Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
đề bài: viết bài văn thuyết minh về CÂY RAU MUỐNG
mọi người giúp mk nhanh với ạ. Mk cần gấp, CẢM ƠN Ạ
dạ mk cảm ơn ạ. Nhưng mk muốn thuyết minh về CÂY RAU MUỐNG ko phải rau muống luộc ạ
Mở bài:
Sân nhà em được che rợp một giàn thiên lí.
Năm ngoái chữa nhà, lát lại cái sân, một vài thứ có thể đổi thay, nhưng cái giàn thiên lí thì bà và mẹ cố giữ, nhất định giữ lại. Giàn thiên lí này do chú Trọng bắc, ba gốc thiên lí do chú Trọng trồng, trước khi chú đi vào chiến trường miền Nam thời đánh Mĩ. Chú đi mãi, không bao giờ về nữa.
Kết bài:
Cuối thu, mùa hoa thiên lí vãn. Bầy ong đến hút nhụy hoa, tìm mật hoa cũng thưa thớt dần. Thỉnh thoảng mới thấy một hai con ong bầu đen nhánh chập chờn lượn qua lượn lại. Nhưng giàn thiên lí vẫn xanh. Với bà, với mẹ, giàn thiên lí là tình nhớ thương, nỗi đợi chờ. Với em, giàn thiên lí là mảnh trời năm tháng tỏa mát tâm hồn và ngôi nhà be bé xinh xinh ngào ngạt hương hoa.
Năm nay, xuân đến sớm. Mùa xuân đã về. Mùa hoa thiên lí lại dâng hương
Mở bài:
Tâm tư tình cảm, cảm xúc của con người đã một phần dung hòa cùng thực vật thiên nhiên. Và cây hoa thiên lí đã trở thành một bàn tay nhẹ làm đẹp nên cái cuộc sống con người vui tươi.
Kết bài:
Cây thiên lí với nhiề lợi ích như vậy, chúng ta cần cố gắng bảo vệ thiên lí để có nên một không gian đẹp.
THAM KHẢO
Đối với các bạn học sinh, người bạn hàng ngày đến trường với mỗi người là thước kẻ, bút chì, sách vở,… nhưng cũng không thể nào thiếu được người bạn giúp chúng ta tẩy xóa lỗi sai chính là cục tẩy. Cục tẩy bé xinh mà có nguồn gốc ra đời vô cùng lâu đời và có nhiều công dụng đối với con người.
Cục tẩy đầu tiên ra đời cách đây đã hàng trăm năm trước, khi ấy bút chì còn được làm bằng chì và thiếc, rất cứng, người ta dùng ruột bánh mì để tẩy những chữ viết sai. Cùng với sự phát triển của bút chì, cục tẩy cũng có bước chuyển mình đáng kể. Người đầu tiên phát minh ra cục tẩy gần với cục tẩy hiện đại là một kĩ sư người anh tên là Edward Nairne, cục tẩy được phát minh trong một cuộc thi sáng chế, sau đó nó được sử dụng một cách rộng rãi và phổ biến trên thị trường.
Sau khi đạt giải ông Edward đã tâm sự, ông nảy ra ý tưởng làm chiếc tẩy này là do trên đường ông nhặt được miếng cao su và vô tình phát hiện ra tính năng tẩy các vết bẩn của nó. Dựa trên sự phát hiện đó ông đã sáng chế ra cục tẩy đầu tiên. Ta có thể thấy rằng những phát minh vĩ đại luôn đến với chúng ta một cách thật bất ngờ, người thông minh là người nhìn nhận ra vấn đề và đưa nó ứng dụng vào thực tế.
Cục tẩy có cấu tạo gồm hai phần: tẩy và vỏ tẩy. Vỏ của tẩy thường được làm bằng giấy cứng, trên có ghi mã vạch, nhãn hiệu hoặc có được trang trí bằng những hình ảnh bắt mắt khác nhau. Ruột tẩy rất đa dạng, phong phú về màu sắc: trắng, đen, xanh, đỏ,… thường được làm từ hỗn hợp dầu ăn, đá bọt và sulfur, chúng được kết dính với nhau nhờ cao su.
Có rất nhiều loại tẩy khác nhau. Có loại tẩy đi kèm với bút chì, chúng thường được gắn với đầu bút chì, khi viết sai có thể ngay lập tức sử dụng chúng để tẩy. Loại tẩy này thường có màu hồng, chứa cao su cứng nên việc tẩy đôi khi khó khăn, tẩy quá mạnh tay sẽ rách giấy nên ít khi được sử dụng.
