Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
EM HÃY NHẬN XÉT VỀ CÔNG CUỘC CẢI CÁCH VÀ ĐỔI MỚI CỦA TRUNG QUỐC (1978)?
→ công cuộc cải cách và đổi mới của Trung Quốc 1978 là cuộc cải cách đúng đắn , giúp Trung Quốc thoát khỏi khủng hoảng trong nước và ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng năng lượng
VIỆT NAM CHÚNG TA CÓ THỂ HỌC TẬP NHỮNG KINH NGHIỆM GÌ TỪ CUỘC CẢI CÁCH CỦA TRUNG QUỐC ĐỂ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC?
– Cải cách, đổi mới phải kiên định mục tiêu chủ nghĩa xã hội , làm cho mục tiêu đó có hiệu quả hơn bằng những bước đi, biện pháp đúng đắn, thích hợp…
– Đảm bảo quyền lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản Việt Nam; nắm vững nguyên lí chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; lấy dân làm gốc…
– Đổi mới toàn diện, đồng bộ, trọng tâm là đổi mới kinh tế, đổi mới chính trị phải thận trọng…
Trung Quốc và Liên Xô có một số điều khác nhau nhau cơ bản như:
- Thứ nhất, theo ông Bazhanov, thứ nhất là hai nước có vị trí khác nhau. Trung Quốc rơi vào hỗn loạn sau Cách mạng văn hóa (1966 – 1976). Tới năm 1978, phần lớn người Trung Quốc hiểu rằng họ cần một cuộc cải tổ triệt để. Trong khi đó, Liên Xô năm 1985 vẫn mạnh nên hầu hết người dân vẫn tự coi mình là cường quốc với nền kinh tế hoạt động tốt, xã hội ổn định, trật tự, hơn hẳn Trung Quốc thời kỳ trước cải tổ 1978. Nói cách khác, người Liên Xô không nhiệt tình cải cách như láng giềng Trung Quốc.
Thứ hai, cơ cấu tổ chức của hai nước có nhiều điểm khác nhau rất cơ bản. Trong lúc phe “cải cách” áp đảo phe “bảo thủ” trong giới cầm quyền Trung Quốc thì tình hình ngược lại ở Liên Xô: ông Gorbachev bị nhiều thành viên “bảo thủ” trong bộ chính trị và nhiều quan chức quân sự chống đối quyết liệt.
Thứ ba, người đứng đầu cuộc cải cách ở Trung Quốc là ông Đặng Tiểu Bình có nhiều kinh nghiệm, được tự do đưa ra những cải tổ sâu rộng. Còn cuộc cải cách ở Liên Xô được tiến hành bởi những người có quyền lực hạn chế do bị những lực lượng thủ cựu kìm hãm.
Nguyên nhân thứ tư là tình trạng xã hội, kinh tế hai nước khác nhau. Trước cải cách, Trung Quốc là quốc gia nông nghiệp, 80% dân số là nông dân, những người khao khát được làm việc trên mảnh ruộng của chính mình. Và khi ông Đặng biến giấc mơ của họ thành hiện thực, tình hình biến chuyển nhanh chóng tới mức ngay cả những người bảo thủ, hoài nghi cũng phải thừa nhận cải tổ thành công. Và với xuất phát điểm thuận lợi là nông nghiệp, ông Đặng có cơ sở để công nghiệp hóa và cải cách các lĩnh vực khác.
chương trình cải tổ ngành nông nghiệp ở Liên Xô cũng gặp khó khăn bởi sau hàng chục năm tồn tại, hệ thống nông trường tập thể quá lạc hậu, giới công chức sơ cứng, không chịu thay đổi, còn người nông dân không có khát vọng lao động để cải thiện đời sống... Tóm lại, cải cách nền kinh tế dựa vào ngành sản xuất khí tài khó hơn là ngành nông nghiệp.
Em xin lỗi, lúc đánh chữ bị lỗi nên em để lại câu hỏi ở đấy nhé ;((
"Vì sao công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc năm 1978 giành được thắng lợi còn công cuộc cải tổ năm 1985 của Liên Xô thất bại ? Từ đó em rút ra được bài học gì cho sự phát triển đất nước ta ngày nay ? "
thành tựu :_ Kinh tế phát triển đời sống nhân dân dc cải thiện
_ Mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới và khu vực
_ Tốc độ phát triển kinh tế của TQ nhanh nhất thế giới hiện nay
đối diện vs các vấn đề: ô nhiễm môi trường, dân số gia tăng, kinh tế phải cạnh tranh vs nhiều nc
Câu trả lời của 2 bạn gộp lại thì đúng em nhé.
