K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 6 2020

Tên gọi Cù lao Phố dân dã là một danh xưng dễ quen, dễ nhớ về một địa điểm thuộc xã Hiệp Hoà, được mệnh danh “chốn đô hội“ của xứ Biên Hoà. Nhóm người Hoa của Trần Thượng Xuyên đã có công lớn trong việc tạo dựng thương cảng ở Cù lao Phố. Theo sử liệu, năm 1679, đựơc sự chấp thuận của chúa Nguyễn, nhóm người Hoa do Trần Thượng Xuyên đến sinh sống ở xứ Bàn Lân (tức Biên Hòa ngày nay). Trần Thượng Xuyên thấy địa hình này có ưu thế cho việc phát triển nông nghiệp, lại thuận tiện giao thông thủy, bộ; có lợi cho việc buôn bán nên đã xây dựng nơi đây thành một thương cảng. Đường xá ở Cù lao Phố được mở mang, phố xá được tạo dựng, chợ búa được thành lập, hàng hóa dồi dào, thường xuyên có nhiều tàu nước ngoài đến buôn bán.

Cảnh phồn vinh, sầm uất của Cảng thị Cù lao Phố được sử sách ghi chép: “Nông Nại đại phố ở đầu phía Tây Cù lao Đại phố được kiến thiết phố xá, mái ngói tường vôi, lầu cao quán rộng, dọc theo bờ sông liền lạc tới năm dặm. Chia vạch làm ba đường phố: đường phố lớn lót đá trắng, đường phố ngang lót đá ong, phố nhỏ lót đá xanh, đường rộng bằng phẳn”’ hay “phố chợ thương mại, giao thông với người Tàu, người Nhật Bản, Tây Dương, Đồ Bà (Java). Kẻ buôn tụ tập, ghe thuyền lớn ở biển và ở sông đều neo liên tiếp nhau, ấy là một chỗ đại đô hội...”.

Cù lao Phố trở thành một trung tâm thương mại và giao dịch vào loại nhất của Nam Bộ vào thời bấy giờ nhờ có ưu thế của một cảng sông sâu trong nội địa, đầu mối tập trung nhiều loại hàng hoá. Vùng Cù lao Phố cũng là nơi hình thành sớm các ngành nghề thủ công: dệt chiếu, làm tơ lụa, làm gốm, mộc, đúc đồng, làm pháo hay chăn nuôi tằm, trồng mía, nấu đường... Ngoài nguồn hàng cung cấp tại chỗ, thương cảng Cù lao Phố còn tiếp nhận các nguồn hàng hóa từ nơi khác trên vùng Đồng Nai lúc bấy giờ như Phước Thiền, Bến Gỗ, Bến Cá...

Với vị thế của một thương cảng sầm uất, Cù lao Phố còn là nơi được xây dựng những kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng đồ sộ lúc bấy giờ. Chắc chắn, những công trình kiến trúc được xây dựng trong thời kỳ lịch sử bấy giờ không chỉ đáp ứng cho nhu cầu tâm linh của cư dân tại chỗ mà còn cho các khách của vùng lân cận, vùng xa đến chiêm ngưỡng hay trong dịp mua bán hàng hóa. Thế nhưng, kiến trúc phong quang của Cù lao Phố bị ảnh hưởng và tàn phá nặng nề qua cuộc bạo loạn của thương nhân người Phước Kiến là Lý Văn Quang vào năm 1747; trong cuộc tranh chấp giữa Tây Sơn và Nguyễn Ánh, đặc biệt vào năm 1776, Cù lao Phố bị tàn phá “...từ đấy chỗ nầy biến thành gò hoang, sau khi trung hưng, người ta tuy có trở về, nhưng dân số không được một phần trăm lúc trước”. Hầu hết đền, chùa, đình, miếu và phố xá ở Cù lao Phố thời còn là “xứ đô hội“ đã bị thời gian, chiến tranh tàn phá nặng nề.

