Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Phần cuối của văn bản chứa đựng nỗi lo âu về tình trạng Trái Đất hiện nay.
+ Trước hết, người viết nói tới một số thảm họa do hành động “vô ý thức hay bất chấp tất cả của con người” gây ra cho hành tinh này.
+ Tiếp theo, câu hỏi “Trái Đất có thể chịu đựng đến bao giờ?” xoáy sâu vào tình trạng Trái Đất hầu như đã huy động hết khả năng chịu đựng của mình trước những gì đã và đang diễn ra. Rõ ràng, “sức khỏe” của Trái Đất đang “có vấn đề”. Điều đó cũng có nghĩa là “ngôi nhà chung” mà chúng ta cư ngụ đang đứng trước những thách thức to lớn, đòi hỏi mọi người phải thể hiện tinh thần trách nhiệm, không được khoanh tay đứng nhìn.

Lý do xuất hiện câu hỏi Trái đất có thể chịu đựng được đến bao giờ trong đoạn cuối của văn bản là vì con người đã tác động vào Trái đất, khai thác tài nguyên thiên nhiên quá nhiều, một cách bừa bãi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình tồn tại và phát triển sự sống trên Trái đất. Câu hỏi dấy lên hồi chuông cảnh tỉnh cho con người về việc bảo vệ, giữ gìn hành tinh xanh.

- tác giả viết với tất cả tình yêu mến, kính trọng đất đai.
- tác giả viết bằng kinh nghiệm sống gần gũi với thiên nhiên, đã chỉ ra tầm quan trọng của đất, nước, không khí, ... đối với con người.
- nêu lên trách nhiệm của con người với môi trường, thiên nhiên.

Tham khảo
- Kinh nghiệm về việc đọc hiểu một văn bản thông tin:
+ Cần xác định đúng thông tin cơ bản của văn bản thông tin dựa vào nhan đề và phần sa-pô (nếu có)
+ Đánh giá hiệu quả của cách triển khai văn bản thông tin mà tác giả đã chọn.
+ Đánh giá tính chính xác và tính mới của văn bản, thông qua hệ thống ý, số liệu, hình ảnh, … đã được tác giả sử dụng.
Văn bản “Trái đất - Cái nôi của sự sống” giúp chúng ta hiểu rằng Trái Đất là nơi duy nhất có đủ điều kiện cho sự sống phát triển. Tuy nhiên, hiện nay môi trường sống đang bị đe dọa bởi chính con người. Vì thế, mỗi người cần có ý thức bảo vệ Trái đất bằng những hành động thiết thực để giữ gìn sự sống cho muôn loài.

Kinh nghiệm về cách đọc một văn bản thông tin:
+ Cần xác định đúng thông tin cơ bản của văn bản thông tin dựa vào nhan đề và phần sa-pô (nếu có)
+ Đánh giá hiệu quả của cách triển khai văn bản thông tin mà tác giả đã chọn.
+ Đánh giá tính chính xác và tính mới của văn bản, thông qua hệ thống ý, số liệu, hình ảnh, … đã được tác giả sử dụng.

- Đây là một văn bản thông tin hoàn chỉnh cả về nội dung và hình thức. Văn bản tập trung đưa tới những thông tin nhằm thuyết phục người đọc rằng Trái Đất hội đủ điều kiện để sự sống nảy sinh, phát triển và sự thực, sự sống đã nảy nở hết sức đa dạng.

