẽ Kinh Thành Huế được coi là công trình có quy mô và sức ảnh hưởng lớn nhất, với câu tạo gồm hàng triệu mét khối đất đá cấu thành kéo dài dưới hai triều vua trong vòng 30 năm khởi công xây dựng. Trong kinh dịch ghi “ Thánh nhân nam diện nhi thính thiên hạ”, bởi kinh thành Huế hay Hoàng Thành, Tử Cấm Thành đều được quy hoạch bên bờ bắc của sông Hương và được xây dựng xoay mặt về phía Nam. Bên trong kinh thành là khu vực Hoàng Thành là nơi bàn chính sư của vua chúa triều đình và cũng là nơi ở của Hoàng gia, thờ tự tổ tiên. Hoàng Thành có tất cả 4 cửa được phân bổ đều ở cả 4 mặt, Ngọ Môn là cửa chính của nó. Năm 1804, Hoàng Thành được khởi công xây dựng nhưng vẫn chưa hoàn chỉnh cho mãi đến năm 1833 vào thời vua Minh Mạng thì hệ thống cung điện quy mô tráng lệ này mới được hoàn tất. Đa số mọi người thường gọi Hoàng Thành và Tử Cấm Thành là Đại Nội vì đây vừa là nơi thiết triều mà còn là khu vực miếu thờ. Nằm ở phía bên trong Hoàng Thành và cũng là vòng thành phía trong cùng được gọi tên Tử Cấm Thành, nó còn bao gồm rất nhiều các công trình quy mô từ nhỏ đến lớn khác nhau và được phân chia ở nhiều khu vực riêng lẽ làm nhiệm vụ khác nhau. Đại nội hay còn được biết đến là một nơi bất khả xâm phạm, tuyệt mật tuyệt đối của vua chúa, không ai được phép đặt chân vào nếu không có sự cho phép của vua. Nằm ở phía tây của kinh thành dọc theo bờ song Hương êm ả là hệ thống lăng mộ uy nghi của vua triều Nguyễn. Mỗi một lăng mộ tượng trưng cho sĩ khí, hành trình cuộc đời của các vị vua. Nếu lăng Minh Mạng mang trong nó sự hùng mạnh, uy nghi, tráng lệ giữa rừng núi hồ ao, thì lăng Tự Đức lại mang trong mình sự thoáng đãng, thơ mộng, gần gũi với thiên nhiên cứ tưởng chừng như một bức họa sơn thủy trong lành. Với chiều dài lịch sử hùng hồn vẻ vang, cùng với bề dày văn hóa lâu đời, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp hữu tình, từ lâu Huế đã và đang trở thành một trung tâm du lịch hấp dẫn đối với cả du khách trong nước và ngoài nước.Đặc biệt lễ hội Festival Huế là nơi khơi dậy và làm sống lại những giá trị văn hóa của Huế thông qua nhiều chương trình kễ hội đặc sắc, là sự kết hợp giữa văn hóa dân gian và văn hóa cung đình tinh tế.

Quần thể di tích Cố Đô Huế là một biểu tượng văn hóa độc đáo không chỉ của Việt Nam mà còn là thế giới, đánh dấu mốc son quan trọng trong sự nghiệp mở rộng bờ cõi của nước nhà. Đế đây, khách du lịch không chỉ được tận mắt chứng kiến những công trình kiến trúc lộng lẫy, uy nghi mà còn bị thu hút, ấn tượng bởi giọng nói ngọt ngào của các cô gái Huế, những bài thơ bài ca đã đi vào lòng người xao xuyến biết bao. Và mãi cho đến ngày hôm nay, Cố Đô Huế vẫn mãi trường kỳ theo thời gian, sánh vai với các kỳ quan trên thế giới, xứng đáng là biểu tượng tự hào của người dân Viêt Nam trên khắp đất nước.

15 tháng 3 2022

REFER

Cầu Tràng Tiền Huế được xem là biểu tượng của cố đô, mang đậm dấu ấn lịch sử qua bao thăng trầm của đất nước. Đây còn là điểm du lịch hấp dẫn thu hút mọi du khách khi đến Huế bởi vẻ đẹp duyên dáng, thơ mộng bắc qua dòng sông Hương trôi lững lờ.

