Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Cải cách tôn giáo là một phong trào chống lại chế độ phong kiến Tây Âu vì phong trào đã lên án nghiêm khắc giáo hội Thiên Chúa - chỗ dựa vững chắc của chế độ phong kiến Tây Âu thời bấy giờ. Phong trào không nhằm đến việc xoá bỏ tôn giáo mà lên án việc chế độ phong kiến sử dụng tôn giáo như một công cụ để áp bức và khống chế quần chúng, nô dịch tri thức và khoa học. Từ phong trào cải cách tôn giáo, cuộc đấu tranh của nông dân diễn ra sôi nổi cũng là hậu thuẫn cho giai cấp tư sản chống lại phong kiến Tây Âu. Có thể nói phong trào Cải cách tôn giáo đã tấn công trực diện vào trật tự xã hội phong kiến trên các lĩnh vực văn hoá, tư tưởng, tôn giáo.
- Trong thời kì trung đại, giai cấp phong kiến lấy Kinh thánh của đạo Thiên Chúa giáo làm cơ sở tư tưởng chính thống của mình và dựa vào Giáo hội để thống trị nhân dân về mặt tinh thần.
=> Chính vì vậy, phong trào Cải cách tôn giáo được coi là một phong trào chống lại chế độ phong kiến Tây Âu
* Những nội dung cơ bản của Nho giáo:
- Chủ trương dùng đạo đức để cai trị và duy trì tôn ti trật tự xã hội.
- Duy trì kỉ cương xã hội trên cơ sở phải tuân theo:
+ Tam cương - tức là coi trọng 3 mối quan hệ cơ bản: vua – tôi, cha – con, chồng – vợ
+ Con người phải tuân theo ngũ thường là 5 đức tính của người quân tử, gồm: nhân, lễ, nghĩa, chí, tín
+ Người phụ nữa phải tuân theo Tam tòng: tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử và tứ đức là công, dung, ngôn, hạnh
* Nho giáo lại trở thành hệ tư tưởng và đạo đức chính thống ở Trung Quốc thời phong kiến, vì: quan điểm của Nho giáo phù hợp với lợi ích của giai cấp phong kiến thống trị. Ví dụ:
+ Quan điểm về “Tam cương, Ngũ thường” trong Nho giáo đã quy định về kỉ cương, đạo đức của xã hội phong kiến.
+ Nho giáo một mặt đề xướng con người phải tu thân, rèn luyện đạo đức, mặt khác giáo dục con người phải thực hiện đúng bổn phận của bề tôi đối với quốc gia là trung thành tuyệt đối với vua.
Năm 1517, do cần tiền, Giáo hội cho phép tự do bán “thẻ miễn tội”. Theo Giáo hội Thiên chúa giáo đương thời: “thẻ miễn tội” có thể xóa mọi “tội lỗi” cho con người. Giá bán tùy theo khả năng chi trả của người mua. Việc này có nghĩa với những người giàu họ có "thẻ miễn tội" và có thể xoá đi mọi lỗi lầm, dù là to hay nhỏ, dù là lớn hay bé, dù là nhiều hay ít. Còn với người nghèo, vì họ không có tiền hoặc không đủ tiền nên không thể có được "thẻ miễn tội". Không chỉ thế, những người có tiền quyền thế họ lợi dụng điều này để có thể ung dung làm mọi chuyện ác. Bởi lẽ đó đã gây nên mâu thuẫn sâu sắc trong lòng xã hội. Khi một câu chuyện mà con người ta chịu đựng quá đủ, họ sẽ vùng dậy đấu tranh, cũng tương tự những người nghèo họ cũng vùng lên đấu tranh, thực hiện phong trào Cải cách tôn giáo. Bởi thế mới nói "Nhà thờ bán "thẻ miễn tội" lại châm ngòi cho phong trào Cải cách tôn giáo bùng nổ".
#POPPOP
Tham khảo:
- Năm 1517, do cần tiền, Giáo hội cho phép tự do bán “thẻ miễn tội”. Theo Giáo hội Thiên chúa giáo đương thời: “thẻ miễn tội” có thể xóa mọi “tội lỗi” cho con người. Giá bán tùy theo khả năng chi trả của người mua. Như vậy, người giàu có thể mua thẻ miễn tội, còn người nghèo sẽ không đủ tiền để chi trả. Tình trạng này sẽ gây nên bất công và làm sâu sắc thêm mâu thuẫn trong lòng xã hội; mặt khác hành động bán thẻ miễn tội để lấy tiền cũng cho thấy hành vi không chuẩn mực của Giáo hội Thiên chúa.
=> Chính vì vậy, sự kiện này đã gây ra một làn sóng đấu tranh mạnh mẽ, làm bùng lên phong trào Cải cách tôn giáo ở Tây Âu cuối thời kì trung đại.
Các giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến Tây Âu là lãnh chúa và nông nô.
+ Lãnh chúa không phải lao động, họ chỉ luyện tập cung kiếm, đi săn. Họ bóc lột nông nô bằng địa tô và những thứ thuế do họ tự đặt ra.
+ Nông nô lệ thuộc lãnh chúa về thân phận và ruộng đất.
+ Nông nô canh tác trên khu đất lãnh chúa cho họ thuê và phải nộp tô rất nặng.
=> Mối quan hệ giữa lãnh chúa và nông nô trong xã hội phong kiến là mối quan hệ chủ- tớ.
Các giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến Tây Âu là lãnh chúa và nông nô.
+ Lãnh chúa không phải lao động, họ chỉ luyện tập cung kiếm, đi săn. Họ bóc lột nông nô bằng địa tô và những thứ thuế do họ tự đặt ra.
+ Nông nô lệ thuộc lãnh chúa về thân phận và ruộng đất.
+ Nông nô canh tác trên khu đất lãnh chúa cho họ thuê và phải nộp tô rất nặng.
=> Mối quan hệ giữa lãnh chúa và nông nô trong xã hội phong kiến là mối quan hệ chủ- tớ.
Tham khảo:
- Phong trào Cải cách tôn giáo xuất hiện vì:
+ Thời kì Phục hưng, Giáo hội công khai đàn áp những tư tưởng tiến bộ, trở thành một thế lực cản trở bước tiến của xã hội.
+ Giai cấp tư sản đang lên muốn thay đổi và “cải cách” lại tổ chức Giáo hội.
+ Năm 1517, Giáo hội cho phép tự do bán “thẻ miễn tội"
tham khảo
Chống tôn giáo là để giải phóng quần chúng khỏi tình trạng bị nô dịch, bị giam cầm bởi những tư liệu sản xuất do chính họ làm ra nhưng lại đối lập với họ như một sức mạnh xa lạ không sao khắc phục nổi.