K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 5 2019

Ðịa y là dạng cộng sinh của hai loài: một Nấm mốc và một Tảo. Hình thức cộng sinh rất đặc biệt, có hình dạng riêng nên Ðịa y có tên giống và loài. Các hình dạng của Ðịa y: hình vảy (crustose), chặt và dán vào giá thể; hình lá với nhiều thùy (foliose) như lá cây; hay hình cành (fruticose ), như bụi cây.

Trong Ðịa y, thành phần Nấm thường là Nấm túi, đôi khi là Nấm đảm. Thành phần Tảo thường là Tảo lục, đôi khi là Vi khuẩn lam. Tế bào Tảo phân tán giữa các khuẩn ty Một số khuẩn ty dán chặt vào rong để hấp thu carbohydrat và những chất hữu cơ từ Tảo, còn Nấm thì cung cấp nước và khoáng cho Tảo. Ðịa y là một dạng thích nghi đặc biệt của vùng khô hạn cho phép chúng có thể sống trong những điều kiện khắc nghiệt.

Ðịa y hiện diện trên thân cây, đất và đá. Trên đá chúng là những sinh vật tiên phong, là những tộc đoàn đầu tiên chiếm cứ môi trường mới vì chúng có thể phá hủy đá dần dần do các acid mà chúng tiết ra, và sẽ tạo ra những hạt đất nhỏ. Những vật chất hữu cơ từ Ðịa y thối rửa làm tăng thành phần của đất được tạo ra. Các acid được tiết ra thay đổi theo loài và thường được dùng để định danh Ðịa y.

Ðịa y tăng trưởng với một tốc độ rất chậm: Ðịa y dạng vảy tăng trưởng từ 0, 1 mm đến 10 mm /1 năm, Ðịa y dạng lá tăng trưởng từ 2 đến 4 cm hàng năm. Ðịa y dễ bị tổn hại do chất ô nhiễm không khí và có thể được xem là sinh vật chỉ thị về chất lượng không khí. Thường phải đi xa vài dặm cách xa thành phố mới có thể tìm được Ðịa y.

Ðịa y chỉ sinh sản vô tính, mặc dù thành phần Nấm túi có thể sinh sản hữu tính bằng túi. Một mảnh của Ðịa y được tách ra cho ra Ðịa y mới. Thêm vào đó, một số loài tạo ra những thể sinh sản đặc biệt được gọi là mầm phấn (soredia), là một khối nhỏ gồm các tế bào Tảo được bao quanh bởi các khuẩn ty. Mầm phấn được phát tán bởi gió và nước mưa.

Ðể hiểu được bản chất của Ðịa y và giải thích nguồn gốc của chúng, các nhà thực vật học từ lâu đã thử tổng hợp Ðịa y từ tế bào Tảo và Nấm. Mặc dù cả hai thành phần được nuôi cấy riêng rẻ, sự tổ hợp lại thành Ðịa y thật là khó khăn. Trong những năm gần đây, sự cộng sinh được tạo ra, chúng có hình dạng phần nào giống với Ðịa y nhưng chưa phải là cấu trúc thật sự của Ðịa y. Do đó, câu hỏi được đặt ra là trong tự nhiên những Ðịa y mới từ Tảo và Nấm được hình thành như thế nào?

Ðịa y là thành phần quan trọng của các đài nguyên vùng cực bắc và là thức ăn cho caribou (một loại nai lớn ở Mỹ châu). Ðịa y rất quan trọng đối với dân Eskimo, dân Lapps, ở phía bắc của Thụy điển, Na uy và Phần lan, vì caribou là nguồn thực phẩm chính. Ngoài ra Ðịa y còn được dùng để sản xuất nước hoa và phẩm nhuộm.

3 tháng 2 2018

Câu 1:

Cơ quan sinh dưỡng Cây rêuDương xỉ
Rễ - Không có rễ thật. Sợi có khả năng hút và làm giác bám-Có rễ thật
Thân -Nhỏ ,không phân nhánh -Hình trụ ,nằm ngang
- Nhỏ, có 1 đường gân -Lá già có phiến lá xẻ thùy, lá non đầu cuộn tròn, có lông trắng
Mạch dẫn -Chưa có- Đã có chính thức

-> Cấu tạo của dương xỉ phức tạp hơn

 

3 tháng 2 2018

Bn trả lời câu 2,3 đi

17 tháng 12 2017

-thân biến dạng: su hào, khoai tây, gừng,dong ta,

-rễ biến dạng:cà rốt, khoai lang, củ cải,

26 tháng 4 2016
- Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa tế bào sinh duc đực và tế bào sinh dục cái.- Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có sự kết hợp giữa tế bào sinh duc đực và tế bào sinh dục cái. 
26 tháng 4 2016

Minh tra loi cau nay cho ban ban co tick dung hong

 

6 tháng 3 2021

Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy.

6 tháng 3 2021

Là hiện tượng hạt phấn của một hoa được chuyển đến đầu nhụy của chính hoa đó.

