Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo!
- Nội dung chính của văn bản Đổi tên cho xã là cuộc họp thông báo những đổi mới của xã Hùng Tâm từ tên xã đến chức vụ của một số người.
- Đoạn trích "Đổi tên cho xã" là phần mở đầu của vở kịch "Bệnh sĩ". Trong đoạn trích cũng nói lên vấn đề "bệnh sĩ" trong cuộc sống hằng ngày. Những người có chức quyền thì ham thành tích, thích sĩ diện mà thay đổi một cách không khoa học, thay đổi linh tinh, lấy những cái tên mĩ miều thay cho những cái tầm phào. Kết quả chẳng thay đổi được gì lại làm cuộc sống nhân dân càng thêm khó khăn.
Gợi ý:
MB: Đoạn trích “Đổi tên cho xã” của tác giả Lưu Quang Vũ đã cho người đọc thấy được tác hại của bệnh sĩ diện và ảnh hưởng của nó đến cộng đồng, xã hội chỉ thông qua sự việc đổi tên của xã Hùng Tâm.
TB:
- Tình huống của đoạn trích là gì? Có những nhân vật nào?
+ Xã Hùng Tâm mở cuộc họp thông báo những đổi mới của xã Hùng Tâm từ tên xã đến chức vụ của một số người.
+ Nhân vật: Ông Nha, Văn Sửu, ông Độp, bà Độp, ông Thìn.
- Các nhân vật có đặc điểm gì, đại diện cho kiểu người nào?
+ Nhân vật ông Chủ tịch xã Toàn Nha tiêu biểu cho kiểu người thích sống giả dối trong xã hội. Ông Nha là một người sống giả dối và tham vọng một cách mù quáng. Ông mong ước xây dựng và phát triển một xã khoa học để ông vẻ vang với các xã khác và với cấp trên. Ông tìm hiểu những nơi khác nhưng chỉ tìm hiểu một cách hời hợt, chưa có sự phân tích tình hình thực tế của xã mình đã vội vàng đổi mới. Ông muốn phát triển kinh tế nhưng lại vứt bỏ những thứ vốn là cần câu cơm của người dân nơi đây. Ông nói những từ ngữ khoa chương, lố bịch như " Bây giờ làm ăn mới rồi, quy mô khoa học....Đâu muốn hoạn phải mang lợn đến tận trụ sở". Ông nói rất cao siêu nhưng thực tế thì phũ phàng bởi những lời ông nói chỉ là sáo rỗng, ông phong chức một cách tràn lan nhưng thực tế thì chẳng ra đâu vào đâu, chính những người giữ chức đó còn chẳng hiểu mình sẽ làm gì.
+ ...
- Hành động và lời thoại của các nhân vật được khắc họa ra sao?
+ Nhân vật trong đoạn trích có sự không tương xứng giữa thực chất bên trong và hình thức bên ngoài, giữa suy nghĩ và hành động khiến việc làm trở nên lố bịch hài hước. Ví dụ: Ông Đốp một tên hoạn lợn lại được phong cho làm chức Chủ nhiệm Trung tâm Triệt sản gia súc xã Hùng Tâm; Ông Thình vốn là đội trưởng đội làm những nghề phụ của xã lại được phong làm Chủ nhiệm Trung tâm Công nghệ...
- Có những chi tiết vô lí, gây cười nào thể hiện tính hài kịch của đoạn trích?
+ Ngôn ngữ của ông không phù hợp với một cuộc họp mang tính chất trang nghiêm. Lời nói có nhiều từ ngữ không rõ nghĩa như: ta bung ra, ta bung ra pháo. Điều buồn cười nữa là ở chỗ ông muốn phát triển kinh tế nhưng những công việc vốn là lợi thế ở xã lại triệt để vứt bỏ, chuyển sang sản xuất pháo, thứ mà chính những người nhận nhiệm vụ quản lí cũng không hiểu rõ. Ông Nha càng cố nói những từ khoa học, thì càng lộ ra nhiều sự thiếu hiểu biết của mình như Trung tâm Công nghệ mà chỉ sản xuất có pháo.
+ ....
- Có những xung đột nào trong đoạn trích? Kết quả giải quyết là gì?
