K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Trong quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí, có bao nhiêu phát biểu sau đây là không đúng? (1) Điều kiện địa lí là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật. (2) Loài mở rộng khu phân bố, chiếm thêm những vùng lãnh thổ mới có điều kiện địa chất, khí hậu khác nhau, ở những vùng lãnh thổ mới hoặc khu phân bố bị chia cắt do các vật cản...
Đọc tiếp

Trong quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí, có bao nhiêu phát biểu sau đây là không đúng?

(1) Điều kiện địa lí là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật.

(2) Loài mở rộng khu phân bố, chiếm thêm những vùng lãnh thổ mới có điều kiện địa chất, khí hậu khác nhau, ở những vùng lãnh thổ mới hoặc khu phân bố bị chia cắt do các vật cản địa lí sẽ làm cho các quần thể trong loài bị cách li nhau.

(3) Hình thành loài bằng con đường địa lí là phương thức có cả ở động vật và thực vật.

(4) Trong những điều kiện sống khác nhau, CLTN đã tích lũy các đột biến và biến dị tổ hợp theo những hướng khác nhau, dần dần tạo thành những nòi địa lí rồi tới loài mới.

(5) Điều kiện địa lí là nhan tố chọn lọc những kiểu gen thích nghi.

(6) Cách li địa lí là nhân tố tạo điều kiện cho sự phân hóa trong loài.

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

1
11 tháng 11 2019

Đáp án: A

Khi nói về quá trình hình thành loài mới theo quan điểm tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng? 1. Hình thành loài mới bằng con đường sinh thái thường gặp ở thực vật và động vật ít di chuyển xa. 2. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa thường xảy ra phổ biến ở thực vật. 3. Hình thành loài bằng con đường cách li địa lý thường xảy ra một cách chậm...
Đọc tiếp

Khi nói về quá trình hình thành loài mới theo quan điểm tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

1. Hình thành loài mới bằng con đường sinh thái thường gặp ở thực vật và động vật ít di chuyển xa.

2. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa thường xảy ra phổ biến ở thực vật.

3. Hình thành loài bằng con đường cách li địa lý thường xảy ra một cách chậm chạp qua nhiều gian đoạn trung gian chuyển tiếp.

4. Hình thành loài là quá trình tích lũy các biến đổi đồng loạt do tác động trực tiếp của ngoại cảnh hoặc do tập quán hoạt động của động vật.

5. Trong quá trình hình thành loài khác khu vực địa lý, thì điều kiện địa lý là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật, từ đó tạo thành loài mới.

A. 3

B. 2

C. 4

D. 1

1
15 tháng 11 2018

Chọn đáp án A

Các phát biểu số I, II, III đúng.

- I đúng: Hình thành loài bằng con đường sinh thái gặp ở thực vật và những động vật ít di động xa như thân mềm. Trong cùng một khu phân bố địa lý, các quần thể của các loài được chọn lọc theo hướng thích nghi với những điều kiện sinh thái khác nhau, hình thành các nòi sinh thái rồi đến loài mới.

- II đúng: Lai xa và đa bội hóa là con đường hình thành loài thường gặp ở thực vật. Có nhiều loài thực vật là tứ bội hoặc nói chung là đa bội (lúa mì, bông, dâu tây...). Ước tính lượng 47% thực vật có hoa và 95% dương xỉ là đa bội. Do đó, hình thành loài bằng cách tăng bội đột ngột bộ NST rất phổ biến ở thực vật. Tuy nhiên nếu cho rằng trong số thực vật có hoa, cứ 2 loài thì có 1 loài đa bội thì cơ chế này có lẽ không có một tầm quan trọng đáng kể về phương diện tiến hóa dài hạn, vì các dòng đa bội nói chung rất có thể là những “ngõ cụt tiến hóa”.

- III đúng: Hình thành loài bằng con đường cách li địa lý là phương thức có cả ở động vật lẫn thực vật, diễn ra từ từ qua các dạng trung gian. Trong phương thức này, cách li địa lý là nhân tố đầu tiên tạo điều kiện cho sự phân hóa các quần thể trong loài gốc. Các điều kiện địa lý không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật mà là nhân tố chọn lọc những kiểu gen thích nghi.

18 tháng 1 2017

Đáp án: A

9 tháng 6 2017

Đáp án A

Quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí diễn ra theo trình tự (3) → (2) →(1).

2 tháng 1 2018

Chọn C.

Giải chi tiết:

Xét các phát biểu :

I đúng, đột biến làm phát sinh các alen mới, giao phối làm phát tán các alen trong quần thể, CLTN đóng vai trò chọn lọc giữ lại cá thể mang biến dị có lợi

II sai, nếu không có sự cách ly sinh sản thì không có sự hình thành loài mới.

III đúng

IV sai, Quần thể mới có vốn gen ngày càng khác biệt so với quần thể gốc, khi xảy ra cách ly sinh sản thì loài mới hình thành

8 tháng 5 2019

Đáp án C

Xét các phát biểu :

I đúng, đột biến làm phát sinh các alen mới, giao phối làm phát tán các alen trong quần thể, CLTN đóng vai trò chọn lọc giữ lại cá thể mang biến dị có lợi

II sai, nếu không có sự cách ly sinh sản thì không có sự hình thành loài mới.

