K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 10 2021

Tham khảo:

Nếu đề hỏi là các quốc gia phong kiến!

- Sau thế kỷ XVIII: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á lâm vào thời kì khủng hoảng, suy yếu.

- Biểu hiện: 

+ Ở Campuchia: Cuối thế kỷ XIII, sau 5 lần bị người Thái xâm lược, năm 1432 người Khơme bỏ kinh đô Ăng-co, lui về cư trú ở phía nam Biển Hồ (Phnôm Pênh) => Chính quyền phong kiến Campuchia luôn phải đối phó với những cuộc tấn công từ bên ngoài và mưu sát, tranh giành địa vị lẫn nhau => đất nước suy kiệt khi thực dân Pháp đến xâm lược (1863).

+ Ở Lang Xang, bước vào thời kì suy yếu bị Xiêm xâm chiếm. Các cuộc khởi nghĩa của nhân dân nổ ra liên tiếp, tiêu biểu là khởi nghĩa của Chậu A Nụchống Xiêm năm 1827.

+ Ở Việt Nam, chính quyền phong kiến nhà Nguyễn lâm vào khủng hoảng, hàng hoạt các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra....

22 tháng 11 2018

   - Thế kỷ XIII Mông Cổ xâm lược các nước Đông Nam Á. Bị dồn đẩy do cuộc tấn công của người Mông Cổ, một bộ phận người Thái đã di cư ồ ạt xuống phía Nam; lập ra một quốc gia nhỏ. Đến đầu thế kỷ XIV mới thống nhất lại, lập vương quốc Thái. Sau đó, một nhóm người nói tiếng Thái khác di cư xuống vùng trung lưu sông Mê Công, gọi là người Lào lùm, lập vương quốc Lan Xang giữa thế kỷ XIX.

   - Sau khi chiến thắng quân mông cổ một số quốc gia bước vào thời kỳ phát triển thịnh đạt kéo dài tới đầu thế kỷ XVIII.

   - Những biểu hiện của sự phát triển thịnh đạt:

      + Về kinh tế: hình thành những vùng kinh tế quan trọng, có khả năng cung cấp một số lượng lớn lương thực, thực phẩm, các sản phẩm thủ công và những sản vật thiên nhiên.

      + Về văn hóa: Được hình thành gắn liền với quá trình xác lập các “Quốc gia dân tộc”. Các dân tộc Đông Nam Á đã xây dựng được nền văn hóa riêng của mình và đóng góp vào kho tàng văn hóa loài người những giá trị tinh thần độc đáo.

20 tháng 12 2019

   - Thời gian: Từ giữa thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX.

   - Nguyên nhân:

      + Nền kinh tế phong kiến trở nên lỗi thời, không còn tiếp tục phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội.

      + Chính quyền phong kiến chuyên chế không chăm lo đến sự phát triển kinh tế của đất nước, nhất là công tác thủy lợi mà chỉ tiêu hao sức người, sức của vào các cuộc chiến tranh mở rộng lãnh thổ.

   - Biểu hiện của suy thoái:

      + Chế độ phong kiến trở nên trì trệ và dần dần suy thoái.

      + Mâu thuẫn xã hội, chiến tranh và nội chiến giữa các quốc gia.

      + Sự đầu hàng dần dần trước sự xâm nhập của các nước thực dân phương Tây.

10 tháng 4 2019

Từ thế kỷ VII đến thế kỷ X là thời kỳ hình thành các quốc gia phong kiến ở Đông nam Á. Đây là giai đoạn các nước nhỏ hình thành theo địa vực tự nhiên hợp nhất lại theo tộc người, hình thành các quốc gia phong kiến và bước đầu phát triển trong những thế kỷ X-XIII.

   - Vương quốc Ăng cơ của người Cam pu chia ở vùng Cò rạt (Đông bắc thái lan) thế kỷ IX mở rộng trung hạ lưu sông Mê Nam, Đông Bắc bán đảo Ma Lai.

   - Vương quốc Pa – gan của người Miến ở lưu vực sông I-ra-oa-đi (1057-1283).

   - Vương quốc của người Inđônêxia hình thành từ năm 907, mở rộng và thống nhất hai đảo Gia-va và Xu-ma-tơ-ra.

Trong quá trình xác lập vương quốc “dân tộc”, mỗi tộc người đều khẳng định chỗ đứng của mình nên không thể tách khỏi những cuộc xung đột. Cuối cùng mỗi vương quốc được xác lập đều là một quốc gia có một tộc người đa số làm nòng cốt dựa trên nền kinh tế và văn hóa truyền thống của dân tộc mình.

