Câu 16: Trồng ngô xen đậu tương trong vụ đông xuân là hình thức:
A.Xen canh. B.Tăng vụ.
C.Luân canh . D.Tất cả các đáp án trên.
Câu 17: Tăng vụ là gì?
A.Là tăng số vụ gieo trồng trong năm trên cùng 1 diện tích.
B.Là tăng số cây trồng trên cùng 1 diện tích.
C.Là trông 2 loại cây khác nhau trên cùng 1 diện tích.
D.Là gieo trồng luân phiên 2 loại cây trồng khác nhau.
Câu 18: Vai trò của rừng đó là gì?
A.Làm sạch môi trường không khí.
B.Phòng hộ, chắn gió, chống xói mòn, lũ lụt, lở đất.
C.Cung cấp nguyên liệu cho sản xuất, xuất khẩu, bảo tồn hệ sinh thái rừng, nghiên cứu khoa học.
D.Tất cả đáp án trên.
Câu 19: Nhiệm vụ của trồng rừng là gì?
A.Trồng rừng sản xuất, Rừng phòng hộ, Rừng đặc dụng.
B.Trồng rừng phòng hộ, Rừng đặc dụng.
C. Trồng rừng sản xuất, Rừng phòng hộ.
D.Trồng rừng sản xuất, Rừng đặc dụng.
Câu 20: Điều kiện lập vườn gieo ươm cây rừng là gì?
A.Đất cát pha, đất thịt nhẹ, không có ổ sâu bệnh hại.
B.PH = 6 – 7; Đất bằng hoặc hơi dốc.
C.Gần nguồn nước và nơi trồng rừng.
D.Tất cả các phương án trên.
Câu 21: Lập vườn gieo ươm ở đất hoang dại hay đã qua sử dụng cần phải:
A.Dọn sạch cây hoang dại, cày bừa và khử chua, diệt sâu bệnh.
B. Đập và san phẳng đất.
C. Đất tơi xốp.
D. Tất cả các đáp án A,B,C.
Câu 22: Tạo nền đất gieo ươm cây rừng, công việc nào sâu đây không phải là yêu cầu của lên luống?
A. Hướng Bắc Nam.
B. Dài 10-15m, rộng 0,8-1m, cao 0,15-0,2m.
C. 2 luống cách nhau: 0,5m.
D. Hướng Đông Nam.
Câu 23: Thời gian gieo hạt của miền Bắc là:
A. Từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau. | B. Từ tháng 1 đến tháng 2. |
C. Từ tháng 2 đến tháng 3. | D. Từ tháng 3 đến tháng 4. |
Câu 24: Miền Trung gieo hạt vào thời gian nào?
A. Từ tháng 11 đến tháng 12 . | B. Từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau. |
C. Từ tháng 1 đến tháng 2. | D. Từ tháng 2 đến tháng 3 |
Ngô là loại cây cao, thích ánh nắng, rễ cắm khá nông trong đất, chủ yếu hấp thụ sử dụng chất dinh dưỡng ở tầng trên của đất, trong thời kì sinh trưởng cần khá nhiều phân đạm. Còn đậu thì khác, là cậu em bé nhỏ của loài ngô, chịu râm, nhưng bộ rễ lại cắm vào đất sâu hơn ngô, có thể hấp thụ sử dụng chất dinh dưỡng ở tầng trong của đất, không cần nhiều đạm lại cần nhiều phân lân, kali. Vì vậy ngô và đậu tương trồng cùng nhau không những không tranh chất dinh dưỡng của nhau, mà lại rất hợp như vậy vừa sử dụng đất, vừa sử dụng ánh sáng.
Ngô và đậu tương trồng cùng nhau, do cành lá xum xuê, che phủ mặt đất, như vậy có thể kìm chế sự sinh trưởng của cỏ tạp, giảm bớt sự bốc hơi nước của đất, tăng sức chống hạn... Trên rễ đậu tương có những vi khuẩn nốt sần của rễ kí sinh, có thể hấp thụ khí nitơ trong không khí, tạo ra phân đạm, một phần phân đạm này bị đậu tương hấp thụ, một phần còn lại có thể cung cấp cho ngô, vì vậy hai loại cây trồng này trồng cùng nhau đều có thể lớn, xanh tốt, sản lượng cao hơn nhiều so với trồng riêng lẻ.
để tăng sản lượng