K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 5 2017

đạo luật cơ bản của nhà nước, do cơ quan đại diện và quyền lực nhà nước cao nhất ban hành hoặc sửa đổi theo một trình tự nghiêm ngặt; là văn bản có hiệu lực pháp lí cao nhất, có ý nghĩa chính trị - pháp lí lớn. HP quy định những vấn đề cơ bản, quan trọng và quyết định của đời sống xã hội, như hình thức tổ chức nhà nước, cơ cấu và thẩm quyền của bộ máy nhà nước, trình tự hình thành các cơ quan nhà nước, chính sách đối nội và đối ngoại của nhà nước; quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân; những nguyên tắc chung nhất thể hiện mục đích, xu hướng vận động của xã hội trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Các quy định của HP là những quy định xác lập, có giá trị xuất phát điểm; chúng điều chỉnh những quan hệ xã hội quan trọng nhất và đồng thời là cơ sở pháp luật cho tất cả các ngành luật nhằm bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật của một nước. Các văn bản pháp luật khác phải phù hợp với HP. Những văn bản trái với HP bị xem là vi phạm HP, phải bị xoá bỏ.

12 tháng 5 2017

Mục đích:

Với bố cục 11 chương, 120 điều, giảm 1 chương và 27 điều so với Hiến pháp năm 1992, bản Hiến pháp có nhiều điểm mới cả về nội dung và kỹ thuật lập hiến, thể hiện sâu sắc và toàn diện sự đổi mới đồng bộ cả về kinh tế và chính trị; thể hiện rõ và đầy đủ hơn chủ quyền của nhân dân, bản chất dân chủ, tiến bộ của Nhà nước và chế độ ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, về xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân do Đảng lãnh đạo, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, quy định rõ ràng, đúng đắn, đầy đủ và khái quát hơn về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường, bảo vệ Tổ quốc, tổ chức bộ máy nhà nước, về hiệu lực và quy trình sửa đổi Hiến pháp

7 tháng 11 2021

Pháp luật xuất hiện một cách khách quan, là sản phẩm của sự phát triển tự nhiên của đời sống xã hội. Nhà nước không sinh ra pháp luật, trong sự hình thành pháp luật, nhà nước chỉ có vai trò như người “bà đỡ”, nhà nước chỉ làm cho pháp luật “hiện diện” trong đời sống với những hình thức xác định.

7 tháng 11 2021

Mục đích : xác định trách nhiệm , bảo vệ quyền lợi mọi người , tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi người và toàn xã hội

8 tháng 5 2017

Việc sửa đổi bổ sung Hiến pháp là một việc làm hết sức bình thường, không chỉ ở nước ta mà còn ở hầu hết các nước trên thế giới. Bởi lẽ, xuất phát từ vị trí của Hiến pháp là văn bản luật gốc, có hiệu lực pháp lý cao nhất – luật cơ bản của Nhà nước – làm nền tảng pháp lý cho một nhà nước, một chế độ xã hội nên khi thể chế chính trị, điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước đã thay đổi, đòi hỏi phải tạo ra một thể chế mới hoặc để ban hành luật vượt ra ngoài giới hạn điều khoản của Hiến pháp hiện hành hoặc nhằm cải cách căn bản, toàn diện đất nước hoặc thay đổi bản chất Hiến pháp cũ để phúc đáp yêu cầu phát triển của thực tiễn đất nước và nhu cầu của đông đảo nhân dân, các nước đều phải tiến hành sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới Hiến pháp để tạo cơ sở hiến định cho việc hoàn thiện hệ thống pháp luật.

8 tháng 5 2017

Theo mik thì: -Thay đổi hiến pháp để phù hợp với từng hoàn cảnh của đất nước.haha

câu sau nỏ biết thông cảmuccheBài 20: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

22 tháng 5 2022

+ Nội dung cơ bản của Hiến Pháp là

- Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam một văn bản pháp luật khác đều được xây dựng ban hành trên cơ sở các quy định của hiến pháp không được trái với hiến pháp

- Hiến pháp đầu tiên của nước ta ra đời vào ngày 9 tháng 11 năm 1942 các tên gọi là Hiến Pháp nước dân chủ Cộng hòa gắn liền với sự kiện

22 tháng 5 2022

Nội dung cơ bản: 

Quy định những vấn đề nền tảng những nguyên tắc mang tính định hướng của đường lối xây dựng, phát triền đất nước, bản chất nhà nước, chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức bộ máy nhà nước.

