Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tinh thần chống Pháp của vua quan triểu đình nhà Nguyễn :
- Năm 1858, khi thực dân Pháp tấn công Đà Nẵng, triều đình nhà Nguyên đã tích cực tổ chức quân đội và nhân dân chống Pháp, giành đuợc thắng lợi bước đầu ở mặi trận Đà Nẵng.
- Năm 1859, khi thực dân Pháp tấn công thành Gia Định, quan quân triều Nguyễn ở đây nhanh chóng tan rã, để mất thành vào tay thực dân Pháp.
- Đầu năm 1860, khi thực dân Pháp gặp khó khăn vì phải phân tán lực lượng, triều đình nhà Nguyễn đã không chủ động tiến công địch mà chỉ lo "thủ hiểm", dồn sức xây dựng Đại đồn Chí Hoà để ngăn chăn quân Pháp tiến công, bỏ lỡ thời cơ đánh Pháp.
- Năm 1861, khi thực dân Pháp đánh chiếm ba tỉnh mién Đông Nam Kì, triểu đình không kiên quyết lãnh đạo nhân dân chống Pháp, ngược lại đã kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất 1862, nhượng cho Pháp ba tỉnh miền Đông Nam Kì và yêu cầu nhân dân bãi binh, không được đánh Pháp vì ảo tưởng có thể thương thuyết với Pháp lấy lại các vùng đất đã mất.
- Năm 1867, khi thực dân Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kì, triều đình không có hành động chống cự, ngược lại đã giao nộp thành nhanh chóng.
Nhận xét:
- Ban đầu, triều Nguyễn đã có ý thức cùng nhân dân đấu tranh chống giặc ngoại xâm, nhưng lại bỏ lỡ nhiểu cơ hội đánh thắng giặc và thi hành đường lối kháng chiến sai lầm (chỉ lo thủ hiểm).
- Về sau, trước ưu thế về sức mạnh quân sự của kẻ thù, triều đình nhà Nguyễn không kiên quyết cùng nhân dân chống ngoại xâm, đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác, tỏ ra bạc nhược, yếu kém để thực dân Pháp lấn tới. Cuối cùng, vì quyền lợi ích kỉ của dòng họ đã bán rẻ quyền lợi dân tộc.
Năm 1859, Pháp chiếm Gia Định. Năm 1860, Pháp dồn lực lượng vào cuộc chiến với Trung Hoa. Nhà Nguyễn không tận dụng được thời cơ giải phóng Gia Định mà án binh bất động. 1861, Pháp chiếm Định Tường. Nhà Nguyễn chủ trương nghị hoà. Cuối năm 1861 đầu 1862, Pháp đánh Biên Hoà. Bà Rịa, Vĩnh Long..., quan quân nhà Nguyễn tháo chạy. Hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862) được ký, theo đó nhà Nguyễn nhượng 3 tỉnh miền Đông (Biên Hòa, Gia Định, Định Tường) và đảo Côn Lôn cho Pháp, cùng với những nhượng bộ khác rất nặng nề như: mở cửa biển Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho tư bản Pháp tự do buôn bán, bồi thường cho Pháp 4 triệu france...
Năm 1867, chỉ trong vòng vài ngày, Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên) mà không gặp phải sự kháng cự đáng kể nào.
Năm 1873, Pháp đánh Hà Nội. Nhà Nguyễn không có phản ứng nên Pháp nhân cơ hội chiếm luôn các tỉnh lân cận như Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình... Quân và dân địa phương chiến đấu nhưng triều đình Huế không ủng hộ, trái lại còn ra lệnh bắt họ rút lui (điển hình là trường hợp Hoàng Tá Viêm). Năm 1874, hiệp ước Giáp Tuất được ký kết, theo đó nhà Nguyễn nhượng Pháp thêm 3 tỉnh miền Tây, mở cửa sông Hồng, cửa Thị Nại, Hải Phòng, Hà Nội cho Pháp buôn bán và đặt lãnh sự, truy bắt và giải nộp cho Pháp những người nổi loạn ở Nam Kỳ trốn ra phía Bắc. Hiệp ước 1874 đánh dấu bước mới trong quá trình đầu hàng của triều Nguyễn.
Năm 1883, Pháp đánh kinh thành Huế. Nhà Nguyễn ký điều ước Harmand thừa nhận quyền "bảo hộ" của Pháp ở nước ta. Năm 1884, Hiệp ước Patenôtre ký ngày gồm 19 điều khoản, xác định rõ thêm vai trò “bảo hộ” của nước Pháp đối với Việt Nam. Nước ta bị chia cắt làm ba: Nam Kỳ thuộc địa, Bắc Kỳ “bảo hộ” (thực chất do các công sứ Pháp trực trị) và Trung Kỳ của Nam triều do khâm sứ Pháp điều khiển. Hiệp ước Patenôtre hoàn toàn biến nước ta thành thuộc địa của Pháp. Nói cách khác, đến đây triều đình nhà Nguyễn đã đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp xâm lược.
