Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đáp án A
Khoảng 20 giờ ngày 19-12-1946, công nhân Nhà máy điện Yên Phụ (Hà Nội) phá máy, cả thành phố mất điện là tín hiệu tiến công
Là trận địa vững chắc, chỗ dựa để phát triển cơ sở chính trị và xây dựng căn cứ.
Đáp án C
1 năm kể từ ngày cuộc chiến tranh Việt- Pháp bùng nổ (19-12-1946), thực dân Pháp tuy chiếm đóng được các đô thị nhưng chưa thể thực hiện được mục tiêu tiêu diệt cơ quan đầu nào của Việt Nam. Chiến tranh kéo dài khiến cho thực dân Pháp gặp phải mâu thuẫn giữa việc tập trung lực lượng để đánh và phân tán lực lượng để giữ. Mâu thuẫn này tiếp tục kéo dài cho đến kế hoạch Nava và là một trong những lý do khiến quân Pháp ngày càng sa lầy ở chiến trường Đông Dương
=> Mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán là mâu thuẫn chủ yếu mà thực dân Pháp vấp phải trên chiến trường trong quá trình tiến hành chiến tranh Việt Nam (1946-1954)
Đáp án C
Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chủ trương phát động cuộc kháng chiến toàn diện để chống lại cuộc chiến tranh quy mô lớn, trên tất cả các lĩnh vực của thực dân Pháp; để giúp cuộc kháng chiến toàn dân có nội dung. Trong kháng chiến toàn diện, đấu tranh trên mặt trận quân sự là quan trọng nhất vì nó giúp tiêu hao sinh lực địch, đè bẹp ý chí xâm lược của kẻ thù. Tuy nhiên những thắng lợi trên mặt trận quân sự đó đều bắt nguồn từ thắng lợi trên mặt trận chính trị - kinh tế - văn hóa - ngoại giao…
Đáp án B
Ngày 18-3-1970, Chính phủ Xihanuc bị lật đổ bởi các thế lực tay sai của Mĩ. Từ đây, nhân dân Campuchia sát cánh cùng nhân dân Việt Nam và Lào tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ, từng bước giành thắng lợi. Ngày 17-4-1975, thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng. Cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân kết thúc thắng lợi.
=> Từ năm 1970 đến năm 1975, nhân dân Campuchia phải tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ xâm lược là do Mĩ điều khiển thế lực tay sai lật đổ Chính phủ Xihanuc, xâm lược Campuchia.
Đáp án B
Ngày 18-3-1970 Chính phủ Xihanuc bị lật đổ bởi các thế lực tay sai của Mĩ. Từ đây, nhân dân Campuchia sát cánh cùng nhân dân Việt Nam và Lào tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ, từng bước giành thắng lợi. Đến ngày 17-4-1975, thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng. Cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Campuchia kết thúc thắng lợi.
giúp mình với ạ
Tham khao
* Toàn dân
- Từ tư tưởng chiến tranh nhân dân của Hồ Chí MInh.
- Phát huy tối đa sức mạnh của toàn dân tộc.
- Toàn dân tham gia mới thực hiện được kháng chiến trường kì và tự lực cánh sinh.
* Toàn diện
- Chúng ta chống địch toàn diện trên mọi mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao,...
* Trường kì
- Chúng ta cần có sự chuẩn bị lực lượng, chuẩn bị về lương thực thực phẩm, vũ khí cho cuộc chiến, vì so sánh lực lượng của chúng ta còn yếu kém.
* Tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế
- Mặc dù cần có sự hỗ trợ từ bên ngoài nhưng vận mệnh của đất nước vẫn do chúng ta tự quyết định.
- Tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế, sẵn sàng đặt quan hệ với các nước.
2. Nội dung của đường lối kháng chiến là: Kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế.
- Kháng chiến toàn dân: xuất phát từ truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc ta, từ tư tưởng “chiến tranh nhân dân” của Chủ tịch Hồ Chí Minh… Có lực lượng toàn dân, tham gia mới thực hiện được kháng chiến toàn diện và tự lực cánh sinh.
- Kháng chiến toàn diện: do địch đánh ta toàn diện nên ta phải chống lại chúng toàn diện. Cuộc kháng chiến của ta bao gồm cuộc đấu tranh trên tất cả các mặt quân sự, chính trị, kinh tế… nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp. Đồng thời, ta vừa “kháng chiến” vừa “kiến quốc”, tức là xây dựng chế độ mới nên phải kháng chiến toàn diện.
- Kháng chiến lâu dài:so sánh lực lượng lúc đầu giữa ta và địch chênh lệch, địch mạnh hơn ta về nhiều mặt, ta chỉ hơn địch về tinh thần và có chính nghĩa. Do đó, phải có thời gian để chuyển hóa lực lượng làm cho địch yếu dần, phát triển lực lượng của ta, tiến lên đánh bạo kẻ thù.
- Kháng chiến tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế: mặc dù ta rất coi trọng những thuận lợi và sự giúp đỡ của bên ngoài, nhưng bao giờ cũng theo đúng phương châm kháng chiến của ta là tự lực cánh sinh, vì bất cứ cuộc chiến tranh nào cũng phải do sự nghiệp của bản thân quần chúng, sự giúp đỡ bên ngoài chỉ là điều kiện hỗ trợ thêm vào.