K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 3 2023

      - Hoàn cảnh ra đời: Giai cấp công nhân ra đời từ chương trình khai thác kinh tế lần thứ 1 của thực dân Pháp(1897-1914).Sau chiến tranh thế giới thứ 1 công nhân Việt Nam tăng lên cả về số lượng và chất lượng chiếm khoảng 22 vạn người.Công nhân Việt Nam vừa mang đặc điểm chung của công nhân thế giới đồng thời cũng có những đặc điểm riêng do hoàn cảnh lịch sử qui định.Họ cùng 1 lúc phải đối mặt với 3 tầng áp bức,bóc lột nặng nề,có quan hệ gắn bó với nông dân,được thừa hưởng truyền thống yêu nước của dân tộc và sớm tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin nên có lý luận đúng đắn vì vậy đã vươn lên thành lực lượng chính trị độc lập bước lên vũ đài cách mạng.

       - Diễn biến phong trào công nhân (1919-1925):

           + Năm 1920,người thợ máy Tôn Đức Thắng đã thành lập Công hội đỏ bí mật tại nhà máy sửa chữa tàu thủy Ba-son (Sài Gòn-Chợ Lớn)

           + Cuộc bãi công của công nhân ở Thượng Hải,Áo Môn (Trung Quốc) cùng nhiều cuộc bãi công của thủy thủ và công nhân ở các tàu Viễn Dương đã thức tỉnh và cổ vũ công nhân Việt Nam

           + Tháng 8/1925,công nhân nhà máy sửa chữa tàu thủy Ba Son tại cảng Sài Gòn đã bãi công,đòi tăng lương 20% và cho những người mất việc được trở lại.Sau 8 ngày bãi công,nhà chức trách Pháp  đã phải chấp nhận tăng lương 10% và cho công nhân mất việc được quay lại làm làm việc .Sau đó công nhân Ba Son lại tiếp tục đấu tranh bằng hình thức lãn công,không chịu sửa chữa chiến hạm Misơlê của Pháp trước khi chiến hạm này chở binh lính sang tham gia đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc.Sự kiện này cho thấy một bước tiến mới về chất trong phong trào công nhân Việt Nam.Đấu tranh của công nhân Việt Nam bước đầu chuyển từ tự phát lên tự giác

        - Kết quả,ý nghĩa:Phong trào công nhân (1919-1925) là một bộ phận của phong trào yêu nước.Công nhân đã nhanh chóng trở thành một động lực của phong trào dân tộc hướng phong trào yêu nước đi theo khuynh hướng vô sản-1 khuynh hướng cách mạng tiên tiến của thời đại.Công nhân Việt Nam cũng đã có 1 bước tiến mới về chất từ đấu tranh tự phát lên đấu tranh tự giác.Đây sẽ là 1 trong 3 nhân tố quan trọng để thành lập Đảng Cộng Sản ở Việt Nam.

13 tháng 3 2023

Còn ai trả lời không hi?

23 tháng 4 2019

Đáp án D

Do cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã cơ bản được hoàn thành ở miền Bắc nên sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, miền Bắc phải khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, sau đó tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, làm hậu phương chi viện cho miền Nam kháng chiến.

15 tháng 3 2022

Tham khảo

Nguyên nhân thắng lợi

 

+ Truyền thống yêu nước nồng nàn, đấu tranh kiên cường, bất khuất của dân tộc cho độc lập, tự do.

+ Đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

+ Quá trình chuẩn bị trong suốt 15 năm qua các phong trào cách mạng 1930 - 1935, 1936 - 1939, 1939 - 1945.

+ Trong những ngày Tổng khởi nghĩa toàn Đảng, toàn dân nhất trí, đồng lòng, không sợ hy sinh, gian khổ, quyết tâm giành độc lâp, tự do.

+) chiến thắng của Hồng quân Liên xô và quân Đồng minh đã cố vũ tinh thần và niềm tin cho nhân dân ta.

Ý nghĩa:

 

+ Mở ra bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc, phá tan xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp, ách thống trị của phát xít Nhật và lật đổ chế độ phong kiến bảo thủ.

+ Đánh dấu bước nhảy vọt của cách mạng Việt Nam, mở ra kỷ nguyên độc lập, tự do cho dân tộc.

+ Đảng Cộng sản Đông Dương trở thành đảng cầm quyền, chuẩn bị điều kiện tiên quyết cho những thắng lợi tiếp theo.

