Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Tình huống 1: Bạn nam trong tranh đã không giữ lời hứa là 3 giờ chiều chủ nhật sang nhà bạn chơi mà ngồi ở nhà xem ti vi.
- Tình huống 2: Bạn nữ trong tranh đã giữ đúng lời hứa rửa bát giúp mẹ, để mẹ đi kịp giờ làm.
- Tình huống 3: Bạn Bin đã không giữ đúng lời hứa với cô giáo là sẽ nghiêm túc hơn trong giờ học mà vẫn ngồi nghịch đồ chơi trong giờ khiến cô phải nhắc nhở ảnh hưởng đến việc dạy của cô và học tập của các bạn trong lớp.
- Tình huống 4: Bạn nam trong tranh đã giữ đúng lời hứa là chơi với em sau khi chuẩn bị bài xong.
- Hà không biết được điểm mạnh của bản thân vì khi được Mai rủ tham gia biểu diễn tiết mục múa để chúc mừng ngày 20 tháng 11 Hà đã từ chối và cho rằng mình không biết múa.
- Hà luôn chăm chỉ tập thể dục, ăn uống đủ chất vì muốn cải thiện chiều cao và vóc dáng của mình để không còn mặc cảm và tự ti nữa.
- Theo em, cần biết được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân vì chỉ khi cải thiện, khắc phục được điểm yếu và phát triển, duy trì những điểm mạnh thì bản thân chúng ta mới tiến bộ không ngừng, từ đó có thể hoàn thiện và phát triển bản thân.
Điểm mạnh | Cách phát huy | Điểm yếu | Cách khắc phục |
Năng khiếu ca hát | Tham gia vào đội văn nghệ của trường, lớp | Nói ngọng | Tập nói trước gương một cách chậm rãi, tròn vành rõ chữ. |
- Các bạn trong tranh tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân bằng cách:
+ Tranh 1: Tự nhận xét thông qua những lỗi lầm mắc phải.
+ Tranh 2: Lắng nghe đánh giá, quan điểm của người khác.
+ Tranh 3 và 4: Tiếp thu ý kiến đóng góp của mọi người xung quanh.
- Kể thêm các cách tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân:
+ Ghi chép số điểm sau mỗi lần kiểm tra để có sự đối chiếu, so sánh.
+ Tâm sự, trò chuyện với bố mẹ, người thân để lắng nghe nhận xét, góp ý của họ.
Để tự đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của bản thân, bạn có thể thực hiện các bước sau:
Tập trung vào kết quả: Hãy xem xét những gì bạn đã đạt được trong quá khứ và những kỹ năng mà bạn đã phát triển. Điều này sẽ giúp bạn nhận ra những điểm mạnh của mình.
Nhìn vào phản hồi của người khác: Hãy yêu cầu ý kiến từ người khác về những điểm mạnh và điểm yếu của bạn. Điều này sẽ giúp bạn có cái nhìn khách quan hơn về bản thân.
Tự đánh giá: Hãy tự đặt câu hỏi cho bản thân và đánh giá mình. Ví dụ: "Tôi có thể làm gì tốt nhất?" hoặc "Tôi cần cải thiện điều gì?"
Sử dụng công cụ đánh giá: Có nhiều công cụ đánh giá trực tuyến miễn phí có thể giúp bạn xác định điểm mạnh và điểm yếu của mình. Bạn có thể tìm kiếm trên Google để tìm các công cụ này.
Học hỏi từ người khác: Hãy tìm kiếm những người có kinh nghiệm và học hỏi từ họ. Họ có thể giúp bạn phát triển những kỹ năng mới và cải thiện điểm yếu của mình.
Tóm lại, để tự đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của bản thân, bạn cần tập trung vào kết quả, nhận phản hồi từ người khác, tự đánh giá, sử dụng công cụ đánh giá và học hỏi từ người khác.
Để phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu của bản thân, bạn có thể thực hiện các cách sau đây:
Nhận biết điểm mạnh và điểm yếu của bản thân: Đầu tiên, bạn cần nhận ra những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân. Bạn có thể tự đánh giá hoặc hỏi ý kiến từ người khác để có cái nhìn toàn diện hơn về bản thân.
Phát huy điểm mạnh: Sau khi nhận biết được điểm mạnh của bản thân, bạn nên tập trung vào phát triển và phát huy chúng. Hãy tìm cách sử dụng điểm mạnh của mình để giải quyết các vấn đề và đạt được mục tiêu.
Khắc phục điểm yếu: Để khắc phục điểm yếu, bạn cần xác định nguyên nhân của vấn đề và tìm cách giải quyết nó. Nếu bạn cảm thấy khó khăn trong việc khắc phục điểm yếu, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác hoặc tìm kiếm các tài liệu để học hỏi.
Học hỏi và rèn luyện: Để phát triển bản thân, bạn cần liên tục học hỏi và rèn luyện. Hãy tìm kiếm các khóa học, sách báo hoặc tham gia các hoạt động để nâng cao kiến thức và kỹ năng của mình.
Tự tin và kiên trì: Cuối cùng, để phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu, bạn cần giữ tinh thần tự tin và kiên trì. Hãy tin vào khả năng của mình và không sợ thất bại. Hãy kiên trì và cố gắng hết sức để đạt được mục tiêu của mình.
Kết quả tham khảo:
BẢNG KẾ HOẠCH RÈN LUYỆN BẢN THÂN | |
STT | Nội dung |
1 | Tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa: từ thiện, sinh hoạt các clb… |
2 | Chủ động bắt chuyện với mọi người. |
3 | Giao lưu kết bạn với mọi người xung quanh. |
4 | ….. |
Bước 1: Em tự viết ra giấy 3 điểm yếu và 3 điểm mạnh của bản thân.
- 3 điểm yếu của bản thân:
+ Nhút nhát, thiếu tự tin trước đám đông.
+ Đôi lúc còn ham chơi.
+ Chưa có tính quyết đoán trong công việc.
- 3 điểm mạnh của bản thân:
+ Hòa đồng, thân thiện với mọi người.
+ Có năng khiếu hội họa.
+ Biết quan tâm đến mọi người.
Bước 2: Xin ý kiến của bạn bè để ghi thêm vào các điểm mạnh và điểm yếu của em:
- Điểm mạnh:
+ Chạy nhanh.
+ Tích cực tham gia các phong trào.
- Điểm yếu:
+ Còn nhiều lần chậm chễ.
Bước 3: Xin ý kiến của thầy, cô giáo hoặc (người thân) để em bổ sung, điều chỉnh lại cho chính xác hơn.
- Điểm mạnh:
+ Quan tâm giúp đỡ bạn bè.
+ Chú ý nghe giảng trong giờ.
- Điểm yếu:
+ Trong giờ học cần tham gia phát biểu xây dựng bài tích cực hơn.