Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đáp án: D
Giải thích: Dãy Hoàng Liên Sơn cao đồ sộ, chạy hướng TB – ĐN đã tạo nên bức chắn địa hình lớn, ngăn cản ảnh hưởng của gió mùa đông bắc tới vùng Tây Bắc nước ta, làm cho Tây Bắc có mùa đông ngắn và đỡ lạnh hơn Đông Bắc.
a) Trung du và miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên đều có thế mạnh về chăn nuôi gia súc lớn là do những nguyên nhân sau
-Hai vùng đều có nhiều đồng cỏ phát triển trên các vùng địa hình núi, cao nguyên thuận lợi cho chăn nuôi trâu, bò
-Khí hậu
+Trung du và miền núi Bắc Bộ: nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh thích hợp với điều kiện sinh thái của đàn trâu
+Tây Nguyên: có tính chất cận xích đạo, nóng quanh năm với một mùa mưa và một mùa khô rõ rệt, phù hợp với điều kiện sinh thái của bò
-Nhu cầu sản phẩm thịt, sữa (bò, trâu) ở các vùng lân cận (Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ,...) và trong cả nước lớn
-Dân cư có kinh nghiệm trong chăn nuôi gia súc lớn (trâu, bò)
b) Tại sao ở Trung du và miền núi Bắc Bộ trâu được nuôi nhiều hơn bò, còn ở Tây Nguyên thì ngược lại?
-Trung du và miền núi Bắc Bộ trâu được nuôi nhiều hơn bò, vì trâu khỏe hơn, thích nghi tốt với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh. Trâu ưa ẩm, chịu rét giỏi hơn bò, dễ thích nghi với điều kiện chăn thả trong rừng
-Ngược lại, ở Tây Nguyên, bò được nuôi nhiều hơn trâu, vì bò thích hợp với điều kiện khí hậu khô, nóng ở đây.
a) Tỉ trọng của đàn trâu và đàn bò của Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên trong tổng đàn trâu bò của cả nước.
- Áp dụng công thức: Trâu (hoặc Bò) của vùng / (tổng Trâu + Bò) x 100% = %
- Ví dụ: %Trâu của Cả nước = 2922,2 / (2922,2 + 5540,7) x 100% = 34,5%
- Hoặc %Bò của Tây Nguyên = 616,9 / (71,9 + 616,9) x 100% = 89,6%
Cuối cùng, ta được bảng kết quả đầy đủ như sau:
Tỉ trọng của trâu, bò trong tổng đàn trâu bò của cả nước, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên
(Đơn vị: %)
Cả nước | Trung du và miền núi Bắc Bộ | Tây Nguyên | |
---|---|---|---|
Trâu | 34,5 | 65,1 | 10,4 |
Bò | 65,5 | 34,9 | 89,6 |
b,
+ Đàn trâu tập trung chủ yếu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ vì phù hợp với điều kiện khí hậu lạnh ẩm. Có nhiều đồng cỏ nằm rải rác phù hợp với tập quán chăn thả trong rừng. Đàn bò cũng phát triển khá vì có đồng cỏ lớn trên cao nguyên Mộc Châu, nên có điều kiện nuôi bò sữa tập trung. Giao thông được cải thiện nên việc vận chuyển đến các thị trường tiêu thụ cũng thuận lợi.
+ Đàn bò nuôi nhiều ở Tây Nguyên vì ở đây có một số đồng cỏ lớn, tập trung thích hợp với chăn nuôi bò đàn, bò sữa theo quy mô lớn. Tuy nhiên chăn nuôi bò chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của vùng.
a) Đông Bắc
- Địa hình: núi trung bình và núi thấp. Các dãy núi hình cánh cung (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều).
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh nhất nước.
- Thế mạnh kinh tế:
+ Khai thác khoáng sản: than, chì, sắt, kẽm, thiếc, bôxíl, apatit, pirit, đá xây dựng,...
+ Phát triển nhiệt điện (Uông Bí, Na Dương,...).
+ Trồng rừng, trồng cây công nghiệp, dược liệu, rau quả ôn đới và cận nhiệt.
+ Du lịch sinh thái: Sa Pa, hồ Ba Bể,...
+ Kinh tế biển: nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, du lịch biển - đảo (vịnh Hạ Long,...), giao thông vận tải biển.
b) Tây Bắc
- Địa hình: núi cao (dãy Hoàng Liên Sơn cao nhất nước), địa hình hiểm trở, các dãy núi chạy theo hướng tây bắc - đông nam.
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông ít lạnh hơn Đông Bắc.
- Thế mạnh kinh tế:
+ Phát triển thuỷ điện (thuỷ điện Hòa Bình, thuỷ điện Sơn La trên sông Đà).
+ Trồng rừng, trồng cây công nghiệp lâu năm.
+ Chăn nuôi gia súc lớn (cao nguyên Mộc Châu).
