Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Qua 5 lượt thoại giữa giáo sư A-rô-nắc và Nét Len, em thấy họ có ý kiến về thuyền trưởng Nê – mô và việc ở lại con tàu Nau-ti-lúx là:
- Họ không biết gì về thuyền trưởng Nê-mô, họ còn cho rằng các thủy thủ bằng điện.
- Việc ở lại còn tàu Nau-ti-lux là một điều họ muốn, muốn được ở lại con tàu này để trải nghiệm và tìm hiểu nó một cách kĩ càng.
- Nét Len đã tranh luận khá gay gắt với giáo sư A-rô-nắc vì anh ta có ý định chiếm đoạt tàu Nau-ti-lơtx hoặc cả ba người bỏ trốn khỏi con tàu. Nhưng khi thế giới bí ẩn, diệu kì dưới đáy đại dương được mở ra trước mắt anh ta, anh ta đã từ bỏ hai ý định trên.
- Có thể có hai ý kiến được đưa ra về cách giải quyết mâu thuẫn giữa hai nhân vật này của tác giả:
+ Đồng ý với cách giải quyết của tác giả vì với cách giải quyết này, Nét Len đã có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp dưới đáy biển. Nếu bỏ trốn khỏi con tàu, anh sẽ không thấy và không thể trải nghiệm hành trình khám phá hai vạn dặm dưới biển.
+ Không đồng tình với cách giải quyết của tác giả vì với cách giải quyết này, mâu thuẫn trong Nét Len không được giải quyết, chỉ tạm lắng xuống khi Nét Len bị hấp dẫn bởi vẻ đẹp của đại dương bí ẩn. Trên thực tế, vào cuối cuộc hành trình, Nét Len, giáo sư A-rô-nắc, Công-xây đã bỏ trốn khỏi tàu Nau-ti-lơtx
- Vấn đề tranh luận: Nét-len chỉ muốn bàn về kế hoạch muốn bỏ trốn của mình còn giáo sư A-rô-nắc lại mong muốn khám phá đại dương bí ẩn.
- Em đồng ý với cách giải quyết mâu thuẫn giữa hai nhân vật này của tác giả vì trước khunh cảnh hùng vĩ kia, các nhân vật đã bộc lộ được sự thích thú của mình mà quên đi cuộc mâu thuẫn trước đó.
Nhân vật Nê- mô | Biểu hiện qua các chi tiết |
Cử chỉ, hành động của Nê- mô | Đón tiếp 3 người họ lạnh lùng nhưng vẫn chu đáo. |
Thái độ của A- rô- nắc về Nê- mô | Suy nghĩ rất nhiều và cảm thấy khó hiểu về ông Nê-mô |
Thái độ của Công- xây về Nê- mô | Gọi ông Nê-mô là một thiên tai “bị người đời hắt hủi” |
Thái độ của Nét len về Nê- mô | Hỏi A-rô-nắc về lai lịch, ý đồ của ông Nê-mô. |
Thuyền trưởng Nê-mô là nhân vật bí ẩn với tính cách phức tạp, khó đoán.
Theo dõi: Xác định những chi tiết miêu tả vẻ đẹp của đáy biển qua cửa kính của con tàu Nau- ti- lúx.
Những chi tiết miêu tả vẻ đẹp của đáy biển qua cửa kính của con tàu Nau-ti-lúx:
- Quang cảnh trước mắt tôi đẹp tuyệt vời, không bút nào tả xiết.
- Chẳng bàn tay họa sĩ nào vẽ được tất cả cái dịu dàng của màu sắc, của ánh sáng lung linh trong nước biển trong vắt từ đáy lên.
- Bóng tối trong phòng càng tăng thêm ánh sáng rực rỡ bên ngoài.
- Nhìn qua ô cửa, ta có cảm tưởng như đứng trước một bể nuôi cá khổng lồ.
Nhân vật Nê-mô | Biểu hiện qua các chi tiết |
Cử chỉ, hành động của Nê-mô | - Lịch sự cáo từ A-rôn-nắc trước khi đi ra - Đón tiếp ba người một cách lạnh lùng như chu đáo - Chưa lần nào bắt tay và đưa tay cho giáo sư A-rô-nắc bắt - Dọn sẵn bữa ăn trên bàn cho A-rô-nắc |
Thái độ của A-rô-nắc về Nê-mô | - Băn khoăn về sự đón tiếp chu đáo mà vẫn lạnh lùng của Nê-mô - Đánh giá cao tài năng chế tạp tàu ngầm hiện đại của Nê-mô - Cho rằng tàu Nau-ti-lơtx |
Thái độ của Công-xây về Nê-mô | Phải chăng ông ta là một trong số những nhà bác học không được thừa nhận, là một thiên tài “bị người đời hắt hủi”. |
Thái độ của Nét len về Nê-mô | - Nghi ngờ, không tin tưởng, khó cịu khi ở trên con tàu của Nê-mô (hỏi han giáo sư A-rô-nắc về lai lịch của Nê-mô, cho rằng ở trong con tàu của Nê-mô giống như ngục tù bằng sắt) - Chống đối, cho rằng ở trên tàu Nau-ti-lơtx sẽ không an toàn (có ý định đoạt tàu Nau-ti-lơtx của Nê-mô) |
*Tính cách Nê mô: lịch sự, có vẻ lạnh lùng bên ngoài nhưng chu đáo, hiếu khách (thể hiện qua cách đối xử với giáo sư A-rô-nắc); tài năng, khao khát khám phá đáy đại dương, khám phá những vùng đất mới (thể hiện qua thiết kế hiện đại của con tàu Nau-ti-lơtx).
Câu nói của thuyền trưởng khơi gợi cho em suy nghĩ về tình yêu thương con người và tinh thần chịu trách nhiệm trước sai lầm của mình.
Trong cuộc sống, cách em làm để thể hiện những suy nghĩ tình cảm ấy:
- Nói lời yêu thương và hành động thể hiện sự quan tâm nhiều hơn.
- Trước khi làm một việc nào cũng suy xét cẩn thận liệu có gây ra hậu quả nào cho bản thân hay người khác hay không.
- Khi phạm sai lầm can đảm đối diện, sau đó là sửa sai và rút kinh nghiệm cho bản thân.
Tác giả đặt tên chương là Dòng “Sông Đen” vì:
Trong cuộc hành trình, tàu Nau-ti-lux chạy theo một hải lưu, có cái tên Nhật Bản là Cư-rô-xi-ô (Kuroshio), nghĩa là “Sông Đen”. Đây chính là dòng hải lưu nóng, chảy ven bờ đông quần đảo Nhật Bản sang phía bờ biển miền tây lục địa Bắc Mỹ.
Truyện khoa học viễn tưởng được viết theo thể hư cấu về một điều giả định nhưng vẫn dựa trên tri thức khoa học và trí tưởng tượng của người viết truyện để nội dung được triển khai một cách mạch lạc, logic.
- Nét-len không kiềm chế được bản thân nên đã nóng giận và cho rằng ý kiến mà giáo sư A-rô-nắc đưa ra là điên rồ, lo lắng việc mình đã chọn ở lại.
- Giáo sư A-rô-nắc lại cảm thấy hào hứng vì mình sẽ biết thêm được điều gì thú vị nếu ông bình tĩnh quan sát, tận hưởng trong con tàu.