Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
đạo luật cơ bản của nhà nước, do cơ quan đại diện và quyền lực nhà nước cao nhất ban hành hoặc sửa đổi theo một trình tự nghiêm ngặt; là văn bản có hiệu lực pháp lí cao nhất, có ý nghĩa chính trị - pháp lí lớn. HP quy định những vấn đề cơ bản, quan trọng và quyết định của đời sống xã hội, như hình thức tổ chức nhà nước, cơ cấu và thẩm quyền của bộ máy nhà nước, trình tự hình thành các cơ quan nhà nước, chính sách đối nội và đối ngoại của nhà nước; quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân; những nguyên tắc chung nhất thể hiện mục đích, xu hướng vận động của xã hội trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Các quy định của HP là những quy định xác lập, có giá trị xuất phát điểm; chúng điều chỉnh những quan hệ xã hội quan trọng nhất và đồng thời là cơ sở pháp luật cho tất cả các ngành luật nhằm bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật của một nước. Các văn bản pháp luật khác phải phù hợp với HP. Những văn bản trái với HP bị xem là vi phạm HP, phải bị xoá bỏ.
Mục đích:
Với bố cục 11 chương, 120 điều, giảm 1 chương và 27 điều so với Hiến pháp năm 1992, bản Hiến pháp có nhiều điểm mới cả về nội dung và kỹ thuật lập hiến, thể hiện sâu sắc và toàn diện sự đổi mới đồng bộ cả về kinh tế và chính trị; thể hiện rõ và đầy đủ hơn chủ quyền của nhân dân, bản chất dân chủ, tiến bộ của Nhà nước và chế độ ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, về xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân do Đảng lãnh đạo, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, quy định rõ ràng, đúng đắn, đầy đủ và khái quát hơn về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường, bảo vệ Tổ quốc, tổ chức bộ máy nhà nước, về hiệu lực và quy trình sửa đổi Hiến pháp
Tất cả mọi người khi kết bạn, làm bạn với nhau thì trước tiên mọi người đều xét về đạo đức, nhân phẩm của người bạn đó. Không ai lại muốn đi làm bạn với những người bạn ích kỉ( người bạn mà lúc nào của chỉ lo cho mình không quan tâm đến người khác không cho người khác mượn bất cứ thứ gì của mình luôn đòi hỏi cao ở người khác mà mình thì lại dở tệ,..).Có ai lại muốn làm bạn với những người bạn không trung thực(người bạn có thể lừa dối mình bất cứ lúc nào, người bạn tham lam, dối trá,..như thế có đáng làm bạn không?), bạn bè là cần có sự thấu hiểu, quan tâm, chia sẻ, thành thật,..vậy nên những người ích kỉ hoặc không trung thực thì sẽ không có bạn. nhưng ý kiến đó chỉ đúng 1 phần vì có 1 số người bạn sẵn sàng làm mọi thứ, chơi đùa,.. để thay đổi tính cách của những người bạn xấu và những người bạn xấu vẫn có thể thay đổi.
Câu hỏi của Ngọc Hân - Giáo dục công dân lớp 8 | Học trực ... - Hoc24
=>Mình trả lời ở đây nhé
1)+Công dân sử dụng quền tự do ngôn luận trong cuộc họp ở các cơ sở (tổ dân phố, trường,lớp...)
+Trên các phương tiện thông tin đại chúng (qua quyền tự do báo chí)
+Kiến nghị với đại biểu quốc hội ,đại biểu hội đồng nhân dân trọng dịp tiếp xúc với cử tri
+Góp ý kiến vào cá dự thảo cương lĩnh,chiến lược,dự thảo văn bản luật,bộ luật quan trọng
2)Bài 18: Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân | Học trực tuyến - Hoc24
-ko nên lợi dụng nó để làm việc xấu
-cố ý gây ra các cuộc tranh cãi vô nghĩa
quyền khiếu nại tố cáo là đòi lại sự công bằng cho chính bản thân những người bị thiệt thòi nhưng ko nên sủ dụng nó để đổ tội bêu xấu tố cáo người khác.song lại gây ra những tổn thất lớn cho người khác.cần phải chính xác để xử lí công việc một cách công bằng
Do tính chất là luật cơ bản của nhà nước nên mỗi quốc gia chỉ có một bản Hiến pháp, các lần sửa đổi, bổ sung Hiến pháp được gọi là các tu chính án. Ở Việt Nam, ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, nước ta đã có bản Hiến pháp đầu tiên - Hiến pháp năm 1946. Tuy nhiên, do yêu cầu nhiệm vụ lịch sử cụ thể trong từng giai đoạn cách mạng của đất nước, đến nay nước ta đã có 05 lần sửa đổi, bổ sung một cách căn bản Hiến pháp nên thường nói là nước ta có 05 bản Hiến pháp, cụ thể là:
- Hiến pháp năm 1946 được Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thông qua ngày 09 tháng 11 năm 1946. Đây là bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam, đánh dấu bước mở đầu cho lịch sử lập hiến Việt Nam đồng thời cũng là bản Hiến pháp dân chủ, tiến bộ đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á. Hiến pháp năm 1946 gồm có 7 Chương với 70 Điều - Hiến pháp của thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
- Hiến pháp năm 1959 được Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thông qua ngày 31 tháng 12 năm 1959, gồm có 10 Chương với 112 Điều - Hiến pháp của thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng dân tộc ở miền Nam.