 

Bắc qua dòng sông Hương hiền hòa, cầu Tràng Tiền Huế không chỉ đơn thuần là một công trình giao thông mà còn là chứng nhân lịch sử tồn tại hơn 1 thế kỷ với bao đổi thay dâu bể. Đây cũng là điểm check-in thu hút đông đảo du khách khi đến cố đô bởi vẻ đẹp duyên dáng, thơ mộng và nhuốm màu cổ kính.

Cầu Tràng Tiền Huế nằm ngay trung tâm thành phố và còn được gọi là cầu Trường Tiền, cầu Thành Thái. Cầu nối liền hai bờ sông Hương với đầu phía bắc thuộc phường Phú Hòa, đầu phía nam thuộc phường Phú Hợi. Đây là cây cầu đầu tiên ở khu vực Đông Dương được xây dựng theo kỹ thuật và vật liệu nhập từ phương Tây. Cầu được xây dựng bằng thép với tổng chiều dài 402,60 mét, gồm 6 nhịp dầm thép có dạng vành lượng, khẩu độ mỗi nhịp là 67 mét.

Từ tháng 9 đến tháng 11 là thời điểm vàng để bạn thực hiện hành trình du lịch đến xứ Huế mộng mơ. Khoảng thời gian này, cố đô ít mưa, nhiệt độ không quá nóng và ít rét hơn dịp cuối năm. Do đó bạn sẽ thoải mái thong dong dạo bước, ngắm cầu Tràng Tiền Huế bên dòng sông Hương thơ mộng và thưởng thức các món ngon đặc sản ở Chợ Đông Ba ngay bên kia bờ.

Ngoài ra, đến cầu Tràng Tiền vào mùa phượng nở từ sau tháng 5 đến tháng 7 cũng là thời điểm lý tưởng. Dù lúc này thời tiết khá nóng bức nhưng bạn sẽ được chiêm ngưỡng hàng phượng vỹ khoe sắc tuyệt đẹp bên bờ sông Hương. Cầu Tràng Tiền sở hữu nét đẹp cổ kính, bình yên rất riêng và ấn tượng. Vậy nên, trong chuyến du lịch đến thành phố Huế, bạn đừng bỏ lỡ cơ hội dạo bước trên cầu và ghi lại thật nhiều bức ảnh đẹp. 

Với tuổi đời hơn 1 thế kỷ, cầu Tràng Tiền Huế đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử trên mảnh đất cố đô. Với kỹ thuật xây dựng tiên tiến, hiện đại, cầu là niềm kiêu hãnh của người dân xứ Huế từ khi hoàn thành. Cầu đã trải qua thời kỳ kháng chiến chống Pháp với sự tàn phá nặng nề và nhiều lần trùng tu, sửa chữa.

15 tháng 3 2022

Tham khảo:

 

Chứng kiến bao nhiêu thăng trầm lịch sử của đất nước, cầu Tràng Tiền vẫn hiên ngang bắc ngang qua dòng Hương Giang cho đến tận bây giờ. Cầu Tràng Tiền được xem là biểu tượng đặc trưng của xứ Huế mộng mơ, là cô gái Huế duyên dáng dịu dàng soi bóng dưới dòng sông Hương trong vắt. Đến với Cố đô mà chưa được tham quan, đứng trên chiếc cầu này như xem bạn chưa đặt chân tới miền đất ấy.

Cũng như cầu Long Biên ở Hà Nội được bắc ngang qua dòng sông Hồng, cầu Tràng Tiền là cây đầu tiên được bắc ngang qua sông Hương ở Huế. Cuối thế kỷ XIX, cầu Tràng Tiền là chiếc cầu đầu tiên được xây dựng ở Đông Dương nhưng xét về kỹ thuật và vật liệu là của phương Tây. Cây cầu với kết cấu được làm từ thép có chiều dài là 402, 60m, bao gồm 6 nhịp dầm thép có hình dạng vành lược, khẩu độ mỗi nhịp là 67m.

