Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Dàn ý:
Mở đoạn:
- Giới thiệu ngày quốc tế phụ nữ 8/3
+ Món quà đặc biệt mà em đã cắm để tặng mẹ nhân ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 là một lọ hoa khá xinh xắn.
Thân đoạn:
- Lọ hoa được chọn kỹ lưỡng với những bông hoa tươi tắn và đa dạng màu sắc, tượng trưng cho sự đa tài, sắc đẹp của mẹ em.
- Trên lọ hoa, em đã sắp xếp các loại hoa khác nhau để tạo nên một sự hài hòa và tươi mới.
- Có những bông hoa hồng tượng trưng cho tình yêu và lòng biết ơn của em đối với mẹ. Những bông hoa cúc trắng, những bông hoa lan tím tượng trưng cho sự quý phái và kiêu sa của mẹ.
- Lọ hoa còn được trang trí thêm bằng những chi tiết nhỏ như lá cây và cành hoa nhỏ để tạo thêm sự sinh động hơn cho món quà. Em đã chọn một lọ hoa đẹp và ý nghĩa để thể hiện tình yêu, sư biết ơn sâu sắc đối với mẹ trong ngày đặc biệt này.
- Bản thân mình có làm cùng ai không, khoảng khắc làm hoa cho mẹ em đã vui như thế nào?
Kết đoạn:
- Tình cảm của em:
+ Em hy vọng mẹ sẽ thích và cảm nhận được tình yêu và sự quan tâm của em thông qua lọ hoa này.
Sau đây là một phần làm bài của mình đã viết cho cuộc thi cắm hoa ngày quốc tế phụ nữ 8/3 hồi cấp 3 hi vọng nó sẽ có ích cho bạn:
Lọ hoa của của tôi trang trí theo bố cục xen kẽ giữa bông sen nở, nụ sen, đài hoa nhỏ và những lá sen. Những đóa hoa sen được sắp xếp theo thứ tự từ thấp lên cao tạo cảm giác mỗi bông hoa đang ganh đua nở khoe sắc thắm tỏa hương tô điểm cho đời. Ở vị trí trung tâm, tôi bày trí những đóa hoa sen bung nở rực rỡ. Xung quanh được bao bọc bởi những búp hoa đang chớm nở và đài hoa sen nhỏ như được ướp nắng vàng ươm. Sen đi vào thơ ca trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp hình thể phụ nữ Việt Nam:
“Cổ tay em trắng như ngà
Đôi mắt em liếc như là dao cau
Nụ cười như thể hoa ngâu
Cái khăn đội đầu như thể hoa sen.”
Không chỉ được ví với vẻ đẹp hình thể của người phụ nữ Việt, sen đại diện vẻ đẹp tâm hồn thanh cao bình dị mà đằm thắm. Ẩn sau vẻ ngoài có phần mong manh là một sức sống mãnh liệt. Sen dùng thời gian suốt mùa đông lạnh giá để ủ mầm nhưng chỉ cần cơn mưa đầu tiên của mùa hạ đến đánh thức, sen vươn mình bừng dậy giữa chốn bùn lấy đất mẹ phát triển mạnh mẽ. Ngay cả khi những cơn gió có đưa bèo trôi đến nơi đâu, sen vẫn giữ mãi nét đẹp muôn đời chẳng phôi phai.Chúng tôi sắp xếp một vài búp sen đang vươn cao: sen nở có, sen búp có và đài sen cũng có. Đó là biểu trưng cho lớp lớp thế hệ phụ nữ Việt Nam từ già đến trẻ đều mang trong mình bản lĩnh đầy mạnh mẽ khẳng định vai trò quan trọng của mình qua từng thời kỳ.
Mở bài + Kết bài bạn có thể bổ sung theo sở thích nha
Tham Khảo
"Lòng mẹ bao la như biển thái bình dạt dào
Tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào”.
Thật vậy, lòng mẹ cao cả vô cùng, mẹ thương con mình bằng cả một khoảng trời, mẹ chăm sóc con từ khi thai nghén đến khi trưởng thành, suốt chặng đường đời hình ảnh người mẹ sẽ theo xuyên suốt người con, là biển bờ vững chãi cho con nương tựa. Khi cuộc sống bên ngoài khiến con mỏi mệt thì người mẹ sẽ luôn dang rộng vòng tay chào đón con chở về và khi con mắc những sai lầm trong cuộc sống mẹ là người che chở và mẹ người bao bọc cho con. Và mẹ tôi cũng vậy!
Chị em chúng tôi chưa bao giờ được/bị dạy: “mẹ đã sinh ra ta, vất vả nuôi nấng ta, nên ta PHẢI nhớ công ơn sinh thành, PHẢI đền đáp công ơn...”, nhưng chị em chúng tôi cảm nhận được tình yêu của mẹ, và hiểu rằng “Ông Trời” không thể dõi theo chúng ta ở khắp mọi nơi, vì vậy ông tạo ra người mẹ. Chúng tôi yêu mẹ vì chúng tôi cảm nhận được tình mẹ từ khi mới ra đời, chứ không phải vì lý thuyết giáo điều kia.