Đáp án: A
Giải thích: Khí hậu và thiên nhiên giữa vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc có sự khác nhau là do gió mùa, hướng các dãy núi và độ cao địa hình. Miền Đông Bắc có địa hình thấp hơn nhưng có các cánh cung hút gió mùa đông Bắc đón gió. Tây Bắc có bức chắn địa hình là dãy Hoàng Liên Sơn ngăn cản sự hoạt động của gió mùa Bông bắc nhưng có địa hình cao nên khí hậu vẫn tương đối lạnh.
Đáp án: A
Giải thích: Khí hậu và thiên nhiên giữa vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc có sự khác nhau là do gió mùa, hướng các dãy núi và độ cao địa hình. Miền Đông Bắc có địa hình thấp hơn nhưng có các cánh cung hút gió mùa đông Bắc. Tây Bắc có bức chắn địa hình là dãy Hoàng Liên Sơn ngăn cản sự hoạt động của gió mùa Bông bắc nhưng có địa hình cao.
Đáp án D
Dãy Hoàng Liên Sơn cao đồ sộ, chạy hướng Tây Bắc - Đông Nam đã tạo nên bức chắn địa hình lớn, ngăn cản ảnh hưởng của gió mùa đông bắc tới vùng Tây Bắc nước ta, làm cho Tây Bắc có mùa đông ngắn và đỡ lạnh hơn Đông Bắc
Vì
Vị trí địa lí và địa hình phức tạp đã chi phối tác động của hoàn lưu khí quyển tạo nên những dị thường khí hậu và phân hóa khí hậu trong vùng Tây Bắc.
- Do vị trí nằm xa nhất về phía tây của lãnh thổ đất nước, khu Tây Bắc có độ lục địa lớn nhất và ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của biển.
- Các dãy núi lớn theo hướng TB- ĐN, ngăn chặn tác động trực tiếp của gió mùa ĐB về mùa đông và gió mùa tây nam về mùa hạ
→ bức chắn HLS khiến cho Tây Bắc bị ảnh hưởng yếu hơn hẳn so với MB và ĐBBB
→ mùa đông tương đối ấm và giữ tình trạng khô hanh trong toàn mùa. Mùa hạ các dãy núi phía tây tạo ra hiệu ứng phơn
→ mùa hạ nóng, mùa mưa đến sớm gây nên bởi hội tụ nhiệt đới giữa TBg và Tm.
- Do địa hình Tây Bắc có núi trung bình và núi cao chiếm ưu thế, nên hiệu ứng giảm nhiệt độ theo độ cao tạo nên khí hậu lạnh và sự phân hóa khí hậu theo đai cao, theo địa phương (dẫn chứng qua chế độ nhiệt và chế độ mưa). Tây Bắc là nơi duy nhất xuất hiện vành đai khí hậu ôn đới với những ngày nhiệt độ dưới 0C, có tuyết rơi.
- Thời tiết khu Tây Bắc có tính chất riêng biệt. Bão hiếm khi đổ bộ trực tiếp vào TB nhưng vẫn chiu ảnh hưởng khi bão vào MB và ĐBBB. Mùa nóng hay có dông kèm theo mưa đá.Vùng núi cao nhiệt độ hạ thấp và trên các cao nguyên thường có sương muối. Ngoài ra vùng còn chịu tác động mạnh của lũ quét.
THAM KHẢO
Vì
Vịtrí địa lí và địa hình phức tạp đã chi phối tác động của hoàn lưu khí quyển tạo nên những dị thường khí hậu và phân hóa khí hậu trong vùng Tây Bắc.
- Do vị trí nằm xa nhất về phía tây của lãnh thổ đất nước, khu Tây Bắc có độ lục địa lớn nhất và ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của biển.
- Các dãy núi lớn theo hướng TB- ĐN, ngăn chặn tác động trực tiếp của gió mùa ĐB về mùa đông và gió mùa tây nam về mùa hạ
→ bức chắn HLS khiến cho Tây Bắc bị ảnh hưởng yếu hơn hẳn so với MB và ĐBBB
→ mùa đông tương đối ấm và giữ tình trạng khô hanh trong toàn mùa. Mùa hạ các dãy núi phía tây tạo ra hiệu ứng phơn
→ mùa hạ nóng, mùa mưa đến sớm gây nên bởi hội tụ nhiệt đới giữa TBg và Tm.
- Do địa hình Tây Bắc có núi trung bình và núi cao chiếm ưu thế, nên hiệu ứng giảm nhiệt độ theo độ cao tạo nên khí hậu lạnh và sự phân hóa khí hậu theo đai cao, theo địa phương (dẫn chứng qua chế độ nhiệt và chế độ mưa). Tây Bắc là nơi duy nhất xuất hiện vành đai khí hậu ôn đới với những ngày nhiệt độ dưới 0C, có tuyết rơi.
- Thời tiết khu Tây Bắc có tính chất riêng biệt. Bão hiếm khi đổ bộ trực tiếp vào TB nhưng vẫn chiu ảnh hưởng khi bão vào MB và ĐBBB. Mùa nóng hay có dông kèm theo mưa đá.Vùng núi cao nhiệt độ hạ thấp và trên các cao nguyên thường có sương muối. Ngoài ra vùng còn chịu tác động mạnh của lũ quét.
THAM KHẢO