Lúc đầu, cầu Tràng Tiền không có lối dành cho người đi bộ. Mặt cầu được lát bằng ván lim. Đến năm 1904 – Giáp Thìn, 4 nhịp cầu bị rơi xuống sông Hương do một cơn bão lịch sử. Mãi cho đến năm 1906, cầu Trường Tiền được tu sửa lại. Đến triều vua Bảo Đại, năm 1937, cầu được trùng tu, cải tạo lớn. Hành lang hai bên được mở rộng cho phép xe đạp và người đi bộ lưu thông.

Cứ ngỡ được trùng tu, sửa chữa lại cho rộng rãi nhưng đến năm 1946, cầu lại bị gãy hai phía tả ngạn do bom mìn chiến tranh gây nên. Cầu lại được sửa chữa hoàn chỉnh như cũ vào năm 1953. Không chỉ dừng lại ở đó, cầu lại sập một lần nữa, đổ xuống lòng sông Hương trong sự kiện tổng tiến công mùa Xuân năm 1968.

Trong lúc chờ cầu tu sửa lại, một chiếc cầu phao được dựng thêm để nối đôi bờ thuận tiện cho việc di chuyển đi lại. Khi đất nước được hòa bình, thống nhất và cầu Tràng Tiền lại được trùng tu trong suốt chặng đường 5 năm (1991 – 1995).

Cầu Tràng Tiền từ lúc khai sinh cho đến tận bây giờ trải qua nhiều tên gọi khác nhau như cầu Thành Thái, rồi Clelesmenceau, Nguyễn Hoàng, cầu Tràng Tiền… nhưng nhiều dân Cố đô vẫn quen gọi là cầu Trường Tiền. Sở dĩ những năm tháng lịch sử phía đối diện tả ngạn của cầu có một xưởng đúc tiền Triều Nguyễn nên bấy giờ cầu còn có tên là Trường Tiền.

Từ xưa đến nay, cầu Tràng Tiền vẫn giữ một vai trò vị trí quan trọng đồng thời là điểm tham quan hấp dẫn trong chuyến du lịch Cố đô Huế. Những nhịp cầu cong cong soi bóng xuống dòng sông vào những ngày chói chang, lững thững thuyền trôi dưới dòng làm cho cầu thêm phần lặng lẽ, bình yên đến chi lạ. Tản bộ lang thang bên phía lề dành cho người đi bộ, bạn dường như được quay lại những năm tháng lịch sử oai hùng của đất nước. Những di tích lịch sử vẫn còn hiển hiện đâu đó quanh chiếc cầu biểu tượng cho mảnh đất Cố đô này.

Hình ảnh những thiếu nữ mặc chiếc áo dài màu tim tím, tay cầm chiếc nón lá tạo độ duyên dáng bên chiếc cầu Tràng Tiền. Hay những nhánh hoa phượng đỏ khoe sắc bên sông tô màu nổi bật cho cầu Tràng Tiền. Hoặc những đôi uyên ương chọn địa điểm cầu để ghi lại những khoảnh khắc đẹp đẽ nhất của chặng đường hạnh phúc phía trước. Đứng trên cầu nhìn xuống dòng Hương Giang vẫn lững lờ trôi, điểm tô thêm vài chiếc thuyền rồng Huế, đâu đó ban đêm lại nghe những khúc hát của ca trù Huế vang lên.

Vào ban đêm chiếc cầu lại càng thêm lung linh hơn nữa của những ánh đèn, phát ra những gam màu tím, xanh, vàng, đỏ… làm cho cây cầu rực rỡ, huyền ảo. Những đường cong uốn lượn trên nền nước trôi êm đềm làm bao con tim phải xao xuyến đến lạ lùng.

Với người dân Cố đô, cầu Tràng Tiền ẩn chứa bao nhiêu tâm tình, bao nhiêu nỗi niềm sâu sắc. Đứng trên cầu, ta bắt gặp những nét vẫn còn cổ kính như xưa của phường Phú Hòa với lịch sử lâu đời sầm uất, hay phường Phú Hội ở phái đầu cầu hướng nam trên đà phát triển.
Cầu Tràng Tiền không chỉ minh chứng cho những nhân chứng lịch sử mà nơi đây còn trao bao lời hẹn thề, khúc nối duyên tình của những cặp đôi nam nữ.