- Năm 1946: Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam, gắn liền với sự kiện đánh tan thực dân Pháp.

18 tháng 5 2017

Câu 2: Hoàn cảnh ra đời:

1. Hiến pháp 1946: Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 02/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 03/9/1945, tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt vấn đề về sự cần thiết phải có một bản Hiến pháp dân chủ cho nước Việt Nam.

2. Hiến pháp 1959: Ngày 7/5/1954, chiến thắng lịch sử Điện Biên phủ tạo tiền đề cho Hiệp định Giơ-ne-vơ (các bên ký kết ngày 20/7/1954), văn kiện quốc tế đầu tiên, tuyên bố tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.Tuy nhiên, ngay sau đó được sự ủng hộ trực tiếp của Mỹ, chính quyền Ngô Đình Diệm ở miền Nam Việt Nam đã cự tuyệt thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ, âm mưu chia cắt lâu dài đất nước Việt Nam.

3. Hiến pháp 1980: Ngày 30/4/1975 đánh dấu một mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam, đất nước hoàn toàn thống nhất, non sông thu về một mối. Ngày 25/4/1976, cuộc Tổng tuyển cử theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu đã bầu ra 492 vị đại biểu Quốc hội (khóa VI). Từ ngày 24/6 đến 03/7/1976, Quốc hội khóa VI tiến hành kỳ họp đầu tiên. Tại kỳ họp này, ngày 02/7/1976, Quốc hội đã quyết định đổi tên nước ta thành nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam; đồng thời ra Nghị quyết về việc sửa đổi Hiến pháp 1959 và thành lập Uỷ ban dự thảo Hiến pháp gồm 36 người do đồng chí Trường Chinh - Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Quốc hội làm Chủ tịch Ủy ban dự thảo Hiến pháp mới.

4. Hiến pháp năm 1992: Trong những năm cuối của thập kỷ 80, Thế kỷ XX, do ảnh hưởng của phòng trào Cộng sản và công nhân quốc tế lâm vào thoái trào, các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, nước ta lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (12/1986) đã đề ra đường lối đổi mới với nhiều chủ trương, giải pháp quan trọng để giữ vững ổn định về chính trị và tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội; trong bối cảnh đó, nhiều quy định của Hiến pháp năm 1980 không còn phù hợp với yêu cầu xây dựng đất nước trong điều kiện mới.

5. Hiến pháp năm 2013: Trên cơ sở Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 (bổ sung, phát triển năm 2011) của Đảng Cộng sản Việt Nam, cùng với kết quả tổng kết thực tiễn qua 25 năm thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước đã đặt ra yêu cầu phải sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992; nhằm thể chế hóa đầy đủ hơn, sâu sắc hơn quan điểm của Đảng và nhà nước ta về đề cao chủ quyền nhân dân, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa và đảm bảo tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

18 tháng 5 2017

1)

Đặc điểm của pháp luật:

- PL thể hiện ý chí của giai cấp thống trị. - PL là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung. - PL do Nhà nước đặt ra và bảo vệ.
28 tháng 4 2018

-Hiến pháp có một mục tiêu duy nhất là bảo đảm sự an toàn, sự tự do và hành phúc của mọi người dân. Đây cũng là nội dung được nhắc đến trong Bản Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ năm 1776 và cả trong Bản Tuyên ngôn Độc lập của ngày 2 tháng 9 năm 1945, của Việt Nam, mà Hồ Chủ tịch thay mặt nhân dân Việt Nam tuyên bố trước nhân dân Việt Nam và toàn thế giới ngày khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
-Trong hệ thống pháp luật Việt Nam,ngành luật hiến pháp giữ vị trí chủ đạo.Vị trí chủ đạo của ngành luật hiến pháp được xác định bởi đối tượng đặc biệt nằm dưới sự tác động của quy phạm luật hiến pháp.Vì đối tượng điều chỉnh của ngành luật hiến pháp là những quan hệ xã hội cơ bản tạo thành cơ sở của chế độ xã hội và Nhà nước mà các mối quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của các ngành luật khác đều bắt nguồn từ cơ sở của chế độ xã hội và nhà nước đó.Do vậy, ngành luật hiến pháp còn đóng vai trò trung tâm liên kết các ngành luật khác.Chính vị trí trung tâm của ngành luật hếin pháp mà hệ thống pháp luật Việt Nam được xây dựng thành một hệ thống pháp luật thông nhất và hoàn chỉnh

28 tháng 4 2018

Dài tek bạn !!! ohoohohum