Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Hành vi 1: Tùng đã ý thức được điểm yếu của mình là học chưa tốt môn Tiếng Việt và có ý thức rất cao trong việc khắc phục hạn chế đó bằng cách chăm chỉ đọc sách và nhờ cô giáo hướng dẫn, vì vậy Tùng đã có nhiều tiến bộ rõ rệt.
- Hành vi 2: Hoa không nên có cách cư xử như vậy vì mọi người yêu quý và muốn bản thân bạn trở nên tốt hơn, hoàn thiện hơn nên mới góp ý, Hoa cần phải điều chỉnh lại thái độ của min mình.
- Hành vi 3: Nam đang tự tin thái quá về bản thân, về những gì bản thân đang đạt được, điều này là không nên vì sẽ ảnh hưởng tới tính cách của bạn sau này, một người chỉ biết nhìn vào điểm mạnh của mình mà không cố gắng thì sẽ không bao giờ tiến bộ được.
- Hành vi 4: Thu cần mạnh dạn hơn, tự tin hơn trước đám đông. Để cải thiện điều đó bạn nên tích cực tham gia các hoạt động của trường, lớp.
a. Bạn làm vậy là đúng, bạn có thể phát huy điểm mạnh của mình, lan toả và truyền tải thông điệp rõ ràng tới mọi người, như thế sẽ giúp Lan được rèn luyện cũng như nhiều người biết đến hơn.
b. Đạt làm như vậy là vì bạn chưa đủ dũng cảm, nhưng bạn chưa đúng. Bạn cần phải tham gia các tổ chức, hội nhóm, CLB để biết nhiều người hơn, học hỏi nhiều điều, tìm kiếm thế mạnh bản thân và phát huy chứng. Việc từ chối tham gia sẽ mất đi một cơ hội đáng có của bạn.
- Các bạn trong tranh tự thấy bản thân có những điểm mạnh, điểm yếu:
+ Điểm mạnh: tốt bụng, cẩn thận, hài hước, trung thực
+ Điểm yếu: nhút nhát, sợ nước
- Để khắc phục các điểm yếu đó các bạn dự định sẽ mạnh dạn hơn và sẽ đi học bơi
- Em thấy bản thân có những điểm mạnh là hòa đồng, chăm chỉ. Những điểm yếu của em là không cẩn thận, vụng về
- Em đồng tình với nội dung 1,2 và 4 về cách khám phá bản thân vì:
+ Nội dung 1: Tham gia các hoạt động ở trường, lớp sẽ tạo điều kiện cho chúng ta tiếp xúc với nhiều điều mới lạ, từ đó chúng ta bớt rụt rè, nhút nhát, tự tin trước đám đông hoặc hơn thế nữa có thể giúp chúng ta khám phá ra những khả năng mới của bản thân như ca hát, nhảy múa, làm MC…
+ Nội dung 2: Tự đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của bản thân để từ đó biết được những điều nào ta chưa làm được để từ đó có những phương pháp khắc phục, điều chỉnh phù hợp để bản thân ngày càng tiến bộ.
+ Nội dung 4: Sự đánh giá của người khác luôn có cái nhìn khách quan hơn, chính xác hơn tự mình đánh giá.
- Em không đồng tình với nội dung 3 và 5 vì:
+ Nội dung 3: Ý kiến nhận xét của bố mẹ cũng rất quan trọng tuy nhiên cần lắng nghe nhận xét từ nhiều người khác nhau như thầy cô, bạn bè, anh chị… sẽ cho chúng ta nhiều cách nhìn nhận, nhiều góc nhìn khác nhau để từ đó sẽ có những điều chỉnh phù hợp giúp bản thân không ngừng tiến bộ.
+ Nội dung 5: Chúng ta có thể tự tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân nhưng đó chỉ là cái nhìn chủ quan, chắc chắn không toàn diện như hỏi ý kiến của người khác.