Em đồng ý , Vì : - Trước khi Pháp xâm lược nhà Nguyễn không giải quyết được cuộc khủng hoảng mà còn làm cho cuộc khủng hoảng ấy thêm trầm trọng gây mất khối đại đoàn kết dân tộc - Khi thực dân Pháp xâm lược với tư cách là người đứng đầu của nước Việt Nam đã không kêu gọi toàn thể nhân dân chiến đấu không phát động cuộc chiến tranh nhân dân - Nhà Nguyễn đặt lợi ích của dòng họ lên trên lợi ích của dân tộc . Từng bước nhu nhược đầu hàng bằng một loạt các bản hiệp ước nhâm Tuất Giáp Tuất hác-măng và pa-tơ-nốt - Bên ngoài thì kẻ thù đang ra sức đẩy mạnh âm mưu thôn tính, mà bên trong thì giữa người cầm quyền với nhân lại không cố kết một lòng, thậm chí có lúc kẻ cầm quyền đã sẵng sàng chìa tay ra hợp tác với kẻ thù dân tộc để có thêm điều kiện đàn áp phong trào quần chúng. Họ đi từ sai lầm này đến sai lầm khác.
Em đồng ý, Vì :
- Trước khi Pháp xâm lược nhà Nguyễn không giải quyết được cuộc khủng hoảng mà còn làm cho cuộc khủng hoảng ấy thêm trầm trọng gây mất khối đại đoàn kết dân tộc
- Khi thực dân Pháp xâm lược với tư cách là người đứng đầu của nước Việt Nam đã không kêu gọi toàn thể nhân dân chiến đấu không phát động cuộc chiến tranh nhân dân
- Nhà Nguyễn đặt lợi ích của dòng họ lên trên lợi ích của dân tộc . Từng bước nhu nhược đầu hàng bằng một loạt các bản hiệp ước nhâm Tuất Giáp Tuất hác-măng và pa-tơ-nốt
- Bên ngoài thì kẻ thù đang ra sức đẩy mạnh âm mưu thôn tính, mà bên trong thì giữa người cầm quyền với nhân lại không cố kết một lòng, thậm chí có lúc kẻ cầm quyền đã sẵng sàng chìa tay ra hợp tác với kẻ thù dân tộc để có thêm điều kiện đàn áp phong trào quần chúng. Họ đi từ sai lầm này đến sai lầm khác.
Dù một điều không thể phủ nhận là các vua Nguyễn cũng đã có nhiều cố gắng trong việc tìm kiếm và thực hiện những biện pháp nhằm củng cố triều đại và bảo vệ quốc gia. Nhưng các vua nhà Nguyễn lại lựa chọn đường lối không phù hợp với xu thế và yêu cầu của xã hội Việt Nam đặt ra, để rồi không phát huy được khối đại đoàn kết dân tộc. Nhưng cũng phải nhìn nhận một cách khách quan rằng chế độ phong kiến Việt Nam lúc đó đã khủng hoảng sâu sắc, khủng hoảng về mọi mặt khó có thể chống đở nổi trước âm mưu và hành động xâm lược của một đế quốc hùng mạnh – Pháp. Nhưng chính giai cấp phong kiến phải chịu về sự suy yếu này, trong triều kẻ bàn hòa, người bàn đánh, khi giặc đánh tới kinh thành mà còn mơ hồ không có cách đối phó, để rồi dần dần nước ta bị rơi hoàn toàn vào tay Pháp. Còn người đứng đầu – vua Tự Đức tuy có ý cải cách đưa đất nước thoát khỏi tình trạng lạc hậu, nhưng lại thiếu quyết đoán luôn luôn trong chờ vào ý kiến của quan lại trong triều, để rồi những cải cách của các nhà yêu nước như Nguyễn Trường Tộ với 58 bản điều trần nhưng cũng bị lãng quên trong ngăn tủ.
*Nhà Nguyễn ngày càng lúng sâu trên con đường đầu hàng vì:
- Triều đình Nguyễn đã kí các hiệp ước với những điều khoản nặng nề và vô lý.
- Triều đình Nguyễn quá đề cao và sợ thực dân Pháp, không tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân và cho rằng khó có thể thắng được quân Pháp.
- Ảo tưởng dựa vào con đường thương thuyết để giành lại những vùng đất đã mất.
- Triều đình Nguyễn vì quyền lợi của giai cấp và dòng họ mà muốn lầm hòa, nhượng bộ thực dân Pháp,bán rẻ dân tộc.
* Hãy trình bày quan điểm của em trước ý kiến cho rằng triều Nguyễn phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước việc để đất nước rơi vào sự thống trị của thực dân Pháp.
