K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 1 2018

Phần đề từ của tác giả viết vào 6/2/ 1942 sau một năm viết xong tác phẩm

Qua phần đề từ ta hiểu được những chân thành, sự băn khoăn của chính tác giả “Lẽ phải thuộc về Vũ Như Tô hay những kẻ giết Vũ Như Tô?

- Chính ông cũng thú nhận “ta chẳng biết” nghĩa là không có lời giải đáp thỏa đáng. Qua vở kịch có thể nhận thấy lẽ phải, chân lí không thuộc hoàn toàn vào bên nào.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

- Lời tựa đã thể hiện toàn bộ nội dung cũng như mâu thuẫn, băn khoăn của chính tác giả:

+ Mâu thuẫn giữa con người công dân và con người nghệ sĩ trong Vũ Như Tô cũng chưa được giải quyết dứt khoát.

+ Băn khoăn: không thể hi sinh lợi ích bức thiết của dân chúng nhưng vẫn mong có một công trình nghệ thuật như Cửu Trùng Đài.

- Việc quần chúng giết Vũ Như Tô có lí đúng: nếu Vũ Như Tô không xây Cửu Trùng Đài thì chắc Lê Tương Dực không thể xây được Cửu Trùng Đài, gây thiệt hại cho nhân dân. Nhưng quần chúng nhân dân trong cơn nông nổi, giận dữ, có thể chưa hiểu hết Vũ Như Tô. Khát vọng và động cơ của Vũ Như Tô là chính đáng, nhưng xây Cửu Trùng Đài là không nên vì lúc đó là chất thêm một gánh nặng cho dân chúng.

- Đan Thiềm và Vũ Như Tô là người yêu cái đẹp nên quên cả thực tế. Nhưng sự đam mê ấy luôn phải có sự tỉnh táo của người công dân quan tâm đến lợi ích của dân chúng, phải có hành vi ứng xử đúng, hợp với hoàn cảnh thực tế. Nói cầm bút chẳng qua cùng là một bệnh với Đan Thiềm, phần nào tác giả chưa dứt khoát với quan niệm nghệ thuật thuần túy, ít nhất là trong tác phẩm này.

6 tháng 12 2018

=> Đáp án D

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Văn bản cũng có 1 vài lời độc thoại nhưng chủ yếu là đối thoại thể hiện sinh động tình huống xung đột, hành động, tính cách của nhân vật và không khí, nhịp điệu của cuộc sống trong cơn bạo loạn.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

- Đan Thiềm luôn cố tỏ ra lo lắng. vì lo cho Vũ Như Tô nên khuyên ông hãy chạy đi, nàng khuyên ông hãy chạy đi để bảo toàn tính mạng.

- Vũ Như Tô bình tĩnh vì vẫn tin bản thân mình không làm gì sai, bản thân luôn quang minh chính đại, làm việc gì cũng nghĩ tới lợi ích chung, không lý gì lại phải chạy trốn.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Luận điểm

Lí lẽ

Bằng chứng

1. Xung đột mang tính lịch sử

- Vũ Như Tô, nghệ sĩ tài trời đã ngoại tứ tuần mà chưa làm nên sự nghiệp, đứng trước ngã rẽ: hoặc là từ chối thiên chức hoặc là tự sát hoặc tuân lệnh và mượn tay Lê Tương Dực để thực hiện mộng lớn.

- Quyền lợi của quần chúng nhân dân được tác giả bênh vực…để đạt đích.

- Cái quyền sống của nhân dân bioj hi sinh không thương tiếc…

- Ông đòi vua cho mình…với nước ngoài.

- Từ miệng Trịnh Duy Sản … của kịch Vũ Như Tô.

2. Xung đột mang tính nhân loại

Nghệ sĩ mượn tay … đã khắc họa.

