Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Tương đồng:
+ Yêu cái đẹp, hiểu rõ giá trị của Cửu Trùng Đài, xem nhau là tri kỉ.
+ Cả hai đều ngạc nhiên trước thái độ, hành động của dân.
- Khác biệt:
+ Đan Thiềm: hiểu được tình thế hiện tại, lo lắng, giục Vũ Như Tô bỏ chạy để bảo toàn tính mạng, sẵn sàng hy sinh tính mạng để bảo vệ người tài.
+ Vũ Như Tô: bình tĩnh, tin vào bản thân “quang minh chính đại”, hy vọng sẽ thuyết phục được bọn phản loạn.
- Vũ Như Tô mang đặc điểm của nhân vật chính của bi kịch.
+ Có khát vọng, yêu cái đẹp, muốn xây dựng Cửu Trùng Đài để làm nên một vẻ đẹp cao quý cho dân tộc.
+ Có quyết định sai lầm khi đồng ý xây dựng Cửu Trùng Đài khiến nhân dân rơi vào cực khổ, lầm than.
=> Vũ Như Tô phải trả giá đắt bằng chính mạng sống của mình.
- Đám cung nữ: quỳ xuống van xin, đổ mọi tội lỗi cho Đan Thiềm.
- Quân nổi loạn: bắt lũ cung nữ.
Phần đề từ của tác giả viết vào 6/2/ 1942 sau một năm viết xong tác phẩm
Qua phần đề từ ta hiểu được những chân thành, sự băn khoăn của chính tác giả “Lẽ phải thuộc về Vũ Như Tô hay những kẻ giết Vũ Như Tô?
- Chính ông cũng thú nhận “ta chẳng biết” nghĩa là không có lời giải đáp thỏa đáng. Qua vở kịch có thể nhận thấy lẽ phải, chân lí không thuộc hoàn toàn vào bên nào.
- Trong đoạn trích, sự xung đột trong quan điểm của Ngô Hạch và quân sĩ với quan điểm của Vũ Như Tô về Cửu Trùng Đài được thể hiện rất rõ nét:
+ Với Vũ Như Tô: Cửu Trùng Đài là tâm huyết, hoài bão cả đời của ông.
+ Với Ngô Hạch và quân sĩ: Vũ Như Tô là một tên điên, làm khổ nhân dân, gây ra bao tội lỗi khi xây dựng Cửu Trùng Đài.
→ Có sự khác biệt này là do quan điểm , tư tưởng và lý tưởng của Vũ Như Tô và Ngô Hạch cùng quân sĩ khác hẳn nhau.
- Lời tựa đã thể hiện toàn bộ nội dung cũng như mâu thuẫn, băn khoăn của chính tác giả:
+ Mâu thuẫn giữa con người công dân và con người nghệ sĩ trong Vũ Như Tô cũng chưa được giải quyết dứt khoát.
+ Băn khoăn: không thể hi sinh lợi ích bức thiết của dân chúng nhưng vẫn mong có một công trình nghệ thuật như Cửu Trùng Đài.
- Việc quần chúng giết Vũ Như Tô có lí đúng: nếu Vũ Như Tô không xây Cửu Trùng Đài thì chắc Lê Tương Dực không thể xây được Cửu Trùng Đài, gây thiệt hại cho nhân dân. Nhưng quần chúng nhân dân trong cơn nông nổi, giận dữ, có thể chưa hiểu hết Vũ Như Tô. Khát vọng và động cơ của Vũ Như Tô là chính đáng, nhưng xây Cửu Trùng Đài là không nên vì lúc đó là chất thêm một gánh nặng cho dân chúng.
- Đan Thiềm và Vũ Như Tô là người yêu cái đẹp nên quên cả thực tế. Nhưng sự đam mê ấy luôn phải có sự tỉnh táo của người công dân quan tâm đến lợi ích của dân chúng, phải có hành vi ứng xử đúng, hợp với hoàn cảnh thực tế. Nói cầm bút chẳng qua cùng là một bệnh với Đan Thiềm, phần nào tác giả chưa dứt khoát với quan niệm nghệ thuật thuần túy, ít nhất là trong tác phẩm này.
- Vũ Như Tô: Khẳng định mình không có tội, việc xây dựng Cửu Trùng Đài là để làm đẹp cho đất nước.
- Đám quân sĩ: Cho rằng hành động và lời nói của Vũ Như Tô là điên rồ, người ta oán trách Vũ Như Tô vì xây dựng mà mẹ mất con, vợ mất chồng…
- Cửu Trùng Đài là công trình kiến trúc kì vĩ, siêu đẳng. Để hoàn thành phải có kiến trúc sư kì tài, thợ giỏi, tốn nhiều tiền bạc, nhân công, vật lực,…
- Nhìn từ quan hệ giữa dân chúng (thợ xây đài) với hôn quân bạo chúa hay Vũ Như Tô thì Cửu Trùng Đài chính là nguyên nhân khiến họ nổi dậy, nguyên nhân trực tiếp của xung đột.
- Nhìn từ quan hệ giữa triều đình và phe nổi loạn thì Cửu Trùng Đài là bằng chứng để kết tội triều đình, là cái cớ để họ gây bạo loạn.
=> Như vậy việc xây dựng công trình này là nguyên nhân chính gây nên bạo loạn và kết cục bi thảm ở cuối Hồi V.
Vũ Như Tô bị xếp cùng hạng với những người cung nữ vì trong mắt quân khởi loạn thì Vũ Như Tô cũng là người nghe theo lời của vua và làm việc theo.