Loại tẩy màu trắng dẻo, được làm từ nhựa vinyl tẩy dễ dàng, giấy sạch nên được ưa chuộng hơn. Ngoài ra còn một loại tẩy khác được gọi là tẩy nhào. Tẩy nhào ít xuất hiện trên thị trường, loại này mềm hơn hai loại trên rất nhiều, chúng ta có thể nhào trong tay như cục bột. Nó hấp thụ các hạt than chì ở bút chì nên khi tẩy sẽ không để lại vụn,… sử dụng loại tẩy này rất thích, vết bẩn được tẩy hoàn toàn, lại không gây bụi bẩn.
Ngoài ra, khoa học kĩ thuật hiện đại phát triển người ta còn phát minh ra tẩy điện, loại này có một chiếc nút bấm, khi cần tẩy chỉ cần ấn vào nút và đưa bút đến diện tích cần tẩy là sẽ xóa được hết vết bẩn. Loại này giá thành cao nhưng vết bẩn đi dễ dàng, giấy không bị xây xước và tiết kiệm được thời gian cho người sử dụng.
Sử dụng tẩy rất đơn giản, ngoài loại tẩy điện có cách sử dụng riêng thì các loại tẩy còn lại đều có cách sử dụng giống nhau. Khi viết sai chúng ta chỉ cần mài tẩy vào phần đó, chà đi chà lại một cách nhẹ nhàng là vết bẩn sẽ bay đi. Các bạn lưu ý, chớ chà mạnh sẽ khiến giấy rách.
Khi sử dụng xong tẩy chúng ta chỉ cần cất gọn gàng. Tránh để tẩy rơi xuống đất, khi tẩy bị bám bẩn các bạn dùng cho lần tiếp theo sẽ vấy bẩn lên trang giấy. Vật dụng nào cũng vậy, khi sử dụng xong chúng ta cần cất cẩn thận, thì mới có thể dụng chúng lâu dài được.
Tẩy là một công cụ phổ biến trong học tập của học sinh, sinh viên, người thiết kế,… nó có ý nghĩa quan trọng với mỗi người. Cục tẩy giúp ta xóa đi những phần viết sai, viết nhầm,..
Từ khi được phát minh cho đến bây giờ tẩy luôn được mọi người ưa chuộng. Dù khoa học kĩ thuật có phát triển hơn nữa, tẩy vẫn sẽ là người bạn đồng hành với các bạn học sinh, sinh viên, kĩ sư,…
Phích nước nhen:
Phích nước là một đồ dùng rất gần gũi và được sử dụng phổ biến trong các gia đình. Nhờ có cái phích nước mà con người không phải lo lắng khi cần sử dụng nước nóng mọi lúc mọi nơi.
Phích nước (bình thủy) do Sir James Dewar (1842 – 1923), một nhà hóa học và nhà vật lý học phát minh ra. Sir James Dewar nổi tiếng với các nghiên cứu về các hiện tượng nhiệt độ thấp, sinh tại Kincardine, Scotland và theo học tại trường Đại học Edinburgh. Năm 1892, dựa trên nguyên lí giữ nhiệt của thùng nhiệt kế của Newton, ông thành công với phát minh ra “Bình Dewar” hay còn gọi là bình nhiệt. Đến năm 1904, hai thợ thổi thủy tinh người Đức thành lập công ty Thermos GmbH thì bình nhiệt mới được đưa vào sản xuất đại trà làm vật dụng trong gia đình. Năm 1907, Thermos GmbH chuyển quyền sở hữu thương hiệu Thermos cho 3 công ty độc lập là: The American Thermos Bottle Company ở Brooklyn, New York Thermos Limited Ở Tottenham, Anh và Canadian Thermos Bottle Co. Ltd Ở Montreal, Canada.
Phích nước gồm có 4 bộ phận cơ bản gồm: vỏ ngoài, ruột trong, lớp đệm và bộ phận tay cầm, quai xách. Vỏ phích hình trụ đứng, rộng ở chân đế và thường nhỏ dần ở đâu phích. Vỏ thường làm từ nhựa cứng hoặc kim loại nhẹ như nhôm, niken,… Trên thân vỏ thường ghi tên thương hiệu, số liệu của sản phẩm và nhà sản xuất. Ngoài ra, vỏ còn được trang trí với những màu sắc và hình ảnh bắt mắt.
