Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1, nghị luận
2, Tác dụng: nhấn mạnh thông điệp mà văn bản muốn truyền đạt đó là vai trò của hy vọng đối với đời sống tinh thần của mỗi con người.
3,
Tác giả cho rằng "hy vọng duy trì cuộc sống của chúng ta mà không có gì có thể thay thế được" bởi vì hy vọng chính là những niềm tin vào những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống, là những niềm tin vững chắc vào những điều tuyệt vời sẽ xảy ra. Chính vì vậy, nhờ có hy vọng mà con người dù trong hoàn cảnh tồi tệ và tối tăm nhất vẫn sẽ luôn vững tin và có sức mạnh để tiếp tục nỗ lực và vượt qua được những thử thách chông gai. Nói cách khác, hy vọng chính là nguồn sức mạnh tinh thần của mỗi người trong cuộc sống.
4,
Thông điệp mà em tâm đắc nhất chính là "đừng bao giờ đánh mất hy vọng". Bởi vì hy vọng chính là nguồn sức mạnh giúp mỗi cá nhân vượt qua những thử thách, chông gai và mở ra con đường cho mỗi người định hướng trong tương lai. Nhờ có hy vọng mà con người vẫn tích cực và hạnh phúc sống dù trong hoàn cảnh bế tắc vì còn hy vọng là còn sức mạnh tinh thần để đạt được điều mà mình mong muốn.
Tham khảo
phần 1
Câu 1: Nô lệ của công nghệ gen được hiểu là sự lặp lại của bộ gen trong cơ thể, sống không khác biệt, sống một đời sống vô nghĩa, lặp đi lặp lại.
Theo tác giả, ta là "nô lệ cho công thức gen" khi ta không làm chính mình, không cho người khác điều gì.
Câu 2: Đồng tình. Vì cho đi sẽ đem giá trị nhân rộng, trao truyền tới với tất cả mọi người. Như vậy thứ cho đi của ta mới có giá trị thật sự và ta cũng sẽ cho mình niềm vui, hạnh phúc. Còn nếu chỉ giữ cho riêng mình thì mọi thứ chỉ mang tính cá nhân và không lan tỏa tới mọi người xung quanh.
Câu 3:
Thứ quý giá nhất ta có thể cho đi trong cuộc đời này chính là tình yêu thương. Vì tình yêu thương xuất phát từ trái tim, luôn chân thành và nồng ấm. Chỉ có tình yêu thương mới tạo nên được những điều đẹp đẽ, thiêng liêng và con người có thể gần nhau hơn. Sự quý giá của tình yêu thương làm con người thêm gần gũi, thêm yêu thương và trân trọng nhau hơn.
Tham khảo
câu 1
Cuộc sống của chúng ta là một hành trình dài tìm kiếm và khẳng định giá trị của bản thân. Liệu bạn đã hiểu đúng giá trị của bản thân mình, liệu giá trị bản thân là ở vẻ ngoài hào nhoáng. Nhưng “Cái giá trị của một người không đo bằng địa vị, bằng cấp mà đo bằng sự ích lợi của người đó đối với đồng bào, xã hội ngoài công việc mà người đó làm để mưu sinh”.
:
Giá trị bản thân con người là ở những nội lực sẵn có trong mỗi cá nhân, là trí tuệ, sắc đẹp, nhân cách,… Giá trị của một con người còn là những việc làm cụ thể mà con người đó dùng dể phục vụ cộng đồng, xã hội. Giá trị của con người không phải chỉ toát lên ở sắc đẹp, những khối tài sản khổng lồ người đó sở hữu mà quan trọng nhất vẫn là toát lên ở nhân cách cao đẹp, lối sống vị tha, sẵn sàng hi sinh, phục vụ cho cộng đồng, dân tộc.
Trong cuộc sống, ngoài sự nỗ lực, phấn đấu không ngừng, mỗi chúng ta cần phải ý thức được giá trị của bản thân mình. Khi bạn ý thức được giá trị của bản thân tức là khi bạn đã biết được điểm mạnh, điểm yếu của chính mình. Và lúc ấy bạn sẽ biết làm thế nào để phát huy tối đa những tiềm lực vốn có của mình và sửa chữa những khuyết điểm còn tồn tại. Đồng thời khi đã biết những điểm mạnh của bản thân cũng giúp chúng ta tự tin trong hành động, luôn luôn cố gắng để đạt tới cái đích mà mình đã lựa chọn. Ngược lại, nếu đến chính giá trị của bản thân mình bạn cũng không hiểu thì thật khó để lựa chọn được con đường đúng đắn, thiếu tự tin với chính quyết định của mình. Và từ đó cũng dễ dàng gặp thất bại.