+ Góp phần vào chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong chiến thắng thế giới thứ hai, chọc thủng khâu yếu nhất trong hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.

+ Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

 


 

16 tháng 3 2017

Đáp án A

Trong bối cảnh mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam thuộc địa là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai nên nhiệm vụ hàng đầu của lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930-1945 là giải phóng dân tộc

5 tháng 4 2021

Bạn tham khảo nha! Nguồn là của Wikipedia1945

- Năm 1945: Nạn đói gây ra cái chết của 2 triệu người (trong dân số 23 triệu).

- 9 tháng 3: Nhật Bản nổ súng lật đổ Pháp trên toàn Đông Dương. Thời kỳ Pháp thuộc kết thúc. Bảo Đại tuyên bố hủy hiệp định của nhà Nguyễn với Pháp. Nhật Bản hỗ trợ Bảo Đại thành lập Đế quốc Việt Nam, nhưng chính phủ này bị Nhật Bản khống chế chặt chẽ.

- 11 tháng 3: Khởi nghĩa Ba Tơ tại Quảng Ngãi.

- 12 tháng 3: Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ra chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" phát động cao trào kháng Nhật.

- 11 tháng 3 - 23 tháng 8: Sự tồn tại ngắn ngủi của chính phủ Đế quốc Việt Nam do Nhật lập nên.

- 8 tháng 5: Kết thúc Thế chiến lần thứ 2. Theo thỏa thuận, quân Quốc dân Đảng Trung Quốc sẽ vào miền Bắc Việt Nam, quân Anh sẽ vào miền Nam Việt Nam (ranh giới là vĩ tuyến 17) để tước vũ khí quân Nhật.

- 16 tháng 8: Đại hội quốc dân tại Tân Trào thành lập Ủy ban Dân tộc giải phóng (Chính phủ Cách mạng lâm thời) do Hồ Chí Minh làm chủ tịch, phát lệnh Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.

- 19 tháng 8: Việt Minh tổ chức Cách mạng tháng Tám thành công tại Hà Nội và lan ra cả nước.

- 22 tháng 8: Việt Minh tổ chức biểu tình và giành chính quyền tại Huế, gửi công điện yêu cầu vua Bảo Đại thoái vị.

- 30 tháng 8: Bảo Đại chấp nhận thoái vị.

- 25 tháng 8: Việt Minh tổ chức biểu tình và giành chính quyền tại Sài Gòn.

- 2 tháng 9: Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập tại Hà Nội. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời.

- 8 tháng 9: Phòng trào Bình dân học vụ được phát động. 1 năm sau đã có 2,5 triệu người Việt Nam được xóa nạn mù chữ.

- 23 tháng 9: Quân Pháp quay trở lại miền Nam, xung đột vũ trang với Việt Minh và các lực lượng bản xứ khác, chiếm quyền kiểm soát nhờ sự giúp đỡ của quân Anh. Ngày Nam Bộ kháng chiến.

1946

- tháng 1: Chính phủ liên hiệp lâm thời Việt Nam thành lập trên cơ sở cải tổ từ Chính phủ Cách mạng Lâm thời.

6 tháng 1: Bầu cử Quốc hội khóa 1 Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

2 tháng 3: Chính phủ liên hiệp kháng chiến được thành lập dựa trên kết quả của kỳ họp thứ I Quốc hội khóa I Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

26 tháng 3: Pháp thành lập Nam Kỳ quốc, tách miền Nam Việt Nam thành quốc gia riêng thuộc Liên hiệp Pháp.

6 tháng 3: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Pháp ký Hiệp định sơ bộ cho 15.000 quân Pháp ra Bắc thay thế cho quân của Tưởng Giới Thạch. Việt Nam loại trừ được nguy cơ của 20 vạn quân Trung Hoa chiếm đóng.

12 tháng 7: Vụ án Ôn Như Hầu, âm mưu của Việt Nam Quốc dân Đảng nhằm lật đổ chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bị phá vỡ.

14 tháng 9: Hồ Chí Minh và đại diện chính phủ Cộng hòa Pháp J. Sainteny ký Tạm ước (Modus Vivendi).

23 tháng 11: Pháp đánh phá và chiếm đóng Hải Phòng làm 6000 thường dân thiệt mạng. Hồ Chí Minh kêu gọi lần cuối sự ủng hộ của Mỹ.