Lớp vỏ còn tiện ích như đáy bằng giúp đặt vững vàng, có quai bằng nhôm hay nhựa giúp cầm và xách khi di chuyển. Phần đáy có thể gỡ ra lắp vào, bên trong có một lớp đệm nhỏ bằng cao su dùng để cố định ruột phích phích bằng nhôm, nhựa. Nút nút đậy ruột phích bằng gỗ xốp để chống mất nhiệt do hiện tượng đối lưu của dòng nhiệt.
Bên trong vỏ phích là ruột phích. Ruột phích được cấu tạo bởi hai lớp thuỷ tinh, ở giữa là khoảng chân không. Bề mặt bên thành trong của hai lớp này được tráng bạc để phản chiếu bức xạ nhiệt, giúp ngăn sự truyền nhiệt ra bên ngoài. Giữ vỏ ngoài và ruột trong có một lớp đệm làm bằng xốp mềm hoặc chất liệu mềm khác. Lớp đệm có vai trò giữ cố định ruột phích đồng thời ngăn không cho nhiệt lượng lan tỏa ra ngoài. Bởi thế, dù nhiệt độ nước là 100 độ C nhưng vỏ ngoài chỉ thấp ấm.
Phích nước nóng giữ được nhiệt là do đặc trưng cấu tạo của ruột phích quyết định. Nhờ cấu tạo của ruột phích làm cho nhiệt lượng của nước không thể truyền đi bằng phương thức thông thường. Ruột phích có hai lớp vỏ thuỷ tinh mỏng tạo thành, lại thêm có lớp chân không ở giữa, bề mặt tráng bạc giúp nguồn nhiệt được bảo toàn ở bên trong. Miệng phích nhỏ hơn nhiều so với thân phích, lại được đậy kín giúp cắt đứt hiện tượng đối lưu nhiệt, Hiện tượng dẫn nhiệt bị cản trở bởi lớp chân không và lớp đệm.
Tuy đã ngăn chặn được hiện tượng dẫn nhiệt nhưng một phần nhiệt lượng vẫn lan truyền ra bên ngoài. Bởi thế, phích nước không thể giữ nóng nước mãi mãi. Trong vòng 24 giờ, nhiệt độ nước sôi sẽ dần hạ xuống còn từ 65 độ C đến 75 độ C.
Phích nước có nhiều loại và nhiều kích cỡ khác nhau. Loại nhỏ chứa được khoảng nửa lít, loại lớn chứa được hai lít hoặc hai lít rưỡi. Ngày nay còn có loại phích nước đun bằng điện, ở nước ta, xí nghiệp Rạng Đông là cơ sở sản xuất phích nước nối tiếng.
Phích nước mới mua về không nên đổ nước sôi vào ngay vì đang lạnh mà gặp nóng đột ngột, phích nước dễ bị nứt bể. Ta nên rót nước ấm khoảng 50 – 60 độ vào phích trong 30 phút, rồi sau đó mới rót nước nóng vào. Không nên rót đầy nước và nút quá chặt, cần chừa một khoảng trống nhỏ để phích giãn nở và ngăn truyền nhiệt qua phần tiếp nối ở miệng phích.
Khi sử dụng phích nước thì mở nắp rót nước vào và khi dùng xong, đậy nắp lại để giữ được nước nóng lâu hơn. Hạn chế di chuyển phích và mở nắp phích ra nhiều lần. Giữ phích cố định ở nơi ăn toàn, tránh xa tầm tay trẻ em.
Cần vệ sinh ruột phích thường xuyên vì cáu bẩn rất dễ đọng lại ở đáy. Sau thời gian sử dụng, vỏ kim loại bị mục, khả năng bảo vệ bình bị giảm thì cần thay vỏ mới để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Phích nước là vật dụng quen thuộc, có ích và rất cần thiết trong sinh hoạt hằng ngày của mọi nhà. Ngày nay, khi phích nước điện ra đời một phần nào thay thế cái phích nước truyền thống giúp cho việc giữ nước nóng tiện lợi và an toàn hơn. Điều đó cho thấy, dù có thay đổi hình thức và phương thức giữ nhiệt, phích nước vẫn là đồ vật gắn bó mật thiết với đời sống con người.