 

1 tháng 9 2023

Tham Khảo

Nhận xét về Nguyễn Huy Tưởng và vở kịch Vũ Như Tô, Phạm Vĩnh Cư viết: “Trong cuộc đời mình, Nguyễn Huy tưởng đã sáng tác nhiều vở kịch, trong đó “Vũ Như Tô ” là tác phẩm bi kịch duy nhất và đích thực của Nguyễn Huy Tưởng. Nó đáp ứng đầy đủ và khá hoàn hảo mọi yêu cầu, mọi tiêu chí của một thể loại văn học mà mỹ học Châu Âu xưa nay có lí do coi là thể cao quý và khó nhất” ( “Trong cuộc đời mình, Nguyễn Huy tưởng đã sáng tác nhiều vở kịch, trong đó “Vũ Như Tô ” là tác phẩm bi kịch duy nhất và đích thực của Nguyễn Huy Tưởng. Nó đáp ứng đầy đủ và khá hoàn hảo mọi yêu cầu, mọi tiêu chí của một thể loại văn học mà mỹ học Châu Âu xưa nay có lí do coi là thể cao quý và khó nhất”.

Khi dàn dựng vở kịch “Vũ Như Tô” của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, đạo diễn Phạm Thị Thành nhận xét: “Vũ Như Tô là một trong những vở kịch sâu sắc và hoàn chỉnh nhất của Việt Nam”.Phạm Vĩnh Cư sau khi đã dành nhiều tâm huyết để nghiên cứu vở kịch đã đánh giá: “Vũ Như Tô là tác phẩm bi kịch duy nhất và đích thực của Nguyễn Huy Tưởng. Nó đáp ứng đầy đủ và khá hoàn hảo mọi yêu cầu, mọi tiêu chí của một thể loại văn học mà mĩ học châu Âu xưa nay có lý do coi là thể loại cao quý nhất và khó nhất. Sáng tạo được những bi kịch thực thụ tức là sánh ngang với Eschyle, Sophocle, Shakespeare, Corneille, Racine – mơ ước của hàng trăm, hàng ngàn người viết kịch trên khắp thế giới trong ba thế kỷ nay. Điều đó làm cho chúng ta thêm tự hào về thành công rực rỡ của nhà viết kịch Việt Nam Nguyễn Huy Tưởng”. Những đánh giá nhận xét này phần nào giúp chúng ta nhận thấy được vai trò và vị trí vinh quang của Nguyễn Huy Tưởng, cũng như vở kịch “Vũ Như Tô” trong nền kịch Việt Nam

Điều em tâm đắc nhất khi đọc văn bản “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”  đó là màu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu thuần túy của muôn đời và lợi ích thiết thân của dân được Nguyễn Huy Tưởng giải quyết bằng cách để quần chúng nổi loạn trừng trị đích đáng bè lũ bạo chúa Lê Tương Dực, đốt Cửu Trùng Đài và giết Vũ Như Tô, Đan Thiềm. Nghĩa là lợi ích của nhân dân phải đặt lên trên hết. Bởi vì nhân dân, đất nước, dân tộc là một. Lợi ích của nghệ thuật phải hi sinh vì lợi ích của đời sông con người. Trong cơn giận dữ của quần chúng cái chết của Vũ Như Tô là không thể tránh khỏi. Người đời sau đều thấy việc giết Lê Tương Dực là đúng, tạm hoãn xây Cửu Trùng Đài trong lúc muôn dân đói khổ là đúng, nhưng việc giết Vũ Như Tô là quá tay và việc phá hủy Cửu Trùng Đài là không cần thiết. Nguyễn Huy Tưởng cũng vậy. Nhà văn tả quần chúng giận dữ giết Vũ Như Tô, Đan Thiềm, đôt phá Cửu Trùng Đài và ông cũng có lời tiếc thương những thiên tài nghệ thuật: Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm (Lời đề từ Vũ Như Tô).

Muốn phản ánh đời sống trong tính khách quan, tác phẩm tự sự và kịch phải dựa vào một hệ thống sự kiện, biến cố được tổ chức thành cốt truyện. Diễn biến của hệ thống sự kiện tạo thành cốt truyện trong kịch Vũ Như Tô để dẫn đến cốt truyện đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”có thể tóm tắt như thế này: Để thỏa thú hưởng lạc xa hoa, Lê Tương Dực cho đóng cũi, giải Vũ Như Tô về triều, lệnh cho xây Cửu Trùng Đài. Vũ Như Tô có ý chống đối, nhưng rồi thuận lòng vào việc vì được Đan Thiềm khích lệ, cảm hứng sáng tạo của người nghệ sĩ trỗi dậy. Vũ Như Tô muốn đem tài năng ra xây dựng cho đất nước một kì công nghệ thuật. Tể tướng Trịnh Duy Sản muốn can ngăn vua, xin đuổi Như Tô, bãi Cửu Trùng Đài, thải thợ vì xây Cửu Trùng Đài là mầm họa của quốc gia. Cửu Trùng Đài cứ được khởi công. Vua ban chiếu huy động nhân tài vật lực cả nước. Nửa năm sau người ta có thể thấy một Cửu Trùng Đài tráng lệ, song dân thì oán vua, oán Vũ Như Tô, xem ông là thủ phạm. Cuối cùng Trịnh Duy Sản khởi loạn giết vua, bắt Vũ Như Tô, Đan Thiềm, giết bọn cung nữ, dân chúng nổi lên đốt Cửu Trùng Đài (Hồi V – Đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”).