Ngay từ khi bắt đầu xâm lược Việt Nam, khả năng đánh bại Pháp không phải là không có, mà do chính sách sai lầm của triều đình đã làm cho các khả năng đề kháng và chiến thắng của quân ta ngày càng hao mòn, khiến địch ngày càng lấn lướt, từng bước thôn tính nước ta.
Triều đình Nguyễn vì mục đích giữ ngai vàng của dòng họ đã nhanh chóng cầu hòa với thực dân Pháp, ra sức bóc lột nhân dân để phục vụ cho cuộc sống xa hoa và bồi thường chi phí cho Pháp, không tổ chức toàn dân chống giặc mà còn quá nhu nhược, thẳng tay đàn áp phong trào quần chúng,…
Những chính sách bảo thủ, lạc hậu của triều Nguyễn đã tự thủ tiêu vai trò lãnh đạo của mình, là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của đất nước và sức sáng tạo của nhân dân, đối lập sâu sắc với nhân dân cả nước, ngày càng lún sâu vào con đường nhượng bộ, cầu hòa và cuối cùng cấu kết với kẻ thù dân tộc trong việc đàn áp, bóc lột nhân dân cả nước.
Đến khi thất bại trước cuộc vũ trang xâm lược của thực dân Pháp thì triều Nguyễn lại đổ lỗi cho khách quan và lấy việc ký hiệp ước làm lối thoát duy nhất. Đó là trách nhiệm, cũng là tội lớn của nhà Nguyễn trước dân tộc, trước lịch sử.
Triều đình đã bỏ bê việc nước,không lo kháng chiến mà còn bán nước cho giặc.
- Triều Nguyễn duy trì chính sách bảo thủ, lạc hậu đối với nhân dân. Giữa thế kỉ XIX, khi Pháp đánh chiếm Việt Nam, có nhiều nhà tư tưởng đề nghị canh tân, đổi mới đất nước. Nhưng nhà Nguyễn đã từ chối con đường này. Nhà Nguyễn vẫn tiếp túc chính sách cai trị cũ, làm cho đất nước ngày càng suy yếu, mất dần sức đề kháng trong cuộc chiến chống Pháp. Như vậy, nhà Nguyễn vì sự ích kỉ của mình đã hy sinh quyền lợi của dân tộc.
- Trong quá trình kháng chiến chống Pháp, nhà Nguyễn còn mắc nhiều sai lầm như từ bỏ con đường vũ trang chống pháp, đi theo con đương thương lượng đầu hàng từng bước đến đầu hàng hoàn toàn; không biết chớp lấy thời cơ để giành thắng lợi.
- Triều đình đã chính thức đầu hàng, bức bột trước sự xâm lược của Pháp.
- Với việc làm đó, triều đình đã từ bỏ một phần trách nhiệm tổ chức và lãnh đạo kháng chiến chống
Pháp đồng thời cũng thể hiện ý thức vì lợi ích riêng của triều đình phong kiến nên đã phản bội một phần lợi ích dân tộc.
- Triều đình đã chính thức đầu hàng, bức bột trước sự xâm lược của Pháp.
- Với việc làm đó, triều đình đã từ bỏ một phần trách nhiệm tổ chức và lãnh đạo kháng chiến chống
Pháp đồng thời cũng thể hiện ý thức vì lợi ích riêng của triều đình phong kiến nên đã phản bội một phần lợi ích dân tộc.
Dù một điều không thể phủ nhận là các vua Nguyễn cũng đã có nhiều cố gắng trong việc tìm kiếm và thực hiện những biện pháp nhằm củng cố triều đại và bảo vệ quốc gia. Nhưng các vua nhà Nguyễn lại lựa chọn đường lối không phù hợp với xu thế và yêu cầu của xã hội Việt Nam đặt ra, để rồi không phát huy được khối đại đoàn kết dân tộc. Nhưng cũng phải nhìn nhận một cách khách quan rằng chế độ phong kiến Việt Nam lúc đó đã khủng hoảng sâu sắc, khủng hoảng về mọi mặt khó có thể chống đở nổi trước âm mưu và hành động xâm lược của một đế quốc hùng mạnh – Pháp. Nhưng chính giai cấp phong kiến phải chịu về sự suy yếu này, trong triều kẻ bàn hòa, người bàn đánh, khi giặc đánh tới kinh thành mà còn mơ hồ không có cách đối phó, để rồi dần dần nước ta bị rơi hoàn toàn vào tay Pháp. Còn người đứng đầu – vua Tự Đức tuy có ý cải cách đưa đất nước thoát khỏi tình trạng lạc hậu, nhưng lại thiếu quyết đoán luôn luôn trong chờ vào ý kiến của quan lại trong triều, để rồi những cải cách của các nhà yêu nước như Nguyễn Trường Tộ với 58 bản điều trần nhưng cũng bị lãng quên trong ngăn tủ.