19 tháng 12: Hồ Chủ tịch phát động Toàn quốc kháng chiến. Kháng chiến chống Pháp bắt đầu.

19 tháng 12 - 18 tháng 2 năm 1947: Trận đánh tại Hà Nội mở màn chiến tranh Đông Dương, Việt Minh cầm chân Pháp tại Hà Nội tạo thời gian để lực lượng lớn rút ra ngoài và chuẩn bị cho kháng chiến lâu dài.

1947 

tháng 10 - 22 tháng 12: Chiến dịch Léa - Pháp vây Chiến khu Việt Bắc của Việt Minh.

19 tháng 12: cuộc chiến đấu giữa Việt Minh và quân Pháp đã kết thúc bằng cuộc rút chạy của đại bộ phận quân Pháp khỏi Việt Bắc.

1948

- tháng 6: Hiệp định Vịnh Hạ Long, Pháp đồng ý thành lập Quốc gia Việt Nam gồm cả ba miền Bắc Trung Nam, nằm trong Liên hiệp Pháp.

1949

- tháng 3, Hiệp ước Elysée, Pháp công nhận chính phủ Quốc gia Việt Nam.

- 22 tháng 5: Quốc hội Pháp chính thức bỏ phiếu thông qua việc trao Nam Bộ cho chính phủ Quốc gia Việt Nam.

- Tháng 7: Pháp thành lập Quân đội Quốc gia Việt Nam

1950

- Tháng 1: Trung Quốc và Liên Xô công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

- Tháng 2: Mỹ và Anh công nhận chính phủ Quốc gia Việt Nam

- 8 tháng 5: Mỹ bắt đầu can thiệp quân sự vào Việt Nam khi tổng thống Harry Truman duyệt 15 triệu đô-la viện trợ quân sự cho Pháp. Cố vấn quân sự Mỹ sẽ đi theo dòng xe tăng, máy bay, pháo, và các hàng hóa khác vào Việt Nam. Trong 4 năm sau, Mỹ sẽ tiêu 3 tỷ đô-la cho cuộc chiến của người Pháp và đến năm 1954 sẽ cung cấp 80% hàng hóa chiến tranh mà quân Pháp sử dụng.

- 16 tháng 9 - 17 tháng 10: Chiến dịch Biên giới. Việt Minh phá thế cô lập của căn cứ địa Việt Bắc, khai thông biên giới để mở đầu cầu tiếp nhận viện trợ từ Trung Quốc, bắt đầu chuyển sang thế chủ động.

- 22 tháng 12: Bom napan được sử dụng lần đầu tại Việt Nam để chống lại quân Việt Minh tại Tiên Yên.

1953

- 20 tháng 11: Quân Pháp bắt đầu xây dựng căn cứ tại Điện Biên Phủ

- 19 tháng 12: "Luật cải cách ruộng đất" được Hồ Chủ tịch phê chuẩn và chính thức ban hành. Chương trình cải cách ruộng đất tại miền Bắc bắt đầu.

1954

- 13 tháng 3: Trận Điện Biên Phủ mở màn.

7 tháng 5: Điện Biên Phủ thất thủ. Hơn 10.000 quân Pháp ra hàng, Pháp mất lợi thế đàm phán tại Geneve.

8 tháng 5: Hiệp định Geneve chia Việt Nam thành 2 khu vực quân sự tạm thời tại vĩ tuyến 17

7 tháng 7: Ngô Đình Diệm được chọn làm thủ tướng Quốc gia Việt Nam

21 tháng 7: Hiệp định Geneve về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương được ký kết.

Tháng 8-1954 đến tháng 5-1955: Cuộc di cư Việt Nam

1954

8 tháng 9: Liên minh SEATO được lập ra nhằm mục đích ngăn chặn sự bành trướng của chủ nghĩa Cộng sản.

10 tháng 10: Pháp rút, Việt Minh tiếp quản Thủ đô Hà Nội sau 9 năm kháng chiến.

14 tháng 1

a. Trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX ra đời trong hoàn cảnh nào?

- Trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX ra đời trong hoàn cảnh đất nước bị thực dân Pháp xâm lược, chế độ phong kiến suy tàn, xã hội khủng hoảng, nhân dân lầm than.