Vì vậy, phải chăng khi viết “Vũ Như Tô”, Nguyễn Huy Tưởng đã nhận ra điều này và chút ít gửi gắm những nhắc nhở rằng chúng ta phải biết làm gì trước những công trình văn hóa mang “tầm trăng sao” của dân tộc.

1 tháng 9 2023

Tham khảo

"Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài" là một phân đoạn trong kịch "Vũ Như Tô" của Nguyễn Huy Tưởng. Trong phần này, tôi cảm thấy tâm đắc nhất là sự tình cảm và lòng trung thành của nhân vật Cửu Trùng Đài đối với Vũ Như Tô.

Trong hoàn cảnh này, Cửu Trùng Đài đã từ bỏ mọi thứ để đồng hành với Vũ Như Tô trong cuộc hành trình khó khăn và nguy hiểm. Dù biết rằng Vũ Như Tô là một tên tội phạm, Cửu Trùng Đài không chán ghét hay từ bỏ mà ngược lại, anh ta tỏ ra một lòng trung thành và sẵn sàng hy sinh cho Vũ Như Tô.

Điều này thể hiện sự khắc sâu tình bạn và lòng đồng cảm của Cửu Trùng Đài dành cho Vũ Như Tô. Dù Vũ Như Tô đã phạm tội và bị khởi tố, Cửu Trùng Đài không chỉ nhìn vào cái xấu mà tìm hiểu và đánh giá con người thật sự của Vũ Như Tô. Anh ta tìm thấy những phẩm chất tốt đẹp và niềm tin vào khả năng thay đổi của Vũ Như Tô.

Điều này cho thấy một thông điệp sâu sắc về khả năng của con người để thay đổi, để cải thiện và để đạt được sự cứu rỗi. Tình cảm và lòng trung thành của Cửu Trùng Đài đối với Vũ Như Tô là một hình ảnh đẹp về tình người và sự hy sinh, và nó gợi lên một cảm giác ấm áp và động lòng khi đọc văn bản này.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

- Tương đồng:

+ Yêu cái đẹp, hiểu rõ giá trị của Cửu Trùng Đài, xem nhau là tri kỉ.

+ Cả hai đều ngạc nhiên trước thái độ, hành động của dân.

- Khác biệt:

+ Đan Thiềm: hiểu được tình thế hiện tại, lo lắng, giục Vũ Như Tô bỏ chạy để bảo toàn tính mạng, sẵn sàng hy sinh tính mạng để bảo vệ người tài.

+ Vũ Như Tô: bình tĩnh, tin vào bản thân “quang minh chính đại”, hy vọng sẽ thuyết phục được bọn phản loạn.

- Vũ Như Tô mang đặc điểm của nhân vật chính của bi kịch.

+ Có khát vọng, yêu cái đẹp, muốn xây dựng Cửu Trùng Đài để làm nên một vẻ đẹp cao quý cho dân tộc.

+ Có quyết định sai lầm khi đồng ý xây dựng Cửu Trùng Đài khiến nhân dân rơi vào cực khổ, lầm than.

=>  Vũ Như Tô phải trả giá đắt bằng chính mạng sống của mình.