+ Văn bản có sự mâu thuẫn giữa cái xấu và cái tốt. Ông Nha vẽ ra một viễn tưởng cao đẹp về một xã phát triển, giàu mạnh nhưng thực tế thì những gì ông làm đều chỉ đẩy người dân vào cái nghèo đói. Đó là sự tương phản giữa áo tưởng và thực tế.
+ Kết quả là một loạt các chức danh mới được tạo ra nhưng không khoa học và rối loạn.
KB:
+ Văn bản Đổi tên cho xã đã nêu lên và phê phán một hiện tượng nhức nhối trong xã hội Việt Nam, đó là thích sĩ diện.
+ Đoạn trích cũng sử dụng thủ pháp trào phúng, phóng đại. Ví dụ: Ông Nha vẽ lên những viễn tưởng cao đẹp về một xã phát triển khoa học, giàu mạnh những thực tế nhưng thực tế chỉ là những lời nói sáo rỗng, giả dối, lố bịch.
Tác hại của bệnh sĩ: Khiến con người ta luôn chạy đua với thành tích, luôn muốn mình cao siêu hơn, nổi bật hơn mọi người. Con người dễ ảo tưởng về thành tựu mình đạt được.
Tham khảo!
"Bệnh sĩ" là một trong những hiện tượng gây nhức nhối trong xã hội ngày nay. Nó xuất hiện ở rất nhiều nơi, dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng tựu chung lại thì chúng đều gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của xã hội. "Bệnh sĩ" khiến con người ta luốn chạy đua với thành tích, luôn muốn mình cao siêu hơn, nổi bật hơn mọi người. Họ sẵn sàng nói dối, làm sai, làm tắt, không quan tâm kết quả chỉ để thể hiện bản thân rất giỏi, rất tài, hơn người. Ví dụ như nhiều người lương ba cọc ba đồng nhưng lên mạng muốn được mọi người tung hô, sẵn sàng bỏ số tiền lớn thậm chí là đi vay mượn với giá cắt cổ để mua sắm hàng hiệu, để đi du lịch, để khoe ảnh... Và cái giá phải trả là sự nợ nần, túng quấn khiến họ sẵn sàng làm liều. Nhiều người sẵn sàng đi ăn trộm, một số khác là cướp và một số lại tự sát. Tất cả, đều khiến trật tự xã hội bị sáo trộn.
Tham khảo
Một số chi tiết thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật ông họa sĩ về con người và nghề thuật trong tác phẩm:
- Khi gặp anh thanh niên, người họa sĩ dường như đã tìm thấy cảm hứng, ý tưởng cho sáng tác nghệ thuật của mình: Vì họa sĩ đã bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết, ôi, một nét thôi đủ khẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác, một nét mới đủ là giá trị một chuyến đi dài.
- Ông họa sĩ bối rối, nhận thấy sự bất lực của nghệ thuật trước bức chân dung cuộc sống giản dị mà đẹp đẽ: Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành được sáng tác còn là một chặng đường dài,…
=> Nhận xét: Nhân vật ông họa sĩ có vai trò quan trọng trong tác phẩm. Ông là một nghệ sĩ từng trải, có cảm nhận sâu sắc về cuộc sống. Tác phẩm được trần thuật chủ yếu từ điểm nhìn, cảm nhận, suy nghĩ của ông. Qua nhân vật này, nhà văn Nguyễn Thành Long muốn gửi gắm những trăn trở, suy ngẫm của mình về con người và nghệ thuật. Nhân vật ông họa sĩ đã đem đến cho tác phẩm chiều sâu tư tưởng.
- Lần đầu khám, bác sĩ nói mắt của nhân vật "tôi" bị cận thị 1,75 đi - ốp.
- Hậu quả là cứ đeo kính là anh ta thấy mặt mày sa sầm, buồn nôn không chịu được, thậm chí là có nhiều lần nôn thật.
Gợi ý:
MB: Đoạn trích “Đổi tên cho xã” của tác giả Lưu Quang Vũ đã cho người đọc thấy được tác hại của bệnh sĩ diện và ảnh hưởng của nó đến cộng đồng, xã hội chỉ thông qua sự việc đổi tên của xã Hùng Tâm.
TB:
Tình huống của đoạn trích là gì? Có những nhân vật nào?