“Cầu Tràng Tiền sáu vài mười hai nhịp
Anh qua không kịp, tội lắm em ơi
Bấy lâu ni chịu tiếng mang lời
Dẫu có xa nhau đi nữa cũng bởi ông Trời mà xa”

Đến với Huế, đứng trên cầu Tràng Tiền, ngắm nhìn cảnh vật xung quanh, lắng nghe âm thanh của những tiếng xe máy, xích lô hay tiếng rao bán của những gánh hàng rong… thấy cuộc đời đẹp đến thế.

25 tháng 1 2019

Quê hương là nguồn cảm hứng lớn suốt đời thơ của Tế Hanh. Dưới ngòi bút của ông, nguồn cảm hứng này đã tạo thành một dòng chảy tâm tình với nhiều bài thơ nổi tiếng. Bài thơ "Quê hương" được sáng tác năm 1939, in trong tập thơ "Hoa Niên", là tác phẩm mở đầu cho mạch cảm hứng viết về đề tài này của ông. Gói ghém trong bài thơ là lời yêu, nỗi nhớ và niềm tự hào tha thiết chân thành của Tế Hanh về sông nước quê hương mình. Xuyên suốt bài thơ là hình ảnh quê hương hiện lên trong nỗi nhớ của người con xa quê. Nổi bật trong bức tranh quê hương là làng chài ven biển tươi sáng, đẹp đẽ, sống động, cùng với hình ảnh những người ngư dân lao động khỏe khoắn tươi vui trong công việc của chính mình.
Trước hết, hai câu thơ mở đầu là lời giới thiệu về quê hương của nhà thơ:
Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:
Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông.
Lời thơ ngắn gọn, tự nhiên như một câu văn xuôi thông thường nhưng đã giới thiệu một cách đầy đủ từ công việc thường làm đến vị trí của "làng tôi". Đó là một làng nghề chài lưới ven biển xinh xắn với con sông Trà Bồng thơ mộng uốn khúc, bao quanh. Người đọc nhận ra trong lời kể hàm chứa một nỗi xúc động nghẹn ngào và nỗi nhớ nhung da diết của một người con xa xứ. Và từ đó, hình ảnh làng chài quê hương cứ lần lượt hiện lên như một thước phim quay chậm trong tâm trí, chiếm lĩnh tâm hồn của nhà thơ.
Nhớ về quê hương, ấn tượng đẹp và in sâu đậm nhất trong lòng Tế Hanh đó là hình ảnh về những con người lao động đang dong thuyền ra khơi đánh bắt cá:
Khi trời trong, gió nhẹ sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.
Khung cảnh của biển cả thiên nhiên hiện lên thật nhẹ nhàng, thơ mộng. Ánh mặt trời mới nhu lên khỏi mặt biển, ánh nắng hồng dịu nhẹ trải khắp muôn nơi. Và khi ấy, những người ngư dân lại bắt đầu cuộc hành trình lao động của chính mình. Họ bắt đầu nhổ neo, đẩy thuyền tiến ra khơi xa. Nghệ thuật so sánh, kết hợp với những động từ mạnh như "hăng", "phăng", "vượt" không chỉ cho thấy sức mạnh khỏe khoắn, đầy tự tin của chiếc thuyền khi ra khơi mà còn thể hiện khí thế hăng hái, căng tràn sinh lực và cả sự hăng say trong lao động của những con người làm chủ vũ trụ, làm chủ biển lớn đại dương mênh mông. Khi ấy, con thuyền hiện lên thật chứa chan sức sống, tâm hồn của làng chài ven sông:
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...
Cánh buồm được gió trời thổi căng như chứa đựng cả hồn thiêng quê hương, ẩn chứa trong đó biết bao nhiêu là niềm tin, sự hi vọng của những người ngư dân về một cuộc thủy trình đánh bắt cá bình yên và thu được những mẻ lưới bội thu. Động từ "rướn" vừa cho thấy sự khéo léo, uyển chuyển linh hoạt; lại vừa cho thấy sức mạnh vươn lên, rướn cao lên cùng mây gió của con thuyền khi ra khơi. Vì thế, con thuyền như càng trở nên kì vĩ hơn, lớn lao hơn và hùng tráng hơn trước vụ trụ thiên nhiên. Chắc hẳn phải có một tâm hồn lãng mạn, sức liên tưởng dồi dào cùng với tình yêu quê hương sâu sắc thì Tế Hanh mới có được những cảm nhận độc đáo về "mảnh hồn làng" trên "cánh buồm giương to" đến như vậy.
Đến khổ ba, cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về trong niềm náo nức, phấn khởi, tấp nập, đông vui:
Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
Nhớ ơn trời biển lặng cá đầy ghe
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