Giá trị của mỗi con người không nằm ở khối tài sản khổng lồ mà anh ta có được. Nếu một người có khối tài sản lớn, mỗi năm kiếm hàng triệu đô, nhưng lại chỉ biết nghĩ cho mình, không biết nhường cơm, sẻ áo cho những người có số phận bất hạnh, lúc đó giá trị của bạn vẫn chưa được khẳng định. Ngược lại, một người có tài sản ít hơn, nhưng có trái tim nhân hậu, luôn giúp đỡ những người quanh mình, để cuộc sống của mọi người được tốt đẹp hơn. Chỉ khi ấy con người mới khẳng định được giá trị của mình. Như vậy, giá trị của con người không phải số tiền anh tích lũy được mà là cách ứng xử nhân văn của anh ta với số tiền mà anh ta làm ra.
Giá trị của một con người cũng không nằm ở nhan sắc mà họ sở hữu. Trước hết, ta cũng cần khẳng định rằng, nhan sắc cũng là một giá trị riêng của con người, nhưng nó không phải là yếu tố chính, yếu tố quyết định làm nên giá trị đích thực của một con người. Vì nhan sắc cũng sẽ tàn phai theo năm tháng, chỉ có những việc bạn phục vụ cộng đồng là còn mãi với thời gian. Bởi vậy mà ông cha ta đã có câu: “Trăm năm bia đá cũng mòn/ Nghìn năm bia miệng vẫn con trơ trơ” là cũng vì lẽ đó. Nếu bạn làm được những việc tốt, phục vụ cộng đồng xã hội chắc chắn tiếng thơm sẽ lưu danh muôn thuở.
Albert Einstein, cha đẻ của ngành vật lí hiện đại, với thuyết tương đối của mình đã tạo ra một cuộc cách mạng lớn trong ngành vật lí hiện đại, là kim chỉ nam của lĩnh vực khám phá vũ trụ. Thomas Alva Edison với hơn một nghìn phát minh, trở thành nhà khoa học vĩ đại nhất của lịch sử loài người,… Và rất nhiều nhà khoa học khác, có những đóng góp to lớn, vĩ đại cho sự phát triển của xã hội hiện đại. Còn ở đất nước ta không thể không nhắc đến chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, người đã đem lại ánh sáng của tự do, hạnh phúc cho dân tộc, giải phóng dân tộc ta khỏi khiếp lầm than, nô lệ. Những con người vĩ đại này, hàng ngàn, thậm chí hàng vạn năm sẽ mãi được mọi người nhớ đến và biết ơn những gì họ đã đóng góp cho nhân loại. Như vậy, ta có thể thấy rằng, giá trị đích thực của một con người là nằm ở những gì anh ta đã cống hiến, phục vụ cho cộng đồng, xã hội.
Mỗi cá nhân là một thực thể riêng biệt, độc đáo, mỗi người có giá trị riêng. Có những người ngay từ khi sinh ra đã có những ưu điểm nổi trội, nhưng lại có những người cần rèn luyện, phấn đấu để tạo ra giá trị đích thực của mình. Dù là giá trị sẵn có hay cố gắng xây dựng thì mỗi chúng ta hàng ngày hàng giờ vẫn phải không ngừng nỗ lực, cố gắng, rèn rũa bản thân để khẳng định được giá trị của chính mình.
Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, cách để các bạn tạo ra giá trị bản thân không gì khác chính là học tập, tu dưỡng đạo đức. Hãy là con ngoan, trò giỏi, nhiệt tình giúp đỡ bạn bè cùng tiến bộ, hăng hái tham gia các hoạt động phong trào để trau dồi kĩ năng cho chính mình. Rèn luyện bản thân ở thời điểm hiện tại chính là cách để bạn khẳng định giá trị của mình ở tương lai.