- Vào cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp đã hoàn thành cuộc xâm lược Việt Nam, biến nước ta thành thuộc địa nửa phong kiến, nửa thuộc địa. Chế độ phong kiến Việt Nam cũng đang trong tình trạng suy tàn, khủng hoảng. Nền kinh tế lạc hậu, nông nghiệp đình đốn, công thương nghiệp chưa phát triển. Xã hội bất công, áp bức, bóc lột nặng nề, nhân dân lầm than, khổ cực.

-> Trong bối cảnh đó, một số nhà yêu nước Việt Nam đã nhận thức được tình hình đất nước và thấy cần phải có những cải cách, đổi mới để cứu nước, cứu dân. Họ đã đưa ra những đề nghị cải cách nhằm canh tân đất nước, xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, văn minh.

b. Vai trò của cải cách, đổi mới trong tiến trình phát triển của một quốc gia

- Cải cách, đổi mới là một quá trình mang tính tất yếu đối với sự phát triển của một quốc gia. Cải cách, đổi mới giúp đất nước giải quyết những khó khăn, thách thức, tiếp thu những thành tựu mới của thế giới, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.

- Cải cách, đổi mới có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Cải cách, đổi mới giúp đất nước phát triển sản xuất, nâng cao năng suất lao động, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

- Cải cách, đổi mới cũng có vai trò quan trọng trong việc phát triển văn hóa, giáo dục của một quốc gia. Cải cách, đổi mới giúp đất nước tiếp thu những thành tựu mới của khoa học, kỹ thuật, văn hóa thế giới, phát triển văn hóa, giáo dục, nâng cao dân trí, xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ.

- Cải cách, đổi mới cũng có vai trò quan trọng trong việc củng cố, bảo vệ quốc phòng - an ninh của một quốc gia. Cải cách, đổi mới giúp đất nước xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh, sẵn sàng bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

c. Điều kiện cần có của một cuộc cải cách thành công

- Sự lãnh đạo của một giai cấp tiên tiến, có đường lối đúng đắn: Sự lãnh đạo của một giai cấp tiên tiến, có đường lối đúng đắn là điều kiện quan trọng hàng đầu để một cuộc cải cách thành công. Giai cấp tiên tiến phải có đường lối đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tế của đất nước, đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân.

- Sự đồng lòng ủng hộ của nhân dân: Sự đồng lòng ủng hộ của nhân dân là điều kiện không thể thiếu để một cuộc cải cách thành công. Nhân dân là lực lượng chủ yếu của cải cách, họ là người thực hiện, quyết định thành bại của cải cách.
- Sự kiên quyết, quyết tâm của những người lãnh đạo và nhân dân: Sự kiên quyết, quyết tâm của những người lãnh đạo và nhân dân là yếu tố quyết định để một cuộc cải cách thành công. Cải cách là một quá trình lâu dài, khó khăn, đòi hỏi sự kiên quyết, quyết tâm của những người lãnh đạo và nhân dân.
- Môi trường quốc tế thuận lợi: Môi trường quốc tế thuận lợi cũng là một yếu tố quan trọng để một cuộc cải cách thành công. Trong bối cảnh quốc tế thuận lợi, các nước ủng hộ, giúp đỡ thì cuộc cải cách sẽ có điều kiện thuận lợi để phát triển và thành công.

14 tháng 1

a.Trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX ra đời trong bối cảnh thời kỳ này, Việt Nam đang phải đối mặt với sự thay đổi đáng kể từ các thế lực ngoại quốc. Nước ta bắt đầu chịu áp lực của sự xâm lược từ các quốc gia phương Tây, đặc biệt là áp đặt của Pháp. Nhận thức được sự cần thiết của việc đổi mới để đối phó với thách thức ngoại vi, Duy Tân trở thành biểu tượng cho trào lưu cải cách trong nước.

b.Vai trò của cải cách và đổi mới trong tiến trình phát triển của một quốc gia là rất quan trọng. Cải cách và đổi mới giúp nâng cao hiệu suất kinh tế, cải thiện chất lượng đời sống, tăng cường năng lực cạnh tranh, và thích ứng với thách thức của thế giới đương đại. Chúng có thể thúc đẩy sự phát triển bền vững và tạo ra cơ hội mới cho xã hội.

c.Để 1 cuộc cách mạng thành công cần có:

-Lãnh đạo mạnh mẽ sáng tạo

-Nền tảng hạ tầng,giáo dục

-Khả năng thích ứng linh hoạt

-Hỗ trợ từ xã hội ( sự ủng hộ,tham gia từ cộng đồng)

-Hỗ trợ chính trị và pháp lý