Dưới ngòi bút tài hoa của Tế Hanh, bức tranh lao động hiện lên thật chân thực, khỏe khoắn, náo nhiệt, đầy ắp tiếng cười nói của con người. Và người ngư dân hiện lên thật hồn hậu, chất phác khi gửi lời biết ơn chân thành tới người mẹ biển khơi đã che chắn, bảo vệ và cho họ một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Lời thơ như thể hiện niềm vui tràn đầy, ngây ngất của Tế Hanh như đang cùng với ngư dân quê mình hát lên bài ca lao động. Trong niềm phấn khởi, say mê và niềm tự hào về người lao động, nhà thơ đã viết lên hai câu thơ thật đẹp về người ngư dân:
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.
Vẻ đẹp ngoại hình với làn da ngăm đen rám nắng với những bắp thịt cuồn cuộn, rắn rỏi, mạnh mẽ đã tạo nên một thần thái phong trần, dẻo dai, kiên cường khi làm chủ biển khơi của họ. Chính cái vị mặn mòi của muối biển, nồng đượm đã thấm sâu trong từng thớ thịt, từng hơi thở của người dân chài làng chài. Cụm từ "vị xa xăm" còn gợi lên hơi thở của đại dương mênh mông, của lòng biển sâu, của những chân trời tít tắp, của phong ba dữ dội. Cho nên, người ngư dân hiện lên như những chiến binh, những người anh hùng phi thường, kì diệu.
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
Nghệ thuật nhân hóa đã thổi hồn cho con thuyền vô tri, vô giác. Những động từ chỉ trạng thái: "im, mỏi, trở về, nằm, nghe" khiến cho con thuyền hiện lên như con người, biết nghỉ ngơi, thư giãn sau một hành trình ra khơi vất vả. Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác qua động từ "nghe" đã làm cho con thuyền có tâm hồn, có suy nghĩ như đang tự cảm nhận "chất muối" – hương vị biển cả quê hương đang dần thấm vào cơ thể. Phải chăng sự cảm nhận đó của con thuyền cũng chính là sự cảm nhận con người ngư dân nơi đây, đó là vẻ đẹp tâm hồn mặn mà, nồng hậu, chan chứa tình yêu thương luôn tồn tại trong họ. Chắc hẳn Tế Hanh phải là một người con đằm cả hồn mình vào quê hương với tình yêu quê da diết thì mới có thể có được những cảm nhận sâu sắc đến như thế.
Khép lại bài thơ là lời bộc bạch chân thành về nỗi nhớ làng da diết, khôn nguôi:
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!
Lúc viết bài thơ này, Tế Hanh khi ấy mới 18 tuổi, còn rất trẻ và đang phải xa quê hương – nơi gắn bó với biết bao nhiêu kỉ niệm của tuổi thơ. Có lẽ vì thế mà nỗi nhớ quê luôn trở đi trở lại trong tâm hồn nhạy cảm của ông. Điệp khúc "luôn tưởng nhớ" , "tôi thấy nhớ" đã diễn tả tấm lòng tha thiết, thành thực về làng quê với cả hình ảnh, màu sắc và hương vị của Tế Hanh. Tất cả đều khắc sâu, in đậm mà không bao giờ có thể quên đi được đối với người con xa xứ này.
Về mặt nghệ thuật, bài thơ có sự kết hợp hài hòa giữa miêu tả và biểu cảm. Nếu như miêu tả được thể hiện ở hệ thống hình ảnh, từ ngữ phong phú, gợi hình, với một loạt các nghệ thuật so sánh, nhân hóa, ẩn dụ... đã góp phần tái hiện một bức tranh rộng lớn về làng chài ven sông: rộn rã, náo nức, khỏe khoắn, lãng mạn thì phương thức biểu cảm lại điễn tả thật cảm động nỗi nhớ, tình yêu và niềm tự hào sâu sắc của nhà thơ đối với quê hương, xứ xở. Đặt bài thơ vào trong dòng chảy của phong trào thơ Mới, chúng ta mới thấy hết được cái độc đáo, cái khác biệt và giá trị của bài thơ. Nếu như các nhà thơ mới cùng thời đang say sưa trong tháp ngà cá nhân, bi lụy, trốn tránh thực tại thì Tế Hanh lại hướng hồn thơ của mình đến quê hương, với một tình yêu tha thiết, chân thành. Đó là trái tim thổn thức của một người con xa quê, luôn một lòng thủy chung, như nhất tới quê hương xứ xở.
Tóm lại, với vần thơ bình dị mà gợi cảm, bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt lao động làng chài. Bài thơ cho thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ.