refer
An-đéc-xen đã không dùng đôi cánh tưởng tượng để thoát li mà cúi sát xuống hiện thực khốc liệt của cuộc sống, để cảm thông và yêu thương những số phận bất hạnh, để nhận ra và trân trọng những ước mơ trong sáng, thánh thiện của con người. Ta thấy rõ được sự thờ ơ, vô cảm qua tác phẩm Cô bé bán diêm của An-đéc-xen.
Vô cảm chính là thái độ sống lạnh nhạt, thờ ơ đối với cuộc sống, với những người ở xung quanh chúng ta. Bản thân chúng ta không quan tâm, không có trách nhiệm đối với chính bản thân mình và với người khác. Hiện nay khi đất nước ngày càng phát triển thì vô cảm càng dễ dẫn đến thành một loại bệnh. Cần phải tìm “phương thuốc” để chữa trị, xích gần hơn nữa tình cảm giữa người với người, phương pháp ấy sẽ xóa bỏ được lối sống lãnh đạm, thờ ơ này ở con người trong xã hội này. Căn bệnh vô cảm khi đã tồn tại trong con người thì sẽ ăn sâu, bám rễ không chịu buông. Mỗi người cần có cách thức, có phương pháp để hạn chế căn bệnh nguy hiểm có thể ăn mòn trái tim của mỗi người.
Truyện của An-đéc-xen khép lại nhưng lòng người đọc vẫn không nguôi băn khoăn, trăn trở, day dứt suy nghĩ về con người, cuộc đời, về tình người, tình đời. Nhà văn không né tránh hiện thực nghiệt ngã. Cô bé có tâm hồn trong sáng, thánh thiện ấy đã chết, chết trong chính đêm giao thừa, trong cái đói, cái rét hành hạ. Một năm mới sang hứa hẹn những khởi đầu mới nhưng cô bé đã kết thúc cuộc hành trình của mình tại chính ngưỡng cửa của năm mới. Chẳng có cơ hội, chẳng có tương lai nào cho em. Trước khi chết vì đói, vì rét, em đã chết vì chính sự lạnh lùng, vô cảm, tàn nhẫn, ích kỉ của con người. Em không dám về nhà vì sợ những lời chửi mắng, đánh đập của bố, em trơ trọi, bơ vơ, tuyệt vọng chống chọi với cái giá rét trước ánh mắt vô cảm, thờ ơ của những người qua đường, em cô đơn, buồn tủi khi mọi người vui vẻ, hân hoan đón chào năm mới, em nằm đó trong những lời đàm tiếu vô tâm của mọi người. Em từ giã cõi đời, giã từ cuộc sống vì không ai thương em, không ai che chở, bảo vệ em. Cái chết của em mãi để lại nỗi xót thương, niềm day dứt như một câu hỏi ám ảnh trong lòng mỗi người: làm sao để không bao giờ trên mặt đất này còn có những trẻ em bất hạnh như cô bé bán diêm?
Truyện nhẹ nhàng, dung dị nhưng đặt ra những vấn đề vô cùng sâu sắc, thể hiện giá trị nhân văn cao đẹp qua tấm lòng yêu thương, trân trọng con người của nhà văn. Cái kết truyện như một câu hỏi đầy day dứt, như một lời đề nghị nhà văn gửi tới độc giả nhiều thế hệ, ở mọi phương trời về cách sống, về thái độ, tình cảm đối với những người xung quanh, nhất là những mảnh đời bất hạnh.
Tác giả đưa ra câu hỏi "Trái Đất có thể chịu đựng đến bao giờ?" ở cuối văn bản nhằm gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng môi trường ngày càng bị tàn phá nghiêm trọng. Đây là một câu hỏi mang tính chất thức tỉnh, khiến người đọc không thể thờ ơ trước thực trạng ô nhiễm và biến đổi khí hậu đang đe dọa sự sống trên hành tinh. Câu hỏi không nhằm tìm câu trả lời cụ thể, mà để khơi dậy sự lo lắng, suy ngẫm và ý thức trách nhiệm của con người. Qua đó, tác giả muốn nhấn mạnh rằng nếu chúng ta không thay đổi cách sống và bảo vệ môi trường, Trái Đất – cái nôi của sự sống – sẽ không thể tồn tại mãi mãi. Câu hỏi cuối cùng này vì thế có tác dụng kết thúc nhưng cũng mở ra những trăn trở lớn cho mỗi người đọc.