Địa bàn vốn là thương cảng xưa nay trở thành một vùng cù lao xanh tươi giữa lòng thành phố Biên Hoà với cảnh trí nên thơ hữu tình, những vườn cây trái xum xuê, cánh đồng lúa trải dài, nước sông bốn mùa tươi mát. Hiếm có vùng đất nào với vị thế đơn vị hành chánh cấp xã ở Nam Bộ có mật độ của nhiều cơ sở tín ngưỡng như trên vùng đất Cù lao Phố. Cù lao Phố có đến 5 ngôi chùa, 3 tịnh xá và 11 ngôi đình, 1 biểu toà Cao Đài, nhiều ngôi miếu…Trong đó, có 4 di tích được nhà nước xếp hạng. Gắn liền với các thiết chế tín ngưỡng này là những di sản văn hoá phi vật thể vô cùng phong phú của những thế hệ tiền nhân thuở đầu khai phá vẫn còn được bảo lưu cho đến ngày nay. Trong quy hoạch tổng thể phát triển của thành phố Biên Hòa, làng Hiệp Hòa – thương cảng Cù lao Phố xưa với địa thế thuận lợi, thiên nhiên hữu tình sẽ phát triển trở thành khu du lịch sinh thái độc đáo trong lòng của thành phố công nghiệp Biên Hòa, giữa khu vực động lực kinh tế ở miền Đông Nam Bộ.

21 tháng 6 2020

Vì đây là câu trắc nghiệm nên chỉ cần trả lời ngắn thôi nha bạn.

câu1 đến đầu thế kỷ XVIII, tình hình sản xuất nông nghiệp ở đàng ngoài như thế nàocâu 2 loại gốm nào ở nước ta vào thế kỉ XVI-XVIII rất được ưu chuộngcâu 3 địa danh không phải là trung tâm buôn bán nổi tiếng của nước ta trong các thế kỷ XVI-XVIIIcâu 4 mục đích chính quang trung ban hành chiếu lập họccâu 5 điểm giống nhau về chính sách ngoại thương ở đàng trong và đàng ngoàicâu 6 nguyên nhân thất bại của...
Đọc tiếp

câu1 đến đầu thế kỷ XVIII, tình hình sản xuất nông nghiệp ở đàng ngoài như thế nào
câu 2 loại gốm nào ở nước ta vào thế kỉ XVI-XVIII rất được ưu chuộng
câu 3 địa danh không phải là trung tâm buôn bán nổi tiếng của nước ta trong các thế kỷ XVI-XVIII
câu 4 mục đích chính quang trung ban hành chiếu lập học
câu 5 điểm giống nhau về chính sách ngoại thương ở đàng trong và đàng ngoài
câu 6 nguyên nhân thất bại của các cuộc khởi nghĩa nông dân đàng ngoài thế kỉ XVIII
câu 7 trình bày diễn biến,ý của chiến thắng rạch gầm-xoài mút 1785
câu 8 tại sao nguyên huệ chọn rach gầm- xoài mút làm trận địa quyết chiến
câu 9 nhận xét về tình hình thủ công nghiệp ở thời nguyễn
câu 10 lập niên biểu diễn biến chính cuộc khởi nghĩa nông dân tây sơn chống phong kiến và chống ngoại xâm theo mẫu sau:
thứ tự                thời gian                                 sự kiện

0
29 tháng 5 2017

Chọn đáp án: B

Giải thích: (SGK-Tr.112)

21 tháng 3 2022

A

20 tháng 5 2016

- Vua Lê chỉ còn là cái bóng mờ trong cung cấm

- Phủ Chúa quanh năm hội hè yến tiệc phung phí tiền của

- Quan lại, binh lính hoành hành đục khoét nhân dân

- Ruộng đất của nông dân bị quan lại, địa chủ lấn chiếm

- Nhà nước đánh thuế rất nặng các loại sản phẩm hàng hóa

23 tháng 3 2022

Refer

Giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu mục nát. + Số quan lại thu thuế tăng. + Quan lại, cường hào bóc lột nhân dân, ăn chơi xa sỉ. + Trương Phúc Loan lũng đoạn triều đình, nắm mọi quyền hành, tham nhũng vô độ.

23 tháng 3 2022

refer

- Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu dần.

- Việc mua quan, bán tước phổ biến, số quan lại ngày càng tăng. Quan lại, cường hào kết thành bè cánh, đàn áp, bóc lột nhân dân thậm tệ và đua nhau ăn chơi xa xỉ. Trương Phúc Loan nắm hết quyền hành, tự xưng “quốc phó” và khét tiếng tham nhũng.