III đúng

IV sai, Quần thể mới có vốn gen ngày càng khác biệt so với quần thể gốc, khi xảy ra cách ly sinh sản thì loài mới hình thành

26 tháng 7 2017

Đáp án: C

Xét các phát biểu :

I đúng, đột biến làm phát sinh các alen mới, giao phối làm phát tán các alen trong quần thể, CLTN đóng vai trò chọn lọc giữ lại cá thể mang biến dị có lợi

II sai, nếu không có sự cách ly sinh sản thì không có sự hình thành loài mới.

III đúng

IV sai, Quần thể mới có vốn gen ngày càng khác biệt so với quần thể gốc, khi xảy ra cách ly sinh sản thì loài mới hình thành

Cho các phát biểu sau đây về quá trình tiến hóa của một quần thể: I. Khi các quần thể khác nhau sống trong cùng một khu vực địa lí, các cá thể của chúng giao phối với nhau sinh ra con lai bất thụ thì có thể xem đây là dấu hiệu của cách li sinh sản. II. Các biến dị xuất hiện trong đời cá thể dưới ảnh hưởng của điều kiện sống không được coi là nguyên liệu cho quá trình tiến hóa. III....
Đọc tiếp

Cho các phát biểu sau đây về quá trình tiến hóa của một quần thể:

I. Khi các quần thể khác nhau sống trong cùng một khu vực địa lí, các cá thể của chúng giao phối với nhau sinh ra con lai bất thụ thì có thể xem đây là dấu hiệu của cách li sinh sản.

II. Các biến dị xuất hiện trong đời cá thể dưới ảnh hưởng của điều kiện sống không được coi là nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.

III. Các quần thể sinh vật chỉ chịu tác động của chọn lọc tự nhiên khi điều kiện sống thay đổi.

IV. Những quần thể cùng loài sống cách li với nhau về mặt địa lí mặc dù không có tác động của các nhân tố tiến hóa vẫn có thể dẫn đến hình thành loài mới.

V. Giao phối ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể, do đó không có vai trò đối với tiến hóa.

Theo quan điểm của học thuyết tiến hóa hiện đại, số phát biểu đúng là?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

1
10 tháng 7 2019

Đáp án B.

Các phát biểu đúng là I và II.

- I đúng: Con lai bất thụ bố mẹ cách li sinh sản bố mẹ thuộc hai loài khác nhau.

- II đúng: Các biến dị xuất hiện trong đời sống cá thể được coi là hiện tượng thường biến không có biến đổi về mặt di truyền không có ý nghĩa đối với tiến hóa.

- III sai: Ngay cả khi điều kiện môi trường không thay đổi, quần thể sinh vật vẫn chịu tác động của chọn lọc tự nhiên để hình thành nên quần thể thích nghi.

- IV sai: Cách li địa lí chỉ có vai trò ngăn cản sự trao đổi vốn gen giữa các quần thể, góp phần thúc đẩy quá trình hình thành loài mới chứ không trực tiếp tham gia trở thành một nhân tố tiến hóa.

V sai: Quá trình giao phối ngẫu nhiên (ngẫu phối) không được xem là nhân tố tiến hóa vì sự ngẫu phối giữa các cá thể trong quần thể tạo nên trạng thái cân bằng di truyền của quần thể. Vì vậy, ngẫu phối không làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể. Tuy nhiên, mặt khác, ngẫu phối làm cho đột biến được phát tán trong quần thể tạo nên sự đa hình về kiểu gen và kiểu hình, hình thành nên vô số biến dị tổ hợp. Loại biến dị này là nguồn nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa. Ngoài ra, ngẫu phối còn trung hòa tính có hại của đột biến và góp phần tạo ra những tổ hợp gen thích nghi. Sự tiến hóa không chỉ sử dụng các biến dị di truyền mới xuất hiện mà còn huy động nguồn dự trữ các biến dị di truyền đá phát sinh từ trước nhưng tiềm ẩn trong quần thể do các quá trình đột biến và ngẫu phối tạo ra. Tóm lại, ngẫu phối có vai trò gián tiếp cho quá trình tiến hóa.

11 tháng 6 2023

a)

- Các nhân tố bất lợi của ngoại cảnh chính là các nhân tố chọn lọc.

- Ngoại cảnh xác định hướng chọn lọc thể hiện:

+ Ngoại cảnh thay đổi → chọn lọc vận động, hình thành đặc điểm thích nghi mới.

+ Ngoại cảnh ổn định → chọn lọc ổn định, duy trì đặc điểm thích nghi đã có.

+ Ngoại cảnh không đồng nhất → chọn lọc phân hoá.

b) Có sự khác nhau về điều kiện sống của 2 loài:

- Điều kiện sống của loài L1 có biến động hơn loài L2, vì điều kiện sống thay đổi là nhân tối gây ra sự chọn lọc.

- Loài L1 phải có vùng phân bố rộng hơn loài L2, điều kiện sống của loài L1 không đổng nhất và không liên tục. Trong điều kiện đó, quá trình cách ly và phân hoá diễn ra nhanh hơn, tạo điều kiện thúc đẩy sự hình thành loài mới.