Câu 4 phải là 56 ngày vì tháng 3 có 31 ngày,
Câu 1, Đáp án B vì từ năm 1951, Nhật - Mĩ kí Hiệp ước an ninh và sau này tiếp tục kéo dài. Hơn nữa câu hỏi có từ "nền tảng" thì chúng ta phải xác định yếu tổ nền tảng ở đây là đường lối ngoại giao mang tính lâu dài, gắn bó...và vì vậy không thể là đáp án A hay B (đó chỉ là chính sách ngoại giao trong từng giai đoạn)
Câu 3, đáp án B vì trước phong trào đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân ta => Mĩ - Diệm tăng cường đàn áp....do đó việc thực hiện những biện pháp trên của Mĩ - Diệm thể hiện sự suy yếu của chúng.
Nếu có bất cứ thắc mắc gì em cứ đăng lên mục hỏi - đáp, các bạn trên Hoc24 sẽ giúp đỡ và cô cũng rất sẵn lòng giải đáp những câu hỏi nào mà các bạn không trả lời được hoặc trả lời chưa đúng nhé.
- Mình chỉ chọn câu đúng thôi nha! (Không có giải thích lí do đâu).
1, Thành tựu quan trọng nhất mà Liên Xô đạt đc sau chiến tranh thế giới thứ 2 là gì
a, Giữa những năm 70 của tk XX , sản lượng CN của Liên Xô chiếm 20% tổng sản lượng CN toàn thế giới. (Không chắc nha.)
b, Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.
2, Nền tảng chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ 1951 ~ 2000 là gì
a, Hướng mạnh về đông Nam á
b, Liên minh chặt chẽ vs Mĩ
c, cải thiện quan hệ vs Liên Xô
3, Vc Mĩ ~ Diệm mở rộng chiến dịch Tố công, diệt cộng, đạo luật 10~59 chứng tỏ điều gì
a, Chính sách độc tài của chế độ gia đình trị.
b, Sự suy yếu của chúng.
4, Chiến dịch Điện Biên phủ kéo dài trong bao nhiêu ngày
a, 55 ngày đêm
b, 56 ngày đêm
THAM KHẢO!
- Những thành tựu của công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc mang ý nghĩa vô cùng to lớn.
+ Nền kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh chóng.
+ Tình hình chính trị - xã hội ổn định.
+ Đời sống nhân dân được nâng cao rõ rệt.
+ Nâng cao địa vị của Trung Quốc trên trường quốc tế.
+ Tạo điều kiện cho sự hội nhập của Trung Quốc trên tất cả các lĩnh vực đối với các nước trên thế giới và ngược lại, sự hội nhập của nền kinh tế, văn hóa, khoa học - kĩ thuật, thương mại của thế giới đối với thị trường rộng lớn đầy tiềm năng như Trung Quốc.
Sau hơn 20 năm mở cửa nền kinh tế Trung Quốc đã phát triển mạnh mẽ, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới :
- Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng trung bình hàng năm 9,6%, đạt giá trị 8 740,4 tỉ nhân dân tệ đứng thứ 7 thế giới, tổng giá trị xuất nhập khẩu lên tới 325,06 tỉ USD, 145 nghìn doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động ở TQ và đầu tư vào TQ 521 tỉ USD
Câu 1:
- Công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc diễn ra vào thời gian: Tháng 12 - 1978, do Đặng Tiểu Bình khởi xướng, mở đầu cho công cuộc cải cách kinh tế - xã hội.
- Kết quả đạt được:
+ Sau 20 năm (1979 - 1998), nền kinh tế Trung Quốc tiến bộ nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.
+ GDP tăng trung bình hằng năm trên 8%. Năm 2000, GDP của TQ vượt qua ngưỡng 1 000 tỉ USD, đạt 1 080 tỉ USD.
+ Thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn tăng từ 134 lên 2 090 nhân dân tệ
+ Thu nhập bình quân đầu người ở thành thị tăng từ 343 lên 5 160 nhân dân tệ.
+ Khoa học kĩ thuật: 1964, TQ thử thành công boom nguyên tử. Là quốc gia thứ 3 trên thế giới có tàu cùng con người bay vào vũ trụ.
+ Văn hoá, giáo dục đạt nhiều thành tựu nổi bật.
Câu 2:
Hoàn cảnh ra đời: ASEAN ra đời trong bối cảnh khu vực và thế giới có nhiều biến chuyển to lớn vào nửa sau nhũng năm 60 của thế kỉ XX.
Nguyên tắc hoạt động:
- Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ
- Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau
- Không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ bằng vũ lực đối với nhau
- Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình
- Hợp tác cùng phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội.