+ Xã Hùng Tâm mở cuộc họp thông báo những đổi mới của xã Hùng Tâm từ tên xã đến chức vụ của một số người.
+ Nhân vật: Ông Nha, Văn Sửu, ông Độp, bà Độp, ông Thìn.
- Các nhân vật có đặc điểm gì, đại diện cho kiểu người nào?
+ Nhân vật ông Chủ tịch xã Toàn Nha tiêu biểu cho kiểu người thích sống giả dối trong xã hội. Ông Nha là một người sống giả dối và tham vọng một cách mù quáng. Ông mong ước xây dựng và phát triển một xã khoa học để ông vẻ vang với các xã khác và với cấp trên. Ông tìm hiểu những nơi khác nhưng chỉ tìm hiểu một cách hời hợt, chưa có sự phân tích tình hình thực tế của xã mình đã vội vàng đổi mới. Ông muốn phát triển kinh tế nhưng lại vứt bỏ những thứ vốn là cần câu cơm của người dân nơi đây. Ông nói những từ ngữ khoa chương, lố bịch như " Bây giờ làm ăn mới rồi, quy mô khoa học....Đâu muốn hoạn phải mang lợn đến tận trụ sở". Ông nói rất cao siêu nhưng thực tế thì phũ phàng bởi những lời ông nói chỉ là sáo rỗng, ông phong chức một cách tràn lan nhưng thực tế thì chẳng ra đâu vào đâu, chính những người giữ chức đó còn chẳng hiểu mình sẽ làm gì.
+ ...
- Hành động và lời thoại của các nhân vật được khắc họa ra sao?
+ Nhân vật trong đoạn trích có sự không tương xứng giữa thực chất bên trong và hình thức bên ngoài, giữa suy nghĩ và hành động khiến việc làm trở nên lố bịch hài hước. Ví dụ: Ông Đốp một tên hoạn lợn lại được phong cho làm chức Chủ nhiệm Trung tâm Triệt sản gia súc xã Hùng Tâm; Ông Thình vốn là đội trưởng đội làm những nghề phụ của xã lại được phong làm Chủ nhiệm Trung tâm Công nghệ...
- Có những chi tiết vô lí, gây cười nào thể hiện tính hài kịch của đoạn trích?
+ Ngôn ngữ của ông không phù hợp với một cuộc họp mang tính chất trang nghiêm. Lời nói có nhiều từ ngữ không rõ nghĩa như: ta bung ra, ta bung ra pháo. Điều buồn cười nữa là ở chỗ ông muốn phát triển kinh tế nhưng những công việc vốn là lợi thế ở xã lại triệt để vứt bỏ, chuyển sang sản xuất pháo, thứ mà chính những người nhận nhiệm vụ quản lí cũng không hiểu rõ. Ông Nha càng cố nói những từ khoa học, thì càng lộ ra nhiều sự thiếu hiểu biết của mình như Trung tâm Công nghệ mà chỉ sản xuất có pháo.
+ ....
- Có những xung đột nào trong đoạn trích? Kết quả giải quyết là gì?
+ Văn bản có sự mâu thuẫn giữa cái xấu và cái tốt. Ông Nha vẽ ra một viễn tưởng cao đẹp về một xã phát triển, giàu mạnh nhưng thực tế thì những gì ông làm đều chỉ đẩy người dân vào cái nghèo đói. Đó là sự tương phản giữa áo tưởng và thực tế.
+ Kết quả là một loạt các chức danh mới được tạo ra nhưng không khoa học và rối loạn.
KB:
+ Văn bản Đổi tên cho xã đã nêu lên và phê phán một hiện tượng nhức nhối trong xã hội Việt Nam, đó là thích sĩ diện.
+ Đoạn trích cũng sử dụng thủ pháp trào phúng, phóng đại. Ví dụ: Ông Nha vẽ lên những viễn tưởng cao đẹp về một xã phát triển khoa học, giàu mạnh những thực tế nhưng thực tế chỉ là những lời nói sáo rỗng, giả dối, lố bịch.
- Nhân vật Lê Chiêu Thống được khắc họa rõ nét qua những chi tiết:
+ Vua Lê trong điện, nghe tin có biến ấy, vội vã cùng bọn Lê Quýnh, Trịnh Hiến đưa thái hậu ra ngoài.
