Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tố Hữu là nhà thơ trữ tình chính trị bởi:
- Hồn thơ của ông hướng tới cái ta chung, niềm vui lớn của con người, của cách mạng, dân tộc
- Thơ đậm tính sử thi, coi sự kiện chính trị đất nước là chủ yếu
- Cảm hứng chủ đạo trong thơ ông là cảm hứng dân tộc, lịch sử:
+ Tập trung khắc họa bối cảnh rộng lớn, biến cố mạnh mẽ, tác động tới vận mệnh dân tộc
+ Con người trong thơ Tố Hữu là con người sự nghiệp chung với cố gắng phi thường
+ Nhân vật mạng tính tiêu biểu của dân tộc, cộng đồng
- Giong thơ chân thành, tha thiết
- Khuynh hướng sử thi và lãng mạn trong thơ Tố Hữu
+ Tập trung khắc họa bối cảnh rộng lớn, biến cố quan trọng tác động đến vận mệnh dân tộc
+ Hình tượng trung tâm, sự nghiệp chung, vẻ đẹp dân tộc, cộng đồng
- Cảm hứng lãng mạn:
+ Khẳng định lí tưởng, niềm tin vào tương lai, cách mạng
+ Thơ Tố Hữu chú trọng tác động tình cảm qua nhạc điệu, tâm tình
Câu 1 (0.75 điểm): Đoạn trích được viết theo thể thơ tự do
Câu 2 (0.75 điểm): Chỉ ra 03 từ diễn tả trạng thái, cảm xúc trong những dòng thơ sau:
Những ngày rét khiến ta tìm ra lửa
Những ngày đau ta lại thấy nụ cười
Giữa rừng buồn ta trải tấm lòng vui
=> đau, nụ cười, buồn, vui.
Câu 3 (1.0 điểm): Theo anh/chị, câu thơ: Cửa tâm hồn biết mở phía bình minh có thể hiểu rằng đôi mắt chính không chỉ có chức năng giúp nhìn, nhận biết mọi thứ màu sắc xung quanh mà nó còn có thể giúp ta mở ra một tương lai tốt đẹp nhờ vào những gì đẹp đẽ ta được xem được cảm nhận. Ngoài ra, "cửa tâm hồn" cũng có thể có nghĩa là sự cởi mở, sự hòa nhập, sự rộng lượng bao dung cho trái tim tấm lòng người ta, khi ấy những điều đó sẽ mở ra những cái đẹp cho đời ta về một bình minh tươi sáng.
Câu 4 (0.5 điểm): Em có đồng tình với điều mà tác giả bày tỏ: Mỗi giờ qua cho ta hiểu thêm mình. Vì mỗi giờ là mỗi hoạt động, ta có mỗi cảm xúc trạng thái khác nhau, gặp nhiều điều khác lạ mang mỗi ý nghĩa hoặc không trong cuộc sống. Do đó, ta càng ngày hiểu thêm chính mình cần có đức tính gì, cần làm gì, cần yêu thương ai, cần cố gắng chăm chỉ như thế nào để hiểu mình hơn, để cống hiến cho đất nước nhiều hơn. Ngoài ra, ta còn hiểu hơn việc phải trân trọng thời gian, hiểu bản thân mình cần phải siêng năng, chăm chỉ nhỏ thì học hành giỏi lớn thì kiếm việc làm.
Qua dòng hồi tưởng, vẻ đẹp của Việt Bắc hiện lên gần gũi, nên thơ:
- Vẻ đẹp trải dài theo thời gian, không gian khác nhau: sương sớm, nắng chiều, trăng khuya.
+ Bức tranh tứ bình của Việt Bắc : ( mùa xuân: mơ nở trắng rừng/ mùa đông: hoa chuối đỏ tươi/ mùa hạ: ve kêu rừng phách đổ vàng/ mùa thu: trăng gọi hòa bình)
- Thiên nhiên trở nên đẹp và hữu tình khi có sự gắn bó của con người:
+ Thiên nhiên có sự khắc nghiệt riêng của núi rừng Tây Bắc
+ Có những khoảnh khắc đẹp, thơ mộng
+ Hình ảnh khó quên: khói bếp, sương núi, cảm giác bản mường bồng bềnh, mờ ảo trong sương
+ Âm thanh của nhịp sống yên bình, yên ả
-> Thiên nhiên Việt Bắc là sự giao hòa bốn mùa hòa với không khí kháng chiến, vất vả, gian khổ nhưng lạc quan, hào hùng
+ Cảnh làng bản ấm cúng
+ Cảnh chiến khu sinh hoạt
+ Cảnh lãng mạn, ân tình
b, Những hồi tưởng về con người Việt Bắc
- Trong dòng hồi tưởng, nhà thơ nhớ tới con người Việt Bắc trên nền chung của núi rừng
+ Nhớ tới con người Tây Bắc gắn với những hoạt động sinh hoạt đặc trưng: cô em gái hái măng, người đan nón, người đi rừng, nhớ tiếng hát ân tình thủy chung
+ Cuộc sống kháng chiến khó khăn nhưng có sự sẻ chia, đồng cảm:
Thương nhau chia củ sắn bùi
Bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng
-> Tác giả nhớ tới tình cảm nghĩa tình, những ngày được đồng bào Tây Bắc che chở, đùm bọc dù cuộc sống khó khăn, gian khổ
- Khói sóng dập dờn tỏa dịu trên sông khiến vạn vật như chìm đắm vào cõi mông lung, vô định.
- Tác nhân khơi dậy nỗi nhớ quê hương đau đáu trong lòng thi nhân. Tạo nên cái buồn não nuột cho khách đường xa.
- Thi sĩ băn khoăn tự hỏi không biết quê hương mình ở tận phương nào?