14 tháng 11 2021

tham khảo

1 -Về kinh tế: Hình thành những vùng kinh tế quan trọng, có khả năng cung cấp một số lượng lớn lương thực, thực phẩm, các sản phẩm thủ công và những sản vật thiên nhiên.

 

- Chính trị: Tổ chức bộ máy nhà nước chặt chẽ, kiện toàn từ trung ương đến địa phương.

 

- Văn hóa: Được hình thành gắn liền với sự hình thành các “quốc gia dân tộc”. Các nước Đông Nam Á thời kì này đã xây dựng được nền văn hóa riêng của mình và đóng góp vào kho tàng văn hóa loài người những giá trị văn hóa độc đáo.

 

 

12 tháng 10 2023

- Nghệ thuật kiến trúc ở Đông Nam Á phát triển mạnh và đạt nhiều thành tựu ở cả ba dòng kiến trúc dân gian, tôn giáo và cung đình.

+ Trong kiến trúc dân gian, nhà sàn được coi là một biểu tượng văn hoá thích hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm ở các địa hình khác nhau của cư dân Đông Nam Á

+ Kiến trúc tôn giáo đa dạng với hệ thống chùa, tháp, đền, miếu, lăng mộ, thánh đường, nhà thờ. Chịu ảnh hưởng của nhiều loại hình kiến trúc du nhập từ bên ngoài, kiến trúc tôn giáo Đông Nam Á phổ biến với các công trình kiến trúc Hin-đu giáo, Phật giáo, Hồi giáo và Thiên Chúa giáo.

+ Kiến trúc cung đình điển hình là hệ thống cung điện tại các kinh đô tiêu biểu như: Thăng Long (Việt Nam), A-giut-thay-a (Thái Lan), Luông Pha-băng (Lào), Phnôm-pênh (Cam-pu-chia),...

- Nghệ thuật điêu khắc Đông Nam Á đạt đến trình độ cao, với nhiều tác phẩm được chạm khắc công phu, độc đáo và chịu ảnh hưởng rõ nét của điêu khắc Ấn Độ, Trung Quốc. Phổ biến là các tác phẩm điêu khắc mang tính chất tôn giáo, như tượng thần, tượng Phật và phù điêu.

12 tháng 9 2018

Đáp án D

10 tháng 1 2023

Câu 1: Ý nghĩa:

- Phản ánh trình độ phát triển cao, sự lao động và sáng tạo của người Ấn Độ

- Đóng góp nhiều thành tựu cho nền văn minh nhân loại, đặt nền móng cho nhiều lĩnh vực

- Nhiều thành tựu văn minh Ấn Độ vẫn có giá trị và được sử dụng cho đến ngày nay.

Câu 2: 

- Về mặt ngôn ngữ, một số quốc gia như Thái Lan, Lào, Campuchia... đã mượn chữ viết và ngôn ngữ Ấn Độ để sử dụng như tiếng Sanskrit hay tiếng Pali. Tiếng Sanskrit có vai trò vô cùng quan trọng trong việc để truyền tải văn hoá Ấn Độ vào khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh đó, dựa vào chữ Sanskrit các quốc gia khu vực này cũng đã tạo nên chữ viết của riêng mình. Ngoài ra, sự ảnh hưởng của các tác phẩm dân gian Ấn Độ như Mahabharata, Jakarta,... chiếm một phần không nhỏ với các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á.

- Về tôn giáo, tín ngưỡng và đạo đức thì những ảnh hưởng của Ấn Độ có những ý nghĩa vô cùng quan trọng, được coi là nền tảng cho tôn giáo của Đông Nam Á, đặc biệt là Phật giáo. Phật giáo được du nhập vào Đông Nam Á khá sớm, từ khoảng thế kỉ I - II Công nguyên. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng của Phật giáo đến mỗi quốc gia trong khu vực này là không giống nhau.

- Về kiến trúc cũng có những sự ảnh hưởng nhất định của Ấn Độ với các quốc gia ở Đông Nam Á. Kiến trúc của Ấn Độ rất đa dạng và phong phú, mang những nét riêng đặc biệt của từng tôn giáo: Phật giáo với lối kiến trúc dạng hình tháp, vòm mái tròn; kiến trúc Hindu thường được xây dựng với nhiều tầng đỉnh tháp nhọn, trang trí bằng phù điêu... Tất cả những điều này đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới kiến trúc của khu vực Đông Nam Á.