22 tháng 2 2016

I. Tìm hiểu tác giả – tác phẩm 
1. Tác giả

– Nguyễn Huy Tưởng (1912- 1960) xuất thân trong một gia đình nhà nho khá giả với tinh thần yêu nước cao ở xã Dục Tú, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc Đông Anh, Hà Nội). 
– Ông sớm tham gia cách mạng, hoạt động tích cực trong những tổ chức văn hóa nghệ thuật của Đảng.
– Ông là một nhà văn, một nhà viết kịch tài năng. Ông có thiên hướng khai thác đề tài lịch sử và có đóng góp nổi bật ở thể loại tiểu thuyết và kịch. Văn phong ông vừa giản dị, trong sáng, vừa đôn hậu, thâm trầm, sâu sắc. 
– Năm 1996, ông được Nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

2. Tác phẩm

Vũ Như Tô là một vở kịch lịch sử. Tác phẩm này là cách nhà văn thể hiện quan điểm của mình về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cường quyền, giữa nghệ sĩ và nhân dân…Đây là một kiệt tác làm nên thành cồn của Nguyễn Huy Tưởng.

3. Tóm tắt vở kịch.

Vở kịch gồm 5 hồi, viết về một sự kiện xảy ra ở Thăng Long khoảng năm 1516 – 1517, dưới triều Lê Tương Dực. Nhân vật chính trong vở kịch là Vũ Như Tô – một nhà kiến trúc tài ba, một người nghệ sĩ có trí lớn và là người trọng nghĩa khinh tài. Ông làm việc dưới triều vua Lê Tương Dực – một vị hôn quân bạo chúa, việc ông vua làm là sai Vũ Như Tô xây dựng Cửu Trùng Đài để thỏa mãn trí ăn chơi của mình. Một nghệ sĩ như Vũ Như Tô đã không màng đến tiền bạc đã từ chối dù bị đe dọa kết án tử hình. Song Đan Thiềm, một cung nữ tài sắc nhưng đã bị ruồng bỏ đã khuyên Vũ Như Tô nên nhận lời xây Cửu Trùng Đài, Đam Thiềm khuyên rằng đây là một cơ hội để ông có thể đem tài năng ra phục vụ cho nhân dân, đất nước “ Ông cứ xây lấy một tòa đài cao cả. Vua Hồng Thuận là lũ cung nữ kia rồi mất đi, nhưng sự nghiệp của ông còn lại về muôn đời. dân ta nghìn thu được hãnh diện…”. Vũ Như Tô nhận lời xây Cửu Trùng Đài nhưng trái ngược lại chính khi Cửu Trùng Đài được xây việc đó đã làm dân chúng thêm khổ cực, rồi họ vùng vậy, cái kết thật đau thương Vũ Như Tô bị giết còn Cửu Trùng Đài kia bị thiêu trụi.

II. Đọc – hiểu văn bản

Câu 1: Các mâu thuẫn cơ bản của kịch Vũ Như Tô được thể hiện như thế nào trong hồi V?

Mâu thuẫn trực trực tiếp đó là việc dân chúng đứng lên đấu tranh trống lại triều đình. Mâu thuẫn cơ bản là bắt nguồn từ việc vua quan sống sa đọa, ăn chơi thỏa thích mà đời sống người dân thì cùng cực, nghèo khổ. Mặc cho nhân dân phải chịu những cực khổ như thế nào vua vẫn trà đạp lên những công sức lao động của họ mà hưởng lạc.

Mâu thuẫn thứ hai chính là mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật thuần túy và về lợi ích thiết thực của việc xây Cửu Trùng Đài giữa mục đích của vua Lê Tương Dực và của Vũ Như Tô.Mâu thuẫn này đã đưa đến cái chết của Vũ Như Tô và Cửu Trùng Đài bị thiêu trụi.

Cuộc đối thoại giữa Đan Thiềm và Vũ Như Tô ở lớp I của hồi kịch cho thấy Vũ Như Tô là một người nghệ sĩ chỉ biết vì nghệ thuật, việc xây Cửu Trùng Đài ông coi đó là một sự cống hiến nghệ thuật cho dân chúng và ông không nghĩ rằng đằng sau là cả một tai họa dân chúng chịu cảnh lầm than. Mục đích nghệ thuật của ông mâu thuẫn gay gắt với quyền lợi thiết thực của dân chúng mà ông không nhận ra được.Ông quên đi mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống bởi vậy mà ông không thể hiểu điều Đan Thiềm nói. Còn đối với dân chúng sự vùng lên là tất lẽ bởi họ đấu tranh cho quyền lợi của họ, họ chỉ biết Cửu Trùng Đài là nguyên nhân, nguồn gốc dẫn đến việc cuộc sống của họ phải  lầm than. Giữa Vũ Như Tô – một người nghệ sĩ có mục đích cao đẹp không có tiếng nói chung với nhân dân lao động.

