Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Những thách thức to lớn mà Trái Đất và con người đang phải đối mặt là vấn đề ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu. Con người khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức đã khiến môi trường bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Từ đó dẫn đến hệ lụy là sự thay đổi bất thường của khí hậu trong những năm trở lại đây. Đó chính là hồi chuông cảnh tỉnh con người cần hành động tìm ra cách hóa giải nguy cơ thế giới đang đối mặt. Nếu không sớm muộn loài người cũng sẽ tự đẩy chính mình đến bờ vực diệt vong.
Phần cuối của văn bản chứa đựng nỗi lo âu về tình trạng Trái Đất hiện nay.
+ Trước hết, người viết nói tới một số thảm họa do hành động “vô ý thức hay bất chấp tất cả của con người” gây ra cho hành tinh này.
+ Tiếp theo, câu hỏi “Trái Đất có thể chịu đựng đến bao giờ?” xoáy sâu vào tình trạng Trái Đất hầu như đã huy động hết khả năng chịu đựng của mình trước những gì đã và đang diễn ra. Rõ ràng, “sức khỏe” của Trái Đất đang “có vấn đề”. Điều đó cũng có nghĩa là “ngôi nhà chung” mà chúng ta cư ngụ đang đứng trước những thách thức to lớn, đòi hỏi mọi người phải thể hiện tinh thần trách nhiệm, không được khoanh tay đứng nhìn.
Lý do xuất hiện câu hỏi Trái đất có thể chịu đựng được đến bao giờ trong đoạn cuối của văn bản là vì con người đã tác động vào Trái đất, khai thác tài nguyên thiên nhiên quá nhiều, một cách bừa bãi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình tồn tại và phát triển sự sống trên Trái đất. Câu hỏi dấy lên hồi chuông cảnh tỉnh cho con người về việc bảo vệ, giữ gìn hành tinh xanh.
Vậy, đầu tiên chúng ta phải hiểu được biến đổi khí hậu là gì? Ta hiểu đó chính là sự thay đổi của khí hậu diễn ra trong một khoảng thời gian rất dài. Điều này dường như cũng đã tác động đến môi trường sống của nhiều sinh vật sống trên Trái Đất. Sự biến đổi khí hậu này thực sự nó có thể là sự nóng lên của trái đất, hay đó cũng có thể chính là những sự dâng cao mực nước biển do tan băng. Đồng thời thêm một biểu hiện của nó cũng chính là những sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, đồng thời ta dường như cũng thấy được có cả những chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên cũng đã bị biết đổi không theo quy luật tự nhiên như trước kia nữa.Chúng ta hoàn toàn có thể nhận thấy được rằng chính sự biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Và một trong những biểu hiện rõ nhất là sự nóng lên của trái đất, là băng tan, kéo theo đó chính là nước biển dâng cao. Hoặc có thể chính là các hiện tượng thời tiết bất thường có thể kể ra đó chính là các hiện tượng như bão lũ, sóng thần, động đất, và ở đó cũng chính còn là hạn hán và giá rét kéo dài… Tất cả những điều này, dường như cũng đã dẫn đến thiếu lương thực. Nguyên nhân quan trọng nhất để dẫn đến sự biến đổi khí hậu này chính là những tác động của con người. Con người đã có những hành vi xả thải các chất thải, những nhà máy xả nguồn thải nhiễm độc chưa qua xử lý vào môi trường bên ngoài gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến với môi trường. Không chỉ dừng lại ở các hoạt động kinh tế mà nông nghiệp với thuốc trừ sâu liều lượng vượt mức, sử dụng bừa bãi,… đã làm ảnh hưởng đến các sinh vật. Con người còn đã làm ảnh hưởng đến thảm thực vật rất lớn.Có thể nhận thấy được rằng, chính những sự biến đổi khí hậu đang tác động rộng lớn trên toàn thế giới. Và ta có thể thấy được cũng chính từ vài năm trở lại đây thì tất cả nhân loại phải đứng trước những đe dọa của thiên nhiên, đứng trước những thảm họa của thiên tai và dịch bệnh gây nguy hại cho đời sống con người. Có thể kể ra đó chính là các hiện tượng như băng tan hai cực, sóng thần,… Quả thật ta như thấy được lần lượt các thảm họa thiên tai diễn ra trên diện rộng trên nhiều quốc gia. Không nói đâu xa thì ngay trên dải đất hình chữ S của ta cũng đã xảy ra những sự biến đổi bất thường theo chiều hướng cực đoan của thời tiết. Mùa đông như lạnh hơn và mùa hè nóng lên, không còn sự rõ ràng 4 mùa như trước đây nữa. Con người mỗi chúng ta cũng hãy tự ý thức về những việc mình làm có tác động gì xấu đến tự nhiên hay không. Thực sự thì việc biến đổi khí hậu không phải là trách nhiệm của riêng ai mà nó còn là trách nhiệm và nghĩa vụ của tất cả chúng ta. Hãy chung tay và bảo vệ trái đất và bảo vệ chính chúng ta.Có thế nói được rằng, đây cũng chính là một trong những hiện tượng phổ biến trong thời gian qua. Theo như con số thống kê, số cơn bão trên biển Đông ảnh hưởng đến nước ta với cường độ như cũng rất mạnh có chiều hướng tăng lên, mùa bão kết thúc muộn. Tất cả như không theo những quy luật ổn định như trước đây nữa mà nó biết đổi không theo một quy luật nào càng khiến cho con người chúng ta có nhiều những bất lợi về sức khỏe cũng như đời sống kinh tế đặc biệt là trồng trọt – ngành mà phụ thuộc rất lớn về thời tiết.Dễ nhận thấy được những sự biến đổi khí hậu còn gây nên tình trạng lũ lụt, thiên tai… Tất cả những điều này dường như cũng đã ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, thiếu nước sinh hoạt hoặc ô nhiễm nguồn nước. Lúc này đây thì chính kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Không những vậy thì lại còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của nông dân. Có rất nhiều nguyên nhân để dẫn đến tình trạng biến đổi khí hậu mà chúng ta có thể nhận thấy được. Đó chính là do những sự tác động của con người vào chính tự nhiên được coi là nguyên nhân chính gây ra sự biến đổi này.Mỗi người chúng ta cũng nên cần phải thật chủ động nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Chúng ta cũng nên kêu gọi sự chung tay góp sức của cộng đồng quốc tế để có thể đứng ra cứu thế giới và cứu chính chúng ta. Các hoạt động như “giờ trái đất” như cũng là một hoạt động hay để giúp cho trái đất phần nào giảm thiểu được những sự biến đổi khí hậu.Mỗi người hãy có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường, chúng ta cũng nên hãy tham gia và tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường. Thực sự ta như thấy được có những hoạt động tình nguyện của các cá nhân, tập thể thực sự có ý nghĩa rất là thiết thực và góp phần phát triển cộng đồng bền vững.
