K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 6 2021

- Định nghĩa: Anđehit là hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm -CH=O liên kết với gốc hiđrocacbon, với H hoặc với nhau.

- VD:

\(H-CH=O\) : Fomanđehit

\(CH_3-CH=O\) : Axetanđehit

\(CH_3-CH_2-CH=O\) : Propionanđehit

Anđehit là hợp chất hữu cơ có chứa nhóm \(-COH\).

VD: \(HCOH\) : Focmanđehit

\(CH_3-COH\) : Axetanđehit

\(HO-CH_2-COH\) : Glycolanđehit

\(C_6H_5-COH\) : Benzanđehit

\(COH-COH\) : Oxanđehit

5 tháng 1 2021

Phản ứng trao đổi là một loại phản ứng hoá học, trong đó, các chất trao đổi cho nhau thành phần cấu tạo của nó mà không làm thay đổi chỉ số oxi hóa. Từ sự trao đổi này, chúng hình thành nên những chất mới của phương trình phản ứng

* Ví dụ:

HCl + NaOH → NaCl + H2O

H2SO4 + 2KOH → K2SO4 + 2H2O

* Điều kiện:

- Các chất tạo thành phải có ít nhất một chất kết tủa hoặc dễ bay hơi hay dễ phân huỷ, hoặc yếu hơn so với chất tham gia (đối với axít)

- Muối và bazơ (ban đầu) phải tan.

Một trong 2 sản phẩm có kết tủa

-  Hai muối tham gia phản ứng đều tan.

- Sản phẩm có chất kết tủa hoặc có chất khí bay hơi

*Bổ sung điều kiện

- Muối và bazơ trong một số phản ứng không nhất thiết phải tan (Ví dụ: CaCO3 với HCl; Mg(OH)2 với HCl...)

- Sản phẩm có chất điện ly yếu

28 tháng 7 2021

Axit sunfuric đặc giống tính chất axit sunfuric loãng ở chỗ : 

- Đều hòa tan oxit kim loại(có hóa trị cao nhất) thành muối tương ứng và nước

$Fe_2O_3 + 3H_2SO_4 \to Fe_2(SO_4)_3 + 3H_2O$

- Đều phản ứng với dung dịch kiềm,bazo mà gốc kim loại có hóa trị cao nhất,...

$2NaOH + H_2SO_4 \to Na_2SO_4 + 2H_2O$

Khác nhau ở chỗ : 

- hòa tan 1 số kim loại : 

Axit sunfuric loãng không tác dụng với Cu

Axit sunfuric đặc có tác dụng với Cu : 

$Cu + 2H_2SO_{4_{đặc}} \xrightarrow{t^o} CuSO_4 + SO_2 + 2H_2O$

- hòa tan oxit bazo : 

$FeO + H_2SO_4 \to FeSO_4 + H_2O$
$2FeO + 4H_2SO_4 \to Fe_2(SO_4)_3 + SO_2 + 4H_2O$

28 tháng 7 2021

Axit sunfuric đặc cũng có một số tính chất giống của axit sunfuric loãng là gì?

+ Làm quỳ hóa đỏ

+ Tác dụng với kim loại

+ Tác dụng với bazo

+ Tác dụng với oxit bazo

+ Tác dụng với muối

Ví dụ :

H2SO4  + Na2CO3 → Na2SO+ CO2 + H2O

Ba(OH)2 + H2SO4  → BaSO4 + 2H2O

Tính chất riêng :

Axit sunfuric đặc có đặc tính háo nước và tỏa nhiều nhiệt

C12H22O11 + 24H2SO4 → 12CO2 + 24SO2 + 35H2O

Fe, Al, Cr bị thụ động hóa trong dung dịch H2SO4 đặc, nguội

Axit sunfuric đặc tác dụng với phi kim

C +2H2SO4 đặc nóng → CO2 +2SO2 + 2H2O

Axit sunfuric đặc tác dụng với các chất khử khác

H2SO4 đặc nóng + 8HI → H2S + 4I2 + 4H2O

9 tháng 8 2021

Phản ứng hóa học xảy ra các thay đổi chỉ liên quan đến vị trí của các electron trong việc hình thành và phá vỡ các liên kết hóa học giữa các nguyên tử, và không có sự thay đổi nào đối với nhân (không có sự thay đổi các nguyên tố tham gia)