Sông núi vươn dài tiếp núi sông Cò bay thẳng cánh nối đồng không Có người bảo Huế xa, xa lắm Nhưng Huế quê tôi ở giữa lòng Mười một năm trời mang Huế theo Đèo cao nắng tắt bóng cheo leo Giọng hò mái đẩy vờn mây núi Man mát sông Hương lướt đỉnh đèo Tôi gặp bao người xứ Huế xa Đèn khuya thức mãi chí xông pha Mở đường giải phóng về quê mẹ Dựng khắp non sông bóng xóm nhà Có bao...
Đọc tiếp
Sông núi vươn dài tiếp núi sông Cò bay thẳng cánh nối đồng không Có người bảo Huế xa, xa lắm Nhưng Huế quê tôi ở giữa lòng Mười một năm trời mang Huế theo Đèo cao nắng tắt bóng cheo leo Giọng hò mái đẩy vờn mây núi Man mát sông Hương lướt đỉnh đèo Tôi gặp bao người xứ Huế xa Đèn khuya thức mãi chí xông pha Mở đường giải phóng về quê mẹ Dựng khắp non sông bóng xóm nhà Có bao người Huế không về nữa Gửi đá ven rừng chép chiến công Có mồ liệt sĩ nâng lòng đất Buồm phá Tam Giang gió thổi lồng Nặng trĩu trăm năm bóng cổ thành Bao lần máu đỏ nhuộm đồng xanh Cờ sao ngày ấy buồn cung cấm Sông nước xôn xao núi chuyển mình Bao độ thu về, thu lại qua Huế tôi thăm thẳm nhớ con xa Mỗi lần phượng nở rung màu đỏ Càng giục canh sương rộn tiếng gà. Hà Nội, thu, năm 1936 Nguồn: Thanh Tịnh, Thơ ca, NXB Quân đội nhân dân, 1980Câu 1 : Tác giả đã sử dụng những hình ảnh chi tiết nào để thể hiện nỗi nhớ với quê hương xứ Huế.Em có cảm nhận gì với chi tiết, hình ảnh đó
1
17 tháng 10 2023

Câu 1: Tác giả dùng những hình ảnh "đèo cao nắng tắt", "giọng hò mái đẩy", " sông Hương lướt đỉnh đèo", "non sông bóng xóm nhà", "đá ven rừng chép chiến công", "mộ liệt sĩ nâng lòng đất" ,"Buồm phá Tam Giang", "phượng nở rung màu đỏ", "canh sương rộn tiếng gà". 

Em cảm thấy những hình ảnh chi tiết ấy đều mang đặc trưng của xứ Huế nhưng cũng đồng thời khơi gợi lịch sử dân tộc ta đã đấu tranh đầy mạnh mẽ để có được cuộc sống hòa bình như ngày hôm nay.