Tạm thời điểm khác trong công cuộc đổi mới của ĐCS VN có gì khác với Liên Xô thì mình chưa tìm ra, mới được phần thành tựu thôi nha bạn :v
Kết quả bước đầu của công cuộc đổi mới 1968-1991
- Thành tựu kinh tế:
+ Lương thực thực phẩm đạt 21,4 triệu tấn, từ thiếu ăn, phải nhập lương thực, năm 1989 đã có dự trữ và xuất khẩu, góp phần ổn định đời sống.
+ Hàng hóa tiêu dùng dồi dào, đa dạng; lưu thông thuận lợi, hàng trong nước tăng hơn trước và có tiến bộ về mẫu mã, chất lượng. Các cơ sở sản xuất gắn chặt với nhu cầu thị trường, phần bao cấp của Nhà nước giảm đáng kể.
+ Kinh tế đối ngoại mở rộng về quy mô và hình thức. Từ năm 1986 – 1990, hàng xuất khẩu tăng gấp 3 lần, nhiều mặt hàng có giá trị lớn như gạo (1,5 triệu tấn năm 1989), dầu thô… tiến gần đến mức cân bằng giữa xuất và nhập khẩu.
+ Kiềm chế lạm phát từ 20% (1986) còn 4,4% (1990).
+ Hình thành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước. Đây là chủ trương chiến lược lâu dài của Đảng nhằm phát huy quyền làm chủ kinh tế của nhân dân. Khơi dậy được tiềm năng và sức sáng tạo của quần chúng để phát triển sản xuất và dịch vụ; tạo thêm việc làm cho người lao động và tăng sản phẩm cho xã hội.
- Chính trị:
+ Bộ máy Nhà nước ở trung ương và địa phương được sắp xếp lại theo hướng phát huy dân chủ nội bộ và quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường quyền lực của các cơ quan dân cử.
+ Chứng tỏ đường lối đổi mới là đúng, bước đi của công cuộc đổi mới cơ bản là phù hợp.
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt lịch sử vĩ đại của cách mạng Việt Nam :
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo của cách mạng Việt Nam.
Từ khi Đảng ra đời, giai cấp công nhân Việt Nam nắm quyền lãnh đạo tuyệt đối cách mạng Việt Nam thông qua đội tiên phong là Đảng Cộng sản.
Đảng ta ra đời đã đề ra đường lối cách mạng khoa học, sáng tạo. Đó là phương pháp cách mạng bằng bạo lực của quần chúng theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin...
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng Việt Nam.
- Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam :
Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam, kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, kết hợp tinh thần yêu nước với tinh thần quốc tế vô sản.
Truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam, chuẩn bị về tư tưởng chính trị cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (6-1925), tổ chức tiền thân của Đảng, trực tiếp huấn luyện và đào tạo đội ngũ cán bộ nòng cốt của Đảng.
Thống nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng.
Soạn thảo Cương lĩnh đầu tiên của Đảng (Chính cương Vắn tắt, Sách lược Vắn tắt), thể hiện sự đúng đắn, sáng tạo trong điều kiện Việt Nam.
*Sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam vì:
- Khẳng định giai cấp vô sản nước ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng, chấm dứt thời kì khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo trong phong trào Cách mạng Việt Nam (0,5 điểm)
- Đã đề ra được đường lối đúng đắn, chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối. Mở đầu thời kỳ Cách mạng Việt Nam do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo. (0,5 điểm)
- Cách mạng Việt Nam thật sự trở thành một bộ phận khăng khít của Cách mạng thế giới. (0,5 điểm)
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự chuẩn bị đầu tiên có tính tất yếu, quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của Cách mạng và lịch sử dân tộc Việt Nam. (0,5 điểm)
* Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong thành lập Đảng:
- Phê phán những hành động thiếu thống nhất của các tổ chức Cộng Sản trong nước trong việc tranh giành quyền lãnh đạo, tranh giành quần chúng, tranh giành đảng viên. (0,25 điểm)
- Đề ra kế hoạch và đặt ra yêu cầu cấp thiết để các tổ chức cộng sản xúc tiến việc hợp nhất, rồi đi đến thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam. (0,25 điểm).
- Trực tiếp và chủ trì Hội nghị thành Đảng Cộng Sản Việt Nam tại Hương Cảng (Trung Quốc) vào ngày 3-2-1930. (0,25 điểm)
- Viết và thông qua chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt. Đó chính là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, đã vạch ra những nét cơ bản về đường lối chiến lược và sách lược cho cách mạng Việt Nam. (0,25 điểm)
a. Trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX ra đời trong hoàn cảnh nào?
- Trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX ra đời trong hoàn cảnh đất nước bị thực dân Pháp xâm lược, chế độ phong kiến suy tàn, xã hội khủng hoảng, nhân dân lầm than.