+ Cướp thuyền đánh cá khi thấy cầu phao bị đứt, ngày mồng 6 chạy đến núi Tam Tằng.
+ Vua Lê đưa thái hậu đến đồn Hòa Lạc, được một người thổ hào giúp đỡ.
+ Khi vua Lê nghe thấy tin quân Tây Sơn đã đuổi theo đến nơi, vua vội vã đi theo lối tắt đến cửa ải, kịp chỗ nghỉ ngơi của Tôn Sĩ Nghị.
- Phân tích chi tiết vua tôi Lê Chiêu Thống tháo chạy:
+ Vì lợi ích của dòng họ, vị thế nhà Lê mà trở thành những kẻ phản động, cõng rắn cắn gà nhà, đi ngược lại quyền lợi của dân tộc.
+ Đớn hèn, nhục nhã trước quân Thanh.
+ Tháo chạy thục mạng, cướp cả thuyền của dân mà qua sông, khi đuổi kịp Tôn Sĩ Nghị thì “nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt”, rồi chấp nhận phận vong quốc, sau này phải cạo đầu tết tóc như người Mãn Thanh.
- Thái độ của tác giả với vua Lê: Sự xót thương, ngậm ngùi cho số phận của Lê Chiêu Thống. Bởi dù sao ông cũng là một cựu thần trung thành của nhà Lê, trước sự sụp đổ triều đại mình tôn thờ không khỏi không ngậm ngùi, chua xót.
Cuối cùng, các bác sĩ không xác định đúng được bệnh của nhân vật "tôi" và mỗi ông bảo một kiểu.
Tham khảo:
Theo em nhân vật tôi trong câu chuyện "Cái kính" bị mắc bệnh tưởng một cách trầm trọng. Bởi lẽ, mắt anh ta rõ ràng bình thường, chẳng bị làm sao, lại cứ thích đi khám hết bác sĩ này đến bác sĩ khác. Ban đầu anh ta chỉ ôm tâm lí muốn đeo kính để giả danh tri thức. Vậy mà bị bác sĩ khám ra cận thị anh ta cũng tin thật. Đeo cái kính cận mà người cứ buồn nôn cũng không dừng lại, anh ta lại càng khẳng định mắt mình có vấn đề, rồi tìm đến hết bác sĩ này đến bác sĩ khác, hết phòng khám tư đến bệnh viện nhà nước, hết bác sĩ trong nước đến bác sĩ ngoài nước. Mỗi bác sĩ một kiểu phán, anh ta đeo đủ các loại kính khác nhau, kính nào cũng có triệu chứng bài trừ. Vậy mà anh ta chẳng quan tâm, vẫn cứ đeo bằng được. Đó là biểu hiện của bệnh tưởng, luôn nghĩ là mắt mình có vấn đề, chỉ là bác sĩ phán không ra.
Phương pháp giải:
Viết đoạn văn theo yêu cầu
Lời giải chi tiết:
Từ điển tiếng Việt giải nghĩa từ bệnh tưởng là: “trạng thái tinh thần lo lắng do bị ám ảnh là mình đã mắc một bệnh nào đó, kì thật không phải” từ khái niệm này có thể thấy nhân vật “tôi” trong truyện mắc bệnh ảo tưởng nghiêm trọng. Chỉ vì muốn được trong tri thức mà anh ta bất chấp đánh đổi sức khoẻ để đeo kính. Anh ta thậm chí đã thay đổi kính những bốn lần mặc dù mắt anh ta hoàn toàn bình thường, đây là biểu hiện của sự ảo tưởng và vô trách nhiệm với bản thân. Giá trị của mỗi người là ở chính bản thân họ chứ không phải chỉ nhờ vào cặp kính
- Người coi trọng sĩ diện: làm mọi việc để bảo vệ danh dự, nhân phẩm và lòng tự trọng của mình - Người mắc bệnh sĩ diện: làm mọi thứ để khoe khoang và thể hiện bản thân, cho mình là hơn người.
- Ông Toàn Nha là hiện thân đầy đủ cho người mắc “bệnh sĩ” vì
+ Háo danh mà phát động cuộc thay trời đổi đất dù ông chỉ học hết lớp 4,
+ Khoe khoang người con rể tương lai đóng giả thuyền trưởng tàu viễn dương…