- Hân trở nên mạnh dạn, tự tin và tiến bộ trong học tập vì Hân đã tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài và hoàn thành tổ các nhiệm vụ trong học tập, xung phong tham gia nhiều hoạt động của lớp, của trường
- Theo em, tích cực hoàn thành nhiệm vụ sẽ giúp chúng ta tiến bộ hơn trong học tập, được mọi người yêu mến,...
- Nếu không tích cực hoàn thành nhiệm vụ, chúng ta sẽ trở nên rụt rè, nhút nhát trước đám đông,...
Em đồng tình với hành vi, biểu hiện b,c,d
Vì: Việc đặt câu hỏi nhờ cô giáo giải đáp sẽ giúp Dũng học được nhiều hơn từ cô giáo. Việc đọc sách giúp Huệ nâng cao kiến thức, mở rộng hiểu biết; việc chia sẻ những điều học được với bạn bè giúp Huệ ghi nhớ nó lâu hơn. Việc Trúc quan sát lắng nghe những hiện tượng trong cuộc sống xung quanh giúp bạn trở thành một người nhạy bén, tinh tế, có vốn hiểu biết thực tế cao.
Em không đồng tình với hành vi, biểu hiện của câu a.
Việc Bình không tập trung lắng nghe cô giáo giảng bài sẽ khiến Bình không hiểu bài, không làm được bài, học hành giảm sút, dễ nản chí.
Tình huống 1: Thay vì rút lui em sẽ nhờ Thành cùng em tìm bài có quãng giọng phù hợp. Hoặc cùng Thành hát song ca một bài và chia khúc quãng phù hợp. Sau đó thì cùng nhau luyện tập, điều chỉnh cho nhau, ghi chú lại những điểm yếu. Từ đó dần hoàn thiện, khắc phục.
Tình huống 2: Trong tình huống này, em sẽ nghĩ đến việc tham gia cả 2 môn, nhờ các bạn hướng dẫn chơi cờ vua, thời gian khác thì tự luyện tập đá cầu để xem khả năng tiến bộ của mình như thế nào.
- Em đồng tình với các ý kiến:
+ Lời góp ý của những người xung quanh sẽ giúp em biết được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân vì sự nhìn nhận, đánh giá của người khác sẽ luôn khách quan, chính xác và rõ ràng hơn.
+ Nhận rõ điểm mạnh, điểm yếu sẽ giúp em hoàn thiện bản thân vì qua đó, em có thể tập trung phát triển điểm mạnh của bản thân cũng như sửa đổi, rèn luyện những điểm yếu đang cần được cải thiện.
- Em không đồng tình với các ý kiến:
+ Em có nhiều điểm mạnh rồi, không cần cố gắng nữa vì: mỗi chúng ta luôn phải cố gắng không ngừng thay đổi bản thân, không ai là hoàn hảo cả.
+ Nếu em nói cho người khác biết điểm yếu của mình, họ sẽ cười chê vì: nếu chúng ta cứ mãi lo sợ như vậy thì bản thân sẽ trở nên ích kỷ xấu xa mà ta không hề biết.
- Những biểu hiện của ham học hỏi qua các bức tranh trên: Chú ý lắng nghe và mạnh dạn đặt câu hỏi về những điều mình chưa hiểu, ham đọc sách, thích làm việc nhóm để học hỏi và hỗ trợ các bạn, thích tìm hiểu và đặt câu hỏi về mọi thứ xung quanh
- Những biểu hiện khác của việc ham học hỏi: Tập trung nghe giảng bài,...
- Hà không biết được điểm mạnh của bản thân vì khi được Mai rủ tham gia biểu diễn tiết mục múa để chúc mừng ngày 20 tháng 11 Hà đã từ chối và cho rằng mình không biết múa.
- Hà luôn chăm chỉ tập thể dục, ăn uống đủ chất vì muốn cải thiện chiều cao và vóc dáng của mình để không còn mặc cảm và tự ti nữa.
- Theo em, cần biết được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân vì chỉ khi cải thiện, khắc phục được điểm yếu và phát triển, duy trì những điểm mạnh thì bản thân chúng ta mới tiến bộ không ngừng, từ đó có thể hoàn thiện và phát triển bản thân.