- Vào cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp đã hoàn thành cuộc xâm lược Việt Nam, biến nước ta thành thuộc địa nửa phong kiến, nửa thuộc địa. Chế độ phong kiến Việt Nam cũng đang trong tình trạng suy tàn, khủng hoảng. Nền kinh tế lạc hậu, nông nghiệp đình đốn, công thương nghiệp chưa phát triển. Xã hội bất công, áp bức, bóc lột nặng nề, nhân dân lầm than, khổ cực.
-> Trong bối cảnh đó, một số nhà yêu nước Việt Nam đã nhận thức được tình hình đất nước và thấy cần phải có những cải cách, đổi mới để cứu nước, cứu dân. Họ đã đưa ra những đề nghị cải cách nhằm canh tân đất nước, xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, văn minh.
b. Vai trò của cải cách, đổi mới trong tiến trình phát triển của một quốc gia
- Cải cách, đổi mới là một quá trình mang tính tất yếu đối với sự phát triển của một quốc gia. Cải cách, đổi mới giúp đất nước giải quyết những khó khăn, thách thức, tiếp thu những thành tựu mới của thế giới, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.
- Cải cách, đổi mới có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Cải cách, đổi mới giúp đất nước phát triển sản xuất, nâng cao năng suất lao động, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
- Cải cách, đổi mới cũng có vai trò quan trọng trong việc phát triển văn hóa, giáo dục của một quốc gia. Cải cách, đổi mới giúp đất nước tiếp thu những thành tựu mới của khoa học, kỹ thuật, văn hóa thế giới, phát triển văn hóa, giáo dục, nâng cao dân trí, xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ.
- Cải cách, đổi mới cũng có vai trò quan trọng trong việc củng cố, bảo vệ quốc phòng - an ninh của một quốc gia. Cải cách, đổi mới giúp đất nước xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh, sẵn sàng bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
c. Điều kiện cần có của một cuộc cải cách thành công
- Sự lãnh đạo của một giai cấp tiên tiến, có đường lối đúng đắn: Sự lãnh đạo của một giai cấp tiên tiến, có đường lối đúng đắn là điều kiện quan trọng hàng đầu để một cuộc cải cách thành công. Giai cấp tiên tiến phải có đường lối đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tế của đất nước, đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân.
- Sự đồng lòng ủng hộ của nhân dân: Sự đồng lòng ủng hộ của nhân dân là điều kiện không thể thiếu để một cuộc cải cách thành công. Nhân dân là lực lượng chủ yếu của cải cách, họ là người thực hiện, quyết định thành bại của cải cách.
- Sự kiên quyết, quyết tâm của những người lãnh đạo và nhân dân: Sự kiên quyết, quyết tâm của những người lãnh đạo và nhân dân là yếu tố quyết định để một cuộc cải cách thành công. Cải cách là một quá trình lâu dài, khó khăn, đòi hỏi sự kiên quyết, quyết tâm của những người lãnh đạo và nhân dân.
- Môi trường quốc tế thuận lợi: Môi trường quốc tế thuận lợi cũng là một yếu tố quan trọng để một cuộc cải cách thành công. Trong bối cảnh quốc tế thuận lợi, các nước ủng hộ, giúp đỡ thì cuộc cải cách sẽ có điều kiện thuận lợi để phát triển và thành công.
a.Trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX ra đời trong bối cảnh thời kỳ này, Việt Nam đang phải đối mặt với sự thay đổi đáng kể từ các thế lực ngoại quốc. Nước ta bắt đầu chịu áp lực của sự xâm lược từ các quốc gia phương Tây, đặc biệt là áp đặt của Pháp. Nhận thức được sự cần thiết của việc đổi mới để đối phó với thách thức ngoại vi, Duy Tân trở thành biểu tượng cho trào lưu cải cách trong nước.
b.Vai trò của cải cách và đổi mới trong tiến trình phát triển của một quốc gia là rất quan trọng. Cải cách và đổi mới giúp nâng cao hiệu suất kinh tế, cải thiện chất lượng đời sống, tăng cường năng lực cạnh tranh, và thích ứng với thách thức của thế giới đương đại. Chúng có thể thúc đẩy sự phát triển bền vững và tạo ra cơ hội mới cho xã hội.
c.Để 1 cuộc cách mạng thành công cần có:
-Lãnh đạo mạnh mẽ sáng tạo
-Nền tảng hạ tầng,giáo dục
-Khả năng thích ứng linh hoạt
-Hỗ trợ từ xã hội ( sự ủng hộ,tham gia từ cộng đồng)
-Hỗ trợ chính trị và pháp lý