Tham khảo
Một sợi rơm vàng, hai sợi vàng rơm/Bà bện chổi to, bà làm chổi nhỏ… Lời bài hát thiếu nhi của nhạc sĩ Hà Đức Hậu, trẻ con cả nông thôn và thành thị thập niên 70, 80 thế kỷ trước đứa nào cũng thuộc. Nó nằm trong chương trình dạy cho trẻ con mẫu giáo. Nét nhạc vui tươi, lời thơ giản dị, dễ nhớ. Cho đến tận bây giờ hình như vẫn chưa có bài hát thiếu nhi nào được nhiều thế hệ trẻ con yêu thích đến thế. Bện chổi là công việc người già và trẻ nhỏ ở nông thôn ai ai cũng biết. Vài đứa trẻ lớn ở thành phố sơ tán về nông thôn những năm 1960 cũng tập tành bện chổi. Cái chổi không phải lần đầu tiên và duy nhất có mặt trong văn chương, nghệ thuật. Trong cuốn Thánh Tông di thảo của vua Lê Thánh Tông (1442 - 1497) đã có truyện Ma chổi. Một câu chuyện huyền bí mang màu sắc Liêu Trai rất rõ của văn học thời ấy. Cái chổi về sau còn được nhà thơ Tố Hữu đưa vào bài thơ Tiếng chổi tre. Học sinh cấp 3 từ sau năm 1960 ai cũng học thuộc lòng. Hơi khó thuộc vì thể thơ bậc thang mới lạ nhưng đó là bài thơ tiêu biểu ca ngợi giai cấp công nhân từng có mặt rất nhiều lần trong đề thi tốt nghiệp. Chổi dĩ nhiên được dùng để quét. Tiếng Việt không phân biệt nhiều lắm các loại chổi. Chỉ gọi chung là chổi mà thôi dù rằng vật liệu, cách thức chế tạo và công dụng tùy nơi tùy chỗ có khá nhiều khác biệt. Vùng đồi núi trung du người ta làm chổi bằng lá cọ, cây chổi xể. Chổi này cũng chỉ quét sân vườn và những nơi rộng rãi. Vài nơi có chổi thông buộc bằng lá thông. Nhà chùa quét bàn thờ và thợ quét giấy điệp in tranh dân gian hay dùng. Miền xuôi có chổi tre rất thông dụng. Nan chổi chẻ bằng cật tre bó lạt. Tùy theo người sử dụng mà tra cán dài ngắn khác nhau. Những năm trước, các gia đình Hà Nội thường có vại nước gạo để chứa thức ăn thừa nuôi heo. Những người đến xin nước gạo thường trả bằng vài cái chổi tre và chổi rễ (dũa tre cọ nồi) mỗi tháng. Chổi ấy để quét sân và khu vệ sinh của những ngôi nhà trong phố đã chia năm xẻ bảy sau hòa bình. Cái chổi thông dụng nhất vẫn là chổi lúa. Bện bằng rơm nếp vàng óng. Cả nông thôn và thành thị đều dùng nó để quét nhà. Nền đất và nền gạch đỏ chỉ nó mới có thể quét sạch. Nền gạch hoa ở phố trước khi lau cũng cần chổi lúa để quét. Người bán chổi hàng ngày gánh trên phố rao vang trời: Ai chổi lúa, chổi nan, chổi xể đây! Bán năm cái chổi chưa mua nổi cân gạo quê. Nhưng rơm vàng và nhân lực thừa ra sau vụ gặt cũng chẳng biết dùng vào việc gì. Ở thành phố thịnh hành chiếc chổi phất trần. Làm bằng lông gà bó sơn ta lên cán trúc. Chủ yếu quét bụi trên sập gụ tủ chè và giường chiếu. Cán của nó là một công cụ dùng để dạy dỗ trẻ con rất thông dụng. Đã nhiều đứa trẻ nên người nhờ cái cán phất trần. Thực ra loại chổi này xét về mặt khoa học là hoàn toàn vô dụng. Nó chỉ đưa bụi từ chỗ này sang chỗ khác và chui vào mũi người sử dụng. Nhưng nó vẫn đắc dụng khi để trong cốp những chiếc ô tô. Thời gian chờ thủ trưởng, tài xế có thể mang ra phẩy bụi cho xe. Giờ thì ở thành phố chỉ còn mỗi công nhân vệ sinh môi trường dùng cái chổi tre truyền thống. Chổi của họ vẫn là những nan tre chẻ dài vót tròn cẩn thận. Tuy nhiên nhát chổi có phần thưa thớt hơn nhiều. Hình như cái chổi tre đã bắt đầu bất lực trước số lượng rác rưởi khổng lồ dân phố xả ra hàng ngày. Đến mức có vài ông khách ngoại quốc ở Hà Nội thỉnh thoảng cũng phải tự biến mình thành “cái chổi” để tham gia nhặt rác.
Đc của ló 😑😑