K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 9 2021

Tham khảo:

Quê hương chúng ta không những chỉ tự hào về những truyền thống thống tốt đẹp, những di sản văn hóa và còn tự hào về kho tàng văn học rất phong phú và đa dạng. Trong đó có những bài ca dao dân ca về đạo lý làm người, những cung cách ứng xử trong cuộc sống và về tình yêu tươi đẹp của tuổi xuân lứa đôi:

“Bây giờ mận mới hỏi đào

Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?

Mận hỏi thì đào xin thưa

Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào”

Bài ca dao này nói về tình yêu tươi đẹp của người con gái và người con trai mới lớn. Nó giống như một giai điệu của một bản nhạc không lời nhưng da diết và thiết tha khiến ai trong cuộc đời cũng muốn nghe.

Mở đầu là hai câu hỏi:

“Bây giờ mận mới hỏi đào

Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?”

Tác giả thật khéo léo trong việc lựa chọn ngôn từ để diễn tả. Ở đây tác giả ý muốn mượn hình ảnh của mận và đào để bắt đầu về tình yêu đôi lứa. “Mận” là hình ảnh đại diện cho người con trai còn “Đào” là hình ảnh đại diện cho người con gái. “Bây giờ mận mới hỏi đào” chàng trai muốn ngỏ lời với cô gái liền hỏi cô gái. Cách đối đáp giao duyên này thật hay và ý nghĩa về nét đẹp của nhân dân ta. Đây là một phần dạm hỏi rất là tế nhị và cũng đầy hài hước “Vườn hồng đã có ai vào hay chưa” Chàng trai muốn hỏi cô gái đã có người thương chưa nếu chưa có hãy cho chàng cơ hội để chàng có thể mang lại hạnh phúc cho cô.

Hai câu sau là lời đáp đầy táo bạo và hài hước của cô gái:

“Mận hỏi thì đào xin thưa

Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào”

Cô gái liền nói “xin thưa” thể hiện sự nhẹ nhàng và tế nhị cộng sự đoan trang, cung kính với người khác. Đây là một đức tính đẹp của người con gái trong bài thơ nói riêng và của người phụ nữ Việt nam nói chung. Đó không phải là vẻ đẹp bề ngoài da trắng, mặt xinh mà đó là vẻ đẹp sâu thẳm bên trong con người. Thời gian có trôi vẻ đẹp bên ngoài có thể tàn phai theo năm tháng nhưng vẻ đẹp tâm hồn thì vẫn mãi khắc sâu trong tâm hồn. Rồi cô gái trả lời rõ một cách rành mạch “Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào” ý cô muốn nói cô chưa có người thương và cô cũng chưa thương ai để cho chàng trai hiểu hơn về cô gái.

Đồng thời qua những ý đáp của cô gái cũng cho ta thấy được cô gái cũng có ý thích đối với chàng trai, vì là con gái cô rất ngại và thẹn thùng không dám ngỏ lời trước đến khi chàng trai hỏi thì người con gái mới dám ngỏ lời nên qua câu đó chúng ta cũng hiểu được rằng đôi trai gái này đang thích nhau.

Như vậy ta thấy được kho tàng văn học nước ta rất đẹp và phong phú nó chất chứa được biết bao tình cảm đẹp và thiêng liêng. Dù thời gian có trôi đi nhưng những âm hưởng của nó vẫn ngân vang trong cuộc sống về một nét đẹp bình dị của dân tộc. Tình yêu lứa đôi luôn là nguồn cảm hứng bất diệt để con người ta làm nên những trang văn đẹp và ý nghĩa.

Nội dung : Nói về vẻ đẹp của đất nước Việt Nam thông qua những hình ảnh chân thực : sông Lô, bến nước Bình Ca, sông Thao.. Ngoài ra còn có những địa danh thắng cảnh đẹp như : Phú Thọ, Trung Hà, Hưng Hóa, khu Ba,Bốn Đường, Hà Nội, ....

=> Bằng cấu trúc quen thuộc "Ai về ...." cho thấy được sự cởi mở, hòa hợp chân thực của những địa danh bằng những lời mời chân trọng.

2 tháng 2 2021

"chân trọng" :vvvvvvvvvvvvvv

a) Trong một bài thuyết minh về chương trình học, có người viết: “Ở lớp 10 Trung học phổ thông, học sinh chỉ được học văn học dân gian (ca dao, tục ngữ, câu đố)". Viết như thế có chuẩn xác không? Vì sao? b) Trong câu sau có điểm nào chưa chuẩn xác: Gọi “Đại cáo bình Ngô” là áng thiên cổ hùng văn vì đó là bài văn hùng tráng đã được viết ra từ nghìn năm trước. c) Có nên...
Đọc tiếp
a) Trong một bài thuyết minh về chương trình học, có người viết: “Ở lớp 10 Trung học phổ thông, học sinh chỉ được học văn học dân gian (ca dao, tục ngữ, câu đố)". Viết như thế có chuẩn xác không? Vì sao? b) Trong câu sau có điểm nào chưa chuẩn xác: Gọi “Đại cáo bình Ngô” là áng thiên cổ hùng văn vì đó là bài văn hùng tráng đã được viết ra từ nghìn năm trước. c) Có nên sử dụng văn bản dưới đây để thuyết minh về nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm không? Nếu không thì vì lí do gì?    Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) là một trong những ông trạng nổi tiếng nhất của khoa cử Việt Nam. Ông là người làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, tỉnh Hải Dương, nay là xã Lí Học, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Năm 1535, thời Mạc Đăng Doanh, ông đỗ đầu cả ba kì thi. Nhưng ông chỉ làm quan với nhà Mạc có 7 năm, và sau khi dâng sớ xin chém 18 tên quyền thần mà không được, ông xin trí sĩ ở quê nhà. Ở quê, ông mở trường dạy học bên sông Hàn – tức sông Tuyết – nên khi mất, học trò tôn ông làm Tuyết Giang Phu Tử. Mặc dầu ông đã về trí sĩ, nhà Mạc vẫn kính trọng và vẫn hỏi ông về việc nước. Khi ông sắp mất, nhà Mạc có phong cho ông tước Trình Quốc công. Vì thế, người đời sau gọi ông là Trạng Trình.
Trên cơ sở trả lời những câu hỏi đã nêu, hãy cho biết: Một văn bản thuyết minh chuẩn xác cần đáp ứng những yêu cầu nào?
1
8 tháng 1 2018

Trong bài thuyết minh về chương trình học, có người viết: “Ở lớp 10 Trung học phổ thông, học sinh chỉ được học văn học dân gian (ca dao, tục ngữ, câu đố). Viết như thế chưa chính xác:

- Chương trình Ngữ văn 10 không chỉ có văn học dân gian

- Chương trình ngữ văn 10 phần văn học dân gian

- Chương trình ngữ văn 10 phần văn học dân gian không chỉ có ca dao, tục ngữ

- Chương trình ngữ văn không có câu đố

b,

- Giải thích “thiên cổ hùng văn” chưa chuẩn xác vì nó không phù hợp với ý nghĩa thiết thực của cụm từ

“ Thiên cổ hùng văn” là áng văn muôn đời, không phải áng văn viết trước một nghìn năm

c, Không thể dùng văn bản trong SGK thuyết minh về nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, khi văn bản đó không đề cập tới Nguyễn Bỉnh Khiêm với vai trò nhà văn

7 tháng 3 2019

Chọn đáp án: B

11 tháng 9 2019

Chọn đáp án: A

13 tháng 7 2018

Chọn đáp án: C

11 tháng 5 2019

Chọn đáp án: A