Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đáp án: D
Giải thích: Ảnh hưởng của các hạn chế đối với việc phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Hồng là:
- Số dân đông trong điều kiện nền kinh tế còn chậm phát triển, việc làm, nhất là ở khu vực thành thị đã trở thành vấn đề nan giải.
- Các thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán,... gây tác hại nhiều mặt đến sản xuất (đặc biệt là sản xuất nông nghiệp) và đời sống.
- Một số tài nguyên (như đất, nước trên mặt,...) bị xuống cấp do khai thác quá mức gây khó khăn cho việc nâng cao năng suất cây trồng và vật nuôi.
- Vùng thiếu nguyên liệu. Phần lớn nguyên liệu phải đưa từ vùng khác đến, nên chi phí lớn, giá thành sản phẩm cao,...
-Đặc điểm chủ yếu về dân cư, xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long
+Là vùng đông dân, chỉ đứng sau Đồng bằng sông Hồng. Có nhiều dân tộc sinh sống như người Kinh, người Khơ-me, người Chăm, người Hoa,..
+Người dân cần cù, năng động thích ứng linh họat với sản xuất hàng hóa, với lũ hàng năm
+Đồng bằng sông Cửu Long có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân sô bằng mức bình quân cả nước; GDP/người, mật độ dân số, tuổi thọ trung bình cao hơn mức trung bình cả nước; tỉ lệ hộ nghèo, tỉ lệ người lớn biết chữ, tỉ lệ dân số thành thị thấp hơn mức trung bình cả nước
-Phải đặt vấn đề phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị ở đồng bằng sông Cửu Long, vì tỉ lệ người lớn biết chữ và tỉ lệ dân số thành thị của Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay đang ở mức thấp so với mức trung bình cả nước. Các yếu tố dân trí và dân cư thành thị có tầm quan trọng đặc biệt trong công cuộc Đổi mới, nhất là công cuộc xây dựng miền Tây Nam Bộ trở thành vùng động lực kinh tế.
@ Đặc điểm dân số nước ta:
- Đông dân, có nhiều thành phần dân tộc : Hơn 84 triệu người (2006), có 54 dân tộc khác nhau.
- Dân số tăng nhanh từ cuối TK XX, sau đó giảm nhưng số người tăng lên hàng năm vẫn tới 1 triệu.
- Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi đang có sự biến đổi.
@ Giải thích: Dân số đông vừa là nguồn lao động dồi dào, vừa là thị trường tiêu thụ rộng lớn.
-Đông dân, lực lượng lao động dồi dào nhất là lao động lành nghề, thị trường tiêu thụ rộng lớn
-Đông Nam Bộ có sức hút mạnh mẽ đối với lao động cả nước
-Người dân năng động, sáng tạo, thích ứng nhanh với cơ chế thị trường
-Có nhiều chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội cao hơn so với cả nước (dẫn chứng)
-Nhiều di lích lịch sử, văn hoá (Bến cảng Nhà Rồng, Địa đạo Củ Chi. Nhà tù Côn Đào,...) có ý nghĩa lớn để phát triền du lịch
- Số dân đông, kết cấu dân số trẻ, gây khó khăn cho việc giải quyết việc làm, đặc biệt ở khu vực thành, thị.
- Số dân đông, mật độ cao, bình quân diện tích đất nông nghiệp trên đầu người thấp. Ngoài ra, còn tạo sức ép trong việc khai thác các tài nguyên khác vốn có hạn, từ đó dẫn đến những khó khăn về kinh tế.
- Tuy sản xuất phát triển, nhưng do số dân đông nên sản lượng bình quân đầu người của các sản phẩm sản xuất ra trong vùng không cao so với nhiều vùng khác (ví dụ, sản lượng lương thực đầu người).
Đáp án: B
Giải thích: Với đặc điểm dân số đông, đó là nguồn lao động dồi dào nhất là cho các ngành cần nhiều lao động như nông nghiệp – công nghiệp chế biến – sản xuất lương thực thực phẩm và là thị trường tiêu thụ rộng lớn rất thuận lợi đối với sự phát triển kinh tế đất của nước.
Đáp án: D
ĐBSH có dân số đông, mật độ dân số đô thị cao, kết cấu dân số trẻ nên số người trong độ tuổi lao động lớn nhu cầu việc làm lớn, đặc biệt là hoạt động kinh tế phi nông nghiệp (công nghiệp, dịch vụ) ở khu vực thành thị. Tuy nhiên, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng còn chậm, chưa đáp ứng đủ nhu cầu việc làm. Chính vì vậy, việc làm là một trong những vấn đề nan giải ở Đồng bằng sông Hồng nhất là ở khu vực thành thị.