23 tháng 2 2020

của Tế Hanh à bạn

23 tháng 2 2020

Quê hương là nguồn cảm hứng lớn suốt đời thơ của Tế Hanh. Dưới ngòi bút của ông, nguồn cảm hứng này đã tạo thành một dòng chảy tâm tình với nhiều bài thơ nổi tiếng. Bài thơ "Quê hương" được sáng tác năm 1939, in trong tập thơ "Hoa Niên", là tác phẩm mở đầu cho mạch cảm hứng viết về đề tài này của ông. Gói ghém trong bài thơ là lời yêu, nỗi nhớ và niềm tự hào tha thiết chân thành của Tế Hanh về sông nước quê hương mình. Xuyên suốt bài thơ là hình ảnh quê hương hiện lên trong nỗi nhớ của người con xa quê. Nổi bật trong bức tranh quê hương là làng chài ven biển tươi sáng, đẹp đẽ, sống động, cùng với hình ảnh những người ngư dân lao động khỏe khoắn tươi vui trong công việc của chính mình.
Trước hết, hai câu thơ mở đầu là lời giới thiệu về quê hương của nhà thơ:
Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:
Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông.
Lời thơ ngắn gọn, tự nhiên như một câu văn xuôi thông thường nhưng đã giới thiệu một cách đầy đủ từ công việc thường làm đến vị trí của "làng tôi". Đó là một làng nghề chài lưới ven biển xinh xắn với con sông Trà Bồng thơ mộng uốn khúc, bao quanh. Người đọc nhận ra trong lời kể hàm chứa một nỗi xúc động nghẹn ngào và nỗi nhớ nhung da diết của một người con xa xứ. Và từ đó, hình ảnh làng chài quê hương cứ lần lượt hiện lên như một thước phim quay chậm trong tâm trí, chiếm lĩnh tâm hồn của nhà thơ.
Nhớ về quê hương, ấn tượng đẹp và in sâu đậm nhất trong lòng Tế Hanh đó là hình ảnh về những con người lao động đang dong thuyền ra khơi đánh bắt cá:
Khi trời trong, gió nhẹ sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.
Khung cảnh của biển cả thiên nhiên hiện lên thật nhẹ nhàng, thơ mộng. Ánh mặt trời mới nhu lên khỏi mặt biển, ánh nắng hồng dịu nhẹ trải khắp muôn nơi. Và khi ấy, những người ngư dân lại bắt đầu cuộc hành trình lao động của chính mình. Họ bắt đầu nhổ neo, đẩy thuyền tiến ra khơi xa. Nghệ thuật so sánh, kết hợp với những động từ mạnh như "hăng", "phăng", "vượt" không chỉ cho thấy sức mạnh khỏe khoắn, đầy tự tin của chiếc thuyền khi ra khơi mà còn thể hiện khí thế hăng hái, căng tràn sinh lực và cả sự hăng say trong lao động của những con người làm chủ vũ trụ, làm chủ biển lớn đại dương mênh mông. Khi ấy, con thuyền hiện lên thật chứa chan sức sống, tâm hồn của làng chài ven sông:
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...
Cánh buồm được gió trời thổi căng như chứa đựng cả hồn thiêng quê hương, ẩn chứa trong đó biết bao nhiêu là niềm tin, sự hi vọng của những người ngư dân về một cuộc thủy trình đánh bắt cá bình yên và thu được những mẻ lưới bội thu. Động từ "rướn" vừa cho thấy sự khéo léo, uyển chuyển linh hoạt; lại vừa cho thấy sức mạnh vươn lên, rướn cao lên cùng mây gió của con thuyền khi ra khơi. Vì thế, con thuyền như càng trở nên kì vĩ hơn, lớn lao hơn và hùng tráng hơn trước vụ trụ thiên nhiên. Chắc hẳn phải có một tâm hồn lãng mạn, sức liên tưởng dồi dào cùng với tình yêu quê hương sâu sắc thì Tế Hanh mới có được những cảm nhận độc đáo về "mảnh hồn làng" trên "cánh buồm giương to" đến như vậy.
Đến khổ ba, cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về trong niềm náo nức, phấn khởi, tấp nập, đông vui:
Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
Nhớ ơn trời biển lặng cá đầy ghe
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