- Nông dân bị địa chủ, cường hào lấn chiếm ruộng đất. Nhân dân phải nộp nhiều thứ thuế.

- Thương nhân, thợ thủ công, đặc biệt là các dân tộc thiểu số miền núi cũng bất bình sâu sắc với chính quyền họ Nguyễn. Họ phải nộp lâm thổ sản như ngà voi, sừng tê, mật ong…

=> Cuộc sống của người dân ngày càng cơ cực, nên đứng dậy đấu tranh.

10 tháng 3 2021
 Hội An trở thành thành phố cảng lớn nhất Đàng Trong, vì:- Do Hội An có vị trí địa lý thuận lợi: là cửa ngõ ra - vào của các tỉnh và biển Đông, có hải cảng sâu, rộng phù hợp cho các thuyền buôn trong và ngoài nước đến neo đậu, buôn bán. ... đều theo đường thủy, đường bộ tập trung về Hội An.
10 tháng 3 2021

Tham khảo:

Hội An trở thành thành phố cảng lớn nhất Đàng Trong, vì:

- Do Hội An có vị trí địa lý thuận lợi: là cửa ngõ ra - vào của các tỉnh và biển Đông, có hải cảng sâu, rộng phù hợp cho các thuyền buôn trong và ngoài nước đến neo đậu, buôn bán.

- Các hàng hóa từ Quảng Nam, Bình Khang, Diên Khánh,… đều theo đường thủy, đường bộ tập trung về Hội An.

- Chúa Nguyễn nới lỏng việc tự do buôn bán của thương nhân nước ngoài, cho phép họ vào buôn bán để nhờ họ mua vũ khí.


 

26 tháng 7 2017

- Trong cục diện đấu tranh chống triều Nguyễn, các cuộc khởi nghĩa nửa đầu thế kỷ XIX diễn ra dồn dập, mãnh liệt mặc dù các cuộc khởi nghĩa nổ ra có sự liên kết, quy mô từ miền xuôi lên miền ngược song thực tế quy mô còn nhỏ, còn mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc, thiếu hẳn một bộ chỉ huy tài giỏi, đặc biệt là vị tướng trẻ tài ba như Quang Trung.

- Bí quyết thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn là do Quang Trung đã vận dụng một đường lối chiến lược và chiến thuật tài tình, độc đáo, phát huy cao độ tinh thần yêu nước của nhân dân, nắm vững thời cơ, triệt để lợi dụng nhân tố bất ngờ để tổ chức phản công quyết liệt và nhanh chóng.

- Đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh của Quang Trung là hành quân thần tốc, tiến quân mãnh liệt, tổ chức và chỉ đạo chiến đấu hết sức cơ động. Điều mà các phong trào nổi dậy của nhân dân ta nửa đầu thế kỷ XIX không có được.

Quang Trung (Nguyễn Huệ)

- Công lao của ông đối với lịch sử dân tộc:

+ Lật đổ các chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn, Trịnh, Lê.

+ Xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất đất nước.

+ Đánh tan quân xâm lược Xiêm, Thanh.

+ Lập ra triều Tây Sơn.

+ Khuyến khích nhân dân tổ chức sản xuất, khôi phục giáo dục và thi cử, đưa chữ Nôm thành chữ viết chính.

+ Tổ chức quân đội theo quy cũ và trang bị vũ khí đầy đủ.

+ Quan hệ hoà hảo với nhà Thanh.

9 tháng 5 2021

Ông là Quang Trung 

CÔng lao thì tk đây nhé:

1)Diệt các tập đoàn phong kiến phản động,cát cứ lãnh thổ Nguyễn,Trịnh,Lê,tạo tiền đề cơ bản cho việc thống nhất sơn hà
2)Thành công rực rỡ trong việc bảo vệ độc lập chủ quyền,đánh tan quân xâm lược Xiêm,Thanh
3)Đổi mới về giáo dục,dùng chữ Nôm trong hành chính để đề cao văn hóa dân tộc,đúc tiền mới,mở cửa khẩu để phát triển thương mại,tạo mầm mống cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển(tiếc rằng ông mất sớm nên công lao thứ ba không được thực hiện đầy đủ và ít người biết tới)

24 tháng 12 2017

Chọn đáp án: B

Giải thích: (SGK-Tr.117)