Mẹ chẳng bao giờ kể lể về những hy sinh mẹ dành cho chúng tôi, lúc nào mẹ cũng nói “mẹ vui lắm, mẹ sướng nhất...” Mẹ hay nhắc đến câu nói của bà ngoại “khi con làm một việc tốt cho ai đó, con hãy quên nó đi, nhưng khi con có lỗi thì con hãy nghĩ kỹ về nó”. Có lẽ vì thế mà mẹ luôn vui tươi thậm chí có thể nói là hồn nhiên, chẳng mất thời gian trách móc những kẻ vô ơn bao giờ.
Mẹ ơi! Mẹ đã bao gian nan trải qua 9 tháng 10 ngày để sinh hạ ra con. Rồi mẹ lại chăm bẵm cho con từng chút, từng chút một để con trở thành một người con ngoan và biết vâng lời cha mẹ. Mẹ đã dạy con phải biết thương yêu người khác, phải biết tự chăm lo cho bản thân mình khi lớn lên. Mẹ đã dạy con rất nhiều, nhiều lắm mẹ ơi. Những lời dạy của mẹ con đều khắc cốt ghi tâm. Con xin lỗi khi con đã nói dối mẹ. Mẹ đã nuôi nấng con qua bao năm để con nên người. Vậy mà đến ngày hôm nay con mới có dịp đền đáp công ơn của mẹ! Mẹ ơi, ngày nay, con chúc mẹ hạnh phúc với gia đình, mãi trẻ đẹp để nuôi dưỡng con, chỉ bảo cho con trong đường đời. Con mong mẹ luôn vui vẻ. Mẹ vui thì con cũng rất hạnh phúc. Mỗi nụ cười của mẹ đều làm ấm lòng con. Dù con có đi khắp phương trời, thì mỗi giây, mỗi phút con đều nghĩ về mẹ! Người mẹ hiền của con.
Mẹ là ánh sáng, là tất cả những gì tốt đẹp nhất con có. Để nuôi con khôn lớn trưởng thành, mẹ đã hi sinh mọi thứ, chấp nhận bao nhọc nhằn. Mỗi lần nhìn mái tóc điểm sương vì năm tháng của mẹ, lòng con lại quặn thắt. Từ giờ mẹ hãy nghỉ ngơi đi nhé, con sẽ chăm sóc, bù đắp cho mẹ thật nhiều.
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Hoa hồng tặng mẹ.
Anh dừng lại mua hoa để gửi hoa tặng mẹ qua đường bưu điện nhân ngày 8/3. Mẹ anh sống cách chỗ anh ở khoảng 300 km. Khi bước ra khỏi xe, anh thấy một bé gái đang đứng khóc bên vỉa hè. Anh đến và hỏi nó sao lại khóc:
– Cháu muốn mua một bông hoa hồng để tặng mẹ cháu nhưng cháu chỉ có 75 xu trong khi giá bán hoa hồng đến 20 đô la. Anh mỉm cười và nói với nó:
– Đến đây chú sẽ mua cho cháu.
Anh liền mua cho cô bé và đặt một bó hồng gửi cho mẹ anh. Xong xuôi, anh hỏi cô bé có cần đi nhờ xe về nhà không. Nó vui mừng nhìn anh trả lời:
– Dạ, chú cho cháu đi nhờ đến nhà mẹ cháu. Nó chỉ đường cho anh lái xe đến một nghĩa trang, nơi có phần mộ vừa mới đắp. Nó chỉ vào ngôi mộ và nói:
– Đây là nhà của mẹ cháu.
Nói xong, nó ân cần đặt bông hoa hồng lên mộ. Tức thì anh quay lại tiệm bán hoa hủy bỏ dịch vụ gửi hoa và mua một bó hoa hồng thật đẹp. Suốt đêm đó anh đã lái xe một mạch 300km về nhà để trao tận tay mẹ bó hoa.
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản? Theo em, hai nhân vật: em bé và anh thanh niên đều có chung phẩm chất gì? Tại sao?
- PTBĐ chính của văn bản: Tự sự, biểu cảm.
- Theo em, hai nhân vật: em bé và anh thanh niên đều có chung phẩm chất biết yêu thương con người và trân trọng, hiếu thảo với mẹ. Vì anh thanh niên đã thương em bé và mua cho em bé một bông hoa hồng, còn cho em bé đi nhờ đến 'nhà' của mẹ em bé, sau đó anh đã hiểu ra rằng bó hoa kia không mang lại hạnh phúc cho mẹ và niềm vui bằng việc anh đối xủ với mẹ bằng tình cảm chân thành của mình dành cho mẹ.
Câu 2: Bằng đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi, em hãy trình bày suy nghĩ về một trong những bài học được rút ra từ văn bản trên.