9 tháng 8 2021

Anh lấy 1 ví dụ ạ

1 tháng 8 2021

Mai Trần Ví dụ như ZnO là hợp chất được tạo bởi 1 nguyên tử Zn và 1 nguyên tử O

Fe2O3 là hợp chất được tạo bởi 2 nguyên tử Fe và 3 nguyên tử O

SO2 là hợp chất được tạo bởi 1 nguyên tử S và 3 nguyên tử O

Đơn giản nó là vậy thôi

1 tháng 8 2021

Tức là trong 1 hợp chất thì cần tạo từ ít nhất 2 nguyên tố hóa học trở lên

25 tháng 8 2016

-oxxit bazo là hợp chất gồm 2 nguyên tố, trong đó 1 nguyên tố là kim loại và một nguyên tố là oxi.VD: CUO

o xit axit .... trog đó 1 nguyên tố là phi kim còn 1 nguyên tố là oxi , VD : SO2

tc hóa học

l. oxit bazo

1. td với nước => dd bazo ( chỉ có NaO, K2O, BaO, CaO td với  H2O)

vd NaO + H20 => 2NaOH

2. td với oxit axit => muối

vd CuO + CO2 => CuCO3

3. td với axit => m' + H2O

 CuO +2 HCl => CuCl2 + H2O

ll oxit axit

1. td với H2O => ddAxit

vd : CO2+H2O=> H2CO3

2. td với oxit bazo=> m'

vd:SO2 + BaO => BaSO3

3. td với dd bazo=> m' + H2O

vd : CO2 + Ba(OH)2 => BaCO3 + H20

 

 

 

26 tháng 8 2016

thanksvuianh vũ

2. Axit- Axit là hợp chất gồm một hay nhiều nguyên tử …(8)……… liên kết với …(9)……………... Ví dụ: HCl, H2SO4,…- Axit được chia làm hai loại: …(10)………………….., ví dụ HNO3, H2SO4; …(11)……………………., ví dụ: HBr, HBr.- Tên gọi của axit không có oxi = axit + tên …(12)……….. + …(13)……………... Ví dụ: tên của axit HCl là axit clohiđric.- Tên gọi của gốc axit không có hiđro = tên phi kim + ua (đối với phi kim có chữ cái cuối cùng là một phụ âm), ví dụ axit...
Đọc tiếp

2. Axit

- Axit là hợp chất gồm một hay nhiều nguyên tử …(8)……… liên kết với …(9)……………... Ví dụ: HCl, H2SO4,…

- Axit được chia làm hai loại: …(10)………………….., ví dụ HNO3, H2SO4; …(11)……………………., ví dụ: HBr, HBr.

- Tên gọi của axit không có oxi = axit + tên …(12)……….. + …(13)……………... Ví dụ: tên của axit HCl là axit clohiđric.

- Tên gọi của gốc axit không có hiđro = tên phi kim + ua (đối với phi kim có chữ cái cuối cùng là một phụ âm), ví dụ axit bromhiđric (HBr) có gốc axit là Br, có tên gọi là bromua. Nếu phi kim có chữ cái cuối cùng là nguyên âm thì tên gọi = tên phi kim + rua. Ví dụ axit clohiđric (HCl) có gốc axit là Cl, có tên gọi là clorua.

- Tên gọi của axit có oxi = axit + tên …(14)………….. + ic hoặc axit + tên phi kim + …(15)……………...

- Axit có đuôi ic thì gốc axit có đuôi là at, axit có đuôi là ơ thì gốc axit có đuôi là it. Ví dụ: axit sunfuric H2SO4 có gốc axit SO4 là sunfat; axit H2SO3 có gốc axit SO3 là sunfit.

3. Bazơ

- Bazơ là hợp chất gồm một hay nhiều nhóm …(16)…………… liên kết với nguyên tử …(17)………………. Ví dụ: NaOH, Mg(OH)2,…

- Tên gọi của bazơ = tên …(18)………………. (kèm theo hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị) + …(19)…………………..

- Bazơ được chia làm hai loại: Bazơ …(20)………….., ví dụ NaOH, Ba(OH)2 và bazơ …(21)………………….., ví dụ: Mg(OH)2, Fe(OH)3. 4. Muối - Muối là hợp chất gồm một hay nhiều nguyên tử …(22)……………….. kiên kết với …(23)…………….. Ví dụ: NaCl, K2SO4,…

- Tên gọi của muối = tên …(24)………………….. (kèm theo hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị) + tên …(25)……………………..

- Muối được chia làm hai loại: Muối …(26)………………… và muối …(27)………………..