refer
An-đéc-xen đã không dùng đôi cánh tưởng tượng để thoát li mà cúi sát xuống hiện thực khốc liệt của cuộc sống, để cảm thông và yêu thương những số phận bất hạnh, để nhận ra và trân trọng những ước mơ trong sáng, thánh thiện của con người. Ta thấy rõ được sự thờ ơ, vô cảm qua tác phẩm Cô bé bán diêm của An-đéc-xen.
Vô cảm chính là thái độ sống lạnh nhạt, thờ ơ đối với cuộc sống, với những người ở xung quanh chúng ta. Bản thân chúng ta không quan tâm, không có trách nhiệm đối với chính bản thân mình và với người khác. Hiện nay khi đất nước ngày càng phát triển thì vô cảm càng dễ dẫn đến thành một loại bệnh. Cần phải tìm “phương thuốc” để chữa trị, xích gần hơn nữa tình cảm giữa người với người, phương pháp ấy sẽ xóa bỏ được lối sống lãnh đạm, thờ ơ này ở con người trong xã hội này. Căn bệnh vô cảm khi đã tồn tại trong con người thì sẽ ăn sâu, bám rễ không chịu buông. Mỗi người cần có cách thức, có phương pháp để hạn chế căn bệnh nguy hiểm có thể ăn mòn trái tim của mỗi người.
Truyện của An-đéc-xen khép lại nhưng lòng người đọc vẫn không nguôi băn khoăn, trăn trở, day dứt suy nghĩ về con người, cuộc đời, về tình người, tình đời. Nhà văn không né tránh hiện thực nghiệt ngã. Cô bé có tâm hồn trong sáng, thánh thiện ấy đã chết, chết trong chính đêm giao thừa, trong cái đói, cái rét hành hạ. Một năm mới sang hứa hẹn những khởi đầu mới nhưng cô bé đã kết thúc cuộc hành trình của mình tại chính ngưỡng cửa của năm mới. Chẳng có cơ hội, chẳng có tương lai nào cho em. Trước khi chết vì đói, vì rét, em đã chết vì chính sự lạnh lùng, vô cảm, tàn nhẫn, ích kỉ của con người. Em không dám về nhà vì sợ những lời chửi mắng, đánh đập của bố, em trơ trọi, bơ vơ, tuyệt vọng chống chọi với cái giá rét trước ánh mắt vô cảm, thờ ơ của những người qua đường, em cô đơn, buồn tủi khi mọi người vui vẻ, hân hoan đón chào năm mới, em nằm đó trong những lời đàm tiếu vô tâm của mọi người. Em từ giã cõi đời, giã từ cuộc sống vì không ai thương em, không ai che chở, bảo vệ em. Cái chết của em mãi để lại nỗi xót thương, niềm day dứt như một câu hỏi ám ảnh trong lòng mỗi người: làm sao để không bao giờ trên mặt đất này còn có những trẻ em bất hạnh như cô bé bán diêm?
Truyện nhẹ nhàng, dung dị nhưng đặt ra những vấn đề vô cùng sâu sắc, thể hiện giá trị nhân văn cao đẹp qua tấm lòng yêu thương, trân trọng con người của nhà văn. Cái kết truyện như một câu hỏi đầy day dứt, như một lời đề nghị nhà văn gửi tới độc giả nhiều thế hệ, ở mọi phương trời về cách sống, về thái độ, tình cảm đối với những người xung quanh, nhất là những mảnh đời bất hạnh.
nếu con người biết bảo vệ môi trường, trái đất của chúng ta sẽ trở nên trong sạch và thật tươi đẹp biết bao. nó sẽ thật mát mẻ ,xanh tươi và được bình chọn là hành tinh đẹp nhất đấy. ở đó có cây cỏ xanh tươi, có những con người ấm áp thân thiện và đoàn kết
th sự mk đọc qua mk chả hiểu j hớt trơn á