- Suy nghĩ về một trong những bài học được rút ra từ văn bản trên: Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất. Hãy luôn yêu thương và trân trọng, hiếu thảo với mẹ.
(Đoạn văn cậu tự suy nghĩ rồi viết ra nhé :>)
Câu 1:
Phương thức biểu đạt chính: Tự sự
Theo em hai nhân vật em bé và anh thanh niên có chung phẩm chất là: lòng hiếu thảo với người mẹ của mình. Bởi dù mẹ em bé đã mất nhưng em vẫn nhớ mua hoa hồng tặng mẹ của mình. Còn anh thanh niên ngay khi nhận ra hoàn cảnh của đứa trẻ anh đã ngay lập tức về nhà thăm mẹ dù đường về nhà có xa đến 300km
Câu 2:
Bài học được rút ra: Hãy dành thời gian và trân trọng người mẹ của chúng ta khi ta còn có thể.
+ Cuộc đời vô thường, chúng ta không thể làm chủ được chiều dài của sinh mệnh. Vì vậy, ta cũng không thể biết được khi nào là lần cuối cùng ta còn được bên cạnh người mẹ thân yêu của mình => nên trân trọng từng khoảnh khắc khi được sống trong vòng tay yêu thương của mẹ.
+ Khi ta trưởng thành, ta sẽ có nhiều lo toan và công việc bận bịu hơn song ta cũng nên dành thời gian bên cạnh những người mình yêu thương. Đó là cách để ta lấy lại sự cân bằng trong tâm hồn và bắt đầu công việc hiệu quả hơn.
"Mừng Tết đến, vạn lộc đến nhà nhà. Cánh mai vàng, cành đào hồng thắm tươi. Chúc cụ già được sống lâu, sống thọ. Cùng con cháu sang năm lại đón Tết sang ...". Năm hết tết đến, trăm hoa đua nở, cúc vàng, quất đỏ rực rỡ khắp muôn nẻo đường đất nước, hoa đào tô hồng cái lạnh của phương Bắc, hoa mai lại tô vàng nắng cả phương Nam. Mỗi miền một thú thưởng hoa nhưng có lẽ đối với một người con miền Nam như tôi, thì nhắc đến Tết chính là nhắc đến cành mai vàng đang hé nở trước sân nhà.
Mai vàng có nguồn gốc từ Trung Quốc, thuộc vào hàng những loài cây cảnh rất được quý trọng. Tên khoa học của mai vàng là Ochna integerrima thuộc học Mai (Ochnaceae). Tên phổ biến là mai vàng ngoài ra còn có các tên gọi khác như hoàng mai, huỳnh mai hay lão mai. Ở Việt Nam, mai vàng chủ yếu mọc hoang nhiều ở dọc dãy Trường Sơn, các tỉnh từ Đà Nẵng đến Khánh Hòa, và vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, xuất hiện ít hơn ở vùng Tây Nguyên, cùng một số các tỉnh miền núi phía Bắc. Mai vàng cũng có nhiều giống khác nhau, ở mỗi một khu vực với địa hình, khí hậu khác nhau lại có một loại mai riêng, nhưng đặc trưng nhất vẫn là màu hoa vàng tươi.
Mai vàng là loài cây có nhiều ý nghĩa lớn, đối với người Trung Quốc đặc biệt là các bậc trí thức Nho thời xưa lại càng thêm nặng tình với loài cây này. Trong quan niệm của họ, mai vàng chính là một trong bốn loài cây được mệnh danh là tứ quân tử, mỗi loại cây mang một đức tính mà người quân tử cần phải có, ví như tùng kiên cường, cứng cáp, trúc thì ngay thẳng, chính trực, cúc tuy kham khổ, giản dị nhưng vẫn luôn tươi đẹp, riêng mai mang trong mình nét thanh cao, tấm lòng trong sạch của người quân tử, không bao giờ khuất phục trước cường quyền. Chính vì những ngụ ý tốt đẹp, đáng quý như thế nên mai đã trở thành một trong những đề tài tạo cảm hứng bất tận cho nhiều văn nhân thi sĩ, ví như Cao Bá Quát từng ước được lên núi trồng mai trong bài thơ bất hủ Tài Mai, hay Hồ Chủ tịch trong Thướng Sơn cũng nhắc đến mai một cách đầy xúc động "Hai mươi tư tháng sáu/Lên ngọn núi này chơi/ Ngẩng đầu mặt trời đỏ/ Bên suối một nhành mai". Ở Việt Nam ngoài việc đón nhận những ảnh hưởng về ý nghĩa Tứ Quân tử của Trung Quốc, thì mai vàng còn mang ý nghĩa tượng trưng cho sự phú quý, thịnh vượng. Với màu vàng sáng của hoa mai, trưng trước nhà ngày tết luôn đem đến cho con người cảm giác vui mừng, hân hoan, cũng có lẽ vì vậy mà mai đã trở thành loài cây đặc trưng ngày tết của người dân Việt.