- Hiến pháp năm 1980 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 18 tháng 12 năm 1980, gồm có 12 Chương với 147 Điều - Hiến pháp của thời kỳ thống nhất đất nước, cả nước quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội.
- Hiến pháp năm 1992 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 15 tháng 4 năm 1992, gồm có 12 Chương với 147 Điều - Hiến pháp của thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước.
Hiến pháp năm 2013 được Quốc hội khóa XIII nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 28 tháng 11 năm 2013, gồm 11 Chương với 120 Điều - Hiến pháp của thời kỳ xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.
Từ năm 1945 khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) đến nay, nước ta có 05 bản Hiến pháp.
- Hiến pháp 1946 là bản hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được Quốc hội thông qua vào ngày 9 tháng 11 năm 1946
- Hiến pháp năm 1959 được Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thông qua vào ngày 31/12/1959.
- Hiến pháp năm 1980 được Quốc hội khoá VI, tại kỳ họp thứ 7 ngày 18-12-1980, đã nhất trí thông qua Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980.
- Hiến pháp năm 1992 được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam thông qua ngày 15/4/1992, được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam sửa đổi, bỏ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992 vào ngày 25/12/2001.
- Hiến pháp pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 là bản Hiến pháp của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua vào ngày vào sáng ngày 28 tháng 11 năm 2013.
Câu 1:Tệ nạn xã hội là hiện tượng có tính tiêu cực, biểu hiện thông qua các hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức, pháp luật hiện hành, phá vỡ thuần phong mỹ tục, lối sống lành mạnh, tiến bộ trong xã hội, có thể gây những hậu quả nghiêm trọng cho các cá nhân, gia đình và xã hội.
VD:
+ Say rượu và nghiện rượu.
+ Đua xe trái phép.
+Mại dâm
+Cờ bạc...
Câu 2:Học sinh cần có lối sống lành mạnh tự chủ trong các mối quan hệ với bạn bè. Học sinh không sa vào những tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm.Có ý thức tốt trong việc phòng chống HIV AIDS , tích cực tham gia các buổi học về các tệ nạn xã hội . Tuy vậy các bạn không cần quá miệt thị với những người nhiễm HIV AIDS tuyên truyền cho người thân cùng biết. Thật ra HIV không dễ lây thế đâu !
Câu 3:Vì:
Tai nạn vũ khí cháy nổ gây thiệt hại to lớn về người và tài sản cá nhân, gia đình, xã hội
Câu 4:Hệ thống pháp luật Việt Nam là tổng thể các quy phạm pháp luật, các nguyên tắc, định hướng và mục đích của pháp luật có mối liên hệ mật thiết và thống nhất với nhau, được phân định thành các ngành luật, các chế định pháp luật và được thể hiện trong các văn bản do cơ quan nhà nước Việt Nam có thẩm quyền ban hành theo những hình thức, thủ tục nhất định để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam.
C1: Là những hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi làm sai lệch chuẩn mực đạo đức, vi phạm pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt.
Ví dụ: cờ bạc, ma túy, mại dâm,...
C2: Có hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS
Không phân biệt đối xử với người bị nhiễm
Tham gia các công tác phòng chống HIV/AIDS
C3: Vì con người đối mặt với vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại\(\rightarrow\)Thiệt hại to lớn về người và của
-Chúng ta phải tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác vì:
+Chúng ta cần tôn trọng dân tộc khác vì làm như vậy họ mới tôn trọng mik và tình hữu nghị giữa hai nước sẽ tốt đẹp.
+Chúng ta cần học hỏi một số nước đang phát triển vì nước ta còn nghèo, cần học hỏi nhiều các nước bạn để chúng ta có thể phát triển giống họ, đưa nước ta lên tầm cao mới.
-Chúng ta cần chú ý thể hiện sự tôn trọng khi học hỏi các dân tộc khác là:
+ Tiếp thu một cách chọn lọc, phù hợp.
+ Khi giao lưu với người nước ngoài cần thể hiện tính thân thiện, hòa đồng của mình.
+ Học tiếng ngoại ngữ để giao lưu với họ.
+ đọc sách, báo, xem TV, nghe loa đài,...để học hỏi các nước phát triển.