Câu 2: Phân tích tính cách, diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô và Đan Thiềm trong đoạn trích.

Vũ Như Tô là một người nghệ sĩ có tài với mục đích chân chính, là một người nghệ sĩ có tài và tâm đối với nghệ thuật. Do ông quá đam mê nhiệt huyết với con đường nghệ thuật của mình hy vọng những cái tốt đẹp nhất được cống hiến tài năng cửa mình cho đất nước.Khi nghe lời khuyên của Đan Thiềm, nhận xây Cửu Trùng Đài. Vũ Như Tô là người nghệ sĩ chỉ quan tâm đến nghệ thuật. Ông luôn ở tron tâm trạng mơ màng, ảo vọng.Ông không thể hiểu và không tin tâm huyết của mình đối với đất nước lại bị coi thường. Việc làm của ông đã dẫn đến một tai họa không lường trước được.

Đan Thiềm là một người có tâm, là người yêu quý và tôn trọng nghệ thuật, tôn trọng người tài. Đan Thiềm rất kính trọng tài năng của Vũ Như Tô, bà đã khuyên Vũ Như Tô xây Cửu Trùng Đài với mục đích cống hiến tài năng nghệ thuật cho đất nước. Nhưng chính lời khuyên ấy bà đã nhận ra đó là sai lầm rồi đến cuối cùng trước khi bà chết đã nhận ra rằng sự thất bại của giấc mộng lớn mà bà mong một Vũ Như Tô thực hiện. Một con người yêu mên nghệ thuật và kính trọng những tài năng như bà khi nhìn thấy cảnh Cửu Trùng Đài bị cháy và Vũ Như Tô chết như vậy bà đau đớn tột cùng và đã thốt lên “ Đài lớn tan tành. Ông Cả ơi ! Xin cùng ông vĩnh biệt!”.

Vũ Như Tô và Đan Thiềm là hai con người cùng có tấm lòng cao cả tri kỉ, cùng mục đích nghệ thuật tốt đẹp nhưng cái kết thất bại thật thương tâm. Cửu Trùng Đài là biểu tượng tâm huyết của cả hai con người này đã bị hủy hoại, hai người thật đáng thương, đáng kính trọng hơn là đáng trách.
Nhà văn qua đây đã bộc lộ được sự cảm thông và trân trọng của chính tác giả đối với hai con người tri âm tri kỉ nhưng phải chịu một số phận nghiệt ngã, bất hạnh này.

Câu 3: Mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu, thuần túy của muôn đời và lợi ích thiết thực của nhân dân chưa được tác giả giải quyết dứt khoát. Điều đó được thể hiện như thế nào ở hồi cuối cùng của vở kịch?Theo anh (chị), nên giải quyết mâu thuẫn ấy như thế nào?
Mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật thuần túy và lợi ích thiết thực của nhân dân là mâu thuẫn không giải quyết được.Bởi vậy, tác giả chưa giải quyết được triệt để mâu thuẫn này là tất lẽ. Cái kết cuối cùng của số phận tài hoa mà bạc mệnh một cái chết mà không hiểu lí do vì sao mình chết. Vũ Như Tô, Đan Thiềm, Cửu Trùng Đài đều bị hủy diệt đã để lại những khúc mắc, mâu thuẫn, mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống. Nguyễn Huy Tưởng đã thể hiện được phần nào mối quan hệ này trong đoạn trích của mình. Cái gọi là nghệ thuật đích thực thì phải thống nhất với quyền lợi của con người thì mới có thể thăng hoa và tồn tài được. Nghệ thuật chân chính là nghệ thuật vị con người.

Câu 4: Đặc sắc về nghệ thuật của kịch Vũ Như Tô được thể hiện qua đoạn trích?

Đoạn trích thể hiện những đặc sắc về nghệ thuật kịch của Nguyễn Huy Tưởng: ngôn ngữ kịch điêu luyện, có tính tổng hợp cao, dùng ngôn ngữ, hành động của nhân vật để khắc họa tính cách, miêu tả tâm trạng, dẫn dắt và đẩy xung đột kịch đến cao trào.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

- Vũ Như Tô: Không sợ chết, không chịu khuất phục trước quân nổi loạn.

- Đan Thiềm: Quỳ lạy, van xinh Ngô Hạch tha chết cho Vũ Như Tô.