+ Muối trung hòa là muối mà gốc axit không có nguyên tử H được thay thế bằng nguyên tử kim loại. Ví dụ: NaCl, Na2SO4,…

+ Muối axit là muối mà gốc axit còn nguyên tử H được thay thế bằng nguyên tử kim loại. Ví dụ: NaHSO4, NaHCO3,…

1
21 tháng 8 2021

Axit:
8. hiđro     
9. gốc axit
10. axit có oxi
11. axit không có oxi
12. tên phi kim
13. hiđric
14. tên phi kim
15. ơ
Bazơ:
16. nguyên tử kim loại
17. hiđroxit
18. tên kim loại
19. hiđroxit
20. tan được trong nước gọi là kiềm
21. không tan trong nước
Muối:
22. kim loại
23. một hay nhiều gốc axit
24. kim loại
25. gốc axit
26. muối trung hòa
27. muối axit 
Chúc bạn học tốt!
 

1. Oxit- Oxit là hợp chất của hai …(1)…………… , trong đó có một nguyên tố là oxi. Ví dụ: CuO, CO2,…- Tên gọi của oxit = tên …(2)…………….. (kèm theo hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị) + oxit. Ví dụ: Al2O3 – nhôm oxit; CO2 – cacbon(IV) oxit.- Đối với oxit của …(3)……………. có nhiều hóa trị, có thể gọi tên như sau: tên phi kim (có tiền tố chỉ số nguyên tử) + oxit (có tiền tố chỉ số nguyên tử oxi). Tiền tố chỉ số nguyên tử:...
Đọc tiếp

1. Oxit

- Oxit là hợp chất của hai …(1)…………… , trong đó có một nguyên tố là oxi. Ví dụ: CuO, CO2,…

- Tên gọi của oxit = tên …(2)…………….. (kèm theo hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị) + oxit. Ví dụ: Al2O3 – nhôm oxit; CO2 – cacbon(IV) oxit.

- Đối với oxit của …(3)……………. có nhiều hóa trị, có thể gọi tên như sau: tên phi kim (có tiền tố chỉ số nguyên tử) + oxit (có tiền tố chỉ số nguyên tử oxi). Tiền tố chỉ số nguyên tử: mono nghĩ là 1; đi là 2; tri là 3; tetra là 4, penta là 5. Ví dụ : CO – cacbon monooxit; CO2 – cacbon đioxit ; P2O5 điphotpho pentaoxit.

- Oxit được chia làm 4 loại: …(4)………………….. ví dụ: CaO, Na2O; …(5)……………...... ví dụ: CO2, SO2; …(6)…………………, ví dụ: NO, CO; …(7)………………………., ví dụ Al2O3, ZnO.

1
21 tháng 8 2021

1.nguyên tố

2.kim loại

3.phi kim

4.oxit bazơ

5.oxit axit

6.oxit trung tính

7.oxit lưỡng tính

29 tháng 6 2021

\(Na_2SO_4+BaCl_2\rightarrow BaSO_4+2NaCl\)

30 tháng 6 2021

BaCl2+K2SO4--->BaSO4+2KCl

điều kiện pư:chất tham gia phải tan,sp phải có chất kết tủa

khối lượng mol của 3 mol phân tử khí oxi

khối lượng mol của 7 mol nguyên tử magie

đọc vầy nha em :3

 

28 tháng 7 2021

$3M_{O_2} = 32.3 = 96(đvC)$ : Khối lượng mol của 3 phân tử Oxi

$7M_{Mg} = 24.7 = 168(đvC)$ : Khối lượng mol của 7 nguyên tử Magie 

16 tháng 9 2016

viết đầy đủ là điện phân nóng chảy Al2O3(xúc tác criolit) 

Điện phân nóng chảy oxit(có xúc tác criolit): chỉ áp dụng điều chế Al

2Al2O3 --->4Al + 3O2 

Điều kiện: nhiệt độ 900oC,xúc tác criolit

* Tác dụng của Na3AlF6 (criolit):

+ Hạ nhiệt cho phản ứng.

+ Tạo ra một chất lỏng dẫn điện tốt hơn nhôm oxit nóng chảy.

+ Tạo ra một lớp màng nhẹ nổi lên trên bề mặt của nhôm ngăn không cho Al tiếp xúc với oxi và không khí.

Ngoài ra cong có các phương trình điện phân dung dịch,điện phân nóng chảy hiđroxit,điện phân nóng chảy muối clorua.

Chúc em học tốt!!!