1 tháng 1 2017

Các tác nhân từ môi trường ảnh hưởng đến độ mở khí khổng sẽ ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước:

- Nước:

+ Điều kiện cung cấp nước càng cao sự hấp thụ nước càng mạnh, thoát hơi nước càng thuận lợi

+ Độ ẩm không khí thấp dẫn tới thoát hơi nước càng mạnh

- Ánh sáng:

+ Ánh sáng làm tăng nhiệt độ của lá → khí khổng mở (điều chỉnh nhiệt độ) → tăng tốc độ thoát hơi nước

+ Độ mở của khí khổng tăng từ sáng đến trưa và nhỏ nhất lúc chiều tối, ban đêm khí khổng vẫn hé mở.

- Nhiệt độ: ảnh hưởng đến hoạt động hô hấp của rễ → rễ hấp thụ nhiều nước → thoát hơi nước nhiều

- Ion khoáng: Các ion khoáng ảnh hưởng đến hàm lượng nước trong tế bào khí khổng → gây điều tiết độ mở của khí khổng (Ví dụ: ion K+ làm tăng lường nước trong tế bào khí khổng, tăng độ mở của khí khổng dẫn đến thoát hơi nước.)



23 tháng 12 2018

banhucchebanhqua

30 tháng 11 2017
  • Lá biến thành cơ quan bắt mồi như lá cây nắp ấm: gân chính của một số lá kéo dài và phát triển thành hình có nắp đậy. Trong bình có chất dịch hấp dẫn sâu bọ, khi sâu bọ chui vào nắp đậy lại, con mồi sẽ chết và bị tiêu hóa bới dịch tiêu hóa.
  • Lá biến thành cơ quan dự trữ chất dinh dưỡng như lá cây hành, tỏi. Phân bẹ lá dày lên trớ thành cơ quan dự trữ chất dinh dưỡng cho cây.
  • Lá biến thành gai như lá cây xương rồng, do sống ở những nơi khô cằn thiếu nước, lá biến thành gai để giảm sự thoát hơi nước của cây thì mới tồn tại được.
  • Lá biến thành vảy như lá cây dong ta, lá có dạng vảy mỏng che chở cho thân rễ sống ở dưới đất.
30 tháng 11 2017

* Lá biến thành cơ quan bắt mồi như lá cây nắp ấm: gân chính của một số lá kéo dài và phát triển thành hình có nắp đậy. Trong bình có chất dịch hấp dẫn sâu bọ, khi sâu bọ chui vào nắp đậy lại, con mồi sẽ chết và bị tiêu hóa bới dịch tiêu hóa.

* Lá biến thành cơ quan dự trữ chất dinh dưỡng như lá cây hành, tỏi. Phân bẹ lá dày lên trớ thành cơ quan dự trữ chất dinh dưỡng cho cây.

* Lá biến thành gai như lá cây xương rồng, do sống ở những nơi khô cằn thiếu nước, lá biến thành gai để giảm sự thoát hơi nước của cây thì mới tồn tại được.

* Lá biến thành vảy như lá cây dong ta, lá có dạng vảy mỏng che chở cho thân rễ sống ở dưới đất.

28 tháng 1 2021

Có 2 cách xác định hạt nhãn, hạt mít là hạt cây Hai lá mầm. Đó là : - Bóc tách hạt tìm bộ phận phôi của hạt để quan sát được 2 lá mầm của phôi. - Gieo cho hạt nảy mầm để có thể quan sát được số lá mầm ở cây mầm.

Chúc bạn học tốthehe

20 tháng 12 2020

Là hiện tượng hình thành cá thể mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng của cây mẹ

Ví dụ : rau má, rau muống : sinh sản bằng thân 

20 tháng 12 2020

Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là hiện tượng hình thành cá thể mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá) của cây mẹ.

Ví dụ :

- Thân bò : rau má, bèo cái, lục bình, ...

- Thân rễ : gừng, cỏ chỉ, cỏ gấu, cỏ tranh, cỏ mật, ...

- Lá : lá thuốc bỏng, lá sống đời, lá cây hoa đá, ...

Địa y là gì?

- Địa y là một tổ chức cộng sinh giữa một số loại tảo và nấm.

Quan hệ giữa các dạng sinh vật trong địa y thể hiện như thế nào ?

Trả lời: - Quan hệ giữa nấm và tảo là cộng sinh (hai bên đều có lợi) : Nấm hút nước cho tảo, tảo có chất diệp lục sẽ tổng hợp các chất hữu cơ cho nấm.

26 tháng 5 2017

Địa y là do sự cộng sinh giữa một số loài nấm và tảo.

Quan hệ giữa tảo và nấm trong địa y thể hiện như sau: các sợi nấm hút nước và muối khoáng cung cấp cho tảo. Tảo nhờ có chất diệp lục chế tạo từ những chất do nấm cung cấp thành chất hữu cơ cung cấp cho cả hai bên. Trong mối quan hệ này, tảo và nấm cùng sống chung và cùng hỗ trợ cho nhau để phát triển ( gọi là hiện tượng cộng sinh ).