Dưới ngòi bút tài hoa của Tế Hanh, bức tranh lao động hiện lên thật chân thực, khỏe khoắn, náo nhiệt, đầy ắp tiếng cười nói của con người. Và người ngư dân hiện lên thật hồn hậu, chất phác khi gửi lời biết ơn chân thành tới người mẹ biển khơi đã che chắn, bảo vệ và cho họ một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Lời thơ như thể hiện niềm vui tràn đầy, ngây ngất của Tế Hanh như đang cùng với ngư dân quê mình hát lên bài ca lao động. Trong niềm phấn khởi, say mê và niềm tự hào về người lao động, nhà thơ đã viết lên hai câu thơ thật đẹp về người ngư dân:
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.
Vẻ đẹp ngoại hình với làn da ngăm đen rám nắng với những bắp thịt cuồn cuộn, rắn rỏi, mạnh mẽ đã tạo nên một thần thái phong trần, dẻo dai, kiên cường khi làm chủ biển khơi của họ. Chính cái vị mặn mòi của muối biển, nồng đượm đã thấm sâu trong từng thớ thịt, từng hơi thở của người dân chài làng chài. Cụm từ "vị xa xăm" còn gợi lên hơi thở của đại dương mênh mông, của lòng biển sâu, của những chân trời tít tắp, của phong ba dữ dội. Cho nên, người ngư dân hiện lên như những chiến binh, những người anh hùng phi thường, kì diệu.
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
Nghệ thuật nhân hóa đã thổi hồn cho con thuyền vô tri, vô giác. Những động từ chỉ trạng thái: "im, mỏi, trở về, nằm, nghe" khiến cho con thuyền hiện lên như con người, biết nghỉ ngơi, thư giãn sau một hành trình ra khơi vất vả. Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác qua động từ "nghe" đã làm cho con thuyền có tâm hồn, có suy nghĩ như đang tự cảm nhận "chất muối" – hương vị biển cả quê hương đang dần thấm vào cơ thể. Phải chăng sự cảm nhận đó của con thuyền cũng chính là sự cảm nhận con người ngư dân nơi đây, đó là vẻ đẹp tâm hồn mặn mà, nồng hậu, chan chứa tình yêu thương luôn tồn tại trong họ. Chắc hẳn Tế Hanh phải là một người con đằm cả hồn mình vào quê hương với tình yêu quê da diết thì mới có thể có được những cảm nhận sâu sắc đến như thế.
Khép lại bài thơ là lời bộc bạch chân thành về nỗi nhớ làng da diết, khôn nguôi:
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!
Lúc viết bài thơ này, Tế Hanh khi ấy mới 18 tuổi, còn rất trẻ và đang phải xa quê hương – nơi gắn bó với biết bao nhiêu kỉ niệm của tuổi thơ. Có lẽ vì thế mà nỗi nhớ quê luôn trở đi trở lại trong tâm hồn nhạy cảm của ông. Điệp khúc "luôn tưởng nhớ" , "tôi thấy nhớ" đã diễn tả tấm lòng tha thiết, thành thực về làng quê với cả hình ảnh, màu sắc và hương vị của Tế Hanh. Tất cả đều khắc sâu, in đậm mà không bao giờ có thể quên đi được đối với người con xa xứ này.
Về mặt nghệ thuật, bài thơ có sự kết hợp hài hòa giữa miêu tả và biểu cảm. Nếu như miêu tả được thể hiện ở hệ thống hình ảnh, từ ngữ phong phú, gợi hình, với một loạt các nghệ thuật so sánh, nhân hóa, ẩn dụ... đã góp phần tái hiện một bức tranh rộng lớn về làng chài ven sông: rộn rã, náo nức, khỏe khoắn, lãng mạn thì phương thức biểu cảm lại điễn tả thật cảm động nỗi nhớ, tình yêu và niềm tự hào sâu sắc của nhà thơ đối với quê hương, xứ xở. Đặt bài thơ vào trong dòng chảy của phong trào thơ Mới, chúng ta mới thấy hết được cái độc đáo, cái khác biệt và giá trị của bài thơ. Nếu như các nhà thơ mới cùng thời đang say sưa trong tháp ngà cá nhân, bi lụy, trốn tránh thực tại thì Tế Hanh lại hướng hồn thơ của mình đến quê hương, với một tình yêu tha thiết, chân thành. Đó là trái tim thổn thức của một người con xa quê, luôn một lòng thủy chung, như nhất tới quê hương xứ xở.
Tóm lại, với vần thơ bình dị mà gợi cảm, bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt lao động làng chài. Bài thơ cho thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ.

 

hok tốt