K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

Nguyễn Công Trứ đã tự kể về mình, tự thuật, tự đánh giá về bản thân

- Giọng điệu tự thuật khảng khái, đầy cá tính.

- Ông ý thức được rõ ràng tài năng, phong cách sống của bản thân.

- Ông tự hào vì có cuộc sống hoạt động tích cực trong xã hội.

- Ông tự hào vì dám sống cho mình, bỏ qua sự gò bó của lễ và danh giáo.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

“Ngất ngưởng” trên đường công danh: chỉ sự thao lược, tài năng, phong cách ngạo nghễ khi làm quan của tác giả. 

“Ngất ngưởng” khi rời chốn quan trường: chỉ sự ngang tàng của ông khi làm dân thường. 

24 tháng 6 2019

Thi nhân đọc thơ trong sự hào hứng, có phần tự đắc:

Đương cơn tự đắc đọc đã thích

Trời nghe, trời cũng lấy làm hay

Chửa biết con in ra mấy mươi

- Giọng của thi nhân truyền cảm, hóm hỉnh, sảng khoái, cuốn hút

Thái độ của chư tiên khi nghe Tản Đà đọc thơ:

- Trời khen nhiệt thành: văn thật tuyệt, chắc có ít, đẹp như sao băng...

- Chư tiên xúc động, tán thưởng và hâm mộ: Tâm như nở dạ, Cơ lè lưỡi

   + Hằng Nga, Chức Nữ chau đôi mày

   + Song Thành, Tiểu Ngọc lắng tai nghe

→ Tản Đà là người “ngông” khi lên lên Trời khẳng định tài năng thơ văn của mình.

- Nhà thơ ý thức về tài năng, thơ văn của mình, dám thể hiện cái tài đó

- Đó là phản ứng của người nghệ sĩ tài hoa, có cốt cách, tâm hồn không muốn chấp nhận sự bằng phẳng, sự đơn điệu, nên thường tự đề cao, phóng đại cá tính của mình

- Giọng thơ của Tản Đà cũng thể hiện niềm khát khao chân thành trong tâm hồn thi sĩ. Giữa chốn hạ giới rẻ như bèo, thân phận bị rẻ rúng, khinh bỉ, ông không tìm được tri kỉ

- Giọng kể của tác giả: đa dạng, hóm hỉnh có phần ngôn nghênh, tự đắc

Khác với thơ ca trung đại có tính phi ngã thì trong thơ của Tản Đà có tính phi ngã

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

Mỹ là một quốc gia đa sắc tộc, đa văn hóa, nhưng ẩn sau đó lại là tình trạng phân biệt sắc tộc, màu da. Vì vậy qua văn bản, tác giả bày tỏ mong muốn tất cả mọi người trên thế giới đều có quyền được sống tự do và bình đẳng. Tác giả thể hiện sâu sắc tình cảm của mình với đất nước Mỹ và người dân Mỹ gốc Phi bị đối xử phân biệt. Vì thế, nước Mỹ cần có những chính sách và hành động quyết liệt.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

Thái độ và tình cảm của tác giả: Sự phẫn nộ và tinh thần đấu tranh của tác giả trước những sự việc người da đen bị phân biệt đối xử. Từ đó, tác giả thể hiện niềm mong ước tự do bình đẳng cho người da đen.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

Cách thể hiện rất độc đáo. Ông thấy mọi thứ ở đây đều đẹp và đặc biệt, mà không ở nơi đâu có được. Ông không hề nói rằng mình lưu luyến mảnh đất này mà nỗi nhớ đó khiến ông “mắt tôi chợt cay nhòe” và rời đi với món quà tượng trưng cho tình cảm chân thành của người dân Đất Mũi trên tay - than đước.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

Cảm xúc, thái độ của tác giả khi nhìn thấy cảnh tượng:

- “Thiếu phụ Tây dương áo trắng phau”

→ Câu thơ phần nào cho thấy sự phóng túng, sa hoa trong cách ăn mặc của người phương Tây khiến tác giả có phần lạ lẫm

- “Tựa vai chồng dưới bóng trăng thâu/ Ngó thuyền Nam thấy đèn le lói/ Kéo áo, rì rầm nói với nhau”

→ Hình ảnh người thiếu phụ tựa vai chồng một cách âu yếm, hạnh phúc khiến tác giả có chút ghen tị khi nhìn lại hoàn cảnh của mình

- “Hững hờ cốc sữa biếng cầm tay/ Gió bể, đêm sương, thổi lạnh thay!”

Khung cảnh ban đêm tĩnh lặng, gió lạnh khiến nỗi buồn của tác giả càng dâng trào

- “Uốn éo đòi chồng nâng đỡ dậy,”

→ Người thiếu phụ tiếp tục làm nũng chồng khiến tác giả càng thêm buồn vì tình cảnh lẻ loi, cô độc nơi đất khách quê người của mình

- “Biết đâu nỗi khách biệt ly này.”

→ Nỗi buồn, cô đơn của tác giả được đẩy lên cao trào và thốt ra thành lời, tác giả thương thay cho thân phận đất khách quê hương và tình cảnh lẻ loi, cô độc của mình.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

Đối với tác giả, đây là vùng đất luôn nằm trong trí tưởng tượng từ lâu của mình, tác giả đã ấp ủ nó chỉ chờ ngày được xách ba lô lên và đi. Khi thực sự đến Cà Mau, tác giả yêu và đắm chìm trong cái khung cảnh và con người nơi đây đến nỗi bấn loạn, kì quặc, lạ lẫm và khao khát muốn khám phá.

27 tháng 8 2023

Qua hai câu thơ: “Son phấn có thần chôn vẫn hận,/ Văn chương không mệnh đốt còn vương.”, em thấy được giá trị nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Du, thể hiện nỗi niềm xót xa cho người tài hoa bạc mệnh, thể hiện triết lí về số phận của con người trong xã hội phong kiến: tài mệnh tương đổ, hồng nhan đa truân,…cái tài, cái đẹp không được chấp nhận, bị vùi dập không thương tiếc thông qua số phận Tiểu Thanh.