Hành trình để khẳng định giá trị của chính mình không hề là hành trình đơn giản. Mà nó là một hành trình đầy khó khăn, gian khổ, hành trình của khẳng định tri thức và rèn luyện nhân cách. Không có quả ngọt nào được hưởng thụ mà không phải trải qua đắng cay, thất bại, và hành trình đi đến giá trị của mình cũng vậy. Bản thân mỗi người cần nỗ lực, cố gắng hết mình để tìm thấy giá trị đích thực của bản thân.
câu 2
Trong các tác giả văn học Việt Nam, Tô Hoài được nhớ tới như một bậc thầy lão luyện, kho tàng văn học ông để lại đã gắn bó với bao lớp thế hệ, từ dế mèn phưu lưu kí, đế vợ chồng A Phủ. Nói đến truyện ngắn vợ chồng A Phủ, ta không thể không nghĩ ngay đến nhân vật Mị. Cô gái đã thắp sáng lên ngọn lửa hi vọng cho mọi cô gái chịu áp bức ở Tây Bắc nước ta thời bấy giờ.
Mị là hiện thân cho tấm lòng nhân đạo, và ngòi bút hết sức bén nhạy của Tô Hoài. Ông vốn là một người ưa tìm hiểu những phong tục tập quán, nên có cái nhìn rất rõ về hoàn cảnh số phận, những khó khăn mà người phụ nữ miền núi phải gánh chịu lúc bấy giờ.
Tô Hoài nhắc đến Mị, đầu tiên với những vẻ đẹp phẩm chất của cô, mà vẻ đẹp ấy đẹp lắm, trong sáng thuần khiết và thanh cao lắm, quý như một viên ngọc giữa núi rừng và không gì có thể làm viên ngọc ấy bị mài mòn và ngừng tỏa sáng. Tuy nhiên, hoàn cảnh của Mị lại trớ trêu, vì đúng là “hồng nhan bạc mệnh”. Mẹ mất sớm, Mị ở với cha, và ở trong một gia đình mà có truyền kiếp nợ thống lí. Nhưng Mị lại là một cô gái đẹp và tài năng, mị không những biết thổi sáo mà còn là cô gái khiến các chàng trai trong bản “đứng nhẵn cả chân vách đầu buồng Mị” không những thế Mị còn là một cô gái vô cùng hiếu thảo và ngoan ngoãn, Mị có thể chịu khổ cực vất vả để trả nợ thay cha, chứ nhất quyết không bán rẻ lòng tự trọng và chịu gò ép trong hoàn cảnh là con dâu nhà giàu. Mị hiện lên đầu truyện với những đức tính cao quý mà một cô gái như vậy, xứng đáng có được cuộc sống như mình hằng ao ước.
Nhưng, đời không cho Mị tự do, dù Mị có muốn trốn chạy như thế nào đi chăng nữa. Hôm ấy, Mị bị A Sử bắt về cúng trình ma làm con dâu gạt nợ cho thống lí Pá Tra, và kể từ đó, cuộc sống tâm hồn và thể xác Mị bị đọa đày khổ cực. Nhưng, với tấm lòng cảm thương sâu sắc, Tô Hoài đã để cho bản chất của Mị được hiện lên, những khát vọng, ước ao một thời lại trỗi dậy mạnh mẽ. Trong đêm tình mùa xuân, hồi ức của một thời được sống với chính mình, với những gì mình ao ước trỗi dậy trong Mị. Mị “cứ uống ừng ực từng bát” rượu, rồi lại thấy “phơi phới trở lại” Mị nhận ra mình vẫn còn trẻ, nhận ra mình với A Sử đến với nhau chẳng vì tình. Mị muốn vui chơi, Mị muốn được sống và Mị khát khao sống. Nhưng, ngay hôm đó, khi ngọn lửa tâm hồn Mị vừa trỗi dậy thì A Sử đã trói chặt Mị vào cột nhà, đầy đau đớn và thương tâm, Mị không khóc được, không cựa quậy được, và Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa.
Ngày A Phủ bị giải đến nhà thống lí, và lần đầu tiên gặp A Phủ, Mị vẫn còn cái tâm trạng khá thờ ơ. Bởi trong lòng Mị vốn đã chết, nên cuộc sống với Mị cũng chỉ là sự lặp đi lặp lại của thời gian và của sự tồn tại mà thôi. Nhưng, hôm ấy lại khác, “Mị lé mắt trông sang” chợt thấy một giọt nước mắt đắng cay, tủi hờn từ A Phủ. Giọt nước mắt lóng lánh ấy đã nhắc lại cho Mị nhớ thời gian Mị bị thằng A Sử trói đứng đầy nhẫn tâm, tàn ác. “Chúng nó thật độc ác” Mị nhận ra một sự thật mà bấy lâu nay ẩn chứa từ sâu trái tim đã nguội lạnh của mình. “chết đau, chết đói, chết rét” Mị cảm thương cho A Phủ bằng chính sự cảm thương Mị có ngày trước, trái tim tiềm tàng của Mị được thức tỉnh nhanh chóng. Và dứt khoát, Mị cắt dây trói và nói “đi ngay”..
Và hành động trói dây buộc A Phủ cùng việc ngay sau đó Mị chạy theo A Phủ vào bóng tối, cũng là điều tất yếu của một con người đã bị dồn nén đến mức cùng cực. sức sống mạnh mẽ được trỗi dậy, và đã kết thúc quãng thời gian đày ải, tối tăm mà Mị đã phải chịu trong nhà thống lí Pá Tra, hành trình đi theo A Phủ cũng chính là một hành trình tìm đến sự sống mới của Mị, và những hi vọng dù là trong bóng tối, Mị cũng đã không còn gì để mất, để phải sợ nữa..
Mị là nhân vật số phận, và nhờ số phận hành động của Mị đã kể cho ta nghe về một ngòi bút đầy nhân đạo, và một trái tim đầy cảm thông của Tô Hoài. Nhà Văn đã góp một tiếng nói chung vào dòng chảy của văn học dân tộc, để ca ngợi những phẩm chất cao quý của người phụ nữ, và khẳng định niềm tin tưởng, hi vọng vào cuộc sống luôn hướng về cái đẹp, cái thiện.
* Giới thiệu tác giả, bài thơ, đoạn thơ.
* Cảnh và người Việt Bắc rải rác trong toàn bộ bài thơ nhưng kết tinh ở đoạn thơ này những vẻ đẹp đặc sắc, tinh túy nhất.
- Hai câu đầu đoạn: Khẳng định nỗi nhớ cảnh và người Việt Bắc.
- Tám câu còn lại là những nét ấn tượng nhất về cảnh và người.
+ Thiên nhiên bốn mùa với hình ảnh, âm thanh, sắc màu sống động, rực rỡ (màu đỏ như lửa của hoa chuối, màu trắng thơ mộng thanh khiết của hoa mơ, màu vàng rực rỡ, chói chang của rừng phách, tiếng ve ngày hè, vầng trăng thu thanh bình, yên ả, …)
+ Con người Việt Bắc hiện lên với những phẩm chất đáng trân trọng (tự tin, khéo léo, cần mẫn, chịu thương chịu khó và giàu nghĩa tình, …)
* Đánh giá vẻ đẹp của cảnh và người Việt Bắc.
Câu 1 (0.75 điểm): Đoạn trích được viết theo thể thơ tự do
Câu 2 (0.75 điểm): Chỉ ra 03 từ diễn tả trạng thái, cảm xúc trong những dòng thơ sau:
Những ngày rét khiến ta tìm ra lửa
Những ngày đau ta lại thấy nụ cười
Giữa rừng buồn ta trải tấm lòng vui
=> đau, nụ cười, buồn, vui.
Câu 3 (1.0 điểm): Theo anh/chị, câu thơ: Cửa tâm hồn biết mở phía bình minh có thể hiểu rằng đôi mắt chính không chỉ có chức năng giúp nhìn, nhận biết mọi thứ màu sắc xung quanh mà nó còn có thể giúp ta mở ra một tương lai tốt đẹp nhờ vào những gì đẹp đẽ ta được xem được cảm nhận. Ngoài ra, "cửa tâm hồn" cũng có thể có nghĩa là sự cởi mở, sự hòa nhập, sự rộng lượng bao dung cho trái tim tấm lòng người ta, khi ấy những điều đó sẽ mở ra những cái đẹp cho đời ta về một bình minh tươi sáng.
Câu 4 (0.5 điểm): Em có đồng tình với điều mà tác giả bày tỏ: Mỗi giờ qua cho ta hiểu thêm mình. Vì mỗi giờ là mỗi hoạt động, ta có mỗi cảm xúc trạng thái khác nhau, gặp nhiều điều khác lạ mang mỗi ý nghĩa hoặc không trong cuộc sống. Do đó, ta càng ngày hiểu thêm chính mình cần có đức tính gì, cần làm gì, cần yêu thương ai, cần cố gắng chăm chỉ như thế nào để hiểu mình hơn, để cống hiến cho đất nước nhiều hơn. Ngoài ra, ta còn hiểu hơn việc phải trân trọng thời gian, hiểu bản thân mình cần phải siêng năng, chăm chỉ nhỏ thì học